N2_Phương pháp luận Thành

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 32

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

BÀI TIỂU LUẬN

Đề tài: TÁC ĐỘNG CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT
TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ EM

GVHD: PGS.Ts Đoàn Văn Đính

Lớp: DHCDT17BTT

Nhóm: 2

STT HỌ VÀ TÊN MSSV

1 Vũ Viết Trung 21092601

2 Nguyễn Tiến Thành 21090241


TP. Hồ Chí Minh,
3 Đoàn Tân Khoa 21113281 ngày 19
tháng 5
4 Lâm Gia Đại 21095081 năm 2024
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Đề tài: TÁC ĐỘNG CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT

TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ EM

Lớp: DHCDT17BTT

STT HỌ VÀ TÊN MSSV

1 Vũ Viết Trung 21092601

2 Nguyễn Tiến Thành 21090241

3 Đoàn Tân Khoa 21113281


4 Lâm Gia Đại 21095081
Nhóm 2

2
ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI SỰ
PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ EM
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn chủ đề:
Theo (Đ. Thế Tuấn, 1995), “Gia đình là điểm tựa, là mái ấm cho mỗi
thành viên trong gia đình, mọi người sống trong tình nghĩa, lo lắng, chăm
sóc cho nhau ”. Gia đình là môi trường đầu tiên của trẻ em, nơi chúng phát
triển nhân cách và trải qua cảm xúc vui vẻ, giận hờn và buồn khổ, chính vì
tầm quan trọng đó. Hạnh phúc trong một gia đình sẽ là một nền tảng giáo
dục vững chắc cho những đứa trẻ phát triển toàn diện. Nhưng bạo lực gia
đình vẫn tồn tại như một loại tệ nạn xã hội đáng lên án và cần được loại bỏ
triệt để trong xã hội ngày nay. Bạo lực gia đình phá vỡ tổ ấm gia đình, làm
mất đi niềm tin cuộc sống và hạnh phúc của các thành viên trong gia đình.
Nguy hiểm hơn, nó còn ảnh hưởng đáng kể đến thể chất và tinh thần của trẻ
em, thậm chí có thể làm thay đổi nhân cách của chúng.
Theo T.T.Ánh Tuyết (2018), với tình trạng xã hội như vậy, bạo lực gia
đình được phân loại thành hai loại: bạo lực của cha mẹ đối với con hoặc bạo
lực của cha mẹ đối với con.
Thứ nhất, khi các em nhìn thấy bố bạo lực mẹ, chúng sẽ sợ hãi, lo
lắng, hoang mang hoặc trở nên ngang bướng và tránh xa mọi người. Trẻ em
chứng kiến bạo lực gia đình quá nhiều lần sẽ dẫn đến sự chán nản, mất sự
tin tưởng đối với bố mẹ, dễ dẫn đến tự kỷ và không nhận ra giá trị cuộc
sống gia đình.
Thứ hai, nếu bố mẹ chửi mắng hoặc đánh đập con cái của họ khi
chúng làm điều gì sai hoặc không làm vừa lòng bố mẹ, thì điều này có tác
động vô tình đến sự phát triển thể chất và tinh thần của con cái. Nhiều bố
mẹ dạy con luôn có lối suy nghĩ “ thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho
bùi” mà không biết mình gây ra tác động tiêu cực đến cả cơ thể và tinh thần
của các em. Các em sẽ luôn lo âu, đau buồn và chán nản, thậm chí có thể
làm tổn thương người khác. Bạo lực gia đình không chỉ ảnh hưởng đến sức
khỏe của trẻ mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của chúng và ảnh hưởng đến
cách chúng phát triển như thế nào. Ngoài ra, những lời chửi mắng thô bạo
khiến các em sợ hãi và hoang mang. Ngược lại, nhiều em học cách nói và
cư xử từ bố mẹ. Nhiều em gái đã từng bị bố hoặc mẹ của họ bạo lực, điều
này dẫn đến quan niệm rằng phụ nữ yếu kém và không mạnh mẽ nên dễ bị
bạo lực. Nhiều em gái đã bị bố bạo lực và mẹ cũng bị bạo lực, điều này dẫn

3
đến suy nghĩ rằng phụ nữ yếu kém và tay mềm nên dễ bị bạo lực. Từ đó, các
em bắt đầu bướng bỉnh và cư xử giống như con trai.
Các Bộ, ngành và cơ quan khảo sát đã được thực hiện nhiều cuộc
điều tra ở nước ta về bạo lực gia đình; nhiều chính sách và mô hình phòng
chống bạo lực gia đình đã được thực hiện. Theo (Nguyễn Phú Trọng, 2007),
từ khi Quốc hội thông qua Luật Phòng chống bạo lực gia đình và đưa vào áp
dụng vào năm 2007, đã có những bước tiến đáng kể để ngăn chặn và ngăn
chặn bạo lực gia đình và bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em. Nhưng theo
(Đặng Thị Hoa, 2019) thì các kết quả của các cuộc điều tra chưa được đủ,
và còn khá phức tạp. Năm 2010, các nghiên cứu cho thấy có 34,4% phụ nữ
có chồng bị chồng bạo lực thể xác, hoặc tình dục trong khoảng thời gian dài
và 9% trong số họ đã bị bạo lực trong 12 tháng. Phụ nữ tham gia trong cuộc
điều tra này chiếm 53,6% đã từng bị chồng gây bạo lực tinh thần nhiều lần
và 25.4% trong đó bị gây bạo lực tinh thần trong 12 tháng. Ngoài ra, theo
kết quả của một cuộc khảo sát về thực trạng bạo lực gia đình được thực hiện
vào năm 2012 bởi Vụ Gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, số vụ bạo
lực được tính từ năm 2009 đến năm 2011 có xu hướng giảm nhưng số vụ
bạo lực nghiêm trọng lại tăng lên nghiêm trọng. Chẳng hạn, nếu phân loại
các hành vi bạo lực giữa vợ và chồng thành các nhóm, bao gồm bạo lực tinh
thần, bạo lực thể chất, bạo lực tình dục và bạo lực kinh tế, thì tỷ lệ bạo lực
của chồng đối với vợ trong 12 tháng trước cuộc khảo sát là: 25.1%; 8.5%;
2.9% và 4.6%.
Trong báo cáo này, chúng em sẽ tìm hiểu sâu hơn về những gì bạo lực
gia đình gây ra đối với tâm lý của trẻ em và cách chúng ta có thể hỗ trợ và
bảo vệ trẻ khỏi những hậu quả tiêu cực này.
2. Mục đích của nghiên cứu:
2.1. Mục đích chính:
Tác động tâm lý: Nghiên cứu tìm hiểu cách bạo lực gia đình ảnh
hưởng đến cảm xúc, hành vi và phát triển nhận thức của trẻ em.
2.2. Mục đích cụ thể:
- Nghiên cứu tìm hiểu cách bạo lực gia đình ảnh hưởng đến cảm xúc,
hành vi và phát triển nhận thức của trẻ em.
- Tìm và phân tích các yếu tố góp phần gây ra bạo lực gia đình.
- Tìm hiểu cách ngăn chặn bạo lực gia đình và tạo ra môi trường gia
đình văn minh và an toàn cho trẻ em.
3. Câu hỏi nghiên cứu:

4
- Sự phát triển tâm lý của trẻ em bị ảnh hưởng như thế nào dưới tác
động của bạo lực gia đình?
- Các ảnh hưởng nào trong gia đình gây nguy cơ bạo lực đối với trẻ
em?
- Sự khác biệt về tâm lý của các nhóm tuổi khác nhau về mức độ ảnh
hưởng của bạo lực gia đình ?
- Sự can thiệp hiệu quả và biện pháp phòng ngừa hiệu quả để giảm
bớt tác động của bạo lực gia đình đối với sự phát triển tâm lý của trẻ
em là gì ?

