Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

Ôn tập thi:

• Câu 1. Trình bày những hiểu biết của mình về văn hóa? Di sản văn hóa? Giới thiệu một số
di sản văn hóa của Việt Nam được UNESCO công nhận.

-Văn hoá là những giá trị vật chất và tinh thần còn lại sau thời gian, được cộng đồng xã
hội tự nguyện lưu truyền từ đời này sang đời khác thông qua các chuỗi sự kiện trong đời
sống hàng ngày.

-Di sản văn hóa là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Di sản văn hóa
được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các di sản truyền thống và các
loại hình văn hóa do cha ông để lại (như các di tích, hiện vật, các loại hình
văn học, nghệ thuật, các nghi lễ, lễ hội, phong tục, tập quán, tri thức và kỹ
năng liên quan đến sản xuất nông nghiệp, nghề thủ công,...) còn tồn tại
đến ngày nay, đang được thực hành và có ý nghĩa, giá trị đối với cộng
đồng.

Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật

thể.

*Di sản văn hoá vật thể được UNESCO công nhận

Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Cố Đô Huế, Hoàng Thành thăng Long,
Thành Nhà Hồ,

*Di sản văn hoá phi vật thể được UNESO công nhận

Nhã nhạc Cung Đình Huế, Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên,
Dân ca Quan Họ, Đờn Ca tài tử

• Câu 2. Phân tích 1 thành tố văn hóa mà mình tâm đắc


.

Hiếu thảo là một trong những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc
Việt Nam. Lòng hiếu thảo là tấm lòng biết ơn, kính trọng sâu sắc của
bậc con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Lòng hiếu thảo được biểu
hiện bằng những tình cảm, hành động cụ thể trong cuộc sống hàng
ngày. Đó có thể là sự lễ phép, kính trọng, cũng có thể là tình yêu
thương, cảm thông sâu sắc, là sự cố gắng học tập và làm việc để đền
đáp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ của cha mẹ, ông bà. Trong
cuộc sống, nếu chúng ta biết hiếu thảo, biết yêu thương, trân trọng
những người thân trong gia đình thì không chỉ tạo ra niềm vui, niềm
hạnh phúc mà còn góp phần làm cho xã hội văn minh hơn. Thật vậy!
Đấng sinh thành là những người đã đưa chúng ta đến với cuộc đời, nuôi
dưỡng, bảo bọc và che chở cho ta bằng tất cả tình yêu thương. Vì vậy,
hiếu thảo không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của mỗi người
con, người cháu trong gia đình. Chúng ta cần ý thức được điều này,
sống và làm việc có trách nhiệm, luôn yêu thương, kính trọng bề trên,
không ngừng cố gắng để đền đáp công ơn, tình cảm to lớn của cha mẹ.
Bên cạnh đó, cần lên án, phê phán những hành động bất hiếu, vô cảm,
thậm chí là đánh đập người thân của một bộ phận người trong xã hội
hiện nay. Tóm lại, lòng hiếu thảo từ xưa đến nay vẫn luôn là đạo lý tốt
đẹp được truyền từ đời này sang đời khác, chúng ta cần biết giữ gìn và
phát huy thật tốt truyền thống đạo lý đó.

• Câu 3. Phân tích đặc điểm một vùng văn hóa ở Việt Nam (Phạm vi; Đặc điểm xã hội, dân
cư; Đặc điểm văn hóa vật chất; đặc điểm văn hóa tinh thần).

