Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

MÔN HỌC: QUẢN TRỊ HẬU CẦN VÀ CHUỖI CUNG ỨNG


CHỦ ĐỀ: Tìm hiểu về các cước phí vận chuyển và chi phí vận tải khác của Doanh
Nghiệp

Giảng viên : Triệu Đình Phương


Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thanh
Nguyễn Thị Thuận
Nguyễn Thị Hường
Lê Thị Anh Đào
Trần Phương Thảo

Hà Nội, ngày
I.CÁC LOẠI CƯỚC PHÍ VẬN CHUYỂN
1. Khái niệm
- Phí vận chuyển là khoản tiền mà người thuê vận chuyển phải trả cho người
vận chuyển để người này vận chuyển hàng theo những điều kiện mà hai bên
đã thoả thuận trong hợp đồng vận chuyển.
- Phân loại
Thông thường phí vận chuyển bao gồm hai phần: phí vận chuyển cơ bản và
phí vận chuyển phụ thêm. Phí vận chuyển cơ bản là khoản tiền không thay
đổi đã được ấn định trong hợp đồng; phí vận chuyển phụ thêm là khoản tiền
mà người thuê vận chuyển trả thêm cho người vận chuyển, khoản phụ thêm
này có thể thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trọng lượng hàng quá
tải, vận chuyển vượt quá độ dài của quãng đường mà các bên đã thoả thuận,
phụ thêm vì đồng tiền mất giá..
- Vai trò

 Việc vận chuyển hàng hóa luôn song song và có vai trò quan trọng với đời
sống hàng ngày. Mỗi ngày chúng ta di chuyển bằng các phương tiện như xe
máy, ô tô, hay máy bay. Và các mặt hàng tiêu dùng tại các chợ; mall thì được
vận chuyển bằng đường thủy (biển, sông, kênh,…); đường bộ, đường sắt;….
Các nguyên vật liệu sản xuất được khai thác và vận chuyển từ vùng nguyên
liệu đến nơi sản xuất bằng ô tô; tàu hỏa, tàu biển…
 Tất cả những hoạt động trên đều có liên quan đến vận chuyển hàng hóa. Vì
thế có thể nhận thấy việc vận chuyển hàng hóa đóng một vai trò rất quan
trọng trong các khâu phân phối hay lưu thông hàng hóa.
 Nếu xét toàn bộ nền kinh tế là một cơ thể; thì trong đó hệ thống giao thông
chính là các h.u.y.ế.t mạch thì vận chuyển hàng hóa là quá trình đưa các chất
dinh dưỡng; khoáng chất đến các nơi để nuôi cơ thể. Chúng ta có thể ví vận
chuyển hàng hóa như vậy.
Vận chuyển hàng hóa đóng một vai trò trọng yếu của các khâu phân phối và
lưu thông hàng hóa. Nếu coi toàn bộ nền kinh tế là một cơ thể sống, trong đó
hệ thống giao thông là các huyết mạch thì vận chuyển hàng hóa là quá trình
đưa các chất dinh dưỡng đến nuôi các tế bào của cơ thể sống đó.
2. Phân loại theo cước phí vận chuyển
2.1Các loại cước phí vận chuyển đường biển
- O/F (Ocean Freight)
Ocean Freight (O/F) hay Ocean Freight Surcharges là thuật ngữ được sử
dụng để chỉ phụ phí cước biển. Theo đó, đây là các khoản phí được tính thêm
vào cước biển trong biểu giá của hãng tàu hoặc của công hội.

Sở dĩ hãng tàu thu thêm khoản phụ phí này vì họ dùng nó để bù đắp các
khoản chi phí phát sinh cho hãng tàu. Ngoài ra, O/F còn được thu với mục
đích bù đắp cho việc doanh thu của hãng tàu giảm đi do những nguyên nhân
khách quan như biến động giá nhiên liệu, bùng phát chiến tranh,…

Trong hoạt động vận tải đường biển, O/F không cố định và có thể thay đổi
tùy vào chính sách của hãng tàu. Tuy nhiên, khi có sự thay đổi về phụ phí
cước biển, hãng tàu sẽ thông báo về phụ phí mới cho người gửi hàng trong
thời gian sớm nhất trước khi áp dụng công khai. Do đó, chủ hàng cần nắm
được thông tin về phụ phí O/F để đảm bảo việc tính toán tổng chi phí luôn
chính xác.