4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:


4.1. Đối tượng:
Đối tượng hướng tới là trẻ em có độ tuổi nhất định là 12 đến 16 tuổi.
Hơn thế nữa,đây là độ tuổi đã chứng kiến hoặc trực tiếp trải qua bạo lực gia
đình và có sự tư duy xác định được hành vi bạo lực tinh thần ,thể chất ảnh
hưởng đến bản thân đối tượng nghiên cứu.
4.2. Phạm vi:
- Trẻ em trong các TP.HCM tập trung tại các khu vực đông dân số như
Bình Thạnh ,Gò Vấp sẽ có đa dạng các gia đình có thu nhập thấp đến
gia đình thu nhập cao…
- Tác động dài hạn và ngắn hạn: Tìm hiểu về ảnh hưởng ngắn hạn và
dài hạn của bạo lực gia đình đối với tâm lý và phát triển của trẻ em.
- Các loại bạo lực: Bạo lực có thể là thể chất, tinh thần.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn nghiên cứu:
5.1. Ý nghĩa khoa học:
Nghiên cứu đề tài mở rộng hiểu biết về tác động của bạo lực gia đình
đối với sự phát triển tâm lý của trẻ em. Nghiên cứu này cũng giúp tìm ra
cách ngăn chặn bạo lực gia đình và tạo ra môi trường gia đình lành
mạnh và an toàn cho trẻ em.
5.2. Ý nghĩa nghiên cứu thực tiễn:
- Nhận biết và giảm thiểu rủi ro: Hiểu sâu ảnh hưởng của bạo lực gia
đình giúp nhận biết và giảm thiểu các rủi ro đối với sự phát triển tâm
lý của trẻ em.

5
- Cải thiện chăm sóc và hỗ trợ: Cung cấp thông tin từ nghiên cứu này có
thể giúp cải thiện chăm sóc và hỗ trợ cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo
lực gia đình. Nó có thể hướng dẫn cho các nhà chức trách, các tổ chức
xã hội và nhà trường về cách tối ưu hóa dịch vụ hỗ trợ và chăm sóc.
- Tăng tính nhận thức cộng đồng: Nghiên cứu này cũng có thể góp phần
tạo ra nhận thức và sự nhất quán trong cộng đồng về vấn đề bạo lực
gia đình và tác động tiêu cực của nó đối với sự phát triển tâm lý của
trẻ em. Điều này có thể khuyến khích các cuộc thảo luận và hành động
của những nhân tố xung quanh để bảo vệ trẻ em.

6
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 8


1.1 Các khái niệm: 8
1.1.1 Khái niệm bạo lực gia đình: 8
1.1.2. Khái niệm về tâm lý của trẻ em : 9
2.1 Lịch sử nghiên cứu, cơ sở lý luận: 9
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1 Thiết kế nghiên cứu: 14
2.2 Chọn mẫu: 17
2.3 Phương pháp nghiên cứu: 19
2.3.1 Quy trình thu thập dữ liệu: 19
2.3.2 Quy trình xử lý dữ liệu: 21
2.3.3. Mô hình nghiên cứu: 22
2.4 Công cụ thu thâp thông tin: 27
Tài liệu tham khảo 29
CHỦ ĐỀ 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Các định nghĩa liên quan:


1.1.1 Định nghĩa về bạo lực gia đình:

Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022 qui định, “bạo lực gia đình”
xảy ra khi một thành viên trong gia đình cố tình gây tổn hại hoặc có khả
năng gây tổn hại cho các thành viên khác trong gia đình về thể chất, tinh
thần, kinh tế (Vương Đình Huệ, 2022).

Trong Luật phòng, chống bạo lực gia đình được ban hành vào năm 2007
quy định các trường hợp bạo lực gia đình bao gồm:

Ngược đãi, đánh đập hoặc bất kì hành vi cố ý nào khác gây nguy
hiểm cho sức khoẻ hay tính mạng;

Lăng mạ hoặc các hành vi cố ý khác gây tổn hại đến danh dự, nhân
phẩm;

7
Cưỡng ép bạo lực đối với người và động vật nhằm gây áp lực tâm lý
thường xuyên;

Không quan tâm hoặc không nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em, phụ nữ
mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi,
người khuyết tật và người không có khả năng tự chăm sóc; gia đình
không giáo dục, không chăm lo cho con trẻ;

Đối xử không công bằng, phân biệt đối xử về ngoại hình, giới tính,
khả năng của thành viên gia đình;

Ngăn chặn thành viên gia đình gặp gỡ người thân, xây dựng các mối
quan hệ xã hội lành mạnh theo quy định của pháp luật, thực hiện
các hành vi hành nhằm cô lập, gây áp lực tâm lý thường xuyên;

Ngăn chặn việc thực thi quyền, trách nhiệm trong quan hệ gia đình
giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; vợ chồng; anh chị và em
với nhau;

Công khai hoặc chia sẻ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân
và gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của một thành viên
trong gia đình;

Ép buộc thành viên trong gia đình thực hiện hành vi quan hệ tình dục
trái ý muốn;

Kích thích bạo lực, buộc thành viên gia đình trình diễn hành vi khiêu
dâm; nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm;

Ép buộc thực hiện hành vi tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết
hôn, ly hôn hợp pháp;

Ép buộc phụ nữ mang thai, phá thai, chọn giới tính cho thai nhi;

Trộm cắp, hủy hoại tài sản chung hoặc tài sản cá nhân của thành viên
khác trong gia đình;

Yêu cầu thành viên trong gia đình học tập, làm việc quá mức, yêu
cầu đóng góp tài chính vượt quá khả năng; kiểm soát tài sản, thu
nhập của thành viên gia đình để tạo ra sự phụ thuộc về mặt vật chất,
tinh thần và các mặt khác;

Bỏ mặc, xa lánh, hạn chế tự do thành viên gia đình;

8
Ép buộc thành viên gia đình rời khỏi nơi cư trú trái pháp luật.

Các hành vi được quy định tại khoản này được áp dụng cho người đã ly
hôn; người sống chung như vợ chồng; cha, mẹ, con riêng, anh, chị, em
của người đã ly hôn hay chung sống như vợ chồng cũng như người đã
từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi với nhau đều được coi là hành vi
bạo lực gia đình theo quy định của Nhà Nước.

