Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 35

PHẦN MỞ ĐẦU

• Tính cấp thiết của đề tài


Thế giới hiện nay đang có bước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh cuộc
cách mạng công nghệ 4.0 diễn ra. Cách mạng công nghệ đang tác động một cách
mạnh mẽ đến mọi mặt trong đời sống thông qua các công cụ như internet vạn vật
(Internet of Things - IoT), tương tác thực tại ảo (Augmented Reality - AR), trí tuệ
nhân tạo (Artificial Intelligence - AI), thực tế ảo (Virtual Realtime - VR), mạng xã
hội, di động, phân tích dựa trên dữ liệu lớn (Mobile, Social, Cloud - SMAC và
Analytics Cloud - SMAC) ... để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới
số. Nền giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng cũng không nằm ngoài
phạm vi ảnh hưởng của cách mạng 4.0. Trong thời đại này, nhiều quan niệm học
tập truyền thống cũng dần thay đổi. Ta có thể học tập, giảng dạy ở bất cứ đâu, bất
cứ lúc nào chỉ dựa vào một thiết bị di động thông minh. Công nghệ thông tin sẽ
tạo ra sự thay đổi to lớn đối với nền giáo dục trong thời gian tới. Một trong những
công nghệ được quan tâm và nhắc đến một cách rộng rãi, góp phần tạo ra những
bước chuyển biến mãnh liệt trong nền giáo dục nước nhà là công nghệ trí tuệ
nhân tạo AI. Việc vận dụng các công nghệ, ứng dụng thông minh dần trở nên
quen thuộc hơn đối với cả giảng viên và sinh viên trong quá trình nghiên cứu,
giảng dạy và học tập. Những ứng dụng công nghệ dần thân quen như một người
bạn, giúp cho quá trình học tập của sinh viên trở nên dễ dàng hơn rất nhiều so với
trước đó. Tuy nhiên, AI cũng tạo ra những bất cập trong môi trường học đường
nếu như không được sử dụng đúng cách.
Nhận thức được điều này, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài “ Vận dụng trí
tuệ nhân tạo trong quá trình học tập của sinh viên Khoa Kế toán-Kiểm toán Học
viện Chính sách và Phát triển” để nghiên cứu rõ hơn về việc áp dụng trí tuệ nhân
tạo trong quá trình học tập từ đó hiểu sâu hơn về lợi ích cũng như bất cập trong
việc vận dụng trí tuệ nhân tạo đồng thời đưa ra các giải pháp khắc phục các vấn
đề còn tồn tại
• Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nguồn gốc của AI có từ năm 1956 và liên quan đến Hội nghị trí tuệ nhân tạo
Dartmouth, nơi thuật ngữ “trí tuệ nhân tạo” được sử dụng lần đầu tiên. John
McCarthy, Marvin Minsky, Claude Shannon và Nathaniel Rochester đã khởi xướng
một nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo dựa trên giả định rằng “mọi khía cạnh của học
tập hoặc bất kỳ tính năng nào khác của trí thông minh về nguyên tắc có thể được
mô tả chính xác đến mức có thể tạo ra một cỗ máy để mô phỏng nó”. Từ năm 2012
đến nay , trí tuệ nhân tạo được áp dụng sâu rộng trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế
số , xã hội số . Các tập đoàn và doanh nghiệp lớn trên thế giưới như Google ,
Facebook, IBM,… và rất nhiều công ty trong nước trong những năm gần đây đều
tập trung nghiên cứu phát triển các công nghệ và ứng dụng AI.
Tại Việt Nam , ngay từ những năm 80 của thế kỷ trước , các nhóm nghiên cứu
trí tuệ nhân tạo đã có các công trình nghiên cứu định hướng ứng dụng về AI vè
nhận dạng chữ , biến số xe , hệ chuyên gia , hệ mờ , hệ hỗ trợ quyết định dựa trên
mô hình và tri thức. Những năm gần đây với cuộc các mạng công nghiệp lần thứ
tư, tình hình nghiên cứu và phát triển ứng dụng AI ở Việt Nam đã có bước đột phá
mới.Trong đời sống sản xuất kinh doanh , AI đã xâm nhập vào điện thoại , máy
tính hay những dịch vụ, thương mại trên mạng Internet , các quá trình sản xuất đều
có sự hỗ trợ của AI và giúp năng suất tăng và đem lại trải nghiệm mới cho con
người .
Một bước quan trọng khác trong phát triển, đó là AI được xem là các thuật
toán hoạt động trên cơ sở mạng nơ-ron nhân tạo . Phương pháp này đã giúp cho
việc kết hợp trí tuệ nhân tạo không chỉ áp dụng vào các công ty như một phần của
quá trình ra quyết định mà còn vào vô số hoạt động hàng ngày của các cá nhân,
trong đó có lĩnh vực kế toán, kiểm toán. Lịch sử của các ứng dụng AI trong lĩnh
vực kế toán có thể bắt nguồn từ những năm 1980 . Một nghiên cứu sâu rộng đã
được thực hiện bởi các học giả và các nhà thực hành về ứng dụng AI trong kiểm
toán, thuế, kế toán tài chính, kế toán quản trị và lập kế hoạch tài chính cá nhân.
Việc phát triển và sử dụng các hệ thống chuyên gia (ES - expert systems) trong lĩnh
vực kế toán có lẽ là lĩnh vực được nghiên cứu nhiều nhất. Những đột phá công
nghệ gần đây trong AI đang mở ra một trang mới trong kỷ luật kế toán, tập trung
nghiên cứu từ các ứng dụng ESs sang một số quan điểm mới đối với những người
hành nghề kế toán: làm thế nào kế toán có thể hưởng lợi từ việc sử dụng các khả
năng của AI, tầm nhìn dài hạn cho AI và kế toán, AI sẽ thay đổi vai trò kế toán
trong tổ chức như thế nào.
AI trong kế toán và kiểm toán thường được triển khai theo 3 trong 4 loại AI ,
bao gồm:
Các thuật toán/lập trình di truyền, được sử dụng chủ yếu để dự đoán phá sản
hoặc các nhiệm vụ kiểm toán tương tự, giảm rủi ro liên quan đến các mô hình rủi
ro phá sản truyền thống, chỉ hoạt động theo các mô hình giả định nhất định . Tuy
nhiên, các thuật toán có thể được sử dụng theo nghĩa rộng hơn, đảm bảo việc đánh
giá của kiểm toán viên và trong các điều kiện hạn chế về thời gian và nguồn lực .
Logic mờ (Fuzzy logic), ưu điểm của nó là khả năng tính toán rõ ràng các yếu
tố định tính. Theo logic truyền thống (traditional logic), một biểu thức logic chỉ
nhận 1 trong 2 giá trị: True hoặc False. Khác với lý thuyết logic truyền thống, một
biểu thức logic mờ có thể nhận một trong vô số giá trị nằm trong khoảng số thực từ
0 đến 1. Nói cách khác, trong logic truyền thống, một sự kiện chỉ có thể hoặc là
đúng (tương đương với True -1) hoặc là sai (tương đương với False - 0); còn trong
logic mờ, mức độ đúng của một sự kiện được đánh giá bằng một số thực có giá trị
nằm giữa 0 và 1, tùy theo mức độ đúng “nhiều” hay “ít” của nó. Rosner, Comunale
và Sexton (2006) chỉ ra một tiện ích chính của logic mờ nhằm mục đích đánh giá
tính trọng yếu . Hệ thống mờ cho phép kiểm toán viên đánh giá tính trọng yếu trên
thang đo liên tục từ 0 đến 1, chứ không phải bằng quyết định nhị phân.
Mạng nơron hầu hết gắn liền với việc đánh giá rủi ro, giúp kiểm toán viên
thực hiện các nhiệm vụ đánh giá rủi ro một cách hệ thống và nhất quán hơn, nhờ
khả năng của mạng nơron trong việc tìm hiểu, tổng quát hóa và phân loại dữ liệu,
cả đầy đủ và không đầy đủ. Calderon và Cheh (2002) đề cập đến các tùy chọn khác
về cách sử dụng mạng nơron: để đánh giá rủi ro thông tin sơ bộ, đánh giá rủi ro
kiểm soát; xác định sai sót và gian lận, kiệt quệ tài chính và phá sản và hình thành
ý kiến kiểm toán liên tục .
Các hệ thống kết hợp, sự kết hợp của các công nghệ nêu trên, có thể được sử
dụng khi cần trong cả phân tích định lượng và đánh giá định tính. Davis, Massey
và Lovell (1997) đã xây dựng một hệ thống lai nguyên mẫu, tích hợp một hệ thống
chuyên gia và một mạng nơ-ron . Phần hệ thống chuyên gia đảm bảo việc sử dụng
hiệu quả các mối quan hệ biến điều khiển đã biết, trong khi phần mạng nơron cung
cấp một cách nhận biết các mẫu trong số lượng lớn các mối quan hệ biến điều
khiển, một số mối quan hệ trong số đó không thể diễn đạt thành một bộ quy tắc.
• Mục tiêu nghiên cứu
• Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm chỉ ra sự vận dụng của trí tuệ nhân tạo trong quá trình học
tập của sinh viên khoa kế toán – kiểm toán của Học viện Chính sách và Phát triển.
Từ đó ta cũng thấy được tầm quan trọng của trí tuệ nhân tạo trong công tác phục
vụ học tập, nghiên cứu của sinh viên nói chung và sinh viên của Học viện Chính
sách và Phát triển nói riêng đối với mọi lĩnh vực, đặc biệt là ngành kế toán – kiểm
toán.
Bên cạnh những đóng góp nhằm nâng cao hiệu quả làm việc, nghiên cứu cũng
chỉ ra những thách thức mới mà sinh viên kế toán – kiểm toán phải đối mặt, từ đó
chỉ ra những giải pháp và kỹ năng mà người trong nghề cần phải có để thích nghi
với sự thay đổi của thời đại trí tuệ nhân tạo vô cùng phát triển.
• Mục đích nghiên cứu:
Giúp sinh viên ngành kế toán – kiểm toán của các trường đại học nói chung
cùng với sinh viên của Học viện Chính sách và Phát triển nói riêng có cái nhìn
bao quát và trực diện đối với tình hình hiện nay, từ đó biết cách phát huy điểm
mạnh và hạn chế điểm yếu của trí tuệ nhân tạo để vận dụng trong quá trình học
tập, nghiên cứu.
• Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung quan tâm về trí tuệ nhân tạo và
cách vận dụng trí tuệ nhân tạo trong quá trình học tập của sinh viên khoa Kế toán-
Kiểm toán - Học viện Chính sách và Phát triển
• Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi trường Học
viện Chính sách và Phát triển đối với sinh viên ngành kế toán – kiểm toán
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 10 năm 2023 đến
tháng 12 năm 2023
• Phương pháp nghiên cứu
• Quy trình nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu khoa học phải chuẩn bị đầy đủ các bước cũng như
công đoạn cho nghiên cứu. Bước chuẩn bị góp phần quan trọng quyết định chất
lượng của một công trình nghiên cứu. Vì vậy để đưa ra một sản phẩm nghiên cứu
khoa học tốt cần phải có những bước sau:
Thứ nhất là chọn đề tài, dựa vào tình hình trong nước cũng như thế giới ở thời
điểm hiện tại, nhận thấy tính cấp thiết của công nghệ AI. Trí tuệ nhân tạo AI ngày
càng được mở rộng ở nhiều nước, Việt Nam là một trong số đó. Không chỉ được
ứng dụng trong y tế, tài chính, dịch vụ khách hàng, nông nghiệp,... mà chúng còn
được ứng dụng trong học tập. Trí tuệ nhân tạo đã cách mạng hóa các phương
pháp học tập truyền thống và đưa ra những phương pháp giảng dạy và học tập
mới. Bên cạnh những mặt lợi của AI cũng có những vấn đề đang tồn tại với nhiều
khúc mắc. Vì vậy qua những điều đó nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài “ Vận
dụng trí tuệ nhân tạo trong quá trình học tập của sinh viên Khoa Kế toán-Kiểm
toán Học viện Chính sách và Phát triển”.
Thứ hai là xác định vấn đề liên quan đến đề tài. Muốn có được sự chuẩn bị tốt
nhất cho bài nghiên cứu ta phải đặt ra những câu hỏi liên quan đến vấn đề xoay
quanh đến đề tài như là đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, mục đích
nghiên cứu, nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu,..
Thứ ba là lập kế hoạch – xây dựng đề cương. Liệt kê và tổng hợp các bước
thực hiện và đặt thời gian cụ thể cho từng bước, cũng như phân công công việc
một cách cụ thể và rõ ràng cho các thành viên trong nhóm.
Thứ tư là thu tập tài liệu, tham khảo những tài liệu liên quan đến vấn đề ứng
dụng AI trong học tập để xây dựng vốn kiến thứ nền vững chắc. Để thu tập tàu
liệu hữu ích và đáng tin cậy, chúng em tham khảo các kho tài liệu, thư viện của
trường; qua các tạp chí khoa học, các bài báo liên quan đến AI trong học tập hay
có thể tìm kiếm trên các trang web lưu trữ tài liệu,...
Cuối cùng là viết báo cáo nghiên cứu. Viết báo cáo tổng kết đề tài cần phải
tiến hành nhiều lần theo như kế hoạch để có thời gian xin ý kiến từ giảng viên
chuyên môn và chỉnh sửa bài nghiên cứu để đưa ra một bài nghiên cứu khoa học
hoàn chỉnh.
• Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu nhập dữ liệu thứ cấp: dựa vào tổng quan tài liệu
Thu nhập dữ liệu sơ cấp:
• Điều tra khảo sát: lập bảng hỏi, biểu mẫu
• Phỏng vấn trực tiếp hoặc gián tiếp
• Hội thảo, tọa đàm,...
• Phương pháp phân tích dữ liệu
Công cụ: phần mềm Excel
Phân tích và đánh giá kết quả thu thập được từ các dữ liệu sau đó phân tích từ
điểm mạnh, điểm yếu, những hạn chế của các nhân tố sau đó đưa ra bình luận và
đánh giá.
• Đóng góp mới của đề tài
Dựa vào quá trình phân tích, đánh giá thực trạng hiện nay của việc áp dụng trí
tuệ nhân tạo AI vào quá trình học tập của sinh viên nói chung, sinh viên Kế toán-
Kiểm toán nói riêng, nhóm chúng tôi đã đóng góp một số giải pháp thiết thực nhất
với sinh viên nhằm phát huy tối đa lợi ích của các công cụ AI đồng thời giảm
thiểu, hạn chế một số bất cập mà AI mang lại.
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
• Lịch sử phát triển trí tuệ nhân tạo
Thực ra, sự ra đời của trí tuệ nhân tạo AI không hề sớm như người ta vẫn
nghĩ. Nhưng nó là thành quả tất yếu của sự phát triển khoa học –công nghệ, là giải
pháp giải quyết rất nhiều bài toán khó của sự phát triển loài người trong tương lai.
Sau đây chúng ta cùng điểm lại những cột mốc của lịch sử phát triển trí tuệ nhân
tạo AI:
Năm 1943: Warren McCullough và Walter Pitts xuất bản cuốn “A Logical
Calculus of Ideas Immanent in Nervous Activity”, tạm dịch là “Một tính toán logic
của những ý tưởng tiềm ẩn trong hoạt động thần kinh”. Bài viết đã đề xuất mô hình
toán học đầu tiên nhằm xây dựng một mạng lưới thần kinh
Năm 1949: Trong cuốn sách “The Organization of Behavior: A
Neuropsychological Theory”- Tổ chức hành vi: Một lý thuyết thần kinh học,
Donald Hebb đề xuất lý thuyết về các hệ thống con đường thần kinh được tạo ra từ
các kết nối giữa các tế bào thần kinh trở nên mạnh mẽ hơn.
Năm 1950: Alan Turing xuất bản “Computing Machinery and Intelligence” –
Máy tính và trí thông minh, đề xuất Thử nghiệm Turing, một phương pháp để xác
định xem một máy tính thông minh hay không. Đại học Harvard Marvin Minsky
và Dean Edmonds xây dựng SNARC - máy tính mạng thần kinh đầu tiên. Claude
Shannon xuất bản bài báo “Lập trình máy tính để chơi cờ”. Isaac Asimov xuất bản
“Ba định luật về robot”.
Năm 1952: Arthur Samuel phát triển một chương trình tự học chơi cờ.
Năm 1954: Thí nghiệm dịch máy Georgetown-IBM đã tự động dịch 60 câu
tiếng Nga được chọn cẩn thận sang tiếng Anh.
Năm 1956: Cụm từ trí tuệ nhân tạo lần đầu tiên được nói đến tại “Dự án
nghiên cứu mùa hè về trí tuệ nhân tạo”. Với sự dẫn đầu bởi John McCarthy, hội
nghị, trong đó xác định phạm vi và mục tiêu của AI, được coi là sự ra đời của trí
tuệ nhân tạo như chúng ta biết ngày nay. Allen Newell và Herbert Simon trình diễn
Nhà lý luận logic (LT), chương trình lý luận đầu tiên.
Năm 1958: John McCarthy phát triển ngôn ngữ lập trình AI Lisp và xuất bản
bài báo “Programs with Common Sense”. Bài viết đã đề xuất nhà tư vấn giả thuyết,
một hệ thống AI hoàn chỉnh với khả năng học hỏi kinh nghiệm hiệu quả như con
người.
Năm 1959: Allen Newell, Herbert Simon và JC Shaw giải quyết vấn đề chung
(GPS), một chương trình được thiết kế để bắt chước giải quyết vấn đề của con
người. Herbert Gelernter phát triển chương trình Định lý hình học. Arthur Samuel
đồng xu với thuật ngữ học máy khi còn ở IBM. John McCarthy và Marvin Minsky
đã tìm thấy Dự án Trí tuệ nhân tạo MIT.
Năm 1963: John McCarthy bắt đầu Phòng thí nghiệm AI tại Stanford.
Năm 1966: Báo cáo của Ủy ban Tư vấn xử lý ngôn ngữ tự động (ALPAC) của
chính phủ Hoa Kỳ nêu chi tiết về sự thiếu tiến bộ trong nghiên cứu dịch máy, một
sáng kiến lớn của chiến tranh lạnh với lời hứa dịch tự động tiếng Nga. Báo cáo
ALPAC dẫn đến việc hủy bỏ tất cả các dự án MT do chính phủ tài trợ.
Năm 1969: Các hệ thống chuyên gia thành công đầu tiên được phát triển
trong DENDRAL, một chương trình XX và MYCIN, được thiết kế để chẩn đoán
nhiễm trùng máu, được tạo ra tại Stanford.
Năm 1972: Ngôn ngữ lập trình logic PRITAL được tạo ra.
Năm 1973: “Báo cáo Lighthill”, nêu chi tiết về sự thất bại trong nghiên cứu
AI, được chính phủ Anh công bố, từ đây dẫn đến việc cắt giảm nghiêm trọng tài trợ
cho các dự án trí tuệ nhân tạo.
Năm 1974-Năm 1980: Liên tiếp là sự thất vọng với sự phát triển của AI dẫn
đến sự cắt giảm DARPA lớn trong các khoản trợ cấp học thuật. Kết hợp với báo
cáo ALPAC trước đó và “Báo cáo Lighthill” năm trước, tài trợ trí tuệ nhân tạo làm
khô và các quầy nghiên cứu. Thời kỳ này được gọi là “Mùa đông AI đầu tiên.”
Năm 1980: Tập đoàn thiết bị kỹ thuật số phát triển R1 (còn được gọi là
XCON), hệ thống chuyên gia thương mại thành công đầu tiên. Được thiết kế để
định cấu hình các đơn đặt hàng cho các hệ thống máy tính mới, R1 khởi đầu sự
bùng nổ đầu tư vào các hệ thống chuyên gia sẽ tồn tại trong phần lớn thập kỷ, kết
