Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

PHẦN BỐN: DI TRUYỀN HỌC

CHƯƠNG 1: DI TRUYỀN PHÂN TỬ


Bài 1: DNA VÀ QUÁ TRÌNH TÁI BẢN

A. SƠ LƯỢC VỀ CẤU TẠO, CHỨC NĂNG CỦA CÁC ĐẠI PHÂN TỬ HỮU CƠ (NUCLEIC ACID)
I. DNA (deoxyribonucleotide acid)

Tế bào nhân sơ: DNA mạch vòng, trần nằm ở vùng nhân + plasmid ở tế bào chất
Tế bào nhân thực: DNA mạch kép, mạch thẳng liên kết với protein histon nằm ở các bào quan như: nhân, ty thể
và lục lạp

Cấu tạo:
- Thành phần hoá học: C, H, O, N, P
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà các đơn phân là các nucleotide (A, T, G, C)
- Gồm 3 thành phần: đường pentozo (5C), nhóm photphat và base nito (A, T, G, C)
Các base bé: C và T Các base lớn: G và A
- Trong cùng một mạch: các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết cộng hoá trị (phosphodiester)
- Giữa 2 mạch: các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết Hidro ( A = T và C  G)
Cấu trúc không gian
- Đường kính vòng xoắn: 2nm = 20 Å (angstron)
- Khoảng cách giữa 2 nucleotide: 0,34 nm = 3,4 Å
- 1 chu kì xoắn gồm 10 cặp nucleotide (20 nucleotide) và 34 Å

II. RNA (Ribonucleotide acid)


- Thành phần hoá học: C, H, O, N, P
- Cấu tạo bởi các nucleotide: A, U, G, C
- Gồm 3 loại RNA:
1. mRNA (RNA thông tin)
- Cấu tạo bởi 1 mạch đơn, dạng thẳng
- Ở SVNS, 1 phân tử mRNA thường chứa vài trình tự mã hoá của một số gen khác nhau
- Ở SVNT, mỗi gen tạo ra 1 loại mRNA riêng
- Chức năng: làm khuôn cho quá trình dịch mã
2. tRNA (RNA vận chuyển)

- Cấu tạo bởi mạch đơn, có cấu trúc 3 thuỳ:


+ 1 thuỳ chứa bộ ba đối mã (anticodon) bổ sung với bộ ba
mã hoá (codon) trên mRNA
+ 2 thuỳ còn lại liên kết với protein với ribosome
- Đầu 3’ có chứa trình tự nucleotide đặc hiệu nên enzyme có thể gắn vào đó amino acid tương ứng
- Chức năng: vận chuyển amino acid tới ribosome để tiến hành dịch mã
- Mỗi loại amino acid có tRNA vận chuyển riêng
- Cơ thể có 20 loại amino acid nên phải có tối thiểu 20 tRNA

3. rRNA (RNA ribosome)


- Tất cả các rRNA đều được cấu tạo bởi mạch đơn nhưng khác nhau về số lượng và trình tự nucleotide
- Các rRNA đều được cấu tạo từ 1 gen và bị cắt ra thành các mRNA khác nhau từ tiền mRNA
- Chức năng: cấu tạo nên Ribosome
- SVNS có 3 loại rRNA do1 gene quy định
- SVNT có 4 loại rRNA từ 2 gene quy định
III. Protein
- Thành phần hoá học: C, H, O, N, P, S
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các amino acid (có khoảng 20 loại)
- Gồm có 4 cấu trúc, thực hiện chức năng chủ yếu ở cấu trúc bậc 3 và bậc 4. Cấu trúc protein thay đổi thì
chức năng cũng thay đổi
Cấu trúc bậc 1: Các amino acid liên kết với nhau bằng liên kết peptide  chuỗi polipeptide
Cấu trúc bậc 2: Chuỗi polipeptide co xoắn/nếp gấp
Cấu trúc bậc 3: Cấu trúc bậc 2 tiếp tục co xoắn tạo cấu trúc không gian 3 chiều
Cấu trúc bậc 4: Nhiều cấu trúc bậc 3 kết hợp