1.1.2. Định nghĩa về tâm lý của trẻ em :

Theo (Thái & T. D., 2005) tâm lý con người là sự phản ánh chủ quan thế
giới khách quan, có cơ sở tự nhiên từ hoạt động thần kinh và nội tiết. Bắt
nguồn từ các mối quan hệ xã hội lịch sử và sự phát triển trong cuộc sống
của mỗi người
Trong lĩnh vực tâm lý học, tâm lý học về trẻ em tập trung vào sự phát
triển tâm lý và nhân cách của trẻ từ khi sinh ra đến khi trưởng thành. Cảm
xúc, tư duy, ngôn ngữ, hành vi và các kỹ năng xã hội đều được phát triển
trong giai đoạn này. Sự phát triển tâm lý của từng đứa trẻ sẽ không giống
nhau ở mỗi độ tuổi. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đang quan tâm đặc biệt
đến những thay đổi tâm lý xảy ra trong suốt khoảng thời thơ ấu của những
đứa trẻ.
2.1 Lịch sử nghiên cứu, lý thuyết:

❖ Các nghiên cứu liên quan trong nước:

Nghiên cứu “ Ảnh hưởng của bạo lực giới trong gia đình đối với việc
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” (H. Thị Lệ Quyên, 2012). Theo
nghiên cứu này, các hành vi bạo lực phổ biến nhất đối với trẻ em dưới
15 tuổi là làm cho trẻ sợ hãi hoặc dọa nạt chiếm khoảng 56,6%, tiếp
theo là tát, xô đẩy, ném đồ đạc vào người chiếm khoảng 15,7% và chỉ có
một số trẻ trả lời đề cập đến vấn đề lạm dụng tình dục.
Nghiên cứu về "Tác động của bạo lực gia đình đối với quá trình hình
thành và phát triển nhân cách của trẻ em" tại Quảng Bình đã được
(T.Thị Sáu, 2015) thực hiện. Kết quả của nghiên cứu cho biết rằng
23,3% phụ nữ nói rằng con cái của họ gặp các vấn đề về tâm lý, 25,4%
ảnh hưởng nặng đến tâm lý; 5,8% bỏ học đi lang thang; 15,8% khả năng
học tập bị giảm; 9,6% còn lại gặp phải sự sợ hãi hoặc tự kỷ. Đáng chú ý
là nhiều em cảm thấy chán nản do cha mẹ có hành vi bạo lực đối với
nhau nên có những hành vi vi phạm pháp luật, tiêu thụ ma túy, uống
rượu bia khi chưa đủ tuổi, nghiện game và có những hành vi hung dữ,

9
bạo lực với bạn bè hoặc người khác khoảng 6,1%. Theo kết quả của
cuộc khảo sát, có tới 74% trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 14 tuổi đã từng
trải qua bạo lực gia đình ít nhất một lần. Trong Quảng Bình, 79,4%
khẳng định hộ đã từng bị bố đánh đập. Các hành vi bạo lực phổ biến đối
với con nhỏ bao gồm mắng, chửi bới, lăng mạ, sỉ nhục làm cho con cái
sợ hãi hoặc dọa nạt chiếm 73,5%, dùng tay chân đánh đập chiếm 61,7%,
dùng vật thể để tấn công chiếm 47%, bỏ đói con cái chiếm 17,6%, đuổi
khỏi nhà chiếm 14,7%, bắt lao động cực nhọc để kiếm tiền chiếm
20,5%, ngăn cản các em tham gia các hoạt động xã hội chiếm 8,8%.
Cuộc nghiên cứu “ Bạo lực thể chất trẻ em trong gia đình và các yếu
tố ảnh hưởng ” đã được thực hiện vào năm 2023 của (Trần Quý Long,
2023). Trẻ em bị bạo lực thể chất không chỉ chịu đựng hậu quả tồi tệ
trong thời gian ngắn mà còn để lại di chứng suốt đời. Mục tiêu của
nghiên cứu là nhằm xác định các yếu tố mang đặc trưng cá nhân về
nhân khẩu học và các yếu tố gia đình có mối liên hệ như thế nào đối với
việc trẻ em trong gia đình bị bạo lực thể chất. Phương pháp nghiên cứu
trong trong bài viết bao gồm tổng hợp các nghiên cứu và mô tả; phân
tích thống kê hai biến về bạo lực thể chất của trẻ em trong gia đình là
tổng quan những nghiên cứu và mô tả, phân tích thống kê hai biến về
thực trạng bạo lực thể chất trẻ em trong gia đình và liên hệ các yếu tố
đặc trưng cá nhân, gia đình từ các cuộc Điều tra đánh giá mục tiêu về trẻ
em và phụ nữ (MICS) và Điều tra mục tiêu phát triển bền vững về trẻ
em và phụ nữ (SDGCW) tại Việt Nam từ năm 2006 đến 2021. Tại các
cuộc MICS và SDGCW, người đại diện gia đình được thẩm vấn về việc
có trẻ em nào trong độ tuổi 1 đến 14 trong hộ gia đình đã trải qua bạo
lực thể chất nào từ các thành viên gia đình trong vòng một tháng trước
cuộc khảo sát hay không. Đánh, tát, quất bằng roi hoặc thắt lưng hoặc
phát mông là những ví dụ về bạo lực thể chất đối với trẻ em.
Nghiên cứu về “ Bạo lực trẻ em trong gia đình hiện nay: thực trạng và
giải pháp ” đã được thực hiện cùng năm 2023 bởi (Ths. Lê Thị Hồng
Hải, 2023). Bài báo cáo của bà đã chỉ ra rằng bạo lực trẻ em vẫn tiếp tục
diễn ra với mức độ và ảnh hưởng đáng lo ngại. Bạo lực thể chất đối với
trẻ em là một hiện tượng vô cùng phổ biến ở Việt Nam và khu vực châu
Á – Thái Bình Dương. Bài báo cáo đã kiểm tra hơn 72% trẻ em Việt
Nam trong độ tuổi 10 đến14 đã từng bị kỷ luật bạo lực; 68,4% trẻ em
trong độ tuổi từ 1 đến 14 nói rằng cha mẹ hoặc người chăm sóc đã bạo
hành các em. Số liệu của cuộc điều tra này cho thấy rằng hơn 7% trẻ em
từ 1 đến 14 tuổi đã bị các thành viên trong gia đình xâm hại tâm lý và
thể xác trong khoảng thời gian một tháng trước khi cuộc khảo sát bắt
đầu. Hơn 6% trẻ em đã từng bị các vấn đề tâm lý. Với 1,6% trẻ em bị xử

10
phạt bằng bạo lực nặng về thể xác. Trẻ em trai có nguy cơ chịu đựng
nhiều hơn trẻ em gái khi bị xử phạt bằng bạo lực gây ảnh hưởng nghiêm
trọng về cả cảm xúc và sức khỏe. Miền núi ở phía Bắc và Trung du có tỷ
lệ trẻ em bị xử phạt bằng bạo lực thấp nhất là 66,9% về cả thể xác và
tâm lý, trong khi ở phái Nam có tỷ lệ cao khoảng 79,2%.