thúc hiệu quả “Mùa đông AI” đầu tiên.
Năm 1982: Bộ Thương mại Quốc tế và Công nghiệp Nhật Bản khởi động dự
án Hệ thống máy tính thế hệ thứ năm đầy tham vọng. Mục tiêu của FGCS là phát
triển hiệu năng giống như siêu máy tính và một nền tảng để phát triển trí tuệ nhân
tạo AI.
Năm 1983: Đáp lại FGCS của Nhật Bản, chính phủ Hoa Kỳ khởi động Sáng
kiến điện toán chiến lược để cung cấp nghiên cứu được tài trợ bởi DARPA trong
điện toán tiên tiến và trí tuệ nhân tạo.
Năm 1985: Các công ty đang chi hơn một tỷ đô la một năm cho các hệ thống
chuyên gia và toàn bộ ngành công nghiệp được gọi là thị trường máy Lisp mọc lên
để hỗ trợ họ. Các công ty như Symbolics và Lisp Machines Inc. xây dựng các máy
tính chuyên dụng để chạy trên ngôn ngữ lập trình AI Lisp.
Năm 1987-1993: Khi công nghệ điện toán đám mây được cải thiện, có nhiều
lựa chọn thay thế rẻ hơn xuất hiện và thị trường máy Lisp sụp đổ vào năm Năm
1987, mở ra “Mùa đông AI thứ hai”. Các chuyên gia AI rất chật vật và không được
sự ủng hộ trong giai đoạn này. DARPA kết thúc Sáng kiến Điện toán Chiến lược
vào năm 1993 sau khi chi gần 1 tỷ đô la và không đạt được kỳ vọng như đã tính
toán
Năm 1991: Lực lượng Hoa Kỳ triển khai DART, một công cụ lập kế hoạch và
lập kế hoạch hậu cần tự động, trong Chiến tranh vùng Vịnh.
Năm 2005: STANLEY, một chiếc xe tự lái, chiến thắng DARPA Grand
Challenge. Quân đội Hoa Kỳ bắt đầu đầu tư vào các robot tự hành như “Big Dog”
của Boston Dynamic và “PackBot” của iRobot.
Năm 2008: Google tạo ra những bước đột phá trong nhận dạng giọng nói và
giới thiệu tính năng này trong ứng dụng iPhone.
Năm 2011: Apple phát hành Siri, một trợ lý ảo trên hệ điều hành iOS của
Apple. Siri sử dụng giao diện người dùng ngôn ngữ tự nhiên để suy luận, quan sát,
trả lời và đề xuất mọi thứ cho người dùng. Nó thích ứng với các lệnh thoại và tạo
ra “trải nghiệm cá nhân hóa” cho mỗi người dùng.
Năm 2012: Andrew Ng, người sáng lập dự án Google Brain Deep Learning,
cung cấp một mạng lưới thần kinh bằng cách sử dụng thuật toán 10 triệu video
YouTube dưới dạng tập huấn luyện. Mạng lưới thần kinh đã học cách nhận ra một
con mèo mà không được cho biết con mèo là gì
Năm 2013: Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Carnegie Mellon đã phát hành
Never Ending Image Learner (NEIL), một hệ thống học máy ngữ nghĩa có thể so
sánh và phân tích các mối quan hệ hình ảnh.
Năm 2014: Google tạo ra chiếc xe tự lái đầu tiên để vượt qua bài kiểm tra lái
xe của nhà nước.
Năm 2016: Một robot hình người có tên là Sophia được tạo ra bởi Hanson
Robotics. Cô ấy được biết đến là “công dân robot” đầu tiên. Điều khác biệt của
Sophia với những robot hình người trước đây là cô ấy trông giống như người thật,
với khả năng nhìn (nhận dạng hình ảnh), biểu hiện khuôn mặt và giao tiếp thông
qua AI..
Năm 2017 : Vào cuối năm Năm 2017, DeepMind giới thiệu phiên bản nâng
cấp AlphaGo Zero, được phát triển trên phần cứng tinh gọn hơn so với phiên bản
năm 2016 và học chơi cờ vây bằng cách tự chơi với chính mình. Sau 3 ngày học,
AlphaGo Zero đã đánh bại người tiền nhiệm AlphaGo với tỉ số 100–0. Sau 40 ngày
học, AlphaGo Zero cũng đã tự đánh bại phiên bản đầu tiên của mình
Năm 2018: Samsung giới thiệu trợ lý ảo Bixby. Các chức năng của Bixby bao
gồm Giọng nói, nơi người dùng có thể trò chuyện, đặt câu hỏi, đề xuất và nhận đề
xuất; Vision, nơi khả năng “nhìn thấy” của Bixby được tích hợp vào ứng dụng máy
ảnh để có thể xem những gì người dùng nhìn thấy (nhận dạng đối tượng, tìm kiếm,
mua hàng, dịch thuật, nhận dạng phong cảnh); và Trang chủ, nơi Bixby sử dụng
thông tin dựa trên ứng dụng để giúp sử dụng và tương tác với người dùng (ví dụ:
các ứng dụng thời tiết và thể dục.)
Năm 2019-Năm 2021: Sự ra đời của hàng loạt các mô hình ngôn ngữ khổng
lồ cùng với các công nghệ như máy tính lượng tử, xe tự lái, giao diện não máy,
blockchain đang khiến cho AI ngày càng xâm nhập sâu vào cuộc sống của chúng
ta.
Năm 2022: OpenAI ra mắt ChatGPT, một chatbot AI có khả năng tương tác ở
dạng đàm thoại và đưa ra những phản hồi bằng ngôn ngữ tự nhiên. Công cụ này đã
cán mốc 100 triệu người dùng chỉ 2 tháng sau khi ra mắt, trở thành ứng dụng tiêu
dùng phát triển nhanh nhất trong lịch sử.
Năm 2023: Màn ra mắt bùng nổ của ChatGPT là cú huých dẫn đến hình thành
một cuộc đua nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI trên phạm vi toàn cầu, với sự
tham gia của hàng loạt ông lớn công nghệ như Microsoft, Google, Alibaba,
Baidu…
• Tổng quan về trí tuệ nhân tạo
• Khái niệm
Trí tuệ nhân tạo (AI) là lĩnh vực khoa học máy tính chuyên giải quyết các vấn
đề về nhận thức, thường có liên quan đến trí tuệ của con người, chẳng hạn như
sáng tạo, học tập và nhận diện hình ảnh.
Sự khác biệt lớn nhất của trí tuệ nhân tạo so với những lập trình logic trước
kia chính là chúng có khả năng suy nghĩ một cách độc lập, thay vì việc tất cả mọi
thứ đều đã được lập trình sẵn và cỗ máy sẽ thực hiện các thao tác theo thuật toán
được con người đặt ra, AI - Trí Tuệ Nhân Tạo sẽ tự xem xét các tình huống và đưa
ra một phương án tối ưu nhất, từ đó tiết kiệm rất nhiều chi phí cũng như việc giải
quyết công việc trở nên hiệu quả hơn. Ngoài ra khả năng tự tính toán đó cũng sẽ
giúp AI đưa ra những ý tưởng mới, giúp con người có thêm nhiều lựa chọn hơn
trong học tập và làm việc
• Phân loại
Công nghệ AI được chia làm 4 loại cơ bản sau: Công nghệ AI phản ứng
(Reactive Machine), Công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế, Lý thuyết về trí tuệ nhân
tạo, Tự nhận thức
• Loại 1: Công nghệ AI phản ứng (Reactive Machine)
Công nghệ AI phản ứng là công nghệ dùng để phân tích những động thái khả thi
của chính nó và của đối thủ, từ đó chọn ra hành động chiến lược nhất
• Loại 2: Công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế
Các ứng dụng AI này sẽ sử dụng những kinh nghiệm trong quá khứ để đưa ra các
quyết định cho tương lai.
• Loại 3: Lý thuyết về trí tuệ nhân tạo
Đây là công nghệ AI có thể tự mình suy nghĩ, quan sát và học hỏi các thứ xung
quanh để áp dụng cho bản thân nó trong một việc cụ thể. Tuy nhiên công nghệ AI
này hiện tại vẫn chưa có tính khả thi
• Loại 4: Tự nhận thức
Hệ thống AI tự nhận thức về bản thân, có ý thức và hành động giống như con
người. Thậm chí các ứng dụng AI này còn có cảm xúc và còn hiểu được cảm xúc
của người khác. Tuy nhiên, loại công nghệ AI này cũng chưa khả thi.
• Ưu điểm của trí tuệ nhân tạo AI
Trí tuệ nhân tạo với khả năng tự tìm hiểu và học tập sâu hơn đang được các
nhà khoa học chú trọng nghiên cứu và phát triển. AI có thể xử lý lượng dữ liệu
khổng lồ cùng một lúc với tốc độ nhanh chóng, chính xác và đem đến kết quả
chính xác hơn nhiều so với con người.
Bên cạnh đó, trí tuệ nhân tạo AI còn đưa ra các gợi ý về phương pháp hoạt
động sao cho phù hợp với mỗi một quy trình làm việc. Nó có thể phát hiện ra rủi
ro, dự đoán và cảnh báo các mối nguy hiểm tiềm ẩn trong công việc và đời sống
thường ngày chẳng hạn thảm họa thiên nhiên, sạt lở, sóng thần, động đất,…
Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào các dây chuyền sản xuất đã hạn chế được
tối đa sức lao động của con người. Chúng ta sẽ không cần mất quá nhiều thời gian
cho những công việc mang tính thủ công lặp đi lặp lại nữa vì khi có sự xuất hiện
của AI, nó còn thay thế bạn làm việc trong môi trường khắc nghiệt, nguy hiểm.
Không những thế, AI còn giúp con người xóa bỏ các rào cản về ngôn ngữ, xu
hướng quốc tế hoá đang dần trở nên phổ biến. Trong tương lai, trí tuệ nhân tạo có
lẽ sẽ là cầu nối vững chắc để kết nối người với người, kết nối các vùng miền, quốc
gia lại gần nhau hơn, chúng ta sẽ có cơ hội học tập, giao lưu và làm việc trên toàn
thế giới.
Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống như nhận dạng giọng
nói, ngôn ngữ, tự động dịch, từ đó tạo điều kiện thuận lợi tối đa để con người có
thể nhanh chóng thích ứng được với những môi trường làm việc đa dạng, phong
phú. Bên cạnh đó, nó còn giúp chúng ta tiếp cận được vô số nguồn kiến thức khổng
lồ, tăng kỹ năng và đam mê học hỏi mọi lúc mọi nơi.
Trong tương lai, trí tuệ nhân tạo AI hứa hẹn sẽ mang đến nhiều ứng dụng hơn
trong tất cả các ngành nghề, lĩnh vực, cụ thể như y tế, ngân hàng, xây dựng hay
công nghệ siêu vi,…. Sự ra đời của Robot đã chứng minh được tiềm năng của trí
tuệ nhân tạo là vô hạn.
Tính đến thời điểm hiện tại, trí tuệ nhân tạo đã góp phần không nhỏ vào việc
cải thiện đời sống xã hội của con người, thúc đẩy quá trình số hoá nền kinh tế, làm
cho nó trở nên trẻ và dồi dào sức sống. Tuy nhiên, con người phải biết sử dụng trí
tuệ nhân tạo có mục đích, tránh lạm dụng để dẫn đến các vấn đề tiêu cực không
may xảy ra.
• Nhược điểm của trí tuệ nhân tạo AI
Việc sáng tạo và ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào thực tiễn đòi hỏi các nhà
nghiên cứu phải bỏ ra những chi phí rất lớn vì phải lắp đặt các máy móc phức tạp.
Bên cạnh đó, việc bảo trì thiết bị cũng khá tốn kém. Trong trường hợp hỏng hóc
nghiêm trọng xảy ra, AI cũng phải mất một khoảng thời gian dài để sửa chữa với
chi phí đắt đỏ
Máy móc không có cảm xúc, đạo đức như con người. Vì thế nó chỉ có thể
thực hiện những chương trình, điều lệnh mà con người đã thiết lập sẵn, khó để đưa
ra những quyết định đúng sai một cách linh hoạt nếu không được ra lệnh hoặc cài
đặt từ trước.
Con người có thể rút ra được kinh nghiệm từ những sai lầm của mình nhưng
trí tuệ nhân tạo thì không thể. Qua thời gian, trí tuệ nhân tạo không thể tự đưa ra
cho mình những bài học mà còn có thể bị hao mòn và cần thời gian để bảo trì và
sửa chữa.
Trí tuệ nhân tạo còn không đưa ra các sáng tạo tuyệt vời như bộ não con
người. Nó chỉ được lập trình với những lệnh cứng nhắc, làm theo quán tính và có
sự lặp đi lặp lại không ngừng nghỉ. Thêm vào đó, việc ứng dụng AI và công việc
có thể làm tăng lên số lượng người thất nghiệp có quy mô lớn.
Với việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo không có sự cân nhắc, con người sẽ dần trở
nên lười biếng, thiếu sự sáng tạo và não bộ sẽ thiếu sự linh hoạt, nhạy bén như
trước Nó còn có thể bị dùng sai mục đích, dẫn đến các hậu quả xấu như phá bỏ
cũng như huỷ diệt nhân loại hàng loạt.
Trí tuệ nhân tạo giúp con người có cái nhìn mới hơn về cách sống, giúp chúng
ta mở ra cánh cửa mới với vô vàn cơ hội tiềm năng. Tuy nhiên cần nhận thấy rõ
những mặt trái của AI để góp phần xây dựng nên một xã hội văn minh và tiến bộ,
người với người sống chan hòa với nhau.
• Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo:
Trí tuệ nhân tạo đang được nghiên cứu và phát triển rộng rãi. Đặc biệt ở các
nước phát triển, điều này càng được thực hiện nhiều hơn. Trí tuệ nhân tạo có thể xử
lý khối lượng lớn công việc. Với dữ liệu lớn hơn, nhiều vấn đề hơn cũng như công
nghệ AI có thể đưa ra những dự đoán chính xác hơn con người. Đây là một lợi thế
lớn của công nghệ AI hiện nay.
Thông thường, khi xử lý một lượng lớn dữ liệu, con người chúng ta khó có
thể chính xác hoàn toàn. Tuy nhiên, điều này có thể thực hiện được nhờ công nghệ
trí tuệ nhân tạo. Ngay cả các nhà khoa học cũng thấy khó xử lý một lượng lớn dữ
liệu. Trí tuệ nhân tạo sử dụng công nghệ máy học để có thể lấy dữ liệu này và
nhanh chóng biến dữ liệu đó thành thông tin chi tiết hữu ích. Dưới đây là một số hệ
thống được sử dụng rộng rãi nhất và mang lại nhiều lợi ích nhất cho hoạt động của
con người.
• Trong cuộc sống
• Nhận dạng giọng nói
Hầu hết mọi người đều biết cách gọi Siri khi họ cần chỉ đường hoặc hỏi Alexa
trong ngôi nhà thông minh của họ để đặt hẹn giờ. Công nghệ này là một dạng trí
tuệ nhân tạo. Máy học giúp Siri, Alexa và các thiết bị nhận dạng giọng nói khác
tìm hiểu thêm về bạn và sở thích của bạn, giúp máy biết cách giúp bạn. Những
công cụ này cũng sử dụng trí tuệ nhân tạo để cung cấp câu trả lời cho câu hỏi của
bạn hoặc thực hiện các tác vụ mà bạn yêu cầu.
• Ô tô tự lái
Máy học và nhận dạng hình ảnh được sử dụng trong các phương tiện tự điều
khiển để giúp phương tiện hiểu được môi trường xung quanh và có thể phản ứng
tương ứng. Hệ thống nhận dạng khuôn mặt và sinh trắc học giúp ô tô tự lái nhận ra
con người và bảo vệ người ngồi trong xe. Những chiếc ô tô này có thể học và thích
ứng với các kiểu giao thông, biển báo giao thông,…
• Chatbots
Nhiều công ty đang sử dụng trí tuệ nhân tạo để cải thiện đội ngũ dịch vụ
khách hàng của họ. Chatbots có khả năng tương tác với khách hàng và trả lời các
câu hỏi chung mà không cần sử dụng thời gian thực của con người. AI có thể học
hỏi và thích nghi với những phản ứng nhất định, nhận thêm thông tin để giúp AI
tạo ra một kết quả khác,… Dựa vào một từ nhất định có thể khiến trí tuệ nhân tạo
đưa ra một định nghĩa nào đó như một câu trả lời. Hệ thống trí tuệ nhân tạo này có
thể cung cấp các mức độ tương tác giữa con người và khách hàng.
• Mua sắm trực tuyến
Một hệ thống mua sắm trực tuyến sử dụng các thuật toán để tìm hiểu về sở
thích của bạn và dự đoán những gì bạn muốn mua. Sau đó, AI có thể đặt những đồ
vật này ngay trước mặt bạn, giúp AI nhanh chóng thu hút sự chú ý của bạn.
Amazon và các nhà bán lẻ khác liên tục làm việc với các thuật toán AI để tìm hiểu
thêm về bạn và những gì bạn có thể mua.
• Dịch vụ phát trực tuyến
Khi người dùng ngồi xem chương trình truyền hình yêu thích hoặc nghe bản
nhạc yêu thích, họ có thể nhận được những gợi ý thú vị khác dựa trên sở thích. Đó
là trí tuệ nhân tạo tại nơi làm việc. Nó tìm hiểu sở thích của người dùng và sử dụng
các thuật toán để xử lý bất kỳ chương trình truyền hình, phim hoặc nhạc nào mà nó
có và tìm các mẫu để đưa ra đề xuất hợp lý nhất.
• Chăm sóc sức khỏe
Trí tuệ nhân tạo đang đóng một vai trò to lớn trong công nghệ chăm sóc sức
khỏe dựa trên các công cụ mới có thể chẩn đoán, phát triển thuốc, theo dõi bệnh
nhân,… Trí tuệ nhân tạo có thể học hỏi và phát triển nhằm tìm hiểu thêm về bệnh
nhân hoặc thuốc và điều chỉnh hợp lý để cải thiện bệnh tình theo thời gian.
• Hệ thống nhà xưởng, kho bãi
Ngành vận chuyển và bán lẻ sẽ không giống nhau nhờ các phần mềm được
liên kết với trí tuệ nhân tạo. Các hệ thống này sẽ tự động hóa toàn bộ quy trình vận
chuyển và học hỏi giúp mọi việc nhanh hơn và hiệu quả hơn. Toàn bộ hệ thống này
thay đổi cách vận hành của các nhà kho và nhà máy, giúp chúng trở nên an toàn và
hiệu quả hơn.
• Trong học tập
• Cá nhân hóa việc học tập
Trí tuệ nhân tạo giúp đảm bảo rằng các phần mềm giáo dục được cá nhân hóa
cho từng người học.
Việc cá nhân hóa học tập dưới tác động của AI giúp tập trung vào yêu cầu của
từng cá nhân thông qua các tính năng như trò chơi AI, danh sách bài học tùy chỉnh
để đạt được kết quả học tập hiệu quả hơn.
• Khả năng truy cập thích ứng
Thông qua ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong giáo dục, thông tin có
thể được cung cấp cho học giả toàn cầu.
Hiện nay, đã có công cụ chuyển đổi do AI cung cấp, chẳng hạn như biên dịch
bản trình bày, cung cấp phụ đề theo thời gian thực cho các bài giảng ảo.
AI cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thuyết giảng cho học giả khiếm thị
hoặc khiếm thính.
• Duy trì tác động tích cực của việc học từ xa
Một lợi ích quan trọng của việc ứng dụng công nghệ AI trong giáo dục là duy
trì tác động tích cực của việc học từ xa.
Nói chính xác hơn, trí tuệ nhân tạo và giáo dục song hành với nhau, bổ sung
cho việc giảng dạy thủ công và hiện đại. AI đơn thuần hỗ trợ các chuyên gia
bằng cách tự động hóa một số nhiệm vụ, ứng biến quá trình dạy và học cho các
cá nhân.
• Hỗ trợ 24/7 với AI đàm thoại
Chatbot AI là một ví dụ quen thuộc về cách AI trong giáo dục sử dụng dữ liệu
để tự động thông báo và cung cấp thông tin hỗ trợ khi cần thiết, mang lại lợi ích
khi người dùng tham gia vào quá trình học tùy chỉnh.
Chatbot AI giải quyết các vấn đề thường gặp của người dùng, cung cấp giải
pháp tức thời, quyền truy cập vào tài liệu học tập cần thiết và hỗ trợ 24/7.
Các hệ thống AI đàm thoại cung cấp dịch vụ dạy kèm thông minh bằng cách
quan sát chặt chẽ mô hình tiêu thụ nội dung và đáp ứng nhu cầu của người dùng
một cách phù hợp.

