Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.

Sinh học Mr. Cần Đề Rèn luyện số 7


(File lưu hành nội bộ)
Lớp [EOM – 2k6]
Sưu tầm, biên soạn và chỉnh sửa: Mr. Cần và các cộng sự.
Câu 1. Trong lịch sử phát triển của sinh vật qua các đại địa chất, thực vật có mạch phát sinh ở đại nào?
A. Đại Trung Sinh. B. Đại Cổ sinh. C. Đại Thái cổ. D. Đại Nguyên sinh.
Câu 2. Quần xã sinh vật ở vùng nào sau đây thường đa dạng hơn các vùng còn lại?
A. Bắc Cực. B. Nhiệt đới. C. Ôn đới. D. Cận Bắc Cực.
Câu 3. Sự kết hợp giữa giao tử (n) và giao tử (n + 1) tạo thành hợp tử, hợp tử này có thể phát triển thành
thể đột biến nào sau đây?
A. Thể lưỡng bội. B. Thể tam nhiễm. C. Thể một nhiễm. D. Thể tam bội.
Câu 4. Nhân tố tiến hóa nào sau đây tạo ra nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Đột biến.
C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 5. Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố hữu sinh?
A. Ánh sáng. B. Cạnh tranh khác loài.
C. Nồng độ muối. D. Độ ẩm.
Câu 6. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con gồm toàn kiểu gene dị hợp?
A. Aa x Aa. B. AA x aa. C. Aa x aa. D. AA x AA.
Câu 7. Ở gà, giới cái mang cặp NST giới tính nào?
A. XX. B. XO. C. XY. D. YO.
Câu 8. Ở sinh vật nhân thực, sự biến đổi protein sau khi được tổng hợp để thực hiện chức năng nhất
định được xem là điều hòa gene ở mức nào:
A. Sau dịch mã. B. Sau phiên mã. C. Dịch mã. D. Phiên mã.
Câu 9. Nhóm thực vật nào sau đây mở khí khổng vào ban đêm và đóng khí khổng vào ban ngày?
A. C3. B. Cây ưa bóng. C. CAM. D. C4.
Câu 10. Trong quần thể, tỉ lệ giới tính cho thấy điều gì?
A. Mật độ cá thể của quần thể. B. Tiềm năng sinh sản của quần thể.
C. Cấu trúc tuổi của quần thể. D. Kích thước của quần thể.
Câu 11. Quần thể có cấu trúc di truyền nào sau đây có tỉ lệ cá thể dị hợp lớn nhất?
A. 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1. B. 0,5AA + 0,5aa = 1.
C. 0,3AA + 0,6Aa + 0,1aa = 1. D. 0,49AA + 0,40Aa + 0,11aa = 1.
Câu 12. Cá rô phi nuôi ở Việt Nam có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ 5,6oC đến 42oC. Nhiệt độ 42oC
gọi là gì?
A. Giới hạn trên. B. Khoảng chống chịu.
C. Khoảng thuận lợi. D. Giới hạn dưới.

1
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 13. Loại nucleotide nào sau đây không có trong codon mở đầu?
A. Cytosine. B. Uracil. C. Guanine. D. Adenine.
Câu 14. Hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra đối với nhóm loài nào?
A. Vi sinh vật. B. Thực vật.
C. Có khả năng phát tán mạnh. D. Động vật bậc cao.
Câu 15. Ở động vật, gene nằm ở vị trí nào sau đây được coi là gene ở tế bào chất?
A. Gene trên NST thường.
B. Gene trong ti thể.
C. Gene trên NST giới tính X không có allele trên Y.
D. Gene trên NST giới tính Y không có allele trên X.
Câu 16. Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể?
A. Độ đa dạng. B. Tỉ lệ giới tính. C. Mật độ. D. Kiểu phân bố.
AB
Câu 17. Biết hoán vị gene xảy ra với tần số 30%. Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gene giảm phân bình
ab
thường tạo ra loại giao tử có tỉ lệ nào trong các tỉ lệ sau ?
A. 7 : 7 : 3 : 3. B. 2 : 2 : 1 : 1. C. 3 : 3 : 2 : 2. D. 4 : 4 : 1 : 1.
Câu 18. Động vật nào sau đây trao đổi khí qua bề mặt cơ thể?
A. Cá. B. Lợn. C. Trâu. D. Trùng roi.
Câu 19. Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gene tương ứng với các điều kiện môi trường khác
nhau được gọi là
A. Tương tác gene. B. Tác động gene đa hiệu.
C. Mức phản ứng. D. Thường biến.
Câu 20. Câu nào sau đây mô tả tính phổ biến của mã di truyền?
A. Một amino acid được mã hóa bởi một bộ ba.
B. Ở hầu hết các loài sinh vật, mã di truyền là giống nhau.
C. Một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại amino acid.
D. Có 61 bộ ba mã hóa amino acid.
Câu 21. Loại đột biến điểm nào sau đây làm gene tăng thêm 3 liên kết hydrogene?
A. Đột biến thêm 1 cặp A - T.
B. Đột biến thêm 1 cặp G - X.
C. Đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T.
D. Đột biến thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X.
Câu 22. Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây có thể làm cho 2 allele của cùng một gene cùng tồn
tại trên 1 NST?
A. Đảo đoạn NST. B. Mất đoạn NST.
C. Chuyển đoạn trên 1 NST. D. Lặp đoạn NST.