Tên vùng VH: châu thổ Bắc Bộ


*Nội dung
1. Đặc điểm tự nhiên
1.1. Phạm vi:
- Vùng châu thổ Bắc Bộ nằm ở phía Bắc Việt Nam, thuộc địa phận
các tỉnh Hà Tây, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Thái
Bình; thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng; phần đồng bằng của
các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình,
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh
- Vùng này được giới hạn bởi vịnh Bắc Bộ ở phía Đông, dãy Hoàng
Liên Sơn ở phía Tây, sông Hồng và các nhánh sông lớn như sông
Đuống, sông Luộc ở phía Nam.
2. Đặc điểm xã hội
2.1. Dân cư (tộc người):
- Dân cư chủ yếu là người Kinh (Việt), là nhóm dân tộc đông nhất và
chiếm đa số ở vùng này.
- Bên cạnh đó, còn có một số nhóm dân tộc thiểu số như Tày, Thái,
Mường, Dao sống xen kẽ.
=> Các nhóm dân tộc này có những nét văn hóa, phong tục, tập quán
riêng, góp phần tạo nên sự đa dạng văn hóa của vùng.
2.2. Tổ chức xã hội
- Xã hội châu thổ Bắc Bộ truyền thống có cấu trúc phong kiến, với
làng xã là đơn vị cơ bản.
- Làng xã có tổ chức chặt chẽ, với hệ thống quan hệ gia đình, dòng
tộc, hương ước làng và các tổ chức xã hội khác.
- Nông nghiệp lúa nước là hoạt động kinh tế chính, đòi hỏi sự hợp tác,
tổ chức lao động tập thể trong các công việc như đắp đập, đào kênh,
tưới tiêu.
- Xã hội có sự phân công lao động rõ ràng giữa nam và nữ, với vai trò
của phụ nữ rất quan trọng trong nông nghiệp và gia đình.
- Gia đình trong vùng thường là gia đình mở rộng, bao gồm nhiều thế
hệ sống chung dưới một mái nhà. Sự đoàn kết và hỗ trợ gia đình rất
quan trọng.
=> Nhìn chung, xã hội châu thổ Bắc Bộ mang đậm dấu ấn của nền
văn hóa nông nghiệp lúa nước truyền thống Việt Nam.
3. Đặc điểm văn hóa
3.1. Đặc điểm văn hóa vật chất
3.1.1. Ẩm thực:
- Ăn uống của cư dân Việt trên châu thổ vẫn như mô hình bữa ăn của
người Việt trên các vùng đất khác: cơm + rau + cá; nhưng thành phần
cá ở đây chủ yếu hướng tới các loại cá nước ngọt. Cư dân đô thị; nhất
là Hà Nội; ít dùng đồ biển hơn cư dân ở các đô thị phía Nam như
Huế; Nha Trang; Sài Gòn. Thích ứng với khí hậu ở châu thổ Bắc Bộ;
người Việt Bắc Bộ tăng thành phần thịt và mỡ; nhất là mùa đông lạnh
để giữ nhiệt cho cơ thể. Các gia vị có tính chất cay; chua; đắng quen
thuộc với cư dân Trung Bộ; Nam Bộ lại không có mặt trong bữa ăn
của người Việt Bắc Bộ nhiều lắm. Có nhiều món ăn truyền thống và
đặc trưng như bánh chưng, bánh giầy, phở
3.1.2 Trang phục:
- Trang phục truyền thống như áo dài, áo tứ thân, nón lá. Các họa tiết
thêu, thắt dệt thể hiện sự tinh xảo của người dân. Cách mặc của người
dân Bắc Bộ cũng là một sự lựa chọn thích ứng với thiên nhiên châu
thổ Bắc Bộ đó là màu nâu. Đàn ông với y phục đi làm là chiếc quần lá
toạ; áo cánh màu nâu sồng. Đàn bà cũng mặc váy thâm; chiếc áo nâu
khi đi làm. Lễ tết; hội hè thì trang phục này có khác hơn: đàn bà với
áo dài mớ ba mớ bảy; đàn ông với chiếc quần trắng; áo dài the; chít
khăn đen. Ngày nay; y phục người Việt Bắc Bộ đã có sự thay đổi khá
nhiều để phù hợp với công việc và thời đại.
3.1.3. Nhà ở:
- Kiến trúc nhà ở mang đậm nét truyền thống, như nhà sàn, nhà ống,
với vật liệu chủ yếu là gỗ, tre, nứa.Nhà của người dân Bắc Bộ của
thường có mái cong truyền thống, sau này mái nhà bình thường được
làm thẳng cho thuận tiện, chỉ có những công trình kiến trúc lớn mới
có mái cong cầu kì.