❖ Các nghiên cứu ngoài nước:

đã nghiên cứu “ Bạo lực


(Michele Lloyd, University of Hertfordshire,, 2018)
gia đình và giáo dục: Xem xét tác động của bạo lực gia đình đối với trẻ
nhỏ, trẻ em và thanh thiếu niên và vai trò tiềm năng của trường học”.
Khi trẻ em nhìn thấy hoặc nghe thấy bạo lực xảy ra trong chính gia đình
mình sẽ khiến trẻ em bị ảnh hưởng gián tiếp bởi nó. Nghiên cứu này
xem xét những gì gây ra đối với sức khỏe tâm thần và khả năng học tập
của trẻ em. Sự áp bức trong cuộc sống của trẻ em gây cản trở quá trình
học tập của các em và gây tổn thất lớn về chất lượng trải nghiệm giáo
dục của các em. Bạo lực gia đình có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào.
Thời gian trẻ em bị bạo lực gia đình có tác động lớn hơn đến mức độ
căng thẳng của chính các em hơn là mức độ làm dụng (Sterne & Poole,
2009). Bạo lực gia đình có thể gây ra những hậu quả về thể chất cảm
xúc, hành vi, nhận thức và xã hội. Những hậu quả này thường liên quan
đến nhau và chồng chéo. Mặc dù tác hại này xảy ra ở mọi lứa tuổi,
nhưng chúng được chia ra thành ba nhóm tuổi: trẻ nhỏ từ một đến bốn
tuổi, từ năm đến mười tuổi và thanh thiếu niên từ mười một đến mười
sáu tuổi với những thách thức và vấn đề đặc biệt từ bạo lực gia đình tùy
thuộc vào lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên, nhớ rằng các nhóm tuổi này
chỉ là đề suất và trẻ em sẽ phản ứng theo nhu cầu, hoàn cảnh cá nhân
của mình.
Nghiên cứu “ Bạo lực gia đình và ảnh hưởng của nó đối với trẻ em:
Đánh giá ngắn gọn văn học trong quá khứ” của (O. Khemthong; T.
Chutiphongdech, Department of Hospitality and Tourism Management,
2021) (O. Khemthong; T. Chutiphongdech, Department of Hospitality
and Tourism Management, 2021). Trẻ em bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia
đình ở nhiều khía cạnh bao gồm nhận thức, giáo dục, mối quan hệ gia
đình, thể chất và tinh thần. Những hậu quả này có thể dẫn đến những
thay đổi bất thường ở trẻ, chẳng hạn như hành vi hung hăng ở nơi công
cộng. Về mặt tổng quan, bốn loại tác động mà bạo lực gia đình có thể
gây ra cho trẻ em: ảnh hưởng thể chất, ảnh hưởng tâm lý, ảnh hưởng từ
các mối quan hệ và ảnh hưởng giáo dục.

11
Có thể nói rằng phải có những phương pháp hiệu quả để có thể nắm
bắt được tình trạng và xu hướng tâm lý của trẻ để giúp trẻ em có tâm lý
lành mạnh trong học tập và cuộc sống.

12
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thiết kế nghiên cứu:

❖ Nghiên cứu được thiết kế theo dạng định lượng:

● Nghiên cứu định lượng: Tiến hành sử dụng dữ liệu dạng số để


hóa lượng sự chuyển đổi trong một tình huống, vấn đề, sự kiện, hiện
tượng
● Chủ yếu sử dụng các thang đo quãng hay phần trăm để đo các
biến
● Phương pháp thu thập dữ liệu khi sử dụng là dùng bảng câu hỏi
để khảo sát . Dùng thang đo Likert 5 mức kiểm tra mức độ các biến
số.
● Do tính cấp thiết của vấn đề và thời gian ngắn, nên nghiên cứu
được thực hiện theo dạng nghiên cứu định lượng bằng cách dùng
bảng câu hỏi để khảo sát và có thể đúc kết số lượng và mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố nhanh chóng và chính xác.

❖ Phương pháp thu thập dữ liệu bằng hai nguồn dữ liệu thứ cấp và

sơ cấp:

Phương pháp sử dụng dữ liệu thứ cấp: tiến hành đọc, tìm tài liệu trên
Google Scholar, phân tích tài liệu từ những đề tài nghiên cứu, luận văn,
luận án có tính xác thực cao trong nước cũng như ngoài nước. Phương
pháp này hỗ trợ xây dựng cơ sở cho nghiên cứu.

13
Phương pháp sử dụng dữ liệu sơ cấp: nghiên cứu sử dụng trực tiếp dữ
liệu có được thông qua việc sử dụng bảng hỏi, khảo sát bằng bảng hỏi
trên mạng xã hội. Bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế trên Google
Form, và gửi đến người điền khảo sát thông qua trang mạng xã hội
Facebook.
❖ Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát:

Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài diễn ra thuận lợi và nhanh
chóng. Nhóm chúng em sử dụng bảng câu hỏi khảo sát để thu thập
thông tin dữ liệu. Mặc dù bảng câu hỏi khi đưa vào khảo sát có nhiều
người được khảo sát thường không nhớ chính xác vấn đề và làm cho có
lệ. Nhưng bên cạnh đó cũng giúp nhà nghiên cứu tiết kiệm được thời
gian, không gian, quản lí các thông tin một cách bao quát hơn và họ sẽ
dễ dàng tổng hợp dữ liệu để cùng nhau thảo luận, phân tích vấn đề và
đưa ra ý kiến, quyết định về kết quả thu được.
Lí do khảo sát: Nghiên cứu cách mà bạo lực gia đình ảnh hưởng đến
sức khỏe tâm lí của trẻ em, bao gồm cảm xúc, hành vi và phát triển nhận
thức.
(Họ tên, ngày sinh người được khảo sát)
Thang đo Likert 5 mức:
1. Hoàn toàn không đồng ý
2. Không đồng ý
3. Quan điểm trung lập
4. Đồng ý
5. Hoàn toàn đồng ý
Mã hóa Mức độ trả lời
Câu hỏi khảo sát
biến 1 2 3 4 5

Khi gia đình em có hành vi bạo lực thì khả năng


TLCTE
thích nghi của em có không tốt đối với các bạn
(BPT)
cùng tuổi.

14
Khi em trực tiếp nhìn thấy bạo lực gia đình, thì
khả năng làm quen với môi trường mới của em kém
hơn các bạn khác.
Khi em bị bạo hành thì em sẽ có xu hương bạo
lực.
Khi gia đình em có bạo lực thì em gặp vấn đề
Bạo lực gia đình tác động đến sự phát
BLGĐ1
triển nhận thức và tâm lý của trẻ.

Bạo lực gia đình ảnh hưởng đến sự phát


BLGĐ2
triển cảm xúc của trẻ.

Bạo lực gia đình làm giảm sự tự tin và


BLGĐ3
lòng tự trọng của trẻ.
BLGĐ
(BĐL) Bạo lực gia đình ảnh hưởng đến sức
BLGĐ4
khỏe thể chất của trẻ.

Bạo lực gia đình ảnh hưởng đến sức


BLGĐ5
khỏe tinh thần của trẻ.

Bạo lực gia đình ảnh hưởng tiêu cực đến


BLGĐ6
sự phát triển trí tuệ của trẻ.

❖ Câu hỏi phỏng vấn:

Câu hỏi phỏng vấn là một công cụ quan trọng trong việc thu thập dữ
liệu định tính, giúp khai thác sâu sắc trải nghiệm và quan điểm của đối
tượng nghiên cứu. Dưới đây là các câu hỏi phỏng vấn được chia thành các
phần nhằm khai thác các khía cạnh về mọi mặt của bạo lực gia đình và tác
động của bạo lực đối với trẻ em:
1. Thông tin cá nhân
- Bạn có thể cho biết tuổi của mình không?