Ngoài khoản phụ phí cước biển, khi vận chuyển hàng hóa, chủ hàng cũng
cần nắm được thông tin về các khoản phụ phí khác mà hãng tàu đang áp
dụng trên tuyến vận tải mà lô hàng đi qua. Việc nắm được đầy đủ các loại
phí, phụ phí sẽ giúp bạn xác định được chi phí thực tế phải trả để vận chuyển
một lô hàng là như thế nào.

Với những người lần đầu tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
qua đường biển, họ thường băn khoăn không biết người trả cước vận tải biển
là ai? Một số người cho rằng người bán (người gửi) sẽ trả. Nhưng nhiều
người khác lại khẳng định người mua (người nhận) mới là người phải trả
khoản phụ phí này. Vậy thực tế thì sao?

Thực tế, không có quy định cụ thể người bán hay người mua phải trả phụ phí
cước biển. Bởi, dựa vào điều kiện giao hàng mà hai bên thống nhất khi mua
bán mà hãng tàu sẽ thu phụ phí O/F với bên được quy định trong hợp đồng.

Theo đó, nếu điều kiện giao hàng là FCA, FAS, FOB, EXW thì người mua
sẽ là người chi trả phụ phí O/F. Ngược lại, nếu điều kiện giao hàng là CIP,
CPT, CFR, DDP, CIF, DAT, DAP và một số điều kiện khác thì người bán lại
là người chi trả phụ phí O/F.

O/F là chi phí vận tải đơn thuần từ cảng đi đến cảng đích hay còn được
gọi là cước đường biển.
- Phí chứng từ (Documentation fee).
Đối với lô hàng xuất khẩu thì các Hãng tàu / Forwarder phải phát hành một
cái gọi là Bill of Lading (hàng vận tải bằng đường biển) hoặc Airway
Bill (hàng vận tải bằng đường không). Phí này là phí chứng từ để hãng tàu
làm vận đơn và các thủ tục về giấy tờ cho lô hàng. Đối với lô hàng nhập
khẩu vào Việt Nam thì người nhận phải đến Hãng tàu/Forwarder để lấy lệnh
giao hàng, mang ra ngoài cảng xuất trình cho kho (hàng lẻ)/làm phiếu
EIR (hàng container FCL) thì mới lấy được hàng.
- Phí THC (Terminal Handling Charge)
THC là phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phí thu trên mỗi container để bù
đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng như: xếp dỡ, tập kết
container từ CY ra cầu tàu,… Thực chất đây là phí do cảng quy định, các
hãng tàu chi hộ và sau đó thu lại từ chủ hàng (người gửi và người nhận
hàng).
- Phí CFS (Container Freight Station fee)
CFS là phí cho một lô hàng lẻ xuất/nhập khẩu thì các công ty Consol /
Forwarder phải dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho hoặc ngược lại và họ
thu phí CFS.
- Phí CIC (Container Imbalance Charge) hay “Equipment Imbalance
Surcharge”
CIC là phụ phí mất cân đối vỏ container hay còn gọi là phí phụ trội hàng
nhập. Có thể hiểu là phụ phí chuyển vỏ container rỗng. Đây là một loại phụ
phí cước biển mà các hãng tàu thu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều
chuyển một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu
- Phí EBS (Emergency Bunker Surcharge)
EBS là phụ phí xăng dầu cho các tuyến hàng đi châu Á. Phụ phí này bù đắp
chi phí “hao hụt” do sự biến động giá xăng dầu trên thế giới cho hãng tàu.
Phí EBS là một loại phụ phí vận tải biển, phí EBS không phải phí được tính
trong Local Charge.