- Một số nơi Bắc Bộ ( ví dụ như Nghệ An) thiết kế ngôi nhà của
mình theo kiểu nhà sàn để đối phó với lũ lụt, độ ẩm và
ngăn côn trùng. Vào thế kỉ thứ XVII,nhiều ngôi đình Đình Bảng ( Bắc
Ninh), đình Chu Quyến ( Hà Tây) ... Vẫn làm theo lối nhà sàn.
3.2. Đặc điểm văn hóa tinh thần:
3.2.1. Tín ngưỡng:
-Cũng như miền Nam thì ở miền Bắc, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là
một tín ngưỡng vô cùng phổ biến, là một phần lho6ng thể thiếu trong
mỗi gia đình, bất kể giàu nghèo hay địa vị xã hội.
- Mọi tín ngưỡng của cư dân trồng lúa nước như thờ Thành Hoàng;
thờ Mẫu; thờ các Ông tổ nghề… có mặt trên hầu khắp các làng quê
Bắc Bộ. Các tín ngưỡng này tiềm ẩn trong tâm thức con người và tồn
tại trong lễ hội – một loại sinh hoạt văn hoá tổng hợp.
3.2.2. Lễ hội:
- Ở đồng bằng Bắc Bộ, lễ hội rất phong phú , đa dạng rực rỡ về thời
gian, số lượngmật độ nội dung ….theo thời gian , có thể chia lễ hội
thành những loại : Lễ hội mùa xuân, lễ hội mùa thu… theo không
gian địa lý, lễ hội được phân làm những dạng : Lễ làng, lễ hội vùng ,
lễ hội cả nước ... Tuy vậy, dù vào thời gian nào hay ở địa phương
nào , lễ hội ở vùng văn hóa Bắc Bộ đều có đặc điểm chung là
mang tính chất lễ hội nông nghiệp, điều này thể hiện rõ trong các hình
thức lễ hội như thờ mẹ lúa , thờ thần mặt trời, cầu mưa …
- Lễ hội ở vùng văn hóa Bắc Bộ không chỉ là những nét phác thảo về
văn hóa mà còn mang đậm tính chất tính ngưỡng tôn giáo . Những lễ
hội thường được đồng nhất với lễ chùa, miếu.
- Trên mảnh đất thiêng liêng này, ta có thể bắc gặp nhiều lễ hội truyền
thống như Hội chùa Hương ( Hà tây), hội đền Hùng ( Phú Thọ), hội
Gióng (Hà tây), hội Lim (Bắc Ninh), lễ tịch điền, lễ chọi trâu…những
lễ hội ấy là kết tinh của những tinh hoa văn hóa đượckế thừa , chọn
lọc, kết tinh và lắng đọng qua từng thời kỳ lịch sử.
=> Những qui cách và những nghi thức trong lễ hội mà mỗi người
phải tuân thủ theo tạo nên sự gắn bó chặt chẽ hơn với cộng đồng.
3.2.3. Văn học - Nghệ thuật:
- Văn học: Kho tàng văn học dân gian Bắc Bộ có thể coi như một loại
mỏ với nhiều khoáng sản quý hiếm. Từ thần thoại đến truyền thuyết;
từ ca dao đến tục ngữ; từ truyện cười đến truyện trạng…mỗi thể loại
đều có một tầm dày dặn; mang nét riêng của Bắc Bộ. Chẳng hạn
truyện trạng ở Bắc Bộ như truyện Trạng Quỳnh; Trạng Lợn…; sử
dụng các hình thức câu đố; câu đối; nói lái; chơi chữ nhiều hơn
truyện trạng ở các vùng khác. Có nhiều tác phẩm văn học cổ điển như
Truyện Kiều, Lục Vân Tiên, Chinh Phụ Ngâm...Cùng với văn hoá dân
gian , vùng châu thổ Bắc Bộ theo GS . Đinh Gia Khảnh còn là nơi
phát sinh nền văn hoá bác học ” . Nói đến văn hoá bác học; không thể
không kể đến văn học nghệ thuật. Nhữngtác giả như Nguyễn Trãi;
Nguyễn Du; Hồ Xuân Hương…đều trưởng thành và gắn bó với vùng
văn hoá này.
- Nghệ thuật: Bên cạnh những ấn phẩm văn học mang nét riêng, các
thể loại thuộc nghệ thuật biểu diễn dân gian ở Bắc Bộ cũng nhiều
không kém cạnh và mang sắc thái mỗi vùng rõ rệt. Một số loại hình
nghệ thuật nổi tiếng như hát quan họ, hát xoan, hát trống quân, hát
chầu văn, hát chèo, tuồng, múa rối v.v...
=> Nhìn chung, văn hóa vùng châu thổ Bắc Bộ mang đậm bản sắc dân
tộc Việt Nam, với sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố truyền thống và
hiện đại.
Câu 4/ Quan hệ của con người Việt Nam với môi trường tự nhiên Việt Nam thể hiện những
sắc thái gì trong nền văn hóa dân tộc.