CHƯƠNG II: VẬN DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO ĐẾN QUÁ TRÌNH HỌC
TẬP
1. Tác động tích cực của trí tuệ nhân tạo trong quá trình học tập
Những năm gần đây khi nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại
hóa đất nước, ngành trí tuệ nhân tạo AI thường đươc nhắc tới giống như một công
cụ giúp đất nước thay đổi và phát triển nhanh chóng. AI dần trở nên phổ biến ở
khắp mọi nơi trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta không thể phủ nhận những
công dụng cũng như sự hữu ích mà chúng mang lại. Trí tuệ nhân tạo tác động sâu
rộng đến tất cả các lĩnh vực, khía cạnh của xã hội như: nông – lâm – nghư nghiệp,
y tế, giao thông, ngân hàng tài chính, kinh doanh,... không chỉ vậy AI còn thể hiện
sự quan trọng của nó trong lĩnh vực giáo dục. Bởi giáo dục luôn luôn được mỗi
quốc gia đặt lên hàng đầu và Việt Nam cũng vậy. Phó thủ tướng đã nói rằng: “Việt
Nam không có sự lựa chọn nào khác là phải đi nhanh hơn, bền vững hơn. Muốn
vượt lên, công nghệ thông tin, khoa học, AI là công cụ mang lại thời cơ lớn, phải
tận dụng, nếu không có thì thời cơ có thể qua đi”.