B. CHỨC NĂNG CỦA DNA


DNA là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử
DNA mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền
Các đặc điểm cấu trúc của DNA phù hợp với chức năng gồm:
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà các đơn phân là các nucleotide (A, T, G, C)  dùng như “chữ
cái” dùng để ghi mã đủ mọi thông tin di truyền
- Cấu trúc kiểu chuỗi xoắn kép  cấu trúc bền vững, đảm bảo thông tin di truyền được bảo quản, ít bị
hư hỏng
- Nguyên tắc bổ sung (A = T và C  G)  thông tin di truyền được truyền đạt gần như nguyên vẹn qua
các thế hệ tế bào và cơ thể
*Các thí nghiệm chứng minh DNA là vật chất di truyền
1. Thí nghiệm 1

2. Thí nghiệm 2
Ở ống nghiệm (1), chứng minh Protein không phải là vật chất di truyền
Ở ống nghiệm (2), chứng minh DNA là vật chất di truyền
Tuy nhiên, thí nghiệm này còn gây tranh cãi vì enzyme thuỷ phân chưa loại bỏ toàn toàn chất cần loại bỏ
3. Thí nghiệm 3

*Thí nghiệm chứng minh RNA là vật chất di truyền của một số virut
 Khi tạo chủng virut lai, nếu lấy lõi của chủng virut nào thì virut lai sẽ có đặc điểm giống với
chủng virut đó

C. QUÁ TRÌNH TÁI BẢN


1. Vị trí
- TBNS: vùng nhân và plasmid
- TBNT: nhân, ti thể, lục lạp
2. Thời điểm: pha S của kì trung gian trong quá trình phân bào
3. Thành phần tham gia
- DNA
- Nucleotide tự do
- Các Enzyme: enzyme tháo xoắn, Ligase, DNA polymerase, RNA polymerase
4. Diễn biến
a. Khởi đầu sao chép

- Bắt đầu từ một điểm nhất định: điểm hởi đầu sao chép Ori
- Một số protein và enzyme liên kết vào Ori và tách DNA thành 2 mạch đơn ở 2 phía tạo chạc sao chép
hình chữ Y
- Enzyme RNA polymerase tạo đoạn mồi (đoạn RNA ngắn)  cung cấp đầu 3’OH cho enzyme DNA
polymerase tổng hợp mạch mới
+ Trên mạch 3’  5’, chỉ cần 1 đoạn mồi
+ Trên mạch 5’3’, cần nhiều đoạn mồi
b. Tổng hợp mạch mới
- DNA polymerase tổng hợp mạch mới theo chiều 5’  3’ theo nguyên tắc bổ sung
+ Mạch DNA có chiều 3’ 5’ được tổng hợp liên tục
+ Mạch DNA có chiều 5’ 3’ được tổng hợp không liên tục tạo thành các đoạn Okazaki, sau đó enzym
DNA polymerase loại bỏ đoạn mồi
- Các đoạn Okazaki được nối lại bằng enzyme Lygase

5. Kết quả
1 DNA mẹ  2 DNA con giống nhau và giống DNA mẹ (chỉ với DNA mạch vòng ở SVNS)
6. Ý nghĩa: đảm bảo cho thông tin di truyền trên DNA được truyền đạt gần như nguyên vẹn qua
các thế hệ tế bào và cơ thể (đối với sinh sản vô tính)
7. Nguyên tắc: Nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc bổ sung
*Thí nghiệm chứng minh tái bản DNA theo nguyên tắc bán bảo tồn

8. So sánh sự khác nhau của quá trình tái bản giữa SVNS và SVNT

Sinh vật nhân sơ Sinh vật nhân thực


Điểm khởi đầu sao 1 điểm Rất nhiều
chép
Enzyme tham gia Ít hơn SVNT Nhiều hơn SVNS
Thời gian kéo dài Ngắn Dài hơn
Kết quả 2 DNA con giống nhau và giống DNA 2 DNA khác nhau và không giống mẹ
mẹ
BÀI 2: GEN VÀ QUÁ TRÌNH TRUYỀN ĐẠT THÔNG TIN DI TRUYỀN CỦA GEN