2.2 Các loại cước phí vận chuyển đường bộ


- chi phí nhiên liệu
Nhiên liệu là một trong những yếu tố chính gây ra thay đổi về giá cước vận
chuyển theo từng thời điểm. Do đó, khi có những biến động lớn về giá xăng
dầu sẽ có ảnh hưởng đến cước phí vận tải.
Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ và chất lượng phương tiện
như độ rộng, độ bằng phẳng, độ an toàn, khả năng chịu tải trọng… cũng làm
tăng mức tiêu hao nhiên liệu và độ hao mòn phương tiện.
- chi phí kho bãi bến đỗ
Ngoài việc đầu tư bến bãi cho phương tiện, doanh nghiệp cũng cần đầu tư về
kho hàng và các công cụ, nhân lực hỗ trợ. Đó cũng là nguyên nhân khiến
cước phí vận chuyển hàng ghép đi các tỉnh thường khá cao.
- Chi phí vận hành
Các khoản chi phí vận hành như đầu tư mua sắm và bảo trì, hao mòn phương
tiện, nhân sự, đầu tư hạ tầng quản lý để chuyên nghiệp hóa quy trình…chiếm
tỷ lệ lớn. Ngoài ra, số lượng khách hàng lớn và thường xuyên cũng là yếu tố
ảnh hưởng đến cước phí, vì xe càng trống và ít chuyến thì chi phí vận hành
càng cao
Ngoài ra, cước phí vận chuyển hàng hóa đường bộ còn chịu ảnh hưởng từ
khoản phụ phí đường bộ, chi phí BOT, phí tiêu cực. Theo đánh giá của Hiệp
hội vận tải hàng hóa, phụ phí đường bộ và chi phí BOT đã chiếm khoảng 15-
30%, phí tiêu cực khoảng 5% chi phí vận tải