Trí tuệ nhân tạo đã mở ra một kỷ nguyên mới về trải nghiệm học tập và sáng
tạo. Với những tính năng tiên tiến và hiện đại AI đã thay đổi các phương pháp
giảng dạy, học tập truyền thống. Từ việc cung cấp những dự đoán về thực lực học
tập của mỗi học sinh giúp các giáo viên chủ động xác định rõ cũng như hỗ trợ học
sinh yếu kém hay tạo ra các hệ thống chấm điểm tự động đã hợp lý hóa quá trình
đánh giá. Ngoài ra AI còn tạo ra những lộ trình học tập được cá nhân hóa phù hợp
với từng học sinh, hệ thống dạy kèm thông minh cung cấp hướng dẫn. Nhờ trí tuệ
nhân tạo AI đã tạo các tài nguyên đa phương tiện, việc tạo nội dung đã trở nên
năng động và hấp dẫn hơn. Dưới đây là những tác động cụ thể của công nghệ AI
trong quá trình học tập.
1.1. Đối với sinh viên nói chung
Tại thời điểm hiện tại, mỗi sinh viên chúng ta sở hữu trong mình một chiếc
điện thoại thông minh vừa để giải trí vừa để phục vụ việc liên lạc, tìm kiếm hay
cập nhật thông tin hay là để học tập. Theo bài khảo sát sinh viên về việc sử dụng trí
tuệ nhân tạo AI trong học tập cho thấy rằng hầu hết các sinh viên đều đã và đang
sử dụng AI không chỉ vậy bài khỏa sát còn cho thấy công dụng cũng như sự hữu
ích của nó trong cuộc sống, trong học tập của mỗi sinh viên. Những tác động tích
cực dưới đây sẽ cho thấy hiệu quả mà AI mang lại cùng với kểt quả của bài khảo
sát.
1.1.1. Cá nhân hóa việc học tập.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong giáo dục mang lại nhiều tiềm năng và cơ
hội phát triển đáng kể. Vì vậy không thể không kể đến tác động tích cực đầu tiên
của AI, đó là cá nhân hóa việc học tập. Những cải tiến và phát triển mạnh mẽ của
ngành công nghệ đã mang lại cơ hội học tập theo những cách khác nhau, mới lạ và
sáng tạo. Điều đó giúp việc học dễ dàng được ứng dụng vào thực tế, cá nhân hóa
việc học tập. Trí tuệ nhân tạo đảm bảo các ứng dụng, phần mềm học tập được cá
nhân hóa cho từng sinh viên bằng cách thu thập thông tin và phân tích dữ liệu về
tiến độ học tập và khả năng của mỗi sinh viên từ đó AI có thể đề xuất những nội
dung học tập phù hợp, xây dựng một lộ trình học cụ thể. AI có thể tạo một thời
gian biểu, lên lịch học và những danh sách công việc phải hoàn thành trong ngày,
giúp quản lý thời gian học một cách hợp lý và hiệu quả, tránh việc lãng phí thời
gian vào những công việc vô bổ. Không chỉ vậy, sinh viên có thể lên ChatGPT để
tra hỏi thắc mắc về những bài tập, câu hỏi khó, AI sẽ cung cấp đáp án, lời giải và
phân tích kết quả bài tập, bài kiểm tra một cách cách tự dộng.
Trong chương trình Tọa đàm “Edtech Việt Nam & xu hướng cá nhân hóa
trong học tập” do Tạp chí Kinh tế Việt Nam – VnEconomy tổ chức, Tiến sỹ Tôn
Quang Cường, chủ nhiệm Khoa Công nghệ giáo dục, Đại học Giáo dục, ĐH Quốc
gia Hà Nội, cho rằng công nghệ AI sẽ giải quyết được rất nhiều bài toán trong giáo
dục. Về mặt định hướng học tập thì AI là một trong những ứng dụng công nghệ
vào thực tế mà mỗi sinh viên nên thử. AI đưa ra các phương pháp học tập, nội dung
học tập mới mẻ, dễ hiểu và tối ưu cho mỗi sinh viên chính vì điều này sẽ hỗ trợ,
giúp người học định hướng cũng như hoạch định, tìm ra con đường học tập. Sự
chênh lệch về khả năng tiếp thu, tiềm năng phát triển của mỗi người là khác nhau
nhờ có những phương pháp học tập tiên tiến, mới mẻ mà AI mang lại sẽ giúp giải
quyết được điều đó. Bởi giáo dục luôn nhằm mục tiêu hướng tới sự tối ưu hóa khả
năng tiếp thu, khắc phục những hạn chế, điểm yếu và phát huy những tích cực,
điểm mạnh, thế mạnh của từng người. Kết quả học tập hay bảng thành tích học tập
không nói lên tất cả về của sinh viên càng không phải đích đến của giáo dục. So
sánh bản thân mình với những người giỏi hơn để có nỗ lực tiến bộ hơn cũng là một
cách tốt nhưng đôi khi nó sẽ tạo ra những suy nghĩ tiêu cực trong quá trình cố gắng
ấy vì đôi khi mình cố gắng vì chỉ muốn theo kịp người, đứng cùng hào quang với
họ mà không phải cố gắng vì bản thân mình, không biết bản thân mình muốn gì và
có thực sự muốn điều đó hay không. Vì thế AI giúp người học tập trung vào việc
tìm hiểu bản thân mình, tìm ra cách học tốt nhất, phù hợp nhất với nhu cầu của mỗi
người từ đó cải thiện, nâng cao khả năng học tập, tiếp thu qua từng giai đoạn. Qua
đây, có thể nói rằng, trí tuệ nhân tạo AI là chìa khóa giúp mỗi sinh viên xây dưng
quá trình cá nhân hóa học tập của mình, đưa việc học trở nên dễ dàng hơn cùng với
lượng kiến thức được tiếp thu nhanh chóng và hiệu quả từ đó mang lại kết quả học
tập tốt hơn.
1.1.2. Gia sư thông mình và tự động hóa các nhiệm vụ.
AI được biết đên nhiều hơn nhờ việc tự động hóa các nhiệm vụ trong giáo
dục. Sau khi xác định rõ được lộ trình học tập phù hợp với nhu cầu, khả năng của
bản thân, sinh viên có thể tự học hoặc tham gia các lớp học ảo. Các hệ thống gia sư
thông minh dựa trên AI sẽ cung cấp và hướng dẫn, hỗ trợ cá nhân hóa cho sinh
viên. AI sẽ đảm nhiệm vị trí như một thầy giáo, cô giáo hướng dẫn chúng ta học
tập. Các gia sư AI phát triển các phương pháp giảng dạy dựa trên những thông tin
mà người học cung cấp. Khi tham gia vào khóa học, người học sẽ được xem các
video bài giảng về bài học của mình, làm bài tập nhỏ ngay trên hệ thống, sau mỗi
buổi hệ thuông sẽ cung cấp những bài tập về nhà. Đương nhiên, trí tuệ nhân tạo AI
sẽ làm luôn công việc chấm điểm và đưa lên hệ thống với độ chính xác và hiệu quả
cao, ứng dụng cùng với những lời giải chi tiết giúp người học biết được lỗi sai và
khắc phục hạn chế đó. AI sẽ duy trì báo cáo học tập, thuyết trình và ghi chú cùng
các nhiệm vụ quản trị khác. Bằng cách tự động hóa các công việc mang tính định
kỳ, AI đã biến môi trường học tập trở nên tiết kiệm thời gian hơn mà vẫn đạt được
hiệu quả nhất định. Một số những ứng dụng hiện nay rất phổ biến trong giáo dục
đó là: Doulingo, Onluyen,... Khi khảo sát một số sinh viên đang học tập tại Học
viện Chính sách và Phát triển về việc sử dung các ứng dụng AI trong học tập dưới
biểu đồ bên dưới đã cho thấy hơn 90% sinh viên đều sử dụng các ứng dụng AI.

Không chỉ những kiến thức tự nhiên mà chúng ta còn được học những kiến
thức xã hội, học một ngoại ngữ mới. Doulingo là một ví dụ điển hình – một ứng
dụng điển hình cho việc học ngôn ngữ khi ứng dụng cung cấp cho người học các
video bài giảng, bài tập đủ 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết với 40 ngôn ngữ
khác nhau và luôn đảm bảo rằng các bài giảng, bài tập đều được điều chỉnh theo
nhịp độ, cấp độ và khả năng thích ứng của mỗi sinh viên. Hay như là ứng dụng
Onluyen, một trong những ứng dụng học tập có đầy đủ các tính năng, nền tản
kiến thức sâu rộng và vững chắc mà những học sinh không thể bỏ qua. Với hàng
trăm ngân hàng đề thi, câu hỏi của từng môn, người học sẽ không bao giờ lo không
có đề để làm, cải thiện việc học của mình giúp việc học trở nên sễ dàng khi mỗi đề
đều có đáp án và lời giải chi tiết.