2
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 23. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, một allele có lợi cũng có thể bị loại hoàn toàn khỏi quần thể bởi
tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?
A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Đột biến. D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 24. Nhân tố nào sau đây quyết định mức độ đa dạng của thảm thực vật trên cạn?
A. Gió. B. Ánh sáng. C. Nước. D. Không khí.
Câu 25. Cơ chế điều hòa cân bằng nội môi diễn ra theo trình tự nào sau đây?
A. Kích thích → Trung khu điều hòa → Thụ thể → Cơ quan trả lời.
B. Kích thích → Cơ quan trả lời → Thụ thể → Trung khu điều hòa.
C. Kích thích → Thụ thể → Trung khu điều hòa → Cơ quan trả lời.
D. Kích thích → Thụ thể → Cơ quan trả lời → Trung khu điều hòa.
Câu 26. Khu sinh học savana phân bố chủ yếu ở vùng địa lý nào?
A. Vùng nhiệt đới. B. Vùng cận bắc cực.
C. Vùng ôn đới. D. Vùng cực bắc.
Câu 27. Phương pháp tạo giống nào sau đây thu được dòng thuần chủng ở tất cả các gene?
A. Kĩ thuật chuyển nhân. B. Cấy truyền phối động vật.
C. Nuôi cấy hạt phấn và lưỡng bội hóa. D. Nuôi cấy mô tế bào thực vật.
Câu 28. Loài lúa mì ngày nay (T.aestium) được cho rằng đã hình thành bằng con đường lai xa kèm đa
bội hóa từ 3 loài hoang dại. Con đường hình thành loài này có đặc điểm nào trong các đặc điểm sau?
A. Loài mới được hình thành qua lai xa kèm đa bội hóa 1 lần.
B. Thường diễn ra ở các loài thực vật có hoa có họ hàng gần gũi.
C. Loài mới được hình thành không có sự tác động của chọn lọc tự nhiên.
D. Diễn ra từ từ, tốc độ chậm, trải qua nhiều dạng trung gian chuyển tiếp.
Câu 29. Phát biểu nào sau đây đúng về quá trình nhân đôi ADN trong tế bào sống?
A. Enzyme ligase xúc tác tổng hợp mạch đơn mới theo chiều từ 5’ → 3’.
B. Enzyme ADN polymerase hoạt động theo nguyên tắc bổ sung.
C. Kết thúc quá trình nhân đôi, một nửa ADN tạo ra mang 1 mạch của ADN làm khuôn.
D. Sự tổng hợp phân tử ADN diễn ra ở một số đoạn trên phân tử ADN làm khuôn.
Câu 30. Hình bên mô tả mối tương quan giữa cường
độ quang hợp (trục tung) và cường độ ánh sáng (trục
hoành). Giá trị điểm A trong đồ thị được gọi là gì?
A. Điểm bão hòa ánh sáng.
B. Cường độ quang hợp tối đa.
C. Năng suất kinh tế.
D. Điểm bù ánh sáng.

3
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 31. Sơ đồ phả hệ ở hình bên cho thấy sự di truyền của một tình trạng da ở người. Hãy cho biết, cơ
sở di truyền có khả năng nhất của tình trạng da là gì ?
A. Bệnh do gene trội quy định nằm trên
NST thường.
B. Bệnh do gene trội quy định nằm trên
NST giới tính.
C. Bệnh do gene lặn quy định nằm trên
NST thường.
D. Bệnh do gene nằm trong ty thể quy định.
Câu 32. Đồ thị dưới đây thể sự biến động tần số allele A1 của hai quần thể ruồi quả trên đảo và đất liền
theo thời gian.