2.3 Cước phí vận chuyển hàng không


Vận chuyển hàng không đang ngày càng phát triển và khẳng định tầm quan
trọng của mình trong hoạt động vận chuyển hàng hóa nội địa và quốc tế. Bên
cạnh đó, cước phí trong vận chuyển hàng không rất đa dạng tùy theo từng
trường hợp cũng như nhu cầu của quý doanh nghiệp
Đây là loại cước vận chuyển hàng không thông dụng nhất, loại cước này
được sử dụng cho mọi hàng bách hoá thông thường. Căn cứ theo khối lượng
hàng hóa, cước hàng bách hoá phân thành hai loại sau:
- Cước vận chuyển hàng không tối thiểu (M – Minimum rate)
Là giá cước thấp nhất mà một hãng hàng không có thể vận chuyển một lô
hàng, trong đó có tính đến các chi phí cố định mà hãng hàng không phải chi
ra để vận chuyển.
Trong thực tế, cước tính cho một lô hàng thường bằng hoặc lớn hơn mức
cước tối thiểu và mức này sẽ phụ thuộc vào các quy định của IATA.
- Cước hàng đặc biệt (SCR – Specific cargo rate)
Đối với cước phí này thường thấp hơn cước hàng bách hoá và áp dụng cho
hàng hoá đặc biệt trên những đường bay nhất định. Mục đích chính của cước
đặc biệt là để chào cho người gửi hàng giá cạnh tranh, nhằm tiết kiệm cho
người gửi hàng bằng đường hàng không và cho phép sử dụng tối ưu khả
năng chuyên chở của hãng hàng không.
Trọng lượng hàng tối thiểu để áp dụng cước đặc biệt là 100 kg, có một số
nước áp dụng trọng lượng tối thiểu dưới 100 kg. Theo IATA, những loại
hàng hoá áp dụng cước đặc biệt được chia thành 8 nhóm lớn là:
 Nhóm 1: Súc sản và rau quả (ký hiệu 0001-0999)
 Nhóm 2: Ðộng vật sống và động vật phi súc sản, hoa quả (ký hiệu 2000-
2999)
 Nhóm 3: Kim loại và các loại sản phẩm kim loại trừ máy móc, xe vận tải và
sản phẩm điện tử (ký hiệu 3000-3999)
 Nhóm 4: Máy móc, xe vận tải và sản phẩm điện tử (ký hiệu 4000-4999)
 Nhóm 5: Các khoáng vật phi kim loại và sản phẩm của chúng (ký hiệu
5000-5999)
 Nhóm 6: Hoá chất và các sản phẩm hoá chất (ký hiệu 6000-6999)
 Nhóm 7: Các sản phẩm gỗ, cao su, sậy, giấy (ký hiệu 7000-7999)
 Nhóm 8: Các dụng cụ, thiết bị chính xác, nghiên cứu khoa học (ký hiệu
8000-8999)
- Cước phân loại hàng (class rate)
Một số hàng hóa không có giá trị sẽ tính cước riêng nên thường được tính
theo phần trăm tăng hoặc giảm trên cước hàng hoá bách hoá. Một số loại
hàng hoá áp dụng cho loại cước này như:
 Ðộng vật sống: giá cước đối với động vật sống được tính bằng 150% so với
cước hàng hoá thông thường.
 Thức ăn và bao gói cũng được chia vào khối lượng tính cước của lô hàng.
 Hàng trị giá cao như vàng bạc, đồ trang sức được tính bằng 200% cước hàng
bách hoá thông thường.
 Sách báo, tạp chí, thiết bị và sách báo cho người mù được tính bằng 50%
cước hàng bách hoá thông thường.
 Hành lý được gửi như hàng hoá (baggage shipped as cargo): Cước được tính
bằng 50% cước hàng bách hoá thông thường.
 Hài cốt (human remains) và giác mạc loại nước (dehydrated corneas): được
miễn phí ở hầu hết các khu vực trên thế giới…
- Cước tính cho mọi loại hàng (FAK – Freight all kinds)
Ưu điểm: Tính giá cước đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng.
Nhược điểm : Không phân biệt được hàng hóa cụ thể, không công bằng, loại
hàng có giá trị thấp cũng bị tính cước như hàng có giá trị cao.
Ví dụ: Trong trường hợp này giá cước của 1 tấn than cũng bằng 1 tấn bạc.
- Cước ULD (ULD rate)
Đối với các hàng hoá chuyên chở trong các ULD được thiết kế theo tiêu
chuẩn của IATA thì áp dụng giá cước ULD.
Thông thường, cước này thấp hơn cước hàng rời và khi tính cước không
phân biệt số lượng, chủng loại hàng hoá mà chỉ căn cứ vào số lượng, chủng
loại ULD. Số ULD càng lớn thì cước càng giảm.
- Cước hàng chậm
Cước này áp dụng cho những lô hàng không cần chở gấp và có thể chờ cho
đến khi có chỗ xếp hàng trên máy bay. Cước hàng chậm thấp hơn cước hàng
không thông thường do các hãng hàng không khuyến khích gửi hàng chậm
để họ chủ động hơn cho việc sắp xếp chuyên chở.
- Cước hàng thống nhất (Unified cargo rate)
Cước này được áp dụng khi hàng hóa được chuyên chở qua nhiều chặng
khác nhau. Người chuyên chở chỉ áp dụng một loại giá cước cho tất cả các
chặng. Cước này có thể thấp hơn tổng số tiền cước mà chủ hàng phải trả cho
tất cả những người chuyên chở riêng biệt, nếu người chủ hàng tự thuê nhiều
người chuyên chở khác nhau, không thông qua một người chuyên chở duy
nhất.
- Cước hàng gửi nhanh (Priority rate)
Cước này được gọi là cước ưu tiên, áp dụng cho những lô hàng được yêu cầu
gửi gấp trong vòng 3 tiếng kể từ khi giao hàng cho người chuyên chở. Cước
gửi nhanh thường bằng 130% đến 140% cước hàng bách hoá thông thường.
- Cước hàng nhóm (Group rate)
Cước này áp dụng đối với khách hàng có hàng gửi thường xuyên trong các
container hay pallet, thường là đại lý hay người giao nhận hàng không.
2.4 Cước phí vận chuyển đường sắt
Thông thường giá của hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt sẽ được tính
theo cân nặng. Mỗi khối lượng sẽ có mức giá khác nhau:
Các hàng hóa có khối lượng khoảng vài chục kg có giá từ 1500 – 5000đ/kg.
Các hàng hóa có khối lượng từ vài trăm kg trở lên có giá từ 1500 – 3000đ/kg
Các hàng hóa trên 500kg có giá dao động khoảng 700.000k – 800.000k/tấn
Nếu vận chuyển xe máy từ 600k trở lên, xe tay ga sẽ có giá từ 1 triệu.
vận chuyển xe máy từ 600k trở lên, xe tay ga sẽ có giá từ 1 triệu.