A. GEN LÀ GÌ?
1. Khái niệm
- Gen là một đoạn phân tử DNA mang thông tin quy định một loại sản phẩm là chuỗi polypeptide hoặc
RNA.
- Mỗi gen gồm 2 mạch: mạch mã gốc (mạch dùng để tổng hợp mRNA) và mạch mã hoá
2. Cấu trúc chung: gồm 3 vùng

- Vùng điều hoà: nằm ở đầu 3’, có trình tự nucleotide là promotor, là nơi khởi động (nơi bám của RNA
polymerase) và điều hoà quá trình phiên mã.
- Vùng mã hoá: chứa thông tin quy định trình tự RNA hoặc trình tự các amino acid trong chuỗi
polypeptide.
- Vùng kết thúc: nằm ở đầu 5', mang tín hiệu kết thúc phiên mã
3. Phân loại
- Dựa vào chức năng, phân thành 2 loại:
+ Gen cấu trúc: tạo sản phẩm cấu tạo nên các thành phần của tế bào
+ Gen điều hoà: tạo sản phẩm điều hoà sự biểu hiện của gen khác
- Dựa vào cấu trúc vùng mã hoá, phân thành 2 loại

+ Gen không phân mảnh (SVNS): không có intron, các gen tồn tại thành từng nhóm (các gen này
có cùng vùng điều hoà và vùng kết thúc), chứa codon mở đầu và codon kết thúc.
+ Gen phân mảnh (SVNT): gồm exon (mã hoá cho RNA hoặc protein) và intron (đoạn không
được dịch mã), mỗi gen có vùng điều hoà và vùng phiên mã riêng.
B. HỆ GENE
1. Khái niệm
Hệ gene là tập hợp tất cả vật chất di truyền (DNA) trong tế bào sinh vật.
Vai trò: giúp giải trình tự toàn bộ các phân tử DNA của tế bào  tìm được cấu trúc và chức năng của gene.
2. Ứng dụng
- Nghiên cứu tiến hoá: tìm ra mối quan hệ tiến hoá giữa các loài. Các loài có cấu trúc hệ gene càng
giống nhau thì càng có mối quan hệ họ hàng gần gũi với nhau.

C. QUÁ TRÌNH TRUYỀN ĐẠT THÔNG TIN DI TRUYỀN CỦA GEN


I. Quá trình phiên mã
Phiên mã là quá trình tổng hợp RNA dựa trên mạch khuôn của gen
1. Vị trí:
- TBNS: vùng nhân và plasmid
- TBNT: nhân, ti thể, lục lạp
2. Thời điểm: trước khi tế bào tổng hợp protein
3. Thành phần tham gia
- DNA
- Nucleotide tự do
- Enzyme RNA polymerase
4. Diễn biến: Gồm 3 bước:

Khởi đầu: Một số protein liên kết với vùng điều hoà gene và thu hút enzyme RNA polymerase đến liên kết với
promoter trên mạch khuôn của gen.
Kéo dài: enzyme RNA polymerase tổng hợp theo chiều 5’3’ theo nguyên tắc bổ sung ( A-U , G-X)
Kết thúc: enzyme RNA polymerase gặp tín hiệu kết thúc phiên mã ở đầu 5’ của mạch khuôn
+ SVNS: phiên mã một vài gen cùng lúc tạo ra 1 mRNA và phiên mã + dịch mã cùng một lúc.
+ SVNT: phiên mã tạo tiền mRNA  gắn thêm Mũ nucleotide 7-Methyguanine (ở đầu 5’) và đuôi poly A
(ở đầu 3’) + loại bỏ intron + nối exon  mRNA trưởng thành  đi ra khỏi nhân để tiến hành dịch mã

5. Phiên mã ngược
Phiên mã ngược là quá trình tổng hợp DNA dựa trên mạch khuôn là RNA.
Quá trình này thường gặp ở một số virut có vật chất di truyền là RNA: HIV, SARS-CoV-2
Sau khi vào tế bào, RNA được enzyme phiên mã ngược của virus chuyển thành DNA và tích hợp vào DNA của
tế bào chủ  gây mầm bệnh

*Trong tế bào giao tử của cơ thể nhân thực có enzyme Telomerase  đưa 1 mạch mRNA gắn vào đoạn DNA ở
đầu mút của NST  đoạn bị ngắn đi trong quá trình nhân đôi DNA được phục hồi