Dựa vào thông tin trên, có bao nhiêu phát biểu sau là đúng ?
I. Trên đất liền, áp lực chọn lọc lên allele A1 thay đổi dần theo thời gian.
II. Yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên có thể là những nhân tố góp phần làm thay đổi tần số
allele A1 ở đất liền.
III. Sự biến mất của allele A1 trong quần thể đảo có thể là do đột biến tự phát trong trình tự allele.
IV. Yếu tố ngẫu nhiên có thể dẫn tới việc cố định hoặc đào thải allele A1 trong khỏi quần thể đảo.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Ab
Câu 33. Có 3 tế bào sinh tinh mang kiểu gene khi giảm phân tạo giao tử cùng xảy ra hoán vị gene
aB
giữa A và a. Đồng thời có tế bào xảy ra đột biến làm cặp NST đang xét không phân ly trong giảm phân
I. Giả sử các tế bào con đột biến đều phát triển thành giao tử. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu
sau là đúng?
I. Nếu có 1 tế bào bị đột biến thì tỉ lệ giao tử đột biến là 1/3.
II. Nếu tạo ra được 7 loại giao tử thì chứng tỏ có ít nhất 1 tế bào đã không xảy ra đột biến.
III. Nếu cả 3 tế bào cùng đột biến thì có thể tạo giao tử mang 3 allele trội chiếm tỉ lệ tối đa 25%.
IV. Nếu có 2 tế bào đột biến thì tạo ra tối đa 9 loại giao tử.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

4
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 34. Hình vẽ dưới đây cho thấy một diễn thế sinh thái xảy ra trong một môi trường theo thời gian
khi nó bị các loài khác nhau xâm chiếm.

Tại sao phải mất 75 năm để một cây phong sồi xuất hiện ở hình vẽ trên?
A. Hạt sồi có thời gian ngủ đông rất dài trước khi nảy mầm.
B. Mất trung bình 75 năm để cây lá kim bị tuyệt chủng.
C. Nông nghiệp là ngành chiếm ưu thế và cây gỗ cứng đã bị loại bỏ.
D. Cây phong-sồi phát triển tốt hơn trong rừng thông hơn là trên đồng cỏ.
Câu 35. Dưới đây là hình ảnh mô tả bộ nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng ở một người mắc một
hội chứng lệch bội.

Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nguyên nhân gây ra hội chứng này?
A. Nguyên nhân gây ra hội chứng có thể do sự không phân li cặp nhiễm sắc giới tính ở mẹ trong
quá trình giảm phân I.
B. Nguyên nhân gây ra hội chứng có thể do sự không phân li cặp nhiễm sắc giới tính ở bố trong quá
trình giảm phân II.
C. Hợp tử có thể đã nhận một giao tử mang một nhiễm sắc thể giới tính Y từ mẹ.
D. Hợp tử có thể đã nhận một giao tử mang hai nhiễm sắc thể giới tính X từ bố.