Mối quan hệ giữa con người Việt Nam với môi trường tự nhiên được thể hiện qua nhiều sắc
thái trong nền văn hóa dân tộc, tạo nên một bức tranh đa dạng và độc đáo.

Sắc thái hài hòa, tôn trọng tự nhiên


 Tôn thờ thiên nhiên: Người Việt từ xưa đã có tín ngưỡng đa thần, tôn thờ các vị thần
tự nhiên như thần Nước, thần Núi, thần Rừng, thể hiện sự kính trọng và gắn bó với
môi trường.
 Sống hòa hợp: Nền văn hóa lúa nước lâu đời hình thành mối quan hệ tương tác hài
hòa giữa con người và thiên nhiên. Người Việt biết cách canh tác, khai thác tài
nguyên hợp lý, đồng thời gìn giữ và bảo vệ môi trường sống.

Sắc thái chiến đấu, chinh phục tự nhiên

 Tinh thần chống thiên tai: Trải qua lịch sử lâu đời với nhiều thiên tai khắc
nghiệt, người Việt rèn luyện ý chí kiên cường, đoàn kết chống chọi với thiên nhiên.
 Khát vọng chinh phục: Con người Việt Nam không ngừng cải tạo, biến đổi thiên
nhiên để phục vụ cuộc sống, thể hiện qua các công trình thủy lợi, đê điều, khai
hoang, mở đất.

Sắc thái tâm linh, thiêng liêng

 Tự nhiên trong đời sống tâm linh: Nhiều ngọn núi, dòng sông, hang động được gắn
với các truyền thuyết, huyền thoại, tạo nên vẻ đẹp tâm linh trong văn hóa Việt.
 Cây cối gắn bó với đời người: Nhiều loại cây như tre, đa, bưởi được xem là biểu
tượng của phẩm chất tốt đẹp, gắn liền với đời sống tinh thần của con người.

Sắc thái văn hóa, nghệ thuật

 Hình ảnh thiên nhiên trong văn học: Thiên nhiên được miêu tả sinh động, giàu cảm
xúc trong thơ ca, ca dao, tạo nên bức tranh thiên nhiên Việt Nam tươi đẹp, thơ mộng.
 Thiên nhiên trong nghệ thuật: Hình ảnh thiên nhiên được thể hiện qua các loại hình
nghệ thuật như tranh ảnh,điêu khắc, kiến trúc, tạo nên vẻ đẹp độc đáo cho văn hóa
Việt.

Tuy nhiên, bên cạnh những sắc thái tích cực, cũng cần nhìn nhận những tác động tiêu cực của
con người đến môi trường hiện nay như ô nhiễm, khai thác cạn kiệt tài nguyên. Do đó, cần
tiếp tục gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp về mối quan hệ giữa con người và
thiên nhiên, để bảo vệ môi trường và hướng đến sự phát triển bền vững.

• Câu 5/Trình bày đặc điểm của gia đình, làng Việt Nam.

• Từ đó làm rõ gia đình có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của xã hội và văn hóa Việt
Nam hiện nay.

Đặc điểm của gia đình, làng Việt Nam

Gia đình và làng là hai đơn vị cơ bản trong cấu trúc xã hội Việt Nam, mang những đặc điểm
riêng biệt:

Gia đình:
 Tính huyết thống: Gia đình Việt Nam thường gắn kết chặt chẽ bởi quan hệ huyết
thống, bao gồm nhiều thế hệ chung sống.
 Tính cộng đồng: Thành viên trong gia đình gắn kết, hỗ trợ lẫn nhau về vật chất và
tinh thần.
 Tính giáo dục: Gia đình là môi trường đầu tiên giáo dục con cái về đạo đức, lối
sống, truyền thống văn hóa.
 Tính ổn định: Gia đình Việt Nam thường mang tính ổn định cao, ít có sự thay đổi về
cấu trúc.