*Ứng dụng:
- Sử dụng trong công nghệ gene để chuyển gene không còn intron của SVNT vào TB vi khuẩn
- Dùng để xét nghiệm virus gây bệnh có hệ gene là RNA.
II. Qúa trình dịch mã
1. Mã di truyền
Mã di truyền là một bộ các bộ ba nucleotide trên mRNA quy định các amino acid trên protein.
Mỗi bộ ba nucleotide được gọi là một đơn vị mã di truyền (codon)
Có 4 3=64 mã bộ ba, nhưng chỉ có 61 bộ ba mã hoá (trừ 3 bộ ba kết thúc)
Mạch mã gốc 3’ TAC – GGG – CGT – CAA – GTA – ACT 5’
mRNA 5’ AUG – CCC – GCA – GUU – CAU – UGA 3’
Protein Met – Pro – Ala – Val – His
Ba loại bộ ba tương ứng bao gồm:
- Bộ ba trên mạch gốc của gen gọi là triplet, đọc theo chiều 3’ 5’
- Bộ ba trên mRNA gọi là codon, đọc theo chiều 5’ 3’
+Codon mở đầu: 5’AUG 3’ (SVNT: Metionin, SVNS: foocmin metionin)
+Codon kết thúc: 5’ UAA 3’ ; 5’ UAG 3’ ; 5’ UGA 3’ không có tên amico acid.
- Bộ ba trên tRNA gọi là anticodon, đọc theo chiều 3’ 5’

*ĐẶC ĐIỂM CỦA MÃ DI TRUYỀN: 5 đặc điểm


- Mã di truyền là mã bộ ba, 3 Nu liền kề quy định một amino acid.
- Mã di truyền được đọc theo từng bộ ba một, theo chiều 5’3’, không chồng gối lên nhau
- Mã di truyền có tính thoái hoá: nhiều bộ ba có thể quy định 1 amino acid (trừ UGG: Trp và AUG: Met)
- Mã di truyền có tính đặc hiệu: 1 bộ ba chỉ mã hoá cho 1 amino acid
- Mã di truyền là mã vạn năng (có tính phổ biến): MDT về cơ bản dùng chung cho hầu hết các sinh vật
trên Trái Đất. Do ở DNA ti thể người, UGA: Trp, AUA: Met, AGA và AGG: codon kết thúc

2. Quá trình dịch mã


a. Vị trí: Tế bào chất
b. Thành phần tham gia: các loại RNA, amino acid, enzym đặc hiệu, yếu tố giải phóng, ATP
Dịch mã là quá trình tổng hợp protein dựa trên trình tự nucleotide trong phân tử mRNA.
c. Diễn biến
i. Hoạt hoá amino acid:

ii. Tổng hợp chuỗi polypeptide: gồm 3 giai đoạn


Giai đoạn khởi đầu:
- Tiểu phần nhỏ của Ribosome gắn ở vị trí trước codon mở đầu (AUG) trên mRNA.
- Met-tRNA mang anticodon (UAC) liên kết với codon mở đầu (AUG) trên mRNA bằng liên kết Hidro.
- Tiểu phần lớn liên kết với tiểu phần nhỏ tạo Ribosome hoàn chỉnh. Ribosome có 3 vị trí:
+ Vị trí A: nơi tiếp nhận tRNA gắn amino acid
+ Vị trí P: nơi tiếp nhận Met-tRNA và các aa-tRNA từ vị trí A sang
+Vị trí E: vị trí thoát của tRNA
Giai đoạn kéo dài
- Bắt đầu khi aa-tRNA khác đến vị trí A và amino acid này liên kết với Metionin (foocmin metionin) ở vị
trí P.
- Ribosome di chuyển trên mRNA theo chiều 5’3’ sang bộ ba kế tiếp và tRNA ở vị trí P sang vị trí E rồi
rời khỏi ribosome
- Quá trình tRNA di chuyển từ vị trí A PE cứ lặp lại cho đến khi gặp codon kết thúc
- Thường có nhiều ribosome cùng dịch mã trên mRNA gọi là polyribosome  tăng hiệu suất tổng hợp
protein

