Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 9

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN TOÁN 5 NĂM HỌC 2022-2023

THEO MA TRẬN ĐỀ THI CỦA PHÒNG


PHẦN I: TRẮC NGHIỆM:

Mạch KT 1: Phân số, số thập phân và các phép tính với chúng. Tỉ số phần
trăm (4 câu – 4 điểm)

1. Đọc, viết, so sánh các số thập phân; Xác định giá trị các chữ số trong số
thập phân; Tỉ số phần trăm của hai số (2 câu – 2 điểm – mức 1)
Câu 1: Số thập phân gồm 8 chục, 2 phần mười và 3 phần nghìn được viết là:
Đáp án: ………….
Câu 2: Số thập phân gồm 35 đơn vị và 36 phần nghìn được viết là:
Đáp án: ………….
Câu 3: Số 23,305 được đọc là:
Đáp án: ……………
Câu 4: Sắp xếp các số thập phân sau theo thứ tự từ bé đến lớn: 2,135; 3,125;
2,315; 3,512
Đáp án: ……………..
Câu 5: Số lớn nhất trong các số: 9,07 ; 9,979 ; 9,98 ; 8,9 là:
Đáp án: ……………..

Câu 5: Các số dưới đây, số bé hơn tích 2021 x 0,001

A. 2,019 B. 2,19 C. 20,19 D. 201,9

Câu 6: Giá trị của chữ số 6 trong số thập phân 2,016 là:
Đáp án: ………….
Câu 7: Giá trị của chữ số 1 trong số 2,015 hơn giá trị của chữ số 1 trong số 2,501
là:
Đáp án:
Gợi ý: Lấy giá trị của chữ số 1 trong số 2,015 trừ giá trị của chữ số 1 trong 2,501
Câu 8: Tỉ số phần trăm của 2 số 0,5 và 1,25 là:
Đáp án: …………..
Câu 9: Một lớp học có 40 học sinh, số học sinh nữ bằng 12 bạn. Tỉ số số học sinh
nữ so với học sinh cả lớp là:
Đáp án: …………………
Câu 10: Một lớp học có 28 em, trong đó có 7 em học giỏi toán. Tỉ số phần trăm
học sinh giỏi toán so với sĩ số của lớp là:
Đáp án: …………………
Câu 11: Trong một đợt phát động quyên góp sách cho thư viện trường, khối lớp 5
quyên góp được tất cả 300 quyển sách trong đó có 120 quyển sách truyện thiếu thi.
Vậy sách truyện thiếu nhi chiếm số phần trăm so với tổng số sách của khối lớp 5
là:
Đáp án: …………………
2. Các bài toán về phân số, số thập phân, tỉ số phần trăm (Mức 2 – 1 điểm)
Câu 12: 75% của 0,1 là:
Đáp án: ……….
4
Câu 13: Phân số viết thành tỉ số phần trăm ta được:
5

Đáp án: ……….


Câu 14. Hiệu giá trị của hai chữ số 7 trong số 2017,678 là:
Đáp án: ……….
1
Câu 15: Hỗn số 2 được viết thành số thập phân là:
2

Đáp án: ……….


Câu 16: Buổi sáng, mẹ Hà đem 124kg thóc ra phơi. Buổi chiều, mẹ cân thóc và
tính ra hao mất 5% khối lượng thóc. Hỏi buổi chiều mẹ thu lại bao nhiêu ki-lô-gam
thóc?
Đáp án: ……….
Bài 17: Lớp 5 A có 35 học sinh, trong đó có 40% là học sinh nữ. Số học sinh nam
của lớp 5A là:
Đáp án: ……….
3. Các bài toán về phân số, số thập phân, tỉ số phần trăm (Mức 3 – 1 điểm)
Câu 18. Tổng hai số bằng 201,7 và hiệu hai số bằng 1,7. Vậy số lớn là:
Đáp án: ……….
Câu 19: Hiệu của hai số là 1,25 thương của hai số đó cũng bằng 1,25.
Vậy số bé là: ………….
Đáp án: ……….
Câu 20: Cho 2 số biết 25% số thứ nhất bằng 20% số thứ hai và tổng hai số bằng
16,2. Số thứ nhất là:
Đáp án: ………….
1
Câu 21: Cho 2 số biết 25% số thứ nhất bằng số thứ hai và hiệu của hai số là 22,5.
3
Số thứ nhất là:
Đáp án: ……….
Câu 22: Hai thùng dầu chứa tổng cộng 35,8 lít dầu. Nếu thùng thứ nhất được thêm
6,7 lít dầu nữa thì sẽ gấp 4 lần thùng thứ hai. Ban đầu, thùng thứ nhất có số dầu là:
Đáp án: ……….
Câu 23: Một thùng gạo đựng 40kg gạo. Ban đầu người ta lấy ra 20% số gạo trong
thùng, lần thứ hai lấy tiếp 50% số gạo còn lại sau khi lấy lần thứ nhất. Hỏi trong
thùng còn lại bao nhiêu ki-lô-gam gạo?

Đáp án: ……….


Câu 24: Nhân ngày 30 tháng 4, một cửa hàng bán đồ lưu niệm bán hạ giá 10% so
với ngày thường. Tuy vậy họ vẫn lãi 8% so với giá vốn. Hỏi ngày thường họ lãi
bao nhiêu phần trăm so với giá vốn?
Câu 25: Dùng 3 kg muối phải pha với số ki – lô – gam nước để được một bình nước
muối chứa 15% muối là:
Đáp án: ……….
Mạch KT 2: Đại lượng đo lường (1 câu – 1 điểm)

Đổi các đơn vị đo đã học

Câu 26: Số thích hợp để điền vào chỗ chấm 3,03 m3 = … lít là: ………………

Câu 27: 4m37dm3 = ….. dm3. Số thích hợp để điền vào chỗ chấm là: …………

Câu 28: Số thích hợp điền vào chỗ chấm của 2m2 5cm2 = ... m2 là: ………
Câu 29: 7 tấn 15 kg = .........tấn. Sè thÝch hîp ®Ó ®iÒn vµo chç chÊm lµ: ...........
Câu 30: 200 tạ = ............. kg. Sè thÝch hîp ®Ó ®iÒn vµo chç chÊm lµ: ..............
Học lại các bảng đơn vị đo đại lượng đã học, mối quan hệ của các đơn vị đo trong
một đại lượng để làm tốt câu này.
Mạch KT 3: Diện tích, thể tích các hình (1 câu – 1 điểm)

Tính diện tích và thể tích các hình đã học


Câu 31: Một hình lập phương có diện tích toàn phần là 486cm2. Thể tích của hình
lập phương đó là:

Đáp án: ……………


Câu 32. Một cái bể cá hình hộp chữ nhật có chiều dài bằng 2m; chiều rộng bằng
1,5m và chiều cao bằng 1,2m. Thể tích bể cá đó là:
Đáp án: ……………
Câu 33. Một cái bể cá hình hộp chữ nhật có thể tích bằng 0,96m3 . Đáy bể có
chiều dài bằng 1,2m; chiều rộng bằng 1m. Chiều cao của bể cá đó là:
Đáp án: …………..
Câu 34. Diện tích một cái bàn hình tròn có chu vi 25,12 dm là:
Đáp án: …………..
Nhớ lại các công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học.
PHẦN II. TỰ LUẬN
2. Bài toán chuyển động có 1 động tử tham gia chuyển động (bài 8 – Mức 3 – 1
điểm)
Ghi nhớ các công thức tính vận tốc, quãng đường và thời gian.
Bài 1: Lúc 7 giờ 10 phút, một người đi từ thành phố Vinh sang thành phố Hà Tĩnh
bằng xe máy với vận tốc 35km/giờ. Đến 7 giờ 40 phút, người đó chuyển sang đi ô
tô với vận tốc 60km/giờ, và đi tiếp 30 phút nữa thì tới nơi. Tính quãng đường từ
thành phố Vinh sang thành phố Hà Tĩnh.
Bài 2: Lúc 6 giờ 30 phút, một người đi xe tải chở hàng từ thành phố Vinh ra thị xã
Hoàng Mai với vận tốc 50km/giờ. Đến 8 giờ, người đó tới thị xã Hoàng Mai và trả
hàng trong 30 phút rồi quay lại thành phố Vinh với vận tốc 60km/giờ. Hỏi người
đó về đến thành phố Vinh lúc mấy giờ?
Bài 3: 6 giờ sáng, anh Nam đi xe đạp từ nhà đến sân bay Vinh với tốc độ
12km/giờ. Anh ấy đến sân bay Vinh lúc 6 giờ 40 phút và nghỉ lại đó mất 20 phút
rồi quay trở về. Anh ấy đến nhà lúc 7 giờ 30 phút. Tính vận tốc trung bình mà anh
ấy đã đi khi quay về nhà?
Bài 4: 7 giờ 15 phút sáng, bạn Mai đi cùng bố sang thành phố bên cạnh bằng ô tô,
ô tô đi với vận tốc 60km/giờ. Sau khi đi được 20 km, bố bạn ấy dừng lại ở quán tạp
hóa bên đường mua một ít đồ trong 10 phút rồi đi tiếp với vận tốc 50km/giờ và đến
nơi lúc 8 giờ 15 phút. Tính quãng đường từ nhà Mai tới thành phố bên cạnh.
Bài 5: Lúc 6 giờ 30 phút, một người đi từ thành phố A sang thành phố B bằng xe
máy với vận tốc 40km/giờ. Đi được 30 phút, người đó chuyển sang đi bằng ô tô
với vận tốc 60km/giờ và đi tới thành phố B lúc 7 giờ 25 phút. Tính quãng đường từ
thành phố A sang thành phố B?
Bài 6: Lúc 7 giờ sáng một người đi xe đạp từ thành phố Vinh xuống thị xã Cửa Lò.
Đi được 6km, người đó chuyển sang đi xe máy với vận tốc 40km/giờ và đi trong
15 phút nữa thì tới nơi. Tính quãng đường từ thành phố Vinh xuống thị xã Cửa Lò.
Bài 7: Lúc 8 giờ 30 phút, một người đi xe máy từ A tới B với vận tốc 40km/giờ.
Đến 9 giờ, người đó phải dừng lại sửa xe mất 30 phút rồi đi tiếp đến B với vận tốc
45km/giờ. Hỏi người đó đến B lúc mấy giờ? Biết quãng đường AB dài 110km (thời
gian)
Bài 8: Lúc 7 giờ 10 phút, một người đi xe đạp từ A tới B với vận tốc 10km/giờ. Đi
được 30 phút, người đó chuyển sang đi xe máy với vận tốc 40km/giờ và đến B lúc
10giờ 10 phút. Tính quãng đường AB. (quãng đường)
Bài 9: Lúc 8 giờ 30 phút, một ô tô khởi hành từ A với vận tốc 60 km /giờ và phải tới
B lúc 13 giờ. Đến 11 giờ xe phải dừng lại sửa chữa mất 20 phút. Hỏi để đến B đúng
giờ quy định thì đoạn đường còn lại xe phải chạy với vận tốc bao nhiêu? Biết quãng
đường AB dài 260km.
Bài 10: 6 giờ sáng, anh Nam bắt đầu đi từ thành phố A để đến thành phố B bằng xe
máy với vận tốc 40km/giờ. Đi được 45 phút, người đó dừng lại nghỉ 20 phút rồi đi
tiếp tới B. Hỏi để kịp thời gian dự họp ở thành phố B lúc 8 giờ 20 phút thì anh
Nam phải đi quãng đường còn lại với vận tốc bao nhiêu ki-lô-mét/giờ. Biết quãng
đường từ thành phố A đến thành phố B dài 90 km.
Bài 11: Một ô tô đi quãng đường dài 225 km. Lúc đầu xe đi với vận tốc 60 km/giờ.
Sau đó vì đường xấu và dốc nên giảm vận tốc xuống chỉ còn 35 km/giờ. Và vì vậy
xe đi quãng đường đó hết 5 giờ. Tính thời gian xe đi với vận tốc 60km/giờ? (giải
theo pp giả thiết tạm)
4. Thực hiện các phép tính với phân số (bài 10 – Mức 4 – 1 điểm)
Bài 1: Tính nhanh
1 1 1 1 1 1
A= + + + + +
3 9 27 81 243 729
1 1 1 1 1 1
B= + + + + +
5 10 20 40 80 160
2 2 2 2 2
C= + + + + …….. +
6 12 20 30 9900
3 3 3 3
D= + + + …….
3x7 7 x 11 11 x 15 199 x 201
1 1 1 1 1
E= + + + +
4 28 70 130 208
1 1 1 1 1
F= + + + +
5 45 117 221 357
2 14 34 62 98 142
G= + + + + +
3 15 35 63 99 143
1 2 3 4 5 6 7
H= + + + + + +
2 8 28 77 176 352 638
1 1 1 1 1
I= + + + +…. +
3 6 10 15 4950
1 1 1 1 1 1
K= + + + + +
12 24 40 60 84 112
1 1 1 1 1 1
L= + + + + +
6 30 70 126 198 286
7 13 21 31 43 57 73
M= + + + + + +
6 12 20 30 42 56 72
5 11 19 9899
N= + + + ….. +
6 12 20 9900

Bài 2: So sánh S với 2 biết:


2 2 2 2
S= + + + … .. +
2 6 12 9900
Bài 3: So sánh P với 1 biết:
1 1 1 1
P= + + + … .. +
3 15 35 9999
Khi có đề bài về so sánh 1 tổng của nhiều phân số với một số thì áp dụng cách
tính nhanh để tìm tổng đó rồi so sánh kết quả với số cần so sánh.
Bài 4: Tìm x biết
3 3 3 3 147
a) + + + ……..+ =
1x2 2x3 3x4 X x (X+1 ) 50
X X X X 100
b) + + + ……..+ =
3 15 35 9999 101
1 1 1 1
c) :X+ :X+ : X + ……..+ :X=2
3 15 35 9999
1 2 3 4 5 6 7 1
d) X:( + + + + + + )=
2 8 28 77 176 352 638 2

Bài 5: Tính nhanh giá trị biểu thức sau:


1 1 1 1 1 1 1 1 1
1 x 1 x1 x1 x1 x1 x1 x1 x1
3 8 15 24 35 48 63 80 99

Bài 6: Tính nhanh

a) 17,75 + 16,25 + 14,75 + 13,25 + …… + 4,25 + 2,75 + 1,25


26 𝑥 49−23
b) (2,0 + 2,1 + 2,2 + …. + 7,7 + 7,8 + 7,9 + 8,0) :
25 𝑥 49+26
20,2 x 5,1−30,3 x 3,4+14,58
c)
14,58 x 460+7,29 x 540 x 2
5,22 x 3134+1,44 x 275+20,88 x 1,079
d)
9,4+19,4+29,4+⋯+199,4
2,4 x 1994 x 2+1,6 x 3996 x 3+1,2 x 4010 x 4
e)
3+7+11+15+⋯+95+99−275
8,1∶0 ,6 x 1875+1,5 x 625 x 9
f)
105+205+795+895
3. Hình học

Bài 1. Cho tam giác vuông ABC có cạnh AB = 6cm; AC = 8cm, trên AB lấy điểm
M, trên AC lấy điểm N sao cho MNCB là hình thang có chiều cao 3,6cm.
a) Tính diện tích hình thang MNCB
b) Tìm tỷ số AM/MB và AN/NC

Bài 2. Cho tam giác ABC (góc A vuông) có cạnh AB=30 cm; AC=40 cm; BC=50
cm.
a. Tính chiều cao hạ từ A của tam giác ABC.
1
b. D là điểm chính giữa BC, E ở trên AC sao cho AE = AC. AD cắt BE ở M. Tính
3

S tam giác AME.

Bài 3. Cho tam giác ABC vuông ở A, có AB=3cm, CA=4cm, BC=5cm.

a) Tính diện tích tam giác ABC.


b) Trên AB lấy M sao cho AM = 2cm.Trên AC lấy N sao cho AN = 1cm. Trên
BC lấy điểm E sao cho BE = 2,5cm. Tính diện tích tam giác MNE.

Bài 4. Cho hình thang ABCD có đáy bé AB và đáy lớn CD. Biết diện tích tam giác
OAB và ODC lần lượt là 4cm2 và 9cm2. Hãy tính diện tích hình thang ABCD?
Bài 5. Hình thang vuông ABCD vuông tại A và D, đáy bé AB bằng 4cm, đáy bé
AB= 1/3 đáy lớn CD; chiều cao gấp 2 lần đáy bé.

a) Tính diện tích hình thang vuông ABCD.


b) Kéo dài BC và AD cắt nhau tại M. Tính diện tích tam giác MAB

Câu 6. Cho hình thang ABCD, có đáy bé AB là 40cm, đáy lớn CD là 60cm,
đường cao AD là 40cm. Lấy E trên AD và G trên BC sao cho EG chia hình thang
ABCD làm hai hình thang có đường cao AE là 30cm và ED là 10cm.
a) Tính diện tích hình thang ABCD
b) Tính diện tích hình thang EGCD A 40cm B

30cm

E G
10cm
D C
60cm

Bài 7: Cho hình thang ABCD ( Đáy lớn DC, đáy nhỏ AB), đường cao 3,6 m, trung
bình cộng của hai đáy là 9,15m và đáy lớn hơn đáy nhỏ 7,5m.
a) Tính diện tích hình thang ABCD.
2
b) Kéo dài cạnh AD, CB cắt nhau tại E. Biết AD = DE. Tính diện tích tam giác
3
EAB.

You might also like