Làng:

 Cộng đồng gắn kết: Làng là cộng đồng cư dân gắn kết bởi lịch sử, văn hóa, phong
tục tập quán chung.
 Tính tự chủ: Làng có sự tự chủ nhất định trong việc tổ chức đời sống, sản xuất.
 Tính tương trợ: Làng có tinh thần tương trợ lẫn nhau, giúp đỡ những gia đình khó
khăn.
 Bảo tồn văn hóa: Làng là nơi lưu giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống.

Vai trò của gia đình trong xã hội hiện nay

Gia đình đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội và văn hóa Việt Nam hiện
nay:

 Giáo dục: Gia đình là môi trường đầu tiên giáo dục con cái về đạo đức, lối
sống, truyền thống văn hóa.
 Bảo tồn văn hóa: Gia đình là nơi lưu giữ và truyền tiếp những giá trị văn hóa truyền
thống.
 Chăm sóc sức khỏe: Gia đình là nơi chăm sóc sức khỏe cho các thành viên, đặc biệt
là người già và trẻ em.
 Hỗ trợ tinh thần: Gia đình mang đến sự yêu thương, quan tâm, giúp đỡ các thành
viên vượt qua khó khăn.
 Góp phần xây dựng xã hội: Gia đình hạnh phúc góp phần xây dựng xã hội văn
minh, phát triển.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, nhiều gia đình Việt Nam đang phải đối mặt với những thách
thức như:

 Sự thay đổi cấu trúc gia đình: Gia đình hạt nhân ngày càng phổ biến, dẫn đến sự
giảm bớt vai trò của ông bà trong việc chăm sóc và giáo dục con cái.
 Tác động của công nghệ: Việc sử dụng quá nhiều thiết bị điện tử có thể ảnh hưởng
đến giao tiếp và gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.
 Áp lực cuộc sống: Vấn đề kinh tế, công việc khiến nhiều người không dành đủ thời
gian cho gia đình.

Để phát huy vai trò của gia đình trong xã hội hiện nay, cần có sự chung tay của cả gia đình và
cộng đồng:

 Tăng cường giao tiếp: Các thành viên trong gia đình cần dành thời gian để trò
chuyện, chia sẻ với nhau.
 Giữ gìn truyền thống: Gia đình cần tổ chức các hoạt động chung để truyền tiếp
những giá trị văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ.
 Củng cố cộng đồng: Cộng đồng cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ các gia đình gặp khó khăn.

Gia đình Việt Nam là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của xã hội. Việc gìn giữ và phát
huy những giá trị tốt đẹp của gia đình là trách nhiệm của mỗi cá nhân và cộng đồng.

• Câu 6/ Nhận diện một số biểu hiện của sự giao lưu và tiếp xúc văn hóa giữa các tộc người ở
Việt Nam hiện nay

• - Một số biểu hiện của sự giao lưu và tiếp xúc văn hóa giữa các tộc người ở Việt Nam hiện
nay (hoặc giữa Việt Nam với các quốc gia khác).

• → Chẳng hạn: giữa các tộc người Kinh, Khmer, Hoa ở Nam Bộ...

Giao lưu và tiếp xúc văn hóa là hiện tượng tất yếu trong quá trình phát triển của xã hội. Ở
Việt Nam, với sự đa dạng các dân tộc, giao lưu văn hóa giữa các tộc người diễn ra sôi nổi và
mang lại nhiều giá trị tích cực.