Giai đoạn kết thúc:


- Ribosome đi tới bộ ba kết thúc, quá trình dịch mã dừng lại vì không có tRNA nào liên kết.
- Yếu tố giải phóng tách chuỗi polypeptide khỏi ribosome và tách ribosome thành 2 tiểu đơn vị
- Chuỗi polypeptide loại bỏ amino acid Metionin (foocmin Metionin)  chuỗi polypeptide cấu trúc bậc 1
hoàn chỉnh  biến đổi thành các cấu trúc khác để thực hiện chức năng của protein

3. Mối quan hệ giữa DNA – RNA – Protein

Thông tin di truyền được truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác qua quá trình tái bản DNA
Thông tin di truyền được truyền được mã hoá quy định các tính trạng của cơ thể sinh vật qua quá trình phiên
mã và dịch mã
BÀI 3: ĐIỀU HOÀ BIỂU HIỆN GEN

Điều hoà biểu hiên gene là điều hoà lượng sản phẩm do gene tạo ra trong tế bào đảm bảo cho hoạt động sống
của tế bào phù hợp với điều kiện môi trường và phù hợp với sự phát triển bình thường của cơ thể

I. THÍ NGHIỆM PHÁT HIỆN RA OPERON LAC Ở VI KHUẨN E.COLI CỦA MÔND VÀ
JACOB
1. Thí nghiệm
Lô đối chứng: Nuôi vi khuẩn E.coli trong môi trường không có lactose và có các amino acid đánh dấu phóng
xạ
Lô thí nghiệm: Nuôi vi khuẩn E.coli trong môi trường có lactose và có các amino acid đánh dấu phóng xạ
Kết quả:
+ Ở lô đối chứng, các enzyme ß-galatosidase, permease và transacetylase đánh dấu phóng xạ xuất hiện
với lượng không đáng kể
+ Ở lô thí nghiệm: các enzyme đánh dấu phóng xạ trong tế bào tăng mạnh
Kết luận: Lactose là chất cảm ứng, kích hoạt tế bào tổng hợp đồng thời 3 enzyme phân giải Lactose
2. Cấu trúc của Operon Lac

Các thành phần của Operon Lac:


- Vùng khởi động (Promoter): nơi enzyme RNA polymerase bám vào khởi động quá trình phiên mã
- Vùng vận hành (Operator): nơi protein ức chế (LacI) bám vào ngăn chặn quá trình phiên mã
- Gen cấu trúc Z, Y, A: mang thông tin quy định tổng hợp enzyme thuỷ phân lactose
+ Lac Z: quy định enzyme ß-galatosidase,
+ Lac Y: quy định enzyme permease
+ Lac A: quy định enzyme transacetylase
- Operon Lac được điều hoà bởi gen điều hoà LacI: quy định protein ức chế LacI
*Một số lưu ý:
- Các gen cấu trúc có số lần phiên mã bằng nhau
- Gen cấu trúc và gen điều hoà có số lần nhân đôi giống nhau những số lần phiên mã khác nhau
- Gen điều hoà luôn luôn hoạt động
3. Cơ chế điều hoà Operon Lac
a. Khi môi trường không có Lactose
Protein ức chế lacI liên kết với vùng vận hành  enzyme RNA polymerase không liên kết với vùng khởi động
 Gen cấu trúc không được phiên mã
b. Khi môi trường có Lactose

Một lượng nhỏ lactose chuyển thành đồng phân của lactose và liên kết với protein ức chế  Protein ức chế
không gắn được vào vùng vận hành  enzyme RNA polymerase liên kết với vùng khởi động  gen cấu trúc
được phiên mã  dịch mã tạo các enzyme phân giải lactose
II. Ý NGHĨA
- Giúp tế bào tiết kiệm được nguyên liệu và năng lượng
- Giúp tế bào thích nghi với sự thay đổi môi trường
- Điều hoà hoạt động gene còn có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của các sinh vật đa bào
nhân thực
III. ỨNG DỤNG THỰC TIỄN
BÀI 4: ĐỘT BIẾN GENE