15
- Bạn đang học lớp mấy và trường nào?
2. Tình trạng gia đình
- Bạn sống với ai trong gia đình?
- Bạn có bao nhiêu anh chị em?
- Họ bao nhiêu tuổi?
- Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình như thế nào?
3. Quá khứ chứng kiến hoặc trực tiếp bị tác động bởi bạo lực gia
đình
- Bạn có thể kể lại một lần bạn đã chứng kiến bạo lực gia đình
không?
- Ai là người thường xuyên gây ra bạo lực trong gia đình bạn?
- Bạo lực gia đình xảy ra thường xuyên như thế nào trong gia
đình bạn?
4. Cảm nhận và tác động tâm lý
- Bạn cảm thấy như thế nào khi chứng kiến bạo lực gia đình?
- Những sự kiện bạo lực này ảnh hưởng đến cảm xúc và tinh
thần của bạn ra sao?
- Bạn có gặp khó khăn gì trong việc tập trung vào học tập sau
khi chứng kiến bạo lực gia đình không?

5. Tác động đến tâm lý và cuộc sống học tập


- Bạo lực gia đình có ảnh hưởng gì đến kết quả học tập của bạn
không?
- Bạn có cảm thấy khó khăn khi giao tiếp với bạn bè và thầy cô
sau khi chứng kiến bạo lực gia đình không?
- Bạn có tham gia vào các hoạt động ngoại khóa hoặc xã hội
không? Bạo lực gia đình có ảnh hưởng gì đến việc tham gia
này không?
6. Hỗ trợ giải pháp
- Khi bạn cảm thấy buồn hoặc lo lắng về bạo lực gia đình, bạn
thường làm gì để giải tỏa cảm xúc?
- Bạn có nhận được sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè hoặc giáo
viên không? Nếu có, sự hỗ trợ đó như thế nào?

16
- Bạn nghĩ gì về các biện pháp mà gia đình hoặc nhà trường có
thể làm để giúp đỡ những trẻ em như bạn trong tình huống
này?
7. Đề xuất và ý kiến cá nhân
- Theo bạn, nguyên nhân chủ y gây ra bạo lực gia đình là gì?
- Bạn có ý kiến hoặc đề xuất gì để giảm thiểu bạo lực gia đình
không?
- Bạn nghĩ rằng việc giáo dục và tuyên truyền về bạo lực gia
đình có thể giúp giảm thiểu vấn đề này không? Tại sao?

2.2 Chọn mẫu:


Để đảm bảo nghiên cứu được đa dạng mà vẫn ít mất thời gian nên
nhóm đã chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.

Nghiên cứu sẽ được tiến hành ở tất cả những học sinh đang theo học
tại các trường cấp 2 và cấp 3 trong khu vực Bình Thạnh,Gò Vấp tại
TP.HCM

Số lượng học sinh mà nhóm kiếm được thì hơn 12.000 học sinh đang
học tại các trường THPT và THCS ,do đó số lượng nghiên cứu đã lớn hơn
10.000 nên ta sẽ tính kích thước của mẫu theo công thức Cochan (1977):

2
z ∗p∗(1− p)
n= 2
e

Trong đó:

− n: là kích thước mẫu

17
− Z: giá trị ngưỡng của phân phối chuẩn ( Z=1,96 tương ứng với độ tin

cậy 95%)

− p: tỷ lệ mẫu dự kiến được chọn (p = 0,5 là tối đa)

− e: sai số cho phép ( e = 5% là tỷ lệ thông thường được sử dụng)

Vậy với giá trị p = 0.5, e= 0.05 ta có kích thước mẫu tối đa được xác định
như sau :
2
1 , 96 ∗0.5∗(1−0.5)
n= =384 ,16 ≈385 học sinh
(0.05)2

⟹ Kích thước mẫu của nghiên cứu là 385 học sinh

⟹ Như vậy,cần ít nhất 385 mẫu để đảm bảo kết quả có độ tin cậy 95%

với sai số chấp nhận là 5%

− Lý do chọn kích cỡ mẫu như vậy vì:

● Đảm bảo tính đại diện : một kích cỡ mẫu lớn bảo chứng cho sự đại

diện của dân số và sự sai số ngẫu nhiên sẽ được giảm thiểu.

● Tăng độ chính xác và độ tin cậy : với kích cỡ mẫu lớn,kết quả nghiên

cứu sẽ có độ tin cậy và chính xác cao hơn => đưa ra kết luận mang
tính chính xác.

Học sinh đang học tại các trường cấp 2 và cấp


Dân số/ Tổng thể 3 trong khu vực Bình Thạnh,Gò Vấp tại
TP.HCM
Mẫu Học sinh
Kích thước mẫu (n) 385 học sinh
Kích thước dân số (N) 10.000 học sinh

18
Phân tử Một sinh viên / một bảng khảo sát, phỏng vấn
Thiết kế chọn mẫu Ngẫu nhiên

2.3 Phương pháp nghiên cứu:


Để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra nhóm tôi đã thực hiện các phương
pháp như bảng dưới đây:
Phương pháp thu thập Lý do sử dụng
STT Mục tiêu
dữ liệu phương pháp
- Có thể thu thập
Khảo sát thực trạng được dữ liệu từ
hành vi của trẻ lượng lớn người
Sử dụng bảng câu hỏi
trong việc bị ảnh tham gia.
để khảo sát hoặc phỏng
1 hưởng tâm lý và - Dữ liệu có thể
vấn đối tượng để khảo
thể xác bởi bạo lực được định lượng
sát.
gia đình và dễ dàng phân
tích bằng các
khung thống kê.
- Thu thập được
Kiểm tra và phân
thông tin về các
tích các nguyên
chuẩn mực xã hội
nhân hoặc tác nhân
2 Nhóm thảo luận. liên quan đến bạo
tác động đến tâm lý
lực gia đình thông
của trẻ em.
qua nhóm nghiên
cứu.
- Thu thập thông
Nghiên cứu cách tin về luật pháp,
thức và chiến lược chính sách và các
phòng ngừa bạo Nghiên cứu lý thuyết chương trình can
lực gia đình, cũng thông qua sách ,báo,các thiệp liên quan
như cách tạo điều bài nghiên cứu trước đến phòng chống
3
kiện cho môi cùng với kết quả khảo bạo lực gia đình
trường gia đình sát của các mục tiêu và hỗ trợ trẻ em.
lành mạnh và an trước. - Cung cấp bối
toàn cho trẻ em. cảnh cho nghiên
cứu định lượng và
định tính.

19
2.3.1 Quy trình thu thập dữ liệu:
Để có được những dữ liệu mong muốn khi đã xác định được cỡ mẫu
n = 385 nhóm đã tiến hành theo quy trình sau:

● Bước 1: Chuẩn bị công cụ thu thập thông tin:

- Xây dựng câu hỏi trong bảng câu hỏi để khảo sát và kịch bản
phỏng vấn liên quan đến bạo lực gia đình.
- Trong giai đoạn chuẩn bị sẽ tầm 1- 2 tháng để hoàn thành trước
khi bắt đầu giai đoạn thu thập.