1.1.3. Thu thập và cập nhật dữ liệu thông mình và nhanh chóng
Với công nghệ AI phát triển như ngày nay thì mọi thông tin, dữ liệu được
cung cấp bởi AI có thể thay đổi cách tìm kiếm thông tin thông thường. Khác với
ngày trước, khi những thông tin phải tìm trên sách báo, chưa được chọn lọc một
cách cụ thể, người học phải tự mình đọc, nghiên cứu và tìm hiểu những thông tin
mà mình thực sự cần. Điều này làm tốn rất nhiều thời gian hơn thế nữa hiệu quả
thông tin tìm kiếm có thể sai sót, thừa hoặc không đầy đủ. Khi thế giới ngày nay
đang ngày càng phát triển mạnh mẽ thì nhu cầu tìm kiếm thông tin của con người
ngày càng đa dạng và phong phú nhất là đối với thế hệ học sinh – sinh viên. Và
một công cụ hữu ích và phổ biến nhất đó chính là Google. Kể từ khu thành lập vào
năm 1998, Google đã xử lý hơn 8,5 tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày (Số liệu thống kê
trựuc tiếp trên Internet, 2023). Vào năm 2023, số lượng tìm kiếm trung bình mỗi
giây là hơn 99. Vào những năm về trước, Google chỉ đủ tìm để con người có thể
tìm kiếm những thông tin hết sức cơ bản khi bạn phải nhập thông tin tìm kiếm
giống hệt như những chữ hiện trong ô Tìm kiếm, nếu nhập khác một chữ thì sẽ
không ra kết quả tìm kiếm. Nhưng những năm gần đây Google đã khác rất nhiều
khi bạn chỉ cần nhập nội dung gần như tương đương trong ô Tìm kiếm, Google có
thừa khả năng để tìm câu trả lời thích hợp, đúng với ý muôn mà ta cần. Không chỉ
vậy, Google còn nhận dạng được những câu hỏi hay những cụm từ, chữ viết tắt hay
thậm chí là chính tả mà vẫn có thể đưa ra câu trả lời chính xác. Hơn thế nữa,
Google còn có tính năng tìm kiếm bằng giọng nói chỉ cần mở micro ngay cạnh
thanh Tìm kiếm giúp người dùng có thể tiết kiệm thời gian cũng như đỡ mỏi tay
hơn khi phải nhập những nội dung tìm kiếm dài. Tại sự kiện Search On 2020,
Google giới thiệu những điều họ đang và sẽ cải tiến đối với công cụ tìm kiếm của
mình dựa trên nền tảng AI, ông Prabhakar Raghavan Phó chủ tịch cấp cao của
Google, phụ trách về Search & Assistant, Geo, Ads, Commerce, Payments & NBU,
đã công bố tại sự kiện trên. Khi muốn tìm kiếm thông tin về một vấn đề gì đó mà
không biết phải hỏi sao cho đúng thì Google sẽ giúp chúng ta làm điều đó, nhiệm
vụ của nó là hiểu ý được của chúng ta và đưa ra kết quả phù hợp. Giúp tìm thấy
chính xác thông tin mà ta đang tìm kiếm. Không chỉ vậy, nhờ có AI mà các tính
năng trên Google đã được cải thiện rất nhiều khi ta dùng Google để tìm kiếm thông
tin thì những tin tức mới của Việt Nam và thế giới trong các lĩnh vực khác nhau
như: giáo dục, kinh tế, thể thao, giáo dục, giải trí,... đều được cập nhật ngay dưới
thanh công cụ Tìm kiếm Google. Không chỉ Google mà các hệ thống khai khác dữ
liệu khác đã góp phần đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong bối cảnh
hiện nay. Thu thâp và cập nhật dữ liệu thông minh và nhanh chóng, được cung cấp
bởi các hệ thống máy tính thông minh, đã thực hiện các thay đổi về cách các
trường tương tác với sinh viên.
1.1.4. Khiến việc học trở nên thú vị, kích thích khả năng học hỏi.
Việc học từ trước đến nay luôn là một chủ đề đáng quan tâm đối với các nhà
giáo dục nhưng đối với học sinh, sinh viên thì đây là một chủ đề nhàm chán, khô
khan đặc biệt là những môn khó nhằn. Những môn mang tính chất tưởng tượng
hay liên quan đến những con số hay là những môn học “ nhiều chữ “,... Điều này
gây nên sự mất tập trung, không tạo được hứng thú trong học tập. Vì thế mà trí tuệ
nhân tạo đã ra đời và giải quyết được vấn nạn đó. Việc đổi mới phương pháp học,
cách học của mỗi sinh viên cùng với ứng dụng của AI được triển khai rộng rãi
khiến cho mỗi buổi học sẽ trở nên thú vị hơn bao giờ hết. Ví dụ như một hệ thống
có thể giúp số hóa sách giáo khoa hoặc tạo các giao diện kĩ thuật số trong học tập,
đó là Cram101, hệ thống sử dụng AI để tổng hợp những nội dung trong sach giáo
khoa thành một hướng dẫn học tập dễ hiểu hơn với tóm tắt các chương bài học và
Flashcards. Không chỉ là các ứng dụng về học tập mà AI còn kích thích khả năng
học hỏi, sáng tạo. Ví dụ như công cụ OpenAI Playground – Cỗ máy sáng tạo nội
dung. Đây là một nền tảng năng động giúp khai thác tiềm năng sáng tạo của sinh
viên. Hỗ trợ sinh viên tạo ra nội dung mới mè, độc lạ và phong phú. Chúng có thể
tạo ra các tài liệu nghiên cứu, dự án,... giống như một trợ thủ đắc lực của mỗi sinh
viên. Không chỉ vậy, qua việc sử dụng công cụ này, sinh viên có thể trau dồi vốn từ
vựng cũng như khả năng viết lách của bản thân. Đôi khi viết một bài báo cáo bạn
không biết bắt đầu từ đâu và làm như thế nào cho hợp lý thì OpenAI Playround sẽ
giúp bạn định hihnhf và sắp xếp những suy nghĩ, ý tưởng của mình, cung cấp
những câu văn mẫu giúp bạn có thể diễn đạt trôi chảy. Đấy chỉ là một số ví dụ điển
hình về AI khiến việc học của sinh viên trở nên thú vị hơn, không gây nhàm chán
mà còn kích thích khả năng học hỏi, tự học. Qua đây cho thấy các công cụ, ứng
dụng của AI đều cho ta thấy được công dụng, tác động tích cực đến việc học tập
cũng như việc tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng, thuận tiện và hữu ích.
1.2. Đối với sinh viên APD khoa Kế toán – Kiểm toán.
Là những sinh viên của Học viện Chinh sách và Phát triển luôn luôn học tập
và phấn đấu theo solgan: “ Trí tuệ và Phát triển”. Trí tuệ - việc học tập là không
ngừng nghỉ, luôn cố gắng trau dồi, tiếp thu tri thức để từ đó sử dụng nhưng kiến
thức, kinh nghiêm, sự hiểu biết của mình để suy nghĩ và đưa ra hành dộng. Phát
triển – quá trình hoàn tất các mặt chưa hoàn hảo của bản thân, từ việ vấp ngã luôn
đứng lên sữa chữa sai lầm, tiến lên phía trước dẫn tới sự nhảy vọt từ thấp đén cao,
đưa tới những cái mới tốt hơn. Vì thế, trong thời đại công nghệ 4.0 với sự phát
triển mạnh mẽ của AI thì mỗi sinh viên APD cũng đã và đang sử dụng chúng một
cách có hiệu quả vào việc học tập.
Bài khảo sát sinh viên APD nói chung và sinh viên APD khoa Kế toán – Kiểm
toán nói riêng đã cho thấy cách AI được ứng dụng nhiều cụ thể là trong những
phương pháp học tập, cách tiếp thu kiến thức mới.
Đầu tiên là việc cá nhân hóa việc học tập. Hầu hết mọi sinh viên APD dùng
AI để tạo ra những thời gian biểu, lịch trình về việc đi học, đi làm của mình. Dựa
vào các thời gian cụ thể đó mà sinh viên có thể tự tạo cho mình thói kỉ luật, tự giác,
quản lý thời gian cá nhân một cách hiệu quả. Không chỉ vậy, đa số mọi người đều
dùng ChatGPT để tra cứu thông tin liên quan đến bài tập hay thậm trí là những
kiến thức ngoài xã hội. Thay vì tìm kiếm trên những trang mạng với nhiều trang
web khác nhau khiến ta phải chọn lọc thông tin nhưng đối với ChatGPT việc này là
hoàn toàn đơn giản khi bạn chỉ cần nhập hoặc nói câu hỏi mà bạn muốn hỏi thì
ngay lập tức AI sẽ phân tích và đưa ra thông tin một cách ngắn gọn, xúc tích và
chính xác. Điều này giúp cho chúng ta tiết kiệm thời gian của mình để làm những
bài tập khác không chỉ vậy vì nội dung thông tin đưa ra ngắn gọn, sinh viên có thể
nhớ bài một cách nhanh chóng. Theo kết quả khảo sát sinh viên khoa Kế - Kiểm
trong biểu đồ dưới cho thấy mọi sinh viên luôn ưu tiên việc học lên hàng đầu, nhờ
AI mà việc tìm kiếm tài liệu hay các bài giảng dễ hơn bao giờ hết không chỉ giáo
dục mà các lĩnh vực khác cũng được truy cập tuy không được nhiều nhưng cho
thấy sự ham học hỏi của mỗi sinh viên.

Bên cạnh đó, AI còn là một gia sư, trợ thủ đắc lực khiến cho việc học của sinh
viên APD trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Việc học luôn khiến những sinh viên kế
- kiểm trở nên chán nản khi những kiến thức được tiếp thu một cách khô khan hay
những môn học quá khó để hiểu. Những môn học mang tính chất trừu tượng như
triết học, hay những môn học với bạt ngàn các con số, khiến mỗi sinh viên không
thể tập trung cũng không có động lực hay thái độ tích cực vào các bải giảng đó.
Bởi khi nhìn thấy những nội dung kiến thức đó, họ bị choáng ngợp từ đó gây ra sự
chán nản. Vì thế mà AI đã ra đời nhằm mục đích cải thiện và nâng cao điều đó Từ
việc xây dựng một lộ trình học cụ thể đến việc tạo ra những hệ thống bài tập, AI
còn đóng vai trò như một người thầy, người cô hướng dẫn chi tiết qua những ứng
dụng thông minh. Qua các ứng dụng, những video bài giảng được ghi lại, những
sinh viên tiếp thu bài chậm có thể dễ dàng xem lại video, xem đi xem lại nhiều lần
những chỗ khó hiểu và rút ra những tóm tắt, ghi chú ngắn gọn cho bài học đó.
Không chỉ vậy, sinh viên có thể đưa ra những câu hỏi, thắc mắc ngay trong bài học
đó để được giải đáp nhanh chóng khiến cho việc học trở nên dễ nhớ, hiểu rõ hơn
bao giờ hết. Từ đó, các bài kiểm tra trên trường trên lớp, sinh viên kế - kiểm luôn
làm chúng nhanh gọn và luôn đạt được điểm cao. Vì được luyện tập nhiều lần, trau
dồi kiến thức liên tục, những khúc mắc đều được AI giải đáp thì việc đạt điểm cao
trong các kỳ thi là điều không khó.
Các giai đoạn làm những bài tiểu luận hay nghiên cứu khoa học, việc tìm
kiếm thông tin phù hợp với đề tài là câu chuyện muôn thuở của sinh viên không
chỉ riêng sinh viên kế - kiểm. Nhưng điều đó là một điều hết sức bình thường trong
những năm gần đây khi công nghệ AI phát triển mạnh mẽ, những công cụ tìm kiếm
thông tin xuất hiện nhiều hơn cung cấp nhiều nguồn, nhiều thông tin khác nhau
khiến cho những thông tin, kiến thức mà sinh viên tham khảo sẽ phong phú, đa
dạng hơn. Bởi những công việc hay những bài tập lớn cần rất nhiều thời gian để
hoàn thành nên những công cụ tìm kiếm của AI đều mang lại những thông tin ngắn
gọn, xúc tích mà vẫn mang đầy đủ nội dung, ý nghĩa của thông tin đang tìm kiếm.
Qua những bài thuyết trình ở trên lớp, sinh viên kế - kiểm vẫn luôn vận dụng
những điều đó bài tập của mình. Hay việc sử dụng Canva để chỉnh sửa những trang
Power Point đều được mọi sinh viên ưu tiên sử dụng.
Là những sinh viên ham học hỏi, trau dồi kiến thức. Tại mỗi ngày lễ hay
những chương trình sự kiện từ lớn đến nhỏ đều cho thấy khả năng học hỏi cũng
như sáng tạo của sinh viên kế - kiểm. Ví dụ như tại ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
nhà trường đã tổ chức cuộc thi làm báo tường giữa các khoa. Cuộc thi này đã cho
thấy khả năng sáng tạo của sinh viên khi phải tìm kiếm những thông tin, những nội
dung tương tự có chủ đề đến bài làm của mình để tham khảo từ đó biến chúng
thành bài làm của riêng mình để đưa ra những sản phẩm tốt nhất và chất lượng
nhất. Và cũng trong cuộc thi đó, sinh viên còn được tiếp thêm kinh nghiệm thuyết
trình từ việc học hỏi những bạn có năng khiếu, khả năng thuyết trình tốt, trôi chảy,
không run hay lúng túng trước nơi đông người điều đó cũng cho thấy sự tin tin của
mỗi sinh viên. Qua mỗi lần thử mình, tự đặt bản thân mình ra khỏi vùng an toàn,
vượt giới hạn của bản thân để làm những điều tiểu chừng không làm được. Đó là
cách những sinh viên kế - kiểm luôn luôn trai dồi và phát triển bản thân qua từng
giai đoạn.
Những năm gần đây khi ngoại ngữ là một điều rất cần thiết đối với sinh viên
nói chung và sinh viên kế - kiểm nói chung. Ngoại ngữ rất cần thiết và nói ảnh
hưởng tới việc bạn có đủ điều kiện để ra trường hay không và quan trọng hơn hết
là việc tạo ấn tượng cho nhưng xcoon ty mà những sinh viên ứng tuyển. Nhờ lợi
thế biết ngoại ngữ mà có nhiều sinh viên có cơ hội thăng tiến trong công việc với
mức lương hậu hĩnh. Thật khó để một người học một ngôn ngữ khác ngoài tiếng
mẹ đẻ của mình. Nhưng điều này hoàn toàn đơn giản khi có trí tuệ nhân tạo. Nhờ
khả năng dạy học bằng những phương pháp mới khiến việc học trở nên thú vị hơn,
đảm bảo sinh viên luôn tiếp thu được những kiến thức quan trọng, không chỉ vậy
với công nghệ tiên tiến, AI giúp sinh viên cải thiện kĩ năng viết qua việc dùng
flashcards để học từ vựng trên máy, thuận tiện mọi lúc mọi nơi, trau dồi vốn từ
vưcngj thêm dồi dào, không vhir vậy với các ứng dụng kiểm tra lỗi chính tả, lỗi
ngữ pháp và đưa ra những đoạn hướng dẫn chi tiết, cụ thể. Bên cạnh đó nhờ công
nghệ phân tích, nhận dạn giọng nói, chỉ cần bạn nói, AI sẽ biết bạn phát âm đúng
hay sai và mô phỏng lại hình dạng khẩu hình miệng để dễ liên tưởng. AI tạo ra
những bài tập lớn, nhỏ cho bạn tham khảo, làm chúng và có lời giải chi tiết sau
mõi đáp án. Điều này giúp ích rất nhiều trong mỗi buổi học tiếng Anh trên lớp của
sinh viên kế - kiểm, không những cải thiện được khả năng học ngoại ngữ mà nó
còn giúp sinh viên có chứng chỉ ngoại ngữ trong tay.
Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà trí tuệ nhân tạo AI mang lại
cho nên giáo dục Việt Nam. Không những cải thiện được những mối lo ngại,
những điều đáng quan tâm mà AI còn đưa ra những biện pháp mới mẻ, sáng tạo,
độc đáo hơn trong việc giảng dạy cho giáo viên và tiếp thu kiến thức cho sinh viên.
Những công dụng mà AI mang lại đều là thành công cho nền giáo dục nước nhà
thêm phát triển và vươn tầm với các nước trên thế giới.
2.Tác động tiêu cực của trí tuệ nhân tạo trong học tập
2.1. Đối với học sinh và sinh viên nói chung
a, Thông tin cũng như độ chính xác không phải là 100% , đôi lúc sẽ phụ
thuộc vào cách truyền tải nội dung của chính mình
• Mặc dù độ chính xác thông tin cũng như tiếp cận thông tin nhanh hơn chính
xác hơn nhưng không đảm bảo được tất cả đều đúng 100% so với nhưng gì ta tìm
kiếm , đôi khi còn dựa vào nhưng gì chúng ta đưa ra thông tin để AI có thể chạy
• Một ví dụ điển hình cho công nghệ AI “chat GPT” Ông Nguyễn Thế Trung
- Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ DTT -
cho biết: "Chúng ta có thể nói nó là một sự tiến hóa từ máy tìm kiếm của Google.
ChatGPT có thể trao đổi dưới hình thức ngôn ngữ rất là giống như một người đang
trao đổi với chúng ta. Với điều đó thì nó có khả năng là hiểu được câu hỏi của một
người đặt ra ngữ cảnh cũng như là những ý nghĩa.Sau đó thì sắp xếp các thông tin
mà có được để tạo ra những câu trả lời rất mạch lạc, dễ hiểu và liên tục trong mạch
trao đổi giữa hai bên. Tôi chọn hỏi ngược lại ChatGPT là “ChatGPT có thể phản
biện những thông tin sai lệch hay không?”, thì ChatGPT trả lời là “ChatGPT là một
mô hình ngôn ngữ được huấn luyện trên lượng dữ liệu lớn, nhưng nó không có khả
năng phản biện chính xác thông tin sai lệch. ChatGPT sẽ trả lời theo những dữ liệu
và thông tin mà nó đã học được, nhưng có thể có trường hợp trả lời sai hoặc không
chính xác. Do đó luôn luôn là tốt nhất để kiểm tra và xác nhận thông tin bằng các
nguồn tin cậy trước khi sử dụng hoặc áp dụng thông tin đó".
• Theo Machine Learning giúp Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh
hơn, nên khi các dữ liệu được máy tìm kiếm, chọn lọc và gửi thông tin tới
ChatGPT, thì độ chính xác sẽ phụ thuộc vào nguồn thông tin có sẵn trong hệ thống
máy tính. Đó cũng chính là lý do mà ChatGPT không hoàn toàn chắc chắn các
thông tin trả lời của nó có chính xác hay không? Vì vậy, ngay cả với Sam Altman -
nhà sáng lập Chatbot này cũng mong muốn người sử dụng nên cẩn trọng với công
nghệ trí tuệ nhân tạo.
• Trong khảo sát với hơn 450 sinh viên tại các trường đại học ở Hong Kong,
80% cho biết họ hiểu rõ những hạn chế và nguy cơ thông tin không chính xác.Một
sinh viên khác bổ sung, “Tôi cho rằng sinh viên cần hiểu rõ rằng trí tuệ nhân tạo
không phải lúc nào cũng đúng”.
• Đối với học sinh sinh viên mà nói chúng ta không có quá nhiều kiến thức và
kĩ năng đủ để kiểm chứng xem kết quả làm ra có thực sự đủ và chính xác hay
không. Nên nếu quá thực sự phụ thuộc vào chúng chúng ta sẽ tiếp cận đến 1 nền
thông tin giả , sai sự thật . Từ đó đưa ra những phán đoán sai, sai lầm trong nhận
thức, hệ quả là những bài luận văn bị điểm kém , dập khuôn cho đến lúc đi thi và
rồi nhận được kết quả không mong đợi
b, Vấn đề bảo mật cá nhân
• Đối với với một cuộc cách mạng 4.0, mọi thông tin được AI thu thập thông
tin và là một trong số đó có thể là thông tin sinh viên hoặc học sinh , Nhưng tất cả
mọi thứ sẽ không quá hoàn hảo , đều có lỗ hổng kĩ thuật, và đây là cơ hội cho
những hacker thâm nhập ăn cắp thông tin người dùng
• Một trong những thế mạnh lớn nhất của AI nằm ở khả năng thu thập và phân
tích lượng dữ liệu khổng lồ. Điều này đã dẫn đến việc tạo ra các hồ sơ dữ liệu mở
rộng, cho phép hệ thống AI dự đoán hành vi, cung cấp các dịch vụ được cá nhân
hóa và cung cấp trải nghiệm người dùng độc đáo phù hợp với nhu cầu và sở thích
cá nhân.