I. KHÁI NIỆM
- Đột biến gene là những biến đổi xảy ra trong cấu trúc của gene, có liên quan đến một hoặc một số cặp
Nucleotide.
- Đột biến điểm là những đột biến liên quan đến một cặp nucleotide
- Đột biến gene có tính thuận nghịch, xảy ra một cách ngẫu nhiên với tần số thấp 10−6 đến 10−4
- Các cá thể mang gene đột biến đã biểu hiện thành kiểu hình được gọi là thể đột biến
- Đa số đột biến gene thường là đột biến lặn và có thể có hại cho sinh vật do làm giảm sức sống hoặc gây
chết. Một số trường hợp đột biến gene có thể lợi hoặc trung tính.

II. CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN


Gồm: mất Nu, thêm Nu và thay thế Nu
Tuỳ theo mức độ ảnh hưởng của đột biến lên chuỗi polypeptide mà đột biến gene có thể diễn ra theo các hướng:
- Đột biến đồng nghĩa (đột biến im lặng): đột biến làm cho codon này bị biến đổi thành một codon khác
những cùng mã hoá cho một loại amino acid.
- Đột biến sai nghĩa: Đột biến làm cho codon mã hoá amino acid này bị biến đổi thành codon mã hoá cho
amino acid khác

- Đột biến vô nghĩa: đột biến làm cho codon mã hoá amino acid thành codon kết thúc

III. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ PHÁT SINH ĐỘ BIẾN GENE


1. Nguyên nhân
- Bên trong: do rối loạn các quá trình hoá sinh trong tế bào và cơ thể
- Bên ngoài:
+ Tác nhân vật lý: tia UV, các tia chiếu xạ, nhiệt
+Tác nhân hoá học: 5-Bromouracil (5-BrU), HNO2,…
+Tác nhân sinh học: virus, vi khuẩn
2. Cơ chế phát sinh đột biến gene
Đột biến gene tự phát: do sự biến đổi cấu trúc từ nucleotide dạng trưởng thành sang dạng hiếm có vị trí liên kết
Hidro thay đổi
Base dạng hiếm  đột biến thay thế Nu

- Đột biến gene cảm ứng: do sự tác động của các tác nhân đột biến
Tác động của tia UV làm cho hai base Thymine liến kết với nhau  thêm/mất cặp nucleotide

+ 5-Bromouracil (5-BrU)  thay thế Nu cặp A-T thành G-C

IV. VAI TRÒ CỦA ĐỘT BIẾN GEN


- Đối với tiến hoá: cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá của sinh vật
- Đối với chọn giống: cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn, tạo giống  tạo các giống vi sinh
vật và thực vật mang những đặc tính mong muốn
Vd: Chiếu xạ vào bào tử nấm để tạo chủng nấm penicillium để sản xuất nhiều
penicillin có hoạt tính cao.
Vd: Gây đột biến gene ở lúa tạo ra giống lúa có khả năng chịu hạn, chống sâu
bệnh.
- Đối với nghiên cứu di truyền: Các thể đột biến tự nhiên hoặc nhân tạo được các nhà khoa học dùng
trong nhiều nghiên cứu nhằm xác định quy luật di truyền và các đặc điểm, chức năng của gene
BÀI 5: CÔNG NGHỆ GEN