Chi tiết giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt từ Sài Gòn đi Hà
Nội
- Giá cước vận chuyển từ KHO Sài Gòn – KHO Hà Nội:
Trường hợp này đơn vị sẽ nhận vận chuyển trực tiếp từ điểm lấy hàng từ Sài
Gòn giao trực tiếp cho người nhận tại Hà Nội mà không qua bất kỳ địa điểm
trung gian nào.
Ưu điểm của dịch vụ vận chuyển này đó là linh động thời gian, tiết kiệm
công sức cho cả người gửi và người nhận hàng.
Giá cước tính theo khối là 420.000đ/khối. Nếu vận chuyển khối lượng lớn
theo tấn sẽ có giá như sau:
 Nếu khối lượng hàng từ 1 – 3 tấn, giá cước sẽ là 1500đ.kg,
 Nếu khối lượng hàng từ 3 – 6 tấn, giá cước sẽ là 1300đ/kg
 Nếu khối tượng từ 6 – 15 tấn, giá cước sẽ là 1300đ/kg
 Nếu khối lượng hàng trên 15 tấng, giá cước sẽ là 1200đ/kg.
- Giá cước vận chuyển Sài Gòn – Hà Nội từ GA đến KHO
Vận chuyện từ GA đến KHO là hình thức vận chuyển hàng hóa mà khách
hàng cần chuyển hàng ra Ga Sóng Thần và chúng tôi sẽ vận chuyển hàng hóa
đó tới cho người nhận.
Gói dịch vụ này dành cho những ai có sẵn xe tại đầu Sài Gòn hoặc có nhà
cung cấp hàng để giao tận nơi trong ga Sóng Thần. Ưu điểm là sẽ tiết kiệm
được một khoản chi phí. Tuy nhiên nếu chọn gói dịch vụ này banj sẽ mất thời
gian để chuyển đến ga.
Giá cước tính theo khối hàng là 380.000đ/ khối.
 Khi khối lượng từ 1 – 3 tấn giá cước sẽ là 1.300đ/kg
 Khối lượng từ 3 – 6 tấn giá cước sẽ là 1.200đ/kg.
 Khối lượng từ 6 – 15 tấn giá cước sẽ là 1.100đ/kg
 Khối lượng trên 15 tấn giá cước sẽ là 1.000đ/kg.
- Giá cước vận chuyển từ KHO đến GA
Gói cước vận chuyển từ kho đến ga bằng đường sắt là gói cước mà đơn vị
vận tải sẽ đến lấy hàng trực tiếp tại đầu kho Sài Gòn và người nhận phải ra
ga Giáp Bát ở Hà Nội để nhận hàng.
Ưu điểm của gói dịch vụ vận chuyển này là tiết kiệm chi phí giao hàng
nhưng nhược điểm là khách hàng phải đợi hàng hóa được xuất kkhoir toa
mới lấy được hàng, tốn thời gian chờ đợi. Trong trường hợp khách hàng chưa
kịp đến lấy hàng thì sẽ phải mất một khoản chi phí lưu kho tại ga Giáp Bát.
Giá cước tính theo khối khoảng 389.000đ/khối.
 Từ 1 – 3 tấn giá cước sẽ là 1.300đ/kg
 Từ 3 – 6 tấn giá cước sẽ là 1.200đ/kg
 Từ 6 – 15 tấn giá cước sẽ là 1.100đ/kg
 Trên 15 tấn giá cước sẽ là 1.000đ/kg.
- Giá cước vận chuyển hàng hóa từ GA đến GA
Gói cước này là dịch vụ vận chuyển mà khách hàng phải ra ga Sóng Thần để
gửi hàng và nhận hàng tại ga Giáp Bát.
Cước phí tính theo khối 350.000đ/khối.
 Từ 1 – 3 tấn giá là 1.200đ/kg
 Từ 3 – 6 tấn giá cước là 1.100đ/kg
 Từ 6 – 15 tấn giá cước là 1.000đ/kg
 Trên 15 tấn giá cước là 900đ/kg.
Cách tính giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt
Giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt được tính dựa trên nhiều yếu
tố khác nhau. Dưới đây sẽ là 3 yếu tố chính ảnh hưởng tới cước phí này.
- Xác định trọng lượng:

Trọng lượng của hàng hóa sẽ quyết định tới việc lựa chọn phương tiện nào
có cước phí rẻ nhất. Các nhà ga đều cung cấp bảng cước giá tính rõ ràng cho
từng đơn vị cụ thể. Khối lượng hàng hóa càng nhiều thì tiền cước phí sẽ lớn
hơn. Tuy nhiên bạn cũng cần chú ý tới thể tích của vật. Vì khi vật có khối
lượng nhẹ nhưng chiếm diện tích lớn thì số tiền sẽ được tính khác.
- Giá cước sẽ tùy theo mặt hàng khác nhau:

Mỗi mặt hàng sẽ có tính chất khác nhau và dựa vào đây tiền cước phí sẽ
được tính khác nhau. Ví dụ bạn gửi hàng hóa khó bảo quản, dễ vỡ, méo, lệch
thì đơn vị vận chuyển phải bọc thêm xốp và đưa vào một phòng có điều kiện
riêng. Một số khách hàng còn gửi hàng hóa là gia súc, gia cầm trên tàu hỏa.
Với trường hợp này sẽ có quy định và cước phí khác.
- Thời gian vận chuyển hàng hóa bắc nam chính xác:

Khác với vận chuyển đường bộ, đường hàng không hay bị tác động bởi ngoại
cảnh thì vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt thường không bị hoãn thời
gian. Bởi lẽ, vận chuyển bằng đường sắt sẽ không bị chi phối bởi thời tiết, dù
thời tiết xấu vẫn tiến hành vận chuyển bình thường. Hơn nữa, tỷ lệ xảy ra tai
nạn đường sắt cũng rất thấp vì đường sắt có một đường đi riêng mà không có
sự tham gia bởi các phương tiện giao thông khác.
- Hàng hóa được an toàn, ít xảy ra hư hỏng:

So với các hình thức vận chuyển hàng hóa khác thì vận chuyển hàng hóa
bằng đường sắt có độ an toàn cho hàng hóa, đảm bảo hàng hóa ít bị hỏng
hóc, mất mát.