● Bước 2: Xin phép để được tiếp cận đối tượng nghiên cứu:

- Xin phép bên phía Nhà trường để có thể tiếp cận các em học
sinh đồng thời giải thích mục đích nghiên cứu và đảm bảo tính
bảo mật của đối tượng.

● Bước 3: Gửi bảng khảo sát:

- Mẫu bảng khảo sát sẽ được chia sẻ lên các hội nhóm học sinh
của trường hoặc các diễn đàn và gửi cho những đối tượng là
những học sinh đang theo học tại các trường cấp 2 và cấp 3
trong khu vực Bình Thạnh,Gò Vấp tại TP.HCM hoặc gửi link
các trang mạng xã hội thịnh hành như Zalo, Facebook,
Instagram,…

- Thời gian khảo sát: 01/07/2024 đến ngày 01/09/2024

● Bước 4: Thu thập thông tin:

- Tiến hành hai phương thức là phỏng vấn và khảo sát theo từng
nhóm đối tượng.

20
Phỏng vấn Khảo sát

⮚ Chọn địa điểm yên tĩnh ,


thoải mái như phòng tư
vấn tại các trường học. ⮚ Tiếp cận đối tượng qua các
lớp học trong giờ nghỉ giải
⮚ Thời gian: Sắp xếp thời lao.
gian phù hợp với trẻ.
⮚ Quét mã QR để gửi đường
⮚ Sử dụng hình thức phỏng link Google Form đến đối
vấn cá nhân, có bút ghi âm tượng cần làm khảo sát.
và ghi chú câu trả lời của
đối tượng.

- Thời gian thu thập thông tin là 2 tháng, sau thời gian thu thập
thông tin thì kết quả khảo sát vào 1 folder trên Google Drive để
tiến hành quá trình xử lý.
2.3.2 Quy trình xử lý dữ liệu:
Phỏng vấn Khảo sát
Bước 1 : Nhập dữ liệu Bước 1 : Nhập dữ liệu
- Ghi âm đầy đủ và ghi chú - Sau khi khảo sát và thu thập đủ 385
những ý chính trong câu bảng câu hỏi khảo sát thì sẽ tiến
trả lời. hành xuất dữ liệu trong Excel.
Bước 2 : Xử lý dữ liệu => tiến hành quá trình làm sạch.
- Chuyển đổi nội dung ghi Bước 2 : Làm sạch dữ liệu
âm thành văn bản và kiểm - Dữ liệu về Excel được xuất thì tiến
tra chính tả ngữ pháp. hành mã hóa để đưa dữ liệu lên
Bước 3 : Mã hóa dữ liệu : SPSS.
- Sử dụng mã hóa trục để - Tại đây các bảng câu hỏi lỗi sẽ bị
xác định các mối liên quan loại bỏ.Bên cạnh đó, các dữ liệu
giữa các mã và nhóm tương tự nhau sẽ được xử lý.
chúng vào chủ đề nghiên Bước 3: Xử lý các số liệu giống nhau
cứu. - Chuyển dữ liệu được làm sạch sang
Bước 4 :Phân tích dữ liệu Excel để lọc câu trả lời có hướng
- So sánh các câu trả lời từ tương đồng.
các đối tượng để tìm ra sự Bước 4: Thống kê mô tả các biến
giống /khác nhau. - Chọn phép tính thống kê để kiểm

21
tra độ lệch chuẩn của các biến quan
sát.
- Tiếp theo chạy phép tính thống kê,
dựa trên kết quả thống kê để đánh
giá các thông số liên quan.
Bước 5 : Kiểm tra độ tin cậy Bước 5: Kiểm định và đánh giá độ
: tin cậy
- Thảo luận với các thành - Nhóm tác giả kiểm tra biến quan
viên trong nhóm tác giả để sát nếu đạt yêu cầu sẽ tiếp tục được
xác nhận và hoàn thiện giữ lại ngược lại loại bỏ.
các phát hiện. Bước 6: Phân tích hồi quy
Bước 6 : Báo cáo kết quả - Nắm được mức độ ảnh hưởng của
thu được các nhân tốc tác động đến biến phụ
- Báo cáo : trình bày kết thuộc.
quả theo chủ đề.
- Đưa ra khuyến nghị dựa Bước 7: Đọc, phân tích dữ liệu.
trên nghiên cứu để hỗ trợ - Khi đã xử lí xong những dữ liệu
trẻ em. chính nhóm tác giả bắt đầu kiểm
tra lại những yếu tố mà bạo lực gia.
đình tác động đến sự phát triển của
trẻ em sau đó đề ra các giải pháp
nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng
đó.

- Mục tiêu 1 : Nhóm đã vận dụng một vài công thức phù hợp thuộc
phương pháp thống kê mô tả nhằm phân tích thông tin đã thu thập
dữ liệu từ cuộc khảo sát. Hơn thế nữa, nhóm sử dụng phép tính so
sánh giá trị trung bình (T - Test) để so sánh trung bình giữa hai
nhóm là nhóm trẻ em trải qua bạo lực gia đình và trẻ em không trải
qua bạo lực gia đình về các yếu tố như mức độ.
- Mục tiêu 2 : Sử dụng phân tích nhân tố (factor analysis ) để xác
định các yếu tố tiềm ẩn ảnh hưởng nhiều biến số.
- Mục tiêu 3 : Sau khi đã thực hiện hai mục tiêu trên nhóm sẽ thông
qua các dữ liệu và kết quả cuộc khảo sát,phỏng vấn để tiến hành suy
luận logic nhằm đưa ra các giải pháp cải thiện tình trạng của trẻ sau
khi đã bị ảnh hưởng bởi bạo lực gia đình.

22
2.3.3. Mô hình nghiên cứu:

Trong đó :
H1: bạo lực gia đình tác động đến thể chất của trẻ em
H2: bạo lực gia đình tác động đến nhận thức của trẻ em
H3: bạo lực gia đình tác động đến hành vi của trẻ em
H4: bạo lực gia đình tác động đến cảm xúc của trẻ em

23
BẢNG MÔ TẢ BIẾN
Mã hóa Mô tả biến Phương pháp
Biến phụ thuộc Tâm lý của trẻ em
Về thể chất: Có biểu hiện đề phòng Lập bảng khảo sát,
quá mức, hay giật mình, ngủ không phỏng vấn
ngon giấc, có triệu chứng đau đớn về
mặt thể xác.
Về nhận thức: Trẻ hay xuất hiện
những suy nghĩ, nhớ đến những ký ức về
sự kiện (dù không muốn), các cơn ác
mộng trong giấc ngủ.
TLCTE Về hành vi: Trẻ thường tránh né
những nơi và hoạt động gợi nhớ đến sự
kiện gây tổn thương tâm lí, né tránh tiếp
xúc với người khác hoặc cách ly về mặt
xã hội,có hành vi nghiêng về mặt bạo
lực.
Về cảm xúc: Trẻ có triệu chứng sợ
hãi, bị trầm cảm, tội lỗi, khả năng kiểm
soát kém, lo âu và hoang mang khi bị tác
nhân bên ngoài tác động.
Biến độc lập Bạo lực gia đình
Bạo lực về thể chất: là hành vi mang Lập bảng khảo sát,
yếu tố ngược đãi, tổn thương thể xác của phỏng vấn
trẻ em, gây nguy hiểm tới sức khỏe, sinh
BLGĐ mạng của trẻ.
Bạo lực về tinh thần: là thái độ,lời
nói,cử chỉ làm tổn thương tới giá
trị,phẩm cách và tâm lý của trẻ.

