Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

ĐỀ 0 5-Ngày 1-7

Câu 1 (2,00 điểm)


Một nhà khoa học nhận ra việc phiên mã “đi qua” Enhancer có thể gây ảnh hưởng đến chức
năng của vùng điều hoà này. Để nghiên cứu, ông tạo ra các đoạn DNA khác nhau bao gồm (hoặc
không bao gồm) các yếu tố: UAS – một promoter, Enhancer của gene white, P – Promoter của gene
white và w - gene white. Gene white mã hoá cho sắc tố ở mắt ruồi giấm. Thứ tự các yếu tố được thể
hiện ở Hình 1.1. Nhà khoa học đưa các đoạn DNA trên vào phôi ruồi, mỗi loại được đưa vào 7 phôi,
rồi theo dõi màu mắt của ruồi trưởng thành. Kết quả được thể hiện ở Bảng 1, trong đó, U, E, P, w là
viết tắt của các yếu tố được đề cập ở trên.
Ở một thí nghiệm khác, nhà khoa học nghiên cứu sự ảnh hưởng của UAS đến khả năng bám
vào Enhancer của Zeste, một protein điều hoà. Kết quả được thể hiện ở Hình 1.2.
Bảng 1
Số cá thể ruồi giấm
Đoạn
DNA Đỏ thẫm Đỏ son Kem Trắng
Hình 1.1
Pw 3 4
UPw 6 1
UEP
7
w
Hình 1.2
EPw 1 4 2

a) Khi tác động độc lập, UAS và Enhancer làm tăng hay giảm mức độ biểu hiện của gene white?
Giải thích.
b) Khi có mặt đồng thời UAS và Enhancer, mức độ biểu hiện của gene white tăng hay giảm so
với khi chúng tác động riêng rẽ? Giải thích.
Câu 2 (3,00 điểm)
a) Enzyme β-galactosidase được mã hóa bởi gene lac Z trong operon Lactose của E. coli. Muốn
tăng hiệu quả biểu hiện gene này trong tế bào động vật nuôi cấy, khi thiết kế cấu trúc chứa
gene lac Z để chèn vào vector, cần bổ sung những trình tự DNA chức năng nào? Giải thích.
b) Để nghiên cứu về sự điều hòa theo mô hình operon ở tế bào vi khuẩn E. coli, các nhà khoa học
đã thiết kế một “operon lai” có cấu trúc như Hình 2.

Hình 2
Giả sử sự sinh trưởng của vi khuẩn E. coli có liên hệ mật thiết với sự có mặt của amino acid
tryptophan và chất cho carbon. Chuyển plasmid tái tổ hợp chứa “operon lai” vào dòng tế bào vi khuẩn
E. coli đột biến mất trình tự operon Trp và operon Lac. Trong mỗi điều kiện nuôi cấy ở Bảng 2, dòng
tế bào này có thể tạo khuẩn lạc hay không? Giải thích.

Trang 1/10
Bảng 2
Môi trường nuôi cấy Đường glucose Đường lactose Tryptophan
1 + – – (+): Có
2 – + – (–): Không
3 + – +
4 – + +

Câu 3 (1,50 điểm)


Mật độ phân tử DNA trong mẫu càng lớn thì
cường độ hấp thụ ánh sáng ở 260 nm của mẫu DNA
càng cao. Hình 3 cho biết cường độ hấp thụ tương đối
ở 260 nm của hai mẫu DNA (mẫu A và mẫu B) ở các
nhiệt độ khác nhau.
a) Nhận xét ảnh hưởng của nhiệt độ đến cường
độ hấp thụ ánh sáng ở 260 nm của các mẫu
DNA? Giải thích.
b) So sánh thành phần base N của hai mẫu DNA
này. Giải thích.
c) Urea là tác nhân gây biến tính DNA bằng cách
làm thay đổi liên kết giữa pyrimidine và
purine. Tác động với lượng nhỏ chất này vào
hai mẫu DNA trên thì đường cong của chúng
ở Hình 3 thay đổi như thế nào? Giải thích. Hình 3

Câu 4 (2,75 điểm)


Một nhà nghiên cứu thu thập các mẫu lá từ 6 cây
khác nhau thuộc loài Mimulus guttatus. Chiết lấy enzyme
X từ lá các cây này (kí hiệu 1 - 6) và phân tích bằng điện
di SDS-PAGE thì thu được kết quả như Hình 4. Cho biết
allene quy định enzyme X ở vị trí số 1 trên bản gel là
allene kiểu dại, còn các allene khác là các dạng đột biến.
a) So sánh kích thước của enzyme ở giếng 1, 2 và 3.
Giải thích. Hình 4
b) Dựa vào kết quả của điện di, hãy đặt giả thuyết về quy luật di truyền chi phối gene quy định
enzyme X. Từ đó, xác định kiểu gen của 6 cây trên. Thiết kế thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết
vừa nêu.
c) Hoạt tính của enzyme X ở các mẫu lá là như nhau. Dựa trên giả thuyết đã đặt ra, hãy giải thích
cơ chế hình thành các allene đột biến từ allene kiểu dại.