Công nghệ gene là các quy trình kĩ thuật liên quan đến việc nghiên cứu về sự biểu hiện gene, chỉnh sửa gene và
chuyển gene.
Công nghệ gene đang được sử dụng phổ biến là công nghệ DNA tái tổ hợp
I. CÔNG NGHỆ DNA TÁI TỔ HỢP
1. Khái niệm
Công nghệ DNA tái tổ hợp là quy trình kĩ thuật tạo ra phân tử DNA từ hai nguồn khác nhau rồi chuyển vào
tế bào nhận.
DNA tái tổ hợp gồm: gene chuyển và DNA làm vector (DNA của virus, plasmid từ vi khuẩn và NST
nhân tạo từ nấm men)
2. Nguyên lý
- Sử dụng các kĩ thuật di truyền như: tách chiết gene ra khỏi tế bào, nhân bản gene, cắt, ghép nối,… (Ssk kết
nối tri thức)
- Nguyên lí tái tổ hợp DNA là sự dung hợp giữa hai hay nhiều đoạn DNA gắn với nhau tạo phân tử DNA
tái tổ hợp
- Nguyên lí biểu hiện gene là thông tin mã hoá trình tự amino acid trên gene được biểu hiện thành
protein trong tế bào sống qua cơ chế phiên mã và dịch mã
3. Các bước tạo DNA tái tổ hợp
(1) Tách và tạo DNA tái tổ hợp
Nguyên liệu: đoạn DNA/gene mã hoá protein mong muốn được phân lập từ mô sống/tổng hợp nhân tạo và
vector tách dòng (plasmid là vector được sử dụng phổ biến)
Các loại enzyme:
- Enzyme cắt giới hạn (restrictase): cắt hai mạch của phân tử DNA của tế bào cho và tế bào nhận tại trình
tự Nucleotide xác định
- Enzyme nối (Ligase): xúc tác hình thành liên kết phosphodiester nối hai đoạn DNA với nhau
Sau đó đưa DNA tái tổ hợp vào tế bào nhận (Ví dụ: vi khuẩn E.Coli) bằng các phương pháp:
Phương pháp tải nạp:
- Phương pháp biến nạp: dùng muối CaCl2 hoặc xung điện để làm giãn màng sinh chất của tế bào
- Phương pháp tải nạp: cho thực khuẩn thể (virus xâm nhiễm vi khuẩn) mang gene cần chuyển xâm nhập
vào tế bào vật chủ

(2) Biểu hiện gene và phân tích biểu hiện gene


- Để gene chuyển có thể biểu hiện tạo protein trong tế bào chủ  sử dụng vector biểu hiện gene (vector
được bổ sung vùng promoter)
- Để nhận biết được tế bào vi khuẩn nào có chứa DNA tái tổ hợp  kỹ thuật PCR hoặc lai phân tử
- Sau quá trình biểu hiện gene, protein tái tổ hợp được tách chiết và kiểm tra bằng phương pháp điện di
(3) Sản xuất protein tái tổ hợp
- Tiến hành đánh giá chất lượng protein tái tổ hợp về đặc tính và chức năng so với protein tự nhiên
- Đem sản xuất với quy mô công nghệ khác
4. Thành tựu
Ứng dụng công nghệ DNA tái tổ hợp giúp tiết kiệm được chi phí cũng như phù hợp với các nguyên lý về
mặt đạo đức sinh học

II. TẠO SINH VẬT BIẾN ĐỔI GENE


1. Khái niệm
Sinh vật biến đổi gene (sinh vật chuyển gen) là các sinh vật chứa gene ngoại lai trong hệ gene, gene ngoại lai có
thể gắn những vị trí khác nhau trên NST.
2. Nguyên lý : dựa trên những nguyên lý chung của công nghệ gene vànhững nguyên lý đặc trưng
khác.
3. Tạo thực vật biến đổi gene
- Chuyển gene nhờ Ti plasmid, súng bắn gene
- Ti plasmid: một phân tử DNA vòng tương đối lớn có nguồn gốc từ vi khuẩn đất Agrobacterium
tumefaciens. Trên plasmid có 1 đoạn T-DNA
- Việc chuyển gene vào tế bào thực vật bằng 2 cách:
+ Phương pháp biến nạp: bằng xung điện
+ Chuyển plasmid tái tổ hợp vào lại TB vi khuẩn A.tumefaciens rồi cho vi khuẩn lây nhiễm vào tế bào
thực vật

4. Tạo Động vật biến đổi gene


- Chuyển gene bằng vi tiêm, dùng tế bào gốc phôi, dùng tinh trùng làm vecto chuyển gene
- Chuyển gene có thể tiến hành ở tế bào soma hoặc tế bào sin dục, tuy nhiên hiện tại chỉ mới áp dụng vào tế
bào soma

5. Thành tựu
- Tạo giống thực vật và động vật mang những tính trạng có giá trị (tăng khả năng kháng bệnh, chống chịu
các điều kiện bất lợi), có năng suất và chất lượng sản phẩm cao
- Sản xuất các loại thuốc chữa bệnh cho con người
BÀI 5: TÁCH CHIẾT DNA

You might also like