5
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 36. Gà đồng cỏ lớn (Tympanuchus cupido) từng là một loài phong phú ở Bắc Mỹ. Với việc chuyển
đổi thảo nguyên cỏ cao sang đất trồng trọt nông nghiệp, việc mất đi môi trường sống tự nhiên của
chúng đã dẫn đến sự suy giảm số lượng nhanh chóng ở loài này. Bảng dưới đây cho thấy sự thay đổi
về quy mô quần thể của gà đồng cỏ lớn ở bang Illinois (Mỹ) trong hơn ba thập kỷ. Các phân tích về số
lượng allele trung bình trên
mỗi locus gene, cũng như tỷ
lệ trứng nở thành công, cũng
được trình bày trong bảng.
Các nhà khoa học lo ngại về sự suy giảm kích thước quần thể ở gà thảo nguyên lớn hơn. Điều nào sau
đây giải thích tại sao nó là một nguyên nhân của mối quan tâm?
A. Khi số allele trung bình trên mỗi locus gene giảm từ 5,2 xuống 3,7 thì quần thể không còn khả
năng tiến hóa theo con đường chọn lọc tự nhiên.
B. Khi số allele trung bình trên mỗi locus gene giảm đi, sự thay đổi của điều kiện môi trường dễ dẫn
đến sự tuyệt chủng của quần thể.
C. Kích thước quần thể tỷ lệ nghịch với mức độ đa dạng di truyền trong quần thể gà thảo nguyên
lớn do giao phối cận huyết.
D. Mức độ đa dạng di truyền trong quần thể tỷ lệ nghịch với tỷ lệ trứng nở thành công của gà thảo
nguyên lớn hơn, điều này càng ảnh hưởng đến kích thước quần thể.
Câu 37. Ở một loài Thú, màu lông do một gene có 2 allele thuộc vùng không tương đồng của nhiễm
sắc thể giới tính X quy định; trong đó lông nâu (A) trội hoàn toàn so với lông trắng (a). Khẳng định nào
sau đây sai?
A. Nếu bố mẹ đều là lông nâu, đời con có thể có lông trắng, trong đó tất cả con lông trắng chỉ thuộc
một giới.
B. Nếu bố mẹ đều là lông trắng thì đời con đều có lông trắng, bất kể giới đực hay cái.
C. Nếu mẹ lông trắng, bố lông nâu thì ở đời con, tất cả những con cái đều lông nâu và tất cả những
con đực đều lông trắng.
D. Nếu mẹ lông nâu, bố lông trắng thì sinh ra con có 50% lông trắng và 50% lông nâu.
Câu 38. Ở ruồi giấm, thân xám (A) trội hoàn toàn so với thân đen Dòng Đặc điểm
(a) và cánh dài (B) trội hoàn toàn so với cánh ngắn (b). Locus 2 gene 1 Thân xám, cánh dài
này được xác định thuộc cùng một nhóm liên kết và cách nhau một 2 Thân đen, cánh ngắn
khoảng tương đối 17cM. Có 4 dòng ruồi thuần chủng về các tính 3 Thân xám, cánh ngắn
trạng này được kí hiệu như sau: 4 Thân đen, cánh dài
Thực hiện các phép lai khác dòng, sau đó cho con lai F1 giao phối
với nhau thu được F2. Trong trường hợp không có đột biến, theo lí thuyết, mô tả phép lai nào sau đây
không đúng?
P Tỉ lệ thân đen, cánh ngắn ở F1 Tỉ lệ thân đen, cánh ngắn ở F2
A. ♀1 x ♂2 0% > 4%
B. ♀2 x ♂1 0% > 4%
C. ♀3 x ♂4 0% 0%
D. ♀4 x ♂3 0% > 4%
6
Mr. Huỳnh Nguyễn Việt Cường – huynhcuongbio@gmail.com – 077.747.2347.
Câu 39. Một nhóm nghiên cứu thực hiện thí nghiệm để kiểm chứng mô hình nhân đôi
ADN ở vùng nhân của tế bào nhân sơ. Họ đã nuôi một số vi khuẩn E.coli trong môi
trường chỉ có nitơ đồng vị nhẹ (14N). Sau đó họ chuyển vi khuẩn sang nuôi tiếp một thế
hệ ở môi trường chỉ có nitơ đồng vị nặng (15N). Biết số lần nhân lên của vi khuẩn E.coli
trong các ống nghiệm là như nhau. Tách ADN sau mỗi thế hệ và thu được kết quả như
hình dưới đây. Cho biết X là vị trí của ADN chứa cả hai mạch 15N; Y là vị trí của ADN
chứa cả mạch 14N và mạch 15N; Z là vị trí của ADN chứa cả hai mạch 14N. DNA của các
tế bào vi khuẩn sau đó được kiểm tra bằng máy ly tâm trước khi nó được đưa trở lại
môi trường nuôi cấy có nucleotide chứa 14N. Sơ đồ dưới đây cho thấy vị trí của dải DNA
tại Y trong ống ly tâm khi DNA lần đầu tiên được kiểm tra. Tiếp tục nuôi cấy quần thể
sau 1 thế hệ, nhận xét nào sau đây là đúng về số lượng dải và vị trí dải tương ứng khi
cho kiểm tra bằng cách quay ly tâm.
A. 50% ở vị trí Y và 50% ở vị trí Z. B. 50% ở vị trí Y và 50% ở vị trí X.
C. 50% ở vị trí X và 50% ở vị trí Z. D. 25% ở vị trí X và 75% ở vị trí Z.
Câu 40. Để tìm hiểu về khả năng sinh sản của bèo tấm (một loài thực vật thủy sinh có kích thước nhỏ),
các nhà nghiên cứu đã tiến hành cho 3 cây bèo tấm vào mỗi đĩa nuôi cấy khác nhau, bao gồm: đĩa (1)
chứa dung dịch nước cất, đĩa (2) chứa nước ao tự nhiên, đĩa (3) chứa dung dịch nước cất bổ sung thêm
phân bón N-P-K, đĩa (4) chứa dung dịch nước cất được bổ sung thêm nitrat. Biểu đồ dưới đây thể hiện
sự thay đổi về số lượng cây bèo tấm ở mỗi đĩa trong suốt thời gian thí nghiệm. Có bao nhiêu phát biểu
sau đây là đúng ?
I. Sau 10 ngày thí nghiệm, số lượng cây bèo tấm trên
mỗi đĩa theo thứ tự giảm dần là 1 > 2 > 4 > 3.
II. Ở đĩa nuôi cấy (2), tốc độ tăng trưởng trung bình
của quần thể cây bèo tấm là khoảng 1 cây trong vòng 3
ngày.
III. Kali, Photphorus là các nhân tố giới hạn sự tăng
trưởng của quần thể bèo tấm ở đĩa nuôi cấy số (4).
IV. Nếu các nhà nghiên cứu tiến hành gia tăng cường
độ chiếu sáng vào đĩa nuôi cấy sẽ giúp thúc đẩy nhanh
quá trình tăng trưởng của quần thể bèo tấm.
A. 2. B. 3.
C. 4. D. 1.

BẢNG ĐÁP ÁN
1. B 2. B 3. B 4. B 5. B 6. B 7. C 8. A 9. C 10. B
11. C 12. A 13. A 14. C 15