Một số biểu hiện của sự giao lưu và tiếp xúc văn hóa

1. Trang phục: Người dân tộc thiểu số sử dụng trang phục truyền thống trong các dịp lễ
hội, sự kiện đặc biệt. Tuy nhiên, họ cũng tiếp nhận và sử dụng trang phục của người
Kinh trong cuộc sống thường ngày.
2. Ẩm thực: Các món ăn đặc trưng của các dân tộc thiểu số được giới thiệu rộng rãi, thu
hút du khách và trở thành một phần của nền ẩm thực Việt Nam. Ví dụ: bánh chưng
của người Kinh, bánh dày của người Mường, bánh khọt của người Khmer.
3. Lễ hội: Các lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số được tổ chức thường
xuyên, thu hút sự tham gia của nhiều người. Ví dụ: Tết Nguyên Đán của người
Kinh, Tết Đoan Ngọ của người Tày, Tết Xoan của người Dao.
4. Ngôn ngữ: Tiếng Việt được sử dụng phổ biến trong giao tiếp giữa các dân tộc. Tuy
nhiên, các ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số vẫn được lưu giữ và sử dụng trong gia
đình, cộng đồng.
5. Nghệ thuật: Âm nhạc, điệu múa, nghệ thuật trang trí của các dân tộc thiểu số được
biểu diễn và giới thiệu rộng rãi,góp phần làm phong phú đời sống văn hóa Việt
Nam. Ví dụ: nhạc đàn Tơ-rưng của người Mường, điệu múa Apsara của người
Khmer, nghệ thuật dệt thổ cẩm của người Thái.

Ví dụ về giao lưu văn hóa giữa các tộc người Kinh, Khmer, Hoa ở Nam Bộ

 Ẩm thực: Cư dân Nam Bộ sử dụng đa dạng các món ăn của người


Kinh, Khmer, Hoa, tạo nên sự phong phú và độc đáo cho ẩm thực khu vực. Ví
dụ: bánh xèo, hủ tiếu (người Hoa), lẩu mắm (người Khmer), bún mắm nêm (người
Kinh).
 Lễ hội: Một số lễ hội ở Nam Bộ mang tính giao thoa văn hóa giữa các dân tộc
như: Lễ hội Ok-Om Bok (người Khmer), Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ (người Hoa), Lễ hội
Giỗ tổ Hùng Vương (người Kinh).
 Trang phục: Áo bà ba, nón lá - trang phục đặc trưng của người Kinh - được sử dụng
phổ biến ở Nam Bộ, bên cạnh trang phục truyền thống của người Khmer, Hoa.

Giao lưu và tiếp xúc văn hóa giữa các tộc người ở Việt Nam góp phần làm giàu thêm kho
tàng văn hóa chung của dân tộc,tăng cường sự gắn kết và hiểu biết giữa các cộng đồng. Tuy
nhiên, cần có ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc để tránh sự hòa tan, đồng nhất.

• Câu 7. “………Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội”.

• Ý kiến của anh/chị thế nào về quan điểm trên?

văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Quan điểm chỉ rõ vai trò to lớn của văn
hóa trong tiến trình lịch sử dân tộc và tương lai đất nước. văn hóa không phải
là kết quả thụ động, yếu tố đứng bên ngoài, bên cạnh hoặc đi sau kinh tế, phụ
thuộc hoàn toàn vào trình độ phát triển kinh tế mà văn hóa vừa là mục tiêu,
vừa động lực thúc đẩy kinh tế. “Văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và
hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng,
từng địa bàn dân cư, vào mọi sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất
nước ta đời sống tinh thần cao đẹp".
• Câu 8. Trình bày vắn tắt diễn trình lịch sử văn hóa Việt Nam.
TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VĂN HÓA VIỆT NAM
Tiến trình văn hóa Việt Nam có thể chia thành 6 giai đoạn: văn hóa tiền sử, văn hóa VănLang
- Âu Lạc, văn hóa thời chống Bắc thuộc, văn hóa Đại Việt, văn hóa Đại Nam và văn hóa hiện
đại. Sáu giai đoạn này tạo thành ba lớp: lớp văn hóa bản địa, lớp văn hóa giao lưu với Trung
Hoa và khu vực, lớp văn hóa giao lưu với phương Tây.
1. Lớp văn hóa bản địa :
Lớp văn hóa bản địa được hình thành qua hai giai đoạn: giai đoạn văn hóa tiền sử và giai
đoạn văn hóa Văn Lang - Âu Lạc.
* Giai đoạn văn hóa tiền sử :
-Hình thành xã hội loài người .
- Nền kinh tế chủ yếu bằng hái lượm và săn bắn
* Giai đoạn văn hóa Văn Lang – Âu Lạc
- Khoảng giữa thiên niên kỷ thứ III tr CN .
- Nghề nông nghiệp lúa nước , kỹ nghệ luyện kim phát triển – Đồ đồng Đông sơn .
- Chử viết , văn hóa bản địa việt cổ phát triển .
- Cơ cấu tổ chức triều đình ( chia đất nước thành 15 bộ , hệ thống lạc hầu , lạc tướng .
2. Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực
Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực còn lại được hình thành qua 2 giai đoạn: giai
đoạn văn hóa chống Bắc thuộc và giai đoạn văn hóa Đại Việt. Đặc trưng chung của lớp văn
hóa này là sự song song tồn tại của hai xu hướng trái ngược nhau: Một bên là xu hướng Hán
hóa về mặt văn hóa và bên kia là xu hướng chống Hán hóa và Việt Nam hóa các ảnh hưởng
Trung Hoa.
* Giai đoạn văn hóa thời chống Bắc thuộc
khởi đầu từ trước công nguyên và kéo dài đến khi Ngô Quyền giành lại được đất nước.
Những đặc điểm chủ yếu của giai đoạn vănhóa này là:
-Ý thức đối kháng trước nguy cơ xâm lược .
- Sự suy tàn của văn minh Văn Lang – Âu Lạc .
+ Sự suy thoái tự nhiên .
+ Sự tàn phá của kẻ xâm lược .
- Mở đầu cho g/đ giao lưu tiếp biến văn hóa Trung Hoa và khu vực .
=> Tóm lại : Về văn hóa vừa có dung hòa , chọn lọc tự nguyện , vừa bị cưởng chế .
* Văn hóa Đại Việt ( 938 -1.802 )
- Đây là g/ đ dành quyền tự chủ đất nước dẩn đến có nhiều đóng góp cho nề văn hóa VN .
+Bắt đầu từ ngô Quyền đến hết nhà Tây sơn .
Đặc điểm :
+ Văn hóa dân gian
+ chế độ thi cử
+Bộ máy hành chính ….. được chú trọng duy trì và phát huy
- Phật giáo đời Lý Trần , Nho giáo đời Lê đạt đến độ cường thịnh
- Các cuộc mở đất xuống phương Nam .
3. Lớp văn hóa giao lưu với văn hóa phương Tây :
Sau cùng là lớp văn hóa giao lưu với phương Tây. Cho đến nay, lớp này gồm hai giai đoạn:
văn hóa Đại Nam và văn hóa hiện đại Tại đây cũng có hai xu hướng trái ngược:Một bên là xu
hướng âu hóa, bên kia là xu hướng chống âu hóa và Việt Nam hóa các ảnh hưởng phương
Tây. Song biểu hiện của chúng không phân rõ theo từng giai đoạn mà đan cài trong không
gian và thời gian.
* Giai đoạn văn hóa Đại Nam : ( 1.802 – 1.858 )
- Cải cách của tổ chức nhà Nguyễn .
- Giai đoạn Trịnh Nguyễn phân tranh .
- Đây là thời kỳ xuất hiện sự xâm nhập truyền giáo từ phương tây
- Xuất hiện theo hai xu hướng
+ Âu hóa , mở cửa , lai căng , cổ súy văn minh phương tây .
+ Chống Âu hóa , ý thức bảo tồn văn hóa dân tộc , áo dài khăn đóng , để tóc , nhuộm răng
…..
* Giai đoạn văn hóa hiện đại : được chuẩn bị từ trong lòng văn hóa Đại Nam: Sự giao lưu
với phương Tây mở đầu bằng giai đoạn Đại Nam đã thổi vào Việt Nam luồng gió mới với
những tư tưởng của K. Marx, V.I. Lênin. Từ những năm 30-40 trở lại đây, rõ ràng là văn hóa
Việt Nam đã bước sang một giai đoạn mới. Tuy nhiên, vì văn hóa là tiếp nối, thời gian văn
hóa là khái niệm mờ, một giai đoạn văn hóa ngắn nhất (như Đại Nam)cũng phải tính bằng vài
thế kỉ cho nên may chục năm tồn tại của giai đoạn văn hóa hiệnđại chưa cho phép tổng kết
đầy đủ những đặc điểm của nó: Đây là giai đoạn văn hóa đang định hình. Tuy nhiên, có thể
dự đoán một cách chắc chắn rằng đây là giai đoạn mà, sau một thời kì suy thoái kéo dài,
không những văn hóa Việt Nam sẽ phục hưng mà còn pháttriển mạnh mẽ về mọi phương
diện, đạt tới một đỉnh cao mới./.

You might also like