• Tuy nhiên, việc đi sâu vào dữ liệu cá nhân này gây ra những lo ngại đáng kể
về quyền riêng tư. Khả năng thu thập, phân tích và dự đoán dựa trên dữ liệu cá
nhân của AI sẽ mở ra cơ hội cho việc truy cập trái phép, sử dụng sai mục đích và
có khả năng khai thác thông tin cá nhân. Đó là con dao hai lưỡi, trong đó cùng một
công cụ được sử dụng để cá nhân hóa có thể trở thành công cụ xâm phạm cá nhân.

• Việc khai thác thông tin cá nhân trực tuyến luôn là mối lo ngại, nhưng sự kết
hợp giữa vi phạm dữ liệu AI và việc công chúng tiết lộ dữ liệu cá nhân nhanh
chóng đã làm tăng thêm nỗi sợ hãi. Lấy việc mua hàng tạp hóa trực tuyến làm ví
dụ. Chi tiết thẻ tín dụng, lịch sử mua hàng, địa điểm và thậm chí cả những người ở
cùng không gian đều được theo dõi một cách tỉ mỉ. Với những điểm dữ liệu này, kẻ
độc hại có thể tạo ra các email, video, thư và bản ghi âm giọng nói siêu thực tế, sở
hữu kiến thức sâu sắc về danh tính, hoạt động, vòng tròn xã hội.Và đây là lỗ hổng ,
đối tượng nhắm đến khá nhiều là học sinh sinh viên người mà mới chân bước chân
ráo vào xã hội chưa có quá nhiều kinh nghiệm để ứng phó với những trường hợp
thế này Trong báo cáo năm ngoái trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng
Công an Tô Lâm cho biết dữ liệu cá nhân của hơn 2/3 dân số Việt Nam đang bị
thu thập, chia sẻ trên mạng với với nhiều hình thức và mức độ chi tiết khác nhau.
Như 2016: 411 nghìn tài khoản khách hàng chương trình Bông sen vàng của
Vietnam Airlines bị đăng tải ; 2020: 250 nghìn dòng dữ liệu chứa họ tên ,
facebook ID ngày sinh ,quê quán nơi làm việc,trường học sở thích cá nhân của
người dùng Việt Nam bị đăng tải ; 2021: 1,92 triệu tài khoản 90% là người việt
của toàn bộ người dùng nền tảng onus bị chia sẻ gồm họ tên email số điện
thoại, tên đăng nhâpk và thông tin eKYC để xác minh danh tính
• Với đặc tính của dữ liệu số, chỉ một thao tác đăng tải và chia sẻ đường dẫn,
tệp tin chứa thông tin sẽ phát tán đi khắp thế giới qua Internet và tạo thành vô số
bản sao. Những bản sao đó có thể được tải về ổ cứng máy tính của một ai đó chờ
ngày sử dụng, hoặc đưa vào chợ đen online hay công cụ bán dữ liệu tự động.

Sau cú sập của các chợ đen như Raid Forum, Breach Forum, giới mua bán dữ liệu
dần chuyển sang ứng dụng OTT, lợi dụng tính ẩn danh cũng như công cụ chatbot
để thực hiện giao dịch. Ví dụ, tại một dịch vụ của người Việt trên Telegram, chỉ
cần nhập số điện thoại vào chatbot và trả chưa tới một USD, người dùng lập tức
nhận tin nhắn gồm hàng loạt trường thông tin liên quan đến chủ sở hữu số điện
thoại đó.Với thế hệ trẻ GenZ không quá xa lạ với Telegram ,vô tư lự sử dụng
nhưng ko biết mình đã bị rò rỉ thông tin
c,Quá phụ thuộc vào công cụ AI

• Như chúng ta đã thấy , công cụ AI quá tiềm năng để làm mọi thứ khiến
nhưng học sinh sinh sinh thụ động vào chúng . Cũng là lí do sinh ra nguy cơ
không trung thực trong học tập của học sinh sinh viên .Trước khi có sự xuất hiện
của chatGPT học sinh sinh viên đã tham khảo bài tập , báo cáo trên mạng biến đó
thành sản phẩm của mình. Tình trạng đạo văn đã được thầy cô phát hiện ra một số
trường phải dùng phầm mềm rà soát thông tin trùng lặp để chống các hiện tượng
đạo văn trong luận văn, dự án.Và giờ đây với sự xuất hiện của chat GPT nguy cơ
đó càng mạnh hơn. Các thuộc tính của ChatGPT cho phép chúng tôi tận dụng trí
thông minh AI để phân tích và xử lý các câu hỏi cũng như đưa ra các lựa chọn trả
lời rất nhanh chóng mà không cần sao chép từ các nguồn có sẵn. Những cách đặt
câu hỏi khác nhau dẫn đến những câu trả lời khác nhau về ngôn ngữ, cách diễn đạt
và phong cách. Khi ChatGPT được sử dụng để gian lận trong kỳ thi, mỗi học sinh
sẽ được giao một đáp án hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, giáo viên không thể nhận
thấy được sự sao chép trùng lặp giữa học sinh làm tình trạng thiếu trung thực dần
tăng thêm .
• Công cụ chatGPT còn dẫn đến 1 hệ luỵ lớn hơn đó khiến tư duy phản biện ,
sự sáng tạo, giải quyết vấn đề của học sinh sinh viên bị đình trệ không có khả
năng phát triển . Khi người học dựa vào mạng xã hội và ChatGPT, họ có nguy cơ
lười biếng và hạn chế khả năng tư duy sáng tạo. Trường hợp cụ thể: Khi học sinh
tiểu học sử dụng máy tính để cộng, trừ, nhân và chia, kỹ năng tính nhẩm của các
em thấp hơn đáng kể so với khi các em không sử dụng máy tính. Ở cấp độ cao hơn,
sự hỗ trợ của phần mềm chuyên dụng cho phép học sinh thực hiện các phép tính
thống kê và toán học nâng cao mà không cần lo lắng về việc giải quyết các vấn đề
trí tuệ. Ví dụ, phần mềm SPSS rất hữu ích cho việc xử lý dữ liệu như tích hợp các
kết quả nghiên cứu sau đại học và xã hội học, tính toán phương sai và độ lệch
chuẩn, so sánh các mối tương quan và vẽ đồ thị. ,nhân vật. Học viên chỉ cần thực
hiện các thao tác kỹ thuật đơn giản là có kết quả
• Mặc dù, xuất hiện diện rộng vào
đầu năm 2023 , một cuộc khảo sát cho thấy sinh viên đã làm dụng rất nhiều
ChatGPT trong quá trình làm luận văn đồ án tốt nghiệp tạo nên tâm lí ỷ lại , thiếu
sáng tạo lười suy nghĩ. Một cuộc khảo sát gần đây với 1.000 sinh viên đại học do
tạp chí Intelligent thực hiện cho thấy gần 60% sinh viên đã sử dụng chatbot trên
hơn một nửa số bài tập của họ và 30% trong số họ đã sử dụng ChatGPT để hỗ trợ
các bài viết luận.
d, Mất đi phương pháp dạy học truyền thống
• Việc chạy đua áp dụng AI có thể dẫn đến việc bỏ bê các phương pháp
giảng dạy truyền thống. Đó là bởi vì AI còn mới đối với con người cũng như đối
với hệ thống học tập.
• Đầu tiên trong danh sách là những mối đe dọa đối với việc làm của
giáo viên. Điều này vẫn chưa xảy ra, nhưng có mối lo ngại rằng sự tiến bộ và áp
dụng AI có thể ảnh hưởng đến nhu cầu về một số vai trò công việc nhất định trong
giáo dục. Khi AI tiếp tục tự động hóa nhiều khía cạnh hơn của quá trình giáo dục,
có thể sẽ có ít nhu cầu hơn đối với các nhà giáo dục con người, điều này có thể dẫn
đến mất giá trị truyền thống trước kia của việc dạy học có thể dạy được kiến thức
nhưng đôi khi với dữ liệu thông tin cứng nhắc và ít cập nhật , ít linh hoạt thì ko
đưa đến cho sinh viên thông tin về cái nhìn tổng quan
2.2. Đối với sinh viên khoa kế toán -kiểm toán
• Giới hạn phạm vi tiếp xúc
• Không phải bất kì đâu cũng có internet và cũng phải ai cũng có đủ khả
năng đóng tiền mạng mỗi tháng . Để tiếp cận đến với chat GPT chúng ta luôn phải
có internet để có thể tra được bất cứ nơi đâu , tiếp cận đến đáp án và thông tin một
cách nhanh chóng nhất. 1 khảo sát cho thấy rằng tận 77% sinh vên không có sẵn
mạng internet để có thể sử dụng chat GPT hay bất kì một trí tuệ nhân tạo nào đặc
biệt là khi ở môi trường học tập như Học viện chúng ta .
• Giới hạn sử dùng được khoanh vùng trong một điều kiện đó là có
internet , đó là sự bất tiện đối với một nước chúng ta khi mạng wifi công cộng
không phổ biến rộng rãi như 1 số nước như Hàn Quốc,Singapo, Thuỵ Sĩ . Mạng
internet là 1 rào cản mà khiến chúng ta không thể tiếp cận đến với chatGPT hay
bất kì 1 công cụ AI nào

• Do chúng ta đã quá lạm dụng AI


• Như tác động của AI đến với sinh viên nói chung thì sinh viên kế kiểm
APD cũng đang quá lạm dụng và ỷ lại đối với AI .Theo như một cuộc khảo sát 100
sinh viên kế kiểm thì có đến 50% trên tổng 100 bạn lựa chọn rằng kể cả bài khó
hay dễ cũng đều sử dụng AI trong học tập và làm việc