II. CÁC LOẠI CHI PHÍ KHÁC


1. Phí vận chuyển:
Đây là chi phí trực tiếp cho việc vận chuyển hàng hóa từ điểm A đến điểm B.
Phí này thường được tính dựa trên khoảng cách, loại hàng hóa và phương
tiện vận chuyển được sử dụng.
2. Phí xăng dầu
Đây là chi phí liên quan đến việc sử dụng nhiên liệu để vận chuyển hàng hóa.
Phí này được tính dựa trên giá nhiên liệu và lượng nhiên liệu sử dụng.
3. Phí bảo hiểm
Đây là chi phí liên quan đến việc bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận
chuyển. Phí này thường được tính dựa trên giá trị hàng hóa và mức độ rủi ro.
4. Phí đóng gói và đóng kiện
Đây là chi phí liên quan đến việc đóng gói và bảo vệ hàng hóa trong quá
trình vận chuyển. Phí này thường được tính dựa trên loại hàng hóa và
phương tiện vận chuyển được sử dụng.
5. Phí quản lý kho
Đây là chi phí liên quan đến việc quản lý kho và lưu trữ hàng hóa trước khi
vận chuyển. Phí này thường được tính dựa trên diện tích kho và thời gian lưu
trữ.
6. Phí dịch vụ khác
Đây là các chi phí khác liên quan đến vận chuyển hàng hóa như phí xử lý thủ
tục hải quan, phí bốc xếp, phí đóng gói đặc biệt và các chi phí khác.
7. Các loại chi phí vận tải này có thể khác nhau tùy thuộc vào loại hàng hóa,
phương tiện vận chuyển và phương thức vận chuyển được sử dụng trong quá
trình logistics.

III.MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM CHI PHÍ VẬN CHUYỂN CHO


DOANH NGHIỆP
1. Lựa chọn phương tiện vận chuyển phù hợp
Giá cước vận chuyển đang thay đổi và có xu hướng tăng cao, chính vì vậy,
sử dụng phương thức vận chuyển phù hợp là một trong những giải pháp an
toàn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận chuyển một cách đáng kể. Hiện
tại có 3 phương thức vận tải chính là đường bộ, đường biển và đường hàng
không. Tùy thuộc vào mục đích và thời gian mà doanh nghiệp có thể lựa
chọn cho mình một phương thức vận chuyển tốt nhất.
2. Chú ý kích thước bao bì sản phẩm
Xem xét thiết kế và lựa chọn kích thước bao bì đóng hàng phù hợp là một
trong nhiều cách làm hiệu quả giúp bạn tiết kiệm chi phí một cách đáng kể.
Hãy đo lường sản phẩm của mình, tìm vật liệu rẻ mang lại nhiều hiệu quả.
Trong quá trình đóng hàng, nếu không cần thiết, hãy giảm số lượng bao bì hỗ
trợ đi kèm và trao đổi trực tiếp với bên vận chuyển để có nhiều cách đóng
hàng khác nhau giúp bạn tiết kiệm thời gian cũng như chi phí .
3. Ký hợp đồng thường niên với hãng vận chuyển
Việc ký hợp đồng vận chuyển có tác dụng tốt nhất khi bạn biết mình sẽ liên
tục gửi đi các gói hàng hằng tháng. Hãng vận chuyển có thể sẽ cung cấp cho
bạn một tỷ lệ chiết khấu cao hơn bình thường. Đồng thời khi có phát sinh
khiếu nại hoặc gặp vấn đề với đơn hàng bạn sẽ dễ dàng đòi bồi thường từ
hãng vận chuyển hơn.
4. Tính toán tất cả các chi phí vận chuyển trước khi thanh toán
Các đơn hàng vận chuyển có thể sẽ được cộng thêm các khoản phụ phí như:
phụ phí vượt cân, phụ phí lấy hàng khu vực ngoại thành, phụ phí bảo hiểm,
phụ phí kiểm hàng … Trước khi tạo đơn hàng vận chuyển doanh nghiệp hãy
kiểm tra và tính toán lại thật kỹ các khoản chi phí này. Từ đó bạn có thể
thương lượng với khách hàng của mình về mức phí họ phải chịu.
5. Gộp đơn hàng để vận chuyển theo số lượng lớn
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bạn sẽ có rất nhiều lô hàng nhỏ để
giao cho khách hàng của mình. Và chi phí vận chuyển riêng lẻ cho những lô
hàng như thế này không hề nhỏ.Vì vậy sắp xếp lại các đơn hàng của mình
một cách khoa học để xem xét có thể gộp nhiều đơn hàng trên một chuyến xe
và giao nhiều điểm dừng hay không?

You might also like