Trang 2/10
Câu 5 (2,00 điểm)
Chứng “điếc” di truyền có liên quan đến các allene lặn ở 3 gene khác nhau:
Allene d1 là lặn so với allene D1
Allene d2 là lặn so với allene D2
Allene d3 là lặn so với allene D3
Đồng hợp tử lặn ở bất kì gene nào trong 3 gene này đều gây “điếc”.
Đồng hợp tử lặn đồng thời ở 2 trong 3 gene thì gây chết trong giai đoạn phôi (gây sảy thai sớm)
với độ thâm nhập (độ thấm) là 25%.
Đồng hợp tử lặn ở cả 3 gene gây chết trong giai đoạn phôi (sảy thai sớm) với độ thâm nhập
75%.
Với kiểu gen của mẹ là D 1d1D2d2d3d3 và của bố là d1d1D2d2D3d3 thì xác suất con của họ được
sinh ra (không tính sảy thai) có thính giác bình thường là bao nhiêu? Trình bày cách tính.
Câu 6 (2,50 điểm)
Protein globin (có chức năng vận chuyển O2) ở người được mã hóa bởi hai họ gene:
Họ α gồm các gene α và ζ nằm trên nhiễm sắc thể số 16.
Họ β gồm các gene β, γ và ε nằm trên nhiễm sắc thể số 11.
Bảng 6 cho biết tỉ lệ phần trăm giống nhau trong trình tự amino acid giữa các protein globin.
Bảng 6
Họ α-globin Họ β-globin
Các họ globin
α ζ β γ ε
α - 58 42 39 37
Họ α-globin
ζ 58 - 34 38 37
β 42 34 - 73 75
Họ β-globin γ 39 38 73 - 80
ε 37 37 75 80 -

a) Giả sử các gene trên được phát sinh từ một gene globin tổ tiên duy nhất. Vẽ sơ đồ cây phát
sinh các gene trong họ gene globin.
b) Tại sao số liệu ở bảng ủng hộ giả thuyết cho rằng gene α và ζ cùng phân ly từ một gene tổ tiên
chứ không phải gene α và ε?
c) Đặt giả thuyết về sự hình thành hai họ gene α-globin và β-globin ngày nay từ một gene globin
tổ tiên duy nhất. Giải thích.
d) Họ gene α và β-globin đều có những gene giả nằm trên cùng nhiễm sắc thể. Gene giả là gì?
Các gene giả này được hình thành như thế nào?
e) Sự tồn tại các họ gene globin như vậy có ý nghĩa gì đối với sinh vật?

Câu 7 (1,50 điểm)

Trang 3/10
Chọn lọc phụ thuộc tần số (Frequency-dependent selection) là quá trình tiến hóa mà giá trị
thích nghi của một kiểu hình phụ thuộc vào tần số của nó so với kiểu hình khác trong một quần thể xác
định. Trong chọn lọc phụ thuộc tần số dương, giá trị thích nghi của một kiểu hình tăng khi nó phổ biến
trong quần thể. Trong chọn lọc phụ thuộc tần số âm, giá trị thích nghi của một kiểu hình giảm khi nó
phổ biến trong quần thể. Hãy cho biết mỗi đặc điểm sau đây thuộc kiểu chọn lọc nào? Giải thích.
a) Người thuận tay trái thường có lợi thế về các môn thể thao đấu tay đôi vì hầu hết người chơi
tập luyện chống lại người thuận tay phải, họ ít có kinh nghiệm trước một đối thủ thuận tay trái.
b) Sự lan rộng của một virus mới xuất hiện trong quần thể người.
c) Sự lan rộng trong quần thể của những gene quy định sự hình thành màu sắc đe dọa của sinh vật
có độc.
Câu 8 (2,50 điểm)
Một trong những đặc trưng của quần xã sinh vật là độ đa dạng loài, có thể được xác định bằng
chỉ số Shannon-Wiener (H´):
s
H ' =−∑ ¿ ¿
i=1

Trong đó s là tổng số loài và pi là tỷ lệ của các cá thể loài i so với tổng số cá thể có trong mẫu.
Hình 8 là sơ đồ biểu diễn các ô mẫu (1m 2) từ hai quần xã cây thân thảo khác nhau (Quần xã A
và Quần xã B). Mỗi chữ cái a, b, c, d, e, f đại diện cho một loài.

Quần xã A Quần xã B
Hình 8
a) Xác định mật độ cá thể mỗi loài và mật độ tổng số (số cá thể/m2) của mỗi quần xã.
b) So sánh độ đa dạng của 2 quần xã A và B thông qua chỉ số Shannon-Wiener (H’) (làm tròn đến
3 chữ số thập phân sau dấu phẩy).
Câu 9 (2,25 điểm)
Để nghiên cứu mối quan hệ sinh thái giữa 2 loài bọ Tribolium castaneum và Tribolium
confusum, thuộc chi Tribolium, người ta tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Hai loài T. castaneum và T. confusum được nuôi riêng rẽ và cùng nhau trong
điều kiện 34oC và độ ẩm tương đối 70% trong 780 ngày, cứ cách một khoảng thời gian nhất định,
người ta sẽ trích mẫu và thực hiện đo mật độ cá thể. Kết quả thu được như Hình 9.1 (nuôi riêng rẽ) và
Hình 9.2 (nuôi chung).

Trang 4/10
Hình 9.1 Hình 9.2
Thí nghiệm 2: Nuôi chung 2 loài bọ T.
castaneum và T. confusum dưới môi trường lý
tưởng trong điều kiện có và không có sự hiện diện
của Adelina tribolii, một loài kí sinh trùng đơn
bào. Sau đó, đếm số lần cạnh tranh thắng thế giữa
2 loài T. castaneum và T. confusum, kết quả được
biểu thị bằng tỉ lệ % thắng thế của mỗi loài trong
các điều kiện tương ứng ở Hình 9.3.
a) Phân tích mối quan hệ sinh thái giữa 2 loài
T. castaneum và T. confusum. Hình 9.3
b) Loài bọ nào có xu hướng mẫn cảm hơn khi đối mặt với sự thay đổi của môi trường? Giải thích
c) Loài bọ nào là vật chủ kí sinh của A. tribolii? Giải thích.

 HẾT 

Trang 5/10

You might also like