• Đây là một thực trạng đáng lo ngại cho sinh viên kế kiểm APD nói
riêng và sinh viên APD nói chung. Khi chúng ta quá dựa vào AI khiến não ngừng
hoạt động và suy nghĩ , điều đó về lâu về dài càng khiến chúng ta lười biếng và
dựa dẫm nhiêu hơn vào những thiết bị sẵn có , hay nói rằng đó là có người thay
chúng ta suy nghĩ và làm việc thay chúng ta. Từ đó bản thân chúng ta được nhàn
rỗi , thích cảm giác ấy và ta sẽ càng ngày càng ỷ lại và lười suy nghĩ .
• Là một thế hệ tương lai,sinh viên khoa kế toán kiểm toán cần kiểm
soát , kích hoát trí não sáng và suy nghĩ để phù hợp với các nhà tuyển dụng trong
tương lai cần phải đảm bảo được yêu cầu nhà tuyển dụng, các công cụ AI hay để
mình dẫn nó thay vì nó dẫn mình để một tương lai con người làm chủ thay vì trí
tuệ nhân tạo
• Là một rào cản nghề nghiệp của sinh viên kế toán kiểm toán trong
tương lai
• AI được sử dụng và lan rộng trong nhiều ngành nghề hiện nay vì
chính tác dụng của nó đó là sự tiện dụng , đẹp , dễ sử dụng đáp ứng được nhu cầu
đề ra và có độ chính xác cao hơn con người chúng ta . Vì chính nó giỏi thế nên
đang dần thay thế công việc con người , trong kế toán kiểm toán cũng vậy. AI đang
dần phát triển trong những năm gần đây và đang dần phát triển mạnh trong những
năm gần đây .
• Một ví dụ điển hình là có phần mềm kế toán Misa . Là 1 công cụ đắc
lưc có khả năng giảm đến 80% thao tác thủ công hiểu suất làm việc, tự lập báo cáo
tài chính, báo đa chiều giúp lãnh đạo quyết định hay nhập liệu tự động và kiểm
soát tín hợp lệ từ các giao dịch ngân hàng ,hoá đơn mã số thuế..Đây từng là đa số
nhưng công việc mà kế toán làm thủ công và giờ được thay thế bởi 1 công cụ hoàn
toàn tự động lược bớt đi các giai đoạn trong quá trình kê khai và báo cáo .
• Phải không chúng ta đang mất đi vị thế vốn có vì có sự sự thay thế và
làm bởi AI vì tính chính xác hơn và nhanh hơn đối so với con người ta .Trong
tương lai có thể còn nhiều phần mềm khác nữa cùng xuất hiện và cạnh tranh nhưng
trong cuộc đua đó không có con người chúng ta , sẽ rất nhanh bị đào thải.
• Sinh viên kế toán kiểm toán APD cũng nhận thức được điều đó . được đánh
giá qua kết quả khảo sát sau đây :

• Sinh viên kế kiểm APD họ nhận được nguy cơ của chính trí tuệ nhân
tạo đối với nghề nghiệp tương lai. Nên hay cố gắng thay đổi phát triển để sự dụng
AI 1 cách thông minh và hiệu quả

• Thiếu tính linh hoạt do cơ sở dữ liệu ít được cập nhật


• Trí thông minh được ban tặng cho tất cả mọi người từ khi sinh ra. Máy
móc không có cảm xúc hay đạo đức. Máy móc chỉ làm những gì chúng đã được
lập trình từ trước và khi gặp phải những tình huống không xác định, chúng không
thể phán đoán đúng sai hay thậm chí quyết định cách thực hiện một nhiệm vụ. Sau
đó, nó có thể hoạt động không đúng so với những gì được “đặt hàng” ban đầu.
• Đối với sinh viên APD với độ phụ thuộc hơi cao nên nhiều bài tập và
luận văn được làm sẽ ko mang tính cập nhật và thực tế . Đôi khi robot được lập
trình sẵn như vậy mình hỏi thì kết quả đi kết quả lại cũng sẽ chỉ được câu trả lời ;
vì vậy chưa đáp ứng nhu cầu và mong muốn của người sử dụng.
• AI được lập trình sẵn với những thông tin sẵn có nên nhiều khi sẽ
không đảm bảo được tính cập nhật của thời đại . Tính linh hoạt còn do AI chỉ là
phần mềm nhân tạo giải đáp được thắc mắc trong nhiều lĩnh vực nhưng đối với vấn
đề tình cảm hay cảm xúc thì AI không có câu trả lời dây là điều con người có mà
AI không có
• Hơn thế nữa dù đưa ra được những báo cáo trong doanh nghiệp ,
những kết quả nghiệp vụ cần có thì AI cũng không thể hoàn toàn dựa vào đó để
đưa ra quyết định mà thay vào đoa là con người , vì chỉ có họ mới có thể dựa vào
hoàn cảnh công ty , thị trường , khách hàng hay Luật hiến pháp nhà nước . Vì AI
không cập nhật nhanh hơn hết được
• AI cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về 1 vấn đề nhưng nó chưa
thực sự toàn diện và sâu sắc , nên đôi khi những câu trả lời mà AI đưa cho chúng ta
sẽ bị dễ lạc đề . Nếu sinh viên kế kiểm lạm dụng và sử dụng nó như 1 đáp án cuối
cùng chưa qua kiểm chứng và mặc định nó đúng thì đây sẽ là 1 phán đoán sai

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC CHO VIỆC ÁP DỤNG TRÍ TUỆ
NHÂN TẠO VÀO QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KẾ TOÁN
KIỂM TOÁN
3.1. Giải pháp phát huy mặt tích cực
Sự ra đời của trí tuệ nhân tạo AI đã mở ra một kỷ nguyên mới trong giáo dục,
thay đổi cách học tập và nghiên cứu. AI có thể giúp việc học tập trở nên cá nhân
hóa, hiệu quả và hấp dẫn hơn. Các hệ thống được hỗ trợ bởi AI có thể phân tích
phong cách học tập, điểm mạnh và điểm yếu của người học và điều chỉnh tài liệu
học tập cho phù hợp.
Để phát triển AI trong học tập của sinh viên APD thì mỗi cá nhân , bộ phận lại
có chức năng riêng.
3.1.1. Đối với các giảng viên
• Giáo viên cần tìm hiểu và tham gia các lớp tập huấn soạn giảng bài giảng
điện tử để nâng cao trình độ tin học.
• Giáo viên cần mạnh dạn, không ngại khó, tự tin khi thiết kếvà sử dụng e-
learning sẽ giúp giáo viên rèn luyện nhiều kỹ năngvà phối hợp tốt với các phương
pháp dạy học tích cực khác: biết khai thác triệt để các tài liệu trên internet để đưa
kiến thức bài giảng đến gần với sinh viên hơn, thành thạo cách sử dụng cáctrang
web đưa đến sinh viên
• Tạo một kho nội dung, kiến thức và hình ảnh liên quan đến nội dung kiến
thức chủ đề của bạn cho chính bạn (để chúng tôi không mất thời gian tìm kiếm khi
cần)
3.1.2. Đối với sinh viên nói chung
Việc có một “trợ lý học tập” sẽ giúp các em học sinh có một lộ trình học tập
gần gũi, sát sao với nhu cầu và năng lực, mở ra xu hướng mới trong giáo dục, đó là
giáo dục giải trí (edutainment). Phương pháp cá nhân hoá giúp người học học theo
tốc độ của mình, nâng cao sự tự tin và kết quả học tập. Hơn nữa, hệ thống dạy kèm
thông minh luôn sẵn sàng 24/7 đảm bảo người học có thể tiếp xúc với nội dung
phù hợp nhất cho mục tiêu giáo dục của mình, giúp họ luôn gắn kết và có động lực.
Các ứng dụng và nền tảng học ngôn ngữ được điều khiển bởi AI đã giúp việc
học ngoại ngữ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Những ứng dụng này có thể cung
cấp bản dịch theo thời gian thực, hỗ trợ phát âm và sửa lỗi ngữ pháp. Cho dù bạn
đang ở bất kì đâu AI cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc học ngôn ngữ một
cách thú vị.
• Một số ứng dụng và công cụ học tập được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo (AI)
theo mục đích sử dụng :
• Ôn thi và ôn bài
+ Quizlet: Quizlet cung cấp các câu đố và trò chơi học tập , giúp bạn có thể
nhớ lâu hơn mà còn thú vị.
+ Anki: Anki là một ứng dụng flashcard phổ biến sử dụng tính năng lặp lại
ngắt quãng để tối ưu hóa khả năng ghi nhớ.
• Nghiên cứu khoa học
+ Zotero: Zotero là công cụ quản lý giúp bạn thu thập, sắp xếp và trích dẫn
các tài liệu và nguồn nghiên cứu.
+ Citeulike: Citeulike là một ứng dụng mang tính học thuật giúp bạn có nhiều
tài liệu tham khảo.
• Học ngoại ngữ
+ Duolingo: cung cấp chương trình học miễn phí theo trình độ và hệ thống bài
học, từ vựng đa dạng. Đặc biệt, ứng dụng này có tính năng nhắc nhở thực hiện bài
học, phù hợp với những người mới bắt đầu, với việc bổ trợ kiến thức hàng ngày.
+ Memrise: Tương tự Duolingo, Memrise cũng là một ứng dụng học tiếng
Anh khá quen thuộc với người dùng Việt.
• Quản lý dự án và ghi chú
+ Notion: Notion là một ứng dụng AI để đơn giản hóa việc ghi chú, quản lý
dự án và cộng tác.
• Hiệu đính và chỉnh sửa
+ Scribbr: Scribbr cung cấp dịch vụ hiệu đính và chỉnh sửa, bao gồm kiểm tra
đạo văn do AI điều khiển, để giúp cải thiện chất lượng bài viết học thuật của bạn.
• Ghi lại và xem lại bài giảng
+ Otter.ai: Otter.ai sử dụng AI để phiên âm và sắp xếp các lời nói của bạn
thành văn bản viết, giúp ích cho việc ghi lại và xem lại các bài giảng cũng như thảo
luận.
• Cách xây dựng kế hoạch học tập thật hiệu quả khi sử dụng AI:
• Đặt mục tiêu rõ ràng
Xác định mục tiêu và mục đích học tập của bạn. Biết những gì bạn muốn đạt
được sẽ giúp bạn chọn các khóa học hoặc mô-đun phù hợp.
• Ví dụ : Nếu bạn có mong muốn học cải thiện tiếng anh bạn có thể làm bài
kiểm tra xem mình đang ở mức độ nào rồi lựa chọn khóa học phù hợp. Nếu bạn
cần lấy gốc bạn có thể chọn Duolingo vì nó sẽ luôn nhắc nhở bạn mỗi ngày, hơn
nữa bài giảng lại thú vị, bạn có thể vừa học vừa chơi trên đó. Điều này sẽ tạo sự
hứng thú giúp bạn chăm chỉ học hơn.
• Học tập thật đều đặn
Để học tập hiệu quả, hãy thực hành một cách nhất quán. Thực hành hàng
ngày, ngay cả trong thời gian ngắn, có thể hiệu quả hơn so với các buổi tập dài và
lẻ tẻ.
• Ví dụ: Hãy dành 20-30 phút hàng ngày để học ngoại ngữ. Sử dụng các ứng
dụng học ngôn ngữ như Duolingo hoặc Memrise hay Cake để học từ vựng, ngữ
pháp và ngữ âm. Mỗi ngày chúng ta học một ít, lúc đầu 5 từ rồi dần dần tích lũy
bạn có thể học được rất nhiều từ, nói năng sẽ tự tin trôi chảy hơn.
• Chủ động tương tác
Đừng chỉ xem hoặc đọc một cách thụ động. Thay vào đó, hãy hoàn thành bài
tập, làm bài kiểm tra và tham gia thảo luận nếu có.
Ví dụ: Đăng ký vào các khóa học trực tuyến trên Coursera hoặc edX để học
về văn phong, văn viết, và kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh. Ngoài ra, hãy chủ động tìm
bạn học tiếng Anh trên các ứng dụng như Tandem hoặc HelloTalk và tương tác với
họ qua chat hoặc cuộc gọi video để cải thiện kỹ năng nói và lắng nghe.
• Theo dõi tiến độ
Nhiều nền tảng được AI hỗ trợ cung cấp tính năng theo dõi tiến độ. Đừng
quên vận dụng khả năng này và theo dõi tiến trình của bạn thường xuyên để xác
định các lĩnh vực cần cải thiện.
• Thử nghiệm và khám phá
Đừng ngại khám phá các ứng dụng và trang web khác nhau để tìm ra những
ứng dụng và trang web phù hợp nhất với phong cách học tập và sở thích của bạn.
Ví dụ: Bạn có thể bắt đầu với việc học lập trình cơ bản thông qua các khóa
học trực tuyến trên Codecademy hoặc edX. Sau đó, chuyển sang học các ngôn ngữ
lập trình cụ thể như Python, JavaScript, hoặc Java. Đối với ngành phân tích dữ
liệu, bạn có thể học cách nắm vững kỹ năng phân tích dữ liệu bằng cách tham gia
vào các khóa học trực tuyến về khoa học dữ liệu trên Coursera hoặc edX. Sau đó,
học cách sử dụng các công cụ như Jupyter Notebook và pandas để làm việc với dữ
liệu.
3.1.3. Đối với sinh viên kế toán – kiểm toán
Sinh viên cần thành thạo các kĩ năng máy tính nhất định như excel , word
thông qua môn Tin học đại cương . Thường xuyên sử dụng AI trong học tập như :
sơ đồ hóa bài học , note lại các kiến thức quan trọng , khai thác triệt để các thông
tin trên internet,… Việc người học được tiếp cận những ứng dụng công nghệ
ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ giúp rèn luyện những kỹ năng thực
hành, làm việc trongmôi trường công nghệ, khi ra trường sẽ sớm hòa nhập với môi
trường làm việc mới đòi hỏi những kỹ năng cũng như hiểu biết nhất định về công
nghệ (AI).
3.1.4. Nâng cao chất lượng trang thiết bị
• Ðể nâng cao chất lượng đào tạo, cần phải có thêm các phòng thực hành
chuyên đề theo các công nghệ chuyên sâu. Các phòng thực hành, thí nghiệm như
thế thường có chi phí tốn kém vì nó sử dụng công nghệ của một hãng sản xuất lớn
nào đó. Chúng ta cần có những lựa chọn khác nhau cũng như tìm được các đối tác
sẵn sàng hỗ trợ về tài chính, công nghệ khi đào tạo công nghệ của họ.
• Thường xuyên rà soát, duy trì, nâng cấp trang thiết bị đáp ứng yêu cầu triển
khai ứng dụng AI, đảm bảo kết nối cáp quang internet
• Mua sắm máy tính, các hạ tầng thông tin, các trang thiết bị phục vụ cho việc
ứng dụng AI thay mới, sửa chữa, triển khai, rà soát.
• Khắc phục các biện pháp đảm bảo an toàn an ninh thông tin cũng như an
toàn đối với cơ thể mỗi cá nhân.