Dựa trên bảng mô tả biến để thiết lập xây dựng mô hình như sau:
TLCTE=α 0 + β 1 BLGĐ 1+ β2 BLGĐ 2+ β 3 BLGĐ 3+ β 4 BLGĐ 4 + β 5 BLGĐ 5+ β 6 BLGĐ 6+ ε i

Phương pháp kiểm định mô hình:

● Kiểm định giả thuyết:

- H 0: Hành vi gây bạo lực gia đình không tác động đến tâm lí của trẻ
- H 1: Hành vi bạo lực gia đình có tác động đến tâm lí của trẻ

24
● Kiểm định Cronbach Alpha

Độ tin cậy (Cronbach Alpha) là một công cụ xác định được các biến
quan sát đối với một nhân tố có tính chất phù hợp hay không.Bên cạnh
đó ,thang đo còn giúp tìm ra được những biến nào góp phần trong việc đo
lường khái niệm về nhân tố đó và biến nào không.

+ Hệ số độ tin cậy xuất ra giá trị bằng hoặc lớn hơn 0,9 thể hiện thang
đo lường hoàn toàn tốt.
+ Hệ số độ tin cậy xuất ra giá trị giá trị từ 0,8 đến 0,9 thể hiện thang
đo lường sử dụng tốt.
+ Hệ số độ tin cậy xuất ra giá trị từ 0,7 đến 0,8 thì thang đo này có thể
chấp nhận.
+ Hệ số độ tin cậy xuất ra giá trị từ 0,6 đến 0,7 thì thang đo này cần
suy xét.
+ Hệ số độ tin cậy xuất ra giá trị nhỏ hơn 0,5 thì thang đo này không
được chấp nhận.
● Yếu tố khám phá (EFA)

Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor
Analysis) hỗ trợ chúng ta đánh giá hai loại giá trị cần thiết trong thang đo là
giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.
Nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau (interdependence
techniques) là cơ sở để phương pháp phân tích nhân tố EFA ra đời, nghĩa là
nó chỉ dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau (interrelationships)
mà không cần biến phụ thuộc và biến độc lập tách rời .EFA dùng để tóm tắt
một tập k biến quan sát chuyển đổi thành tập F (F<k) và các nhân tố này có
ý nghĩa hơn. Mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến nguyên
thủy (biến quan sát) là cơ sở của việc rút gọn này.
Để phân tích nhân tố khám phá thì điều kiện là phải thỏa mãn các yêu
cầu:

+ Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một hệ số để xem xét sự


phù hợp của phân tích nhân tố. Trị số của hê số KMO phải có giá trị
lớn hơn 0.5 (0.5 ≤ KMO ≤ 1) là điều kiện đủ để tìm ra nhân tố phù

25
hợp. Nếu trị số này không lớn hơn 0.5, thì phân tích nhân tố có sẽ suy
xét có đủ khả năng không tương thích với tập dữ liệu nghiên cứu.
+ Kiểm định Bartlett là thống kê có ý nghĩa (Sig. < 0.05): Đây là
một đại lượng thống kê dùng để cân nhắc các giả thuyết về nhiều biến
không có phù hợp trong tổng thể. Ý nghĩa thống kê có trong kiểm định
(Sig. < 0.05) thì trong tổng thể các biến quan sát sẽ có mối quan hệ với
nhau
+ Trị số Eigenvalue là một yêu cầu sử dụng phổ biến để phân
định con số tổng quan về nhân tố trong phân tích EFA. Với tiêu chí
này, sẽ chỉ rõ những nhân tố có Eigenvalue > 1 thì sẽ được giữ lại
trong mô hình phân tích.
+ Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) 50% chỉ
ra rằng EFA là phù hợp. Coi biến thiên là 100% thì trị số này phản
ánh các nhân tố được trích dẫn tồn đọng được bao nhiêu % và bị mất
đi bao nhiêu % của các biến quan sát.
+ Factor loading (hệ số tải nhân tố hay trọng số nhân tố) giá trị
này thể hiện mối tương quan giữa biến quan sát với nhân tố. Chỉ số về
hệ tái nhân số cao, nghĩa là tương quan giữa nhân tố với biến tương
quan đó càng lớn và ngược lại :
− Factor loading > 0.3 là đạt mức tối thiểu

− Factor loading > 0.4 là quan trọng

− Factor loading > 0.5 là có ý nghĩa thực tiễn

● Tương quan correlation

Hệ số tương quan Correlation Coefficient là chỉ số thống kê đo mức


độ tương quan tuyến tính giữa hai biến số có nghĩa là không phân biệt biến
này sẽ phụ thuộc như thế nào vào biến kia.

Đặc biệt, hệ số tương quan đạt giá trị từ -1.0 đến 1.0. Nếu kết quả chỉ
ra lớn hơn 1.0 hoặc nhỏ hơn -1 có thể hiểu là phép tính hệ số tương quan đó
đang trục trặc.

+ Correlation Coefficient đạt giá trị âm: mô tả 2 biến số nghịch biến


hoặc tương quan âm (nghịch biến tuyệt đối khi giá trị bằng -1).

26
+ Correlation Coefficient giá trị dương: mô tả 2 biến số đồng biến hoặc
tương quan dương (đồng biến tuyệt đối khi giá trị bằng 1).
+ Correlation Coefficient bằng 0: mô tả 2 biến số độc lập với nhau.

● ANOVA ( phân tích phương sai)


Phân tích phương sai (Analysis of Variance) là một dạng kỹ thuật
thống kê các tham số được dùng để so sánh trong các bộ dữ liệu. Mục đích
của kỹ thuật này là so sánh trung bình của nhiều nhóm được dựa vào các số
trung bình của mẫu quan sát từ các nhóm nghiên nghiên cứu và đi đến kết
luận về sự bằng nhau của các số trung bình thông qua kiểm định giả thuyết.
Trong nghiên cứu, một công cụ để xem xét ảnh hưởng của một hay một số
yếu tố nguyên nhân (định tính) đến một yếu tố kết quả (định lượng) là phân
tích phương sai .Thông thường,có hai loại phân tích phương sai phổ biến là
phân tích phương sai một yếu tố và hai yếu tố:
Phân tích phương sai một yếu tố : ví dụ cần so sánh số trung bình của k
tổng thể độc lập. k mẫu có số quan sát là n1, n2…nk sẽ được lấy làm mẫu ;
tuân theo phân phối chuẩn. Trung bình của các tổng thể được ký hiệu là µ1;
µ2 ….µk thì mô tả dưới dạng kiểm định của mô hình phân tích phương sai
được giả thuyết như sau:
Ho: µ1= µ2= ….= µk

● Kiểm định đa cộng biến:

+ Kiểm nghiệm đa cộng biến bằng giá trị VIF

+ Nếu VIF < 10 thì ta đánh giá không có hiện tượng đa cộng biến. Tuy
vậy cột mốc nhận xét ở mức này sẽ thường dùng trong những nghiên
cứu về kỹ thuật không sử dụng thang đo Likert. Còn ở những nghiên
cứu về xã hội,kinh tế, các nhà nghiên cứu cho rằng VIF > 2 sẽ có hiện
tượng đa cộng biến với khả năng xảy ra cao, còn >5 chắc chắn có đa
cộng biến.
● Xây dựng mô hình dự báo (mục đích)

Dự báo là một dự đoán và đưa ra thể hiện bằng cách tìm hiểu dữ liệu
trong lịch sử và lấy những tiêu chuẩn trong quá khứ. Các tổ chức dùng
những công cụ quản trị hệ thống và phần mềm để phân tách khối lượng dữ
liệu lớn được tập hợp trong một khoảng thời gian dài. Tiếp đến, phần mềm

27
dự đoán được yêu cầu cũng như dự báo trong xu hướng tương lai để giúp
các doanh nghiệp sẽ có quyết định marketing, tài chính một cách chính xác
hơn.
Các phương pháp dự đoán có thể mang tính chất định lượng hoặc định
tính:
− Phương pháp định tính
+ Dự báo định tính được dựa vào việc các chuyên gia về lĩnh vực
tiếp thị đưa ra các dự đoán trong thời hạn ngắn.Khi không có đủ dữ
liệu lịch sử thì bạn có thể sử dụng các phương pháp định tính.
− Phương pháp định lượng:
+ Các mô hình dự báo định lượng dùng số liệu trong bảng thống
kê và các dữ liệu lịch sử đạt giá trị để dự báo các xu hướng mang
tính dài hạn trong về sau.
Ba bước sau đây thể hiện quá trình lập mô hình dự đoán :
1. Tạo câu hỏi và thu gom các tập dữ liệu trong suốt thời gian
mẫu trả lời cho câu hỏi này trong một chuỗi thời gian quá khứ.
2. Đào tạo các phần mềm có sẵn trong máy tính hoặc những thuật
toán tiên đoán bằng cách dùng các giá trị trong quá khứ.
3. Thực hiện thuật toán dự đoán để thể hiện những dự báo về sau
trong tương lai.

2.4 Công cụ thu thâp thông tin:


BẢNG CÂU HỎI

Phương pháp nghiên


Mục tiêu Công cụ thu thập
cứu

Khảo sát thực trạng cử chỉ, Sử dụng thang đo


hành vi của trẻ khi bị bạo Tiến hành khảo sát bằng Likert 5 mức độ.
lực gia đình tác động về việc dùng bảng câu hỏi.
mặt thể chất và tinh thần.

28
Xác định và phân tích các
nguyên nhân hoặc yếu tố
liên quan tác động đến tâm Tiến hành khảo sát bằng Sử dụng thang đo
lý của trẻ. việc dùng bảng câu hỏi. Likert 5 mức độ.

Nghiên cứu cách thức và


chiến lược phòng ngừa Sử dụng kết quả thu
Nghiên cứu lý thuyết
hành vi bạo lực gia đình và thập được bắt đầu
cùng với kết quả khảo
cách tạo điều kiện cho môi quá trình xử lí và đưa
sát thu được.
trường gia đình lành mạnh ra giải pháp.
và an toàn cho trẻ em.

BẢNG PHỎNG VẤN

Mục tiêu Phương pháp nghiên cứu Công cụ thu thập

Thông tin cá nhân của đối Tiến hành phỏng vấn trực Sử dụng thang đo
tượng nghiên cứu. tiếp. liên tục.

Tình trạng gia đình của đối Tiến hành phỏng vấn trực Sử dụng thang đo
tượng nghiên cứu. tiếp. liên tục.

Kinh nghiệm về bạo lực gia Tiến hành phỏng vấn trực Sử dụng thang đo
đình của đối tượng nghiên tiếp. liên tục.

29
cứu.

Cảm nhận và tác động tâm


Tiến hành phỏng vấn trực Sử dụng thang đo
lý của đối tượng nghiên
tiếp. liên tục.
cứu.

Tác động đến học tập và


Tiến hành phỏng vấn trực Sử dụng thang đo
cuộc sống xã hội của đối
tiếp. liên tục.
tượng nghiên cứu.

Hỗ trợ và giải pháp cho đối Tiến hành phỏng vấn trực Sử dụng thang đo
tượng nghiên cứu. tiếp. liên tục.

Đối tượng nghiên cứu đưa


Tiến hành phỏng vấn trực Sử dụng thang đo
ra đề xuất và ý kiến cá
tiếp. liên tục.
nhân.

30
Tài liệu tham khảo
Đ. Thế Tuấn. (1995). Kinh Tế Học Gia Đình. 9-16.
Đặng Thị Hoa. (2019, 10 24). THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN BẠO LỰC GIA ĐÌNH TỪ GÓC NHÌN XÃ HỘI VÀ
VĂN HÓA. TẠP CHÍ KHOA HỌC HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT
NAM,Số 3 - 2018, trang 2-3.
H. Thị Lệ Quyên. (2012). Ảnh hưởng của bạo lực giới trong gia đình đối với
việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Doctoral dissertation, Đại
Học Quốc Gia Hà Nội.
Michele Lloyd, University of Hertfordshire,. (2018). Domestic Violence and
Education: Examining the Impact of Domestic Violence on Young
Children, Children, and Young People and the Potential Role of
Schools. Hatfield, United Kingdom.
Nguyễn Phú Trọng. (2007). LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA
ĐÌNH CỦA QUỐC HỘI KHÓA XII, KỲ HỌP THỨ 2, SỐ
02/2007/QH12, NGÀY 21 THÁNG 11 NĂM 2007. QUỐC HỘI
KHÓA XII, KỲ HỌP THỨ 2, SỐ 02/2007/QH12, (trang 1).
O. Khemthong; T. Chutiphongdech, Department of Hospitality and Tourism
Management. (2021). Domestic Violence and Its Impacts on
Children: A Concise Review of Past Literature. Bangkok 10110,
Thailand: Walailak Journal of Social Science.
Sterne, A., & Poole, L. (2009). Domestic Violence and Children. London:
Routledge.
T.T.Ánh Tuyết. (2018). ẢNH HƯỞNG CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐẾN
VIỆC HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH CỦA TRẺ EM. Trong Dong
Thap University Journal of Science (trang 31, 117-120). Dong Thap
University Journal of Science.
T.Thị Sáu. (2015). Ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối với sự hình thành và
phát triển nhân cách của trẻ em. Quảng Bình: Trường Đại học Quảng
Bình.
Thái, & T. D. (2005). Tâm lý học quản trị kinh doanh.
Ths. Lê Thị Hồng Hải. (2023). Bạo lực trẻ em trong gia đình hiện nay –
thực trạng và giải pháp. Tạp chí Quản lý Nhà nước.

31
Trần Quý Long. (2023). Bạo lực thể chất trẻ em trong gia đình. Tạp chí
Khoa học xã hội Việt Nam.
Vương Đình Huệ. (2022). Luật phòng, chống bạo lực gia đình. Quốc Hội,
(trang 31).

32

You might also like