Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

BÀI TẬP KỸ THUẬT CHÂN KHÔNG

1. Độ dẫn khí bằng bao nhiêu tốc độ bơm để hiệu suất sử dụng tốc độ bơm đạt 80%; 90%
2. Tốc độ rút khí bằng bao nhiêu nếu độ dẫn khí bằng 10 lít/sec, tốc độ bơm bằng 100 lít/sec
3. Tốc độ rút khí từ ống phóng điện tử tăng lên bao nhiêu lần khi thay
- Bơm có tốc độ bơm SB = 6 lít/sec bằng bơm có SB = 20 lít/sec
- Bơm có tốc độ bơm SB = 6 lít/sec bằng bơm có SB = 100 lít/sec
Giả thiết độ dẫn khí của ống phóng có độ dẫn khí bằng L=1,2 lít/sec
4. Kiểm tra lại giá trị bảng
§¬n vÞ N/m2 dyn/cm2 Bar atm mmHg Hg
 bar
N/m 2
1 10 10-5 0,987.10-5 750.10-5 750.10-2
dyn/cm2 =  bar 10-1 1 10-6 0,987.10-6 750.10-6 750.10-3
Bar 105 106 1 0,987 750 750.103
atm 1,01.105 1,01.106 1,01 1 760 760.103
mmHg 133,3 1333 1,33.10-3 1,31.10-3 1 103
Hg 1,333.101 1,333 1,333.10-6 1,313.10-6 10-3 1
Biết: - Mật độ thuỷ ngân ρ=13,6 g/cm3
- Gia tốc trọng trường g=9,8 m/s2
- Bar là áp suất khí quyển đo ở mặt biển tại vĩ độ 450 với g=980,629 cm/s2.
1Bar=750,08 mmHg
5. Một cái chuông kim loại úp lên bản kim loại phẳng sao cho thật khít, kín khí, phía trong
chuông là chân không. Biết đường kính trong của chuông là 60 cm, trọng lượng chuông
không đáng kể và bản kim loại đứng yên. Hỏi phải dùng 1 lực bằng bao nhiêu để mở chuông?
6. Tính nồng độ phân tử khí, quãng đường tự do trung bình và mật độ dòng khí đập vào 1cm2
bề mặt trong chân không ở các điểm giới hạn 760 mmHg, 1.10-3 mmHg, 1.10-7 mmHg.
7. Tính số phân tử khí trong lượng khí 1mmHg.lit ở 300K
8. Tính dòng khí dò vào đối tượng bơm biết rằng trong một giây trung bình có Nd=6,4.1013
phân tử khí dò vào. Giả sử áp suất trong đối tượng không đổi và bằng P=10-5 mmHg.
9. Trong một hệ chân không đơn giản, đường ống nối bơm và đối tượng có kích thước
l=0,5m ; đường kính Φ=4 cm. Tốc dộ bơm là SB=2 lít/s.
- Tính tốc độ rút khí nếu biết áp suất ở lối vào của bơm là P2=10-4 mmHg?
- Tính áp suất trong đối tượng?
- Tính hiệu suất sử dụng bơm?
10. Cho một ống dẫn khí hình trụ dài l=50cm ; đường kính Φ= 0,5cm, tốc độ bơm là 10 lít/s.
Xác định khoảng áp suất trung bình cho các trường hợp chảy rối, chảy thành lớp, chảy phân
tử?
11. Tính độ dẫn khí của ống trong trường hợp chảy thành lớp, chảy phân tử trong ống ở bài 10
ở các điểm giới hạn (áp suất lớn nhất khi chảy phân tử, áp suất nhỏ nhất khi chảy lớp). Biết
rằng độ nhớt của không khí η=18,1.10-5 và T=300K.
12. Tính áp suất trong đối tượng có thể tích bằng 0,05 m3. Biết tốc độ bơm SB= 2lít/s, ống nối
bơm và đối tượng có độ dẫn khí L= 3lít/s và không đổi. Tính áp suất ở các thời điểm 1s, 2s, 4s,
8s, 16s, 32s, 1 phút, 3 phút, 5 phút, 10 phút, 20 phút.
Vẽ đồ thị P(t) biết áp suất ban đầu P0= 760mmHg.
13. Hãy tính tốc độ bơm của bơm khuyếch tán trong trường hợp lý tưởng biết đường kính
trong của buồng bơm là 10cm. Khe giữa ô và thành buồng bơm rông 1cm. Tại sao bơm lại
không đạt được tốc độ bơm lý tưởng đó?
14. So sánh nguyên tắc hoạt động của bơm phân tử, bơm khuyếch tán?
15. Giải thích một cách định tính biểu thức :
P1 2M
= 1 − k
P2  RT
U
− l
16. Theo công thức Pgh = P0 .e D
thì l càng lớn Pgh càng nhỏ. Vậy có nên làm bơm thật dài
không?
17. Bơm khuếch tán với tốc độ bơm bằng 500 lít/s, áp suất đối cao nhất bằng 1 mmHg. Nếu
bơm sơ cấp có Pgh=3.10-3 mmHg thì cần những đặc trưng khác như thế nào?
18. Giải thích sự phụ thuộc tốc độ bơm vào áp suất, vào kích thước khe vào, vào kích thước
khe hở?
19. Cho một bình thuỷ tinh có thể tích là 1lít. Trong bình có một dây Wo dài 100mm, đường
kính là 0,1mm mắc qua hai điện cực. Bề mặt sợi dây Wo bị hấp thụ một lớp đơn phân tử. Khi
dây bị đốt nóng tất cả các phân tử đều tái bốc hơi lên. Hỏi áp suất trong bình bằng bao nhiêu
khi đốt nóng sợi dây. Biết rằng áp suất khi chưa đốt nóng sợi dây là 1.10-8 mmHg, số phân tử
trong lớp đơn trên 1cm2 là 3.1014, T=300K và khí là không khí.
M Cy
20. Trong công thức =
M 0 (1 − y ) (1 − y + Cy )
2

M
Khi y=1 thì   . Điều đó có gì mâu thuẫn?
M0
21. Sự khác nhau giữa hấp thụ mao dẫn, hấp thụ đa phân tử và ngưng tụ như thế nào?
22. Trong một bình thuỷ tinh có thể tích là 1lít, áp suất ban đầu là 2.10-5 mmHg có một mặt
hấp thụ là 1cm2. Hỏi áp suất sẽ bằng bao nhiêu nếu trên mặt đó hấp thụ một lớp đơn phân tử?
23. Cho một bình thuỷ tinh có thể tích là 1lít, áp suất ban đầu là 10-10 mmHg. Sau khi đốt sợi
dây Wo (để cho các phân tử khí trên bề mặt tái bốc hơi hoàn toàn) áp suất trong bình tăng lên
bằng 1.10-8 mmHg. Tính mức độ phủ của bề mặt sợi dây biết rằng dây dài 10cm, đường kính
0,1mm.
24. Năng lượng hoạt hoá của một quá trình hấp thụ hoá học là 1eV. Hỏi phải cần cung cấp
bao nhiêu nhiệt lượng để hấp thụ hóa học 1mol khí?

You might also like