3.2. Giải pháp hạn chế mặt tiêu cực


3.2.1. Những kỹ năng mới mà sinh viên khoa Kế toán – Kiểm toán của Học viện
Chính sách và Phát triển cần có trong thời kỳ trí tuệ nhân tạo bùng nổ
Không thể phủ nhận rằng, AI đã đem lại cho chúng ta nhiều lợi ích tích cực,
tuy nhiên đi kèm với đó là những mặt tiêu cực mà mỗi cá nhân cần phải cảnh giác,
đặc biệt là sinh viên ngành Kế toán – Kiểm toán, từ đó đưa ra được những giải
pháp để hạn chế mặt tiêu cực. Một số mặt hạn chế của trí tuệ nhân tạo mà sinh viên
kế toán – Kiểm toán phải đối mặt như: mất cơ hội việc làm, thiếu tính chủ động vì
quá phụ thuộc vào trí tuệ nhân tạo và muôn vàn những mặt tiêu cực khác.
Có rất nhiều luồng ý kiến cho rằng, trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế kế toán viên
trong tương lai. Vấn đề này chắc hẳn sẽ làm nhiều sinh viên Kế toán hoang mang
về cơ hội nghề nghiệp trong tương lai cũng như đặt ra nhiều câu hỏi: liệu có phải
sai lầm khi chọn ngành Kế toán – Kiểm toán, những thách thức nào đặt ra cho sinh
viên Kế toán trong thời đại mà công nghệ vô cùng phát triển? Những nghiên cứu
ᵭã chỉ ra rằng 66% những doanh nghiệp vừa và nhὀ sẽ thay thế những dịch vụ mà
kế toán viên đang thực hiện bằng dịch vụ đám mây và 50% doanh nghiệp nhὀ vừa
sẽ thay nhân viên kế toán nếu họ không thích ứng với công nghệ này (Theo Phạm
Thanh Hải – Báo Dân Tài chính).
Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng AI hiện nay chỉ có thể thay thế được công
việc giản đơn, không thể hoàn toàn thay thế được con người, vì vậy cơ hội nghề
nghiệp vẫn đang rộng mở với những công việc phức tạp, đòi hỏi nhiều kỹ năng
chuyên môn như kế toán viên, kiểm toán viên. Bởi, kế toán viên có những thế
mạnh mà trí tuệ nhân tạo không thể thay thế được như: tư vấn khách hàng, đưa ra
lời khuyên và những chiến lược để đóng góp cho công ty, khả năng hiểu biết, học
hỏi để có thể kết hợp những công cụ AI và những phần mềm phức tạp,…
Một số chia sẻ của các chuyên gia tại hội thảo “Application of Information
Technology in Accounting: Opportunities or Challenges?” của Trường Đại học
Quốc tế Sài Gòn (SIU):
“Những cơ hội mới cho ngành kế toán trong bối cảnh ứng dụng CNTT hiện
nay tác động lớn đến lĩnh vực kế toán và việc làm kế toán, song nhân tố con người
vẫn đóng vai trò quan trọng nhất, quyết định đến hiệu quả công việc.” TS Huỳnh
Đệ Thủ (giảng viên Khoa Kỹ thuật và Khoa học máy tính SIU) nhấn mạnh. Anh
Vũ Đình Thiêm, Giám đốc Kiểm toán – Công ty TNHH Crowe Việt Nam cho biết
CNTT không những không tước đi cơ hội nghề nghiệp của kế toán viên mà còn
giúp kế toán viên thực hiện những công việc nhàm chán như nhập dữ liệu thủ công,
lưu trữ hồ sơ dữ liệu kế toán. Đồng thời, AI hỗ trợ ngành kế toán trong việc truy
vấn thông tin nhanh và chính xác hơn, tiết kiệm thời gian, thực hiện công việc kế
toán linh hoạt, bảo mật thông tin/ứng dụng kế toán tốt hơn. (Theo thông tin được
chia sẻ từ Trường Đại học Quốc tế Sài Gòn).
Trong thực tế, sinh viên theo học Kế toán – Kiểm toán vẫn rất nhiều, tạo nên
sức cạnh tranh vô cùng lớn. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo làm cho
cơ hội nghề nghiệp cũng có phần thu hẹp lại. Vì vậy ta cần phải nhận thức được
rằng, có lẽ cách duy nhất để tồn tại chính là khả năng thích ứng với môi trường,
tìm ra những điểm mạnh để phát huy. Năng lực đối với người làm kế toán, kiểm
toán không chỉ dừng lại ở trình độ hiểu biết và năng lực chuyên môn, mà bên cạnh
đó còn cần phải có những kỹ năng về tổ chức, những kỹ năng và hiểu biết về trí tuệ
nhân tạo, công nghệ thông tin như: quản trị thông tin, quản trị mạng, kỹ năng phân
tích đánh giá, dự báo, năng lực tư vấn, kỹ năng khai thác, vận hành mạng, sử dụng
thông tin và bảo mật thông tin…
Là sinh viên khoa Kế toán – Kiểm toán của Học Viện Chính sách và Phát
triển cần có sự nhận thức và hiểu biết về những thách thức và cơ hội trong tương
lai, từ đó trang bị những kỹ năng về chuyên môn, những kỹ năng mềm cần thiết
cho công việc kế toán, kỹ năng về ngoại ngữ,... Sinh viên APD cần có sự “nâng cấp
bản thân” để đáp ứng nhu cầu của ngành Kế toán – Kiểm toán trong tương lai. Cụ
thể: Sinh viên cần hiểu rõ xu thế của ngành nghề Kế toán, cần chủ động tìm hiểu
và theo dõi nghiêm ngặt sự thay đổi của ngành nghề thông qua các bài báo, các
diễn đàn; cần có tư duy về công nghệ, luôn cập nhật những xu hướng công nghệ
mới nhất được sử dụng trong công việc Kế toán; luôn có tinh thần sẵn sàng học
hỏi, sẵn sàng thay đổi để không bị lỗi thời. Việc học của sinh viên Kế toán – Kiểm
toán không chỉ ở trên giảng đường mà còn bên ngoài cuộc sống thông qua việc
tham gia các khóa thực tập để tiếp xúc, học hỏi cách làm việc từ các doanh nghiệp;
tham gia các diễn đàn để nghe các chuyên gia trong ngành Kế toán – Kiểm toán
chia sẻ về kinh nghiệm,... Trong giai đoạn công nghệ bùng nổ, đi liền với kiến thức
chuyên môn, sinh viên khoa Kế toán – Kiểm toán APD cần phải làm quen với công
nghệ và có kiến thức về quản lý dữ liệu. Trong số các kỹ năng hiện nay, kỹ năng
phân tích dữ liệu lớn được chú ý vì ngày càng có nhiều sự tập trung vào dữ liệu lớn
cho nghề kế toán.

Trí tuệ nhân tạo ngày càng phát triển và đang trở nên ngày một quen thuộc
trong cuộc sống của chúng ta, nhưng liệu những gì chúng mang lại có vô tình
khiến chúng ta dần hình thành tâm lý “lệ thuộc”? Không thể phủ nhận rằng, những
lợi ích mà trí tuệ nhân tạo đem lại là vô cùng lớn, việc máy móc được sinh ra và hỗ
trợ con người là điều đáng được khích lệ. Tuy nhiên khi trí tuệ nhân tạo ngày càng
trở nên phổ biến và dễ dàng tiếp cận thì chúng ta đang dần quá phụ thuộc vào nó.
Nếu không biết cách sử dụng một cách đúng đắn, sáng suốt thì quả thật trí tuệ nhân
tạo là một con dao hai lưỡi. Khi con người dựa nhiều hơn vào trí tuệ nhân tạo để
đưa ra quyết định, khả năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện của con người
có thể giảm đi, do ta đã phụ thuộc nhiều hơn vào trí tuệ nhân tạo làm điều đó. Điều
này có thể dẫn đến sự suy giảm trí thông minh và khả năng tư duy, sáng tạo của
con người theo thời gian.
Nó đang dần khiến con người trở nên thụ động, lười suy nghĩ, lười sáng tạo,
đối với lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán cũng không ngoại lệ. Để không bị chi phối
bởi trí tuệ nhân tạo, sinh viên khoa Kế toán – Kiểm toán của Học viện Chính sách
và Phát triển cần chủ động trong suy nghĩ, chủ động trong cách học tập và tiếp cận,
phát huy được những trực quan và điểm mạnh của bản thân, năng động và sáng tạo
trong thời đại đổi mới. Hơn nữa, kỹ năng giao tiếp và phản biện sẽ càng trở nên
quan trọng trong giai đoạn công nghệ bùng nổ. Theo đó, các kỹ năng giao tiếp
quan trọng đối với người làm kế toán, kiểm toán là: Trình bày, uy tín, tự tin, thân
thiện, giao tiếp bằng mắt, hiểu quan điểm của mọi người, cung cấp và nhận phản
hồi. Còn kỹ năng tư duy phản biện sẽ là yêu cầu cơ bản đối với công việc thực tiễn
hằng ngày và phải trở thành mục tiêu chính trong chương trình đào tạo chuyên
nghiệp.
Công nghệ là công cụ hỗ trợ nhưng một điều chắc chắn rằng nó không thể
thay thế hoàn toàn con người. Vì vậy, sự thận trọng và hoài nghi vẫn là yêu cầu cơ
bản đối với người làm nghề kế toán, kiểm toán, trong đó có việc kiểm tra và cải
thiện chất lượng dữ liệu.
Một trong những cân nhắc khi nhắc đến trí tuệ nhân tạo là thông tin được đưa
ra bởi AI có thể sai lệch, chưa chính xác. Các hệ thống AI chỉ không thiên vị khi dữ
liệu chúng được cung cấp không thiên vị, và nếu dữ liệu bị sai lệch, AI có thể sẽ
duy trì những thành kiến trong suốt quá trình ra quyết định. Điều này có thể dẫn
đến việc đưa ra các quyết định bất công với một số nhóm người, chẳng hạn như
phụ nữ hoặc dân tộc thiểu số. Vì vậy ta cần sáng suốt trong bước chọn lọc và xử lý
thông tin.
Theo hãng tin Bloomberg News, báo cáo của Team8 chỉ ra việc áp dụng rộng
rãi các chatbot và các công cụ viết mới trang bị AI có thể khiến các công ty dễ bị rò
rỉ dữ liệu và rơi vào cảnh kiện tụng (Báo Tin tức đưa tin ngày 4/12/2023)
Một trong những nguyên tắc đạo đức cơ bản của nghề Kế toán – Kiểm toán
chính là đảm bảo tính bảo mật cho tất cả các thông tin về doanh nghiệp, khách
hàng. Khi trí tuệ nhân tạo lên ngôi cũng là lúc tiềm ẩn một nỗi lo lớn đối với những
kế toán viên, đó là nguy cơ rò rỉ, bị tấn công và đánh cắp dữ liệu. Vì vậy, khi ứng
dụng trí tuệ nhân tạo AI vào công tác Kế toán – Kiểm toán, chúng ta cần nhất quán
một khâu xử lý minh bạch, đảm bảo tính bảo mật ngay trong mỗi quy trình xử lý
thông tin. Sinh viên khoa Kế toán – Kiểm toán APD cần trang bị cho mình thêm
những kỹ năng về an ninh mạng, bảo mật dữ liệu để có hạn chế được việc rò rỉ
thông tin. Bên cạnh đó hãy đề cao tinh thần cảnh giác và tránh lạm dụng quá nhiều
vào trí tuệ nhân tạo.
3.2.2. Cần có sự sẵn sàng thay đổi của các nhà giáo dục Kế toán – Kiểm toán
Đối mặt với những thách thức và sự đổi mới trong phương thức làm việc, điều
này đòi hỏi, hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực kế toán - kiểm toán cần
có sự đổi mới căn bản từ chương trình, nội dung cho đến phương pháp đào tạo để
tạo ra nguồn nhân lực có thể thích nghi với sự thay đổi của thời đại. Vì trí tuệ nhân
tạo đã, đang và sẽ tác động nhiều hơn đến vai trò của kế toán, nên các nhà giáo dục
và các cơ sở đào tạo ngành Kế toán – Kiểm toán cần thay đổi tư duy và phát triển
các kỹ năng, năng lực cần thiết liên quan đến các công nghệ thông minh, các ứng
dụng kinh doanh tăng cường. Các tổ chức nghề nghiệp Kế toán - Kiểm toán, các
trường Đại học, Học viện đào tạo chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán, trong đó có
Học viện Chính sách và Phát triển cần đảm nhiệm tốt vai trò và trách nhiệm đào
tạo đội ngũ kế toán - kiểm toán, tổ chức các hoạt động giáo dục, bồi dưỡng nghề
nghiệp, nâng cao và phát triển năng lực cho những sinh viên kế toán - kiểm toán
theo thông lệ và chuẩn mực giáo dục nghề nghiệp... hướng tới xây dựng ngành Kế
toán - kiểm toán của Việt Nam phát triển mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu thời kỳ hội
nhập, thời kỳ AI vô cùng phát triển như hiện nay.
Phương pháp tiếp cận liên ngành nên được áp dụng xuyên suốt toàn bộ
chương trình học của sinh viên khoa Kế toán – Kiểm toán, không nên chỉ tập trung
vào hệ thống thông tin kế toán, mà cần trang bị cho sinh viên về lưu trữ, quản lý và
phân tích thông tin.
Trong thực tế, khoảng cách giữa việc học và thực hành luôn tồn tại. Do đó,
việc hợp tác và nâng tầm thành đối tác giữa cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp, tổ
chức, hội nghề nghiệp là điều kiện tiên quyết để sinh viên tốt nghiệp nhanh chóng
thành công.

(Nguồn: ICAEW 2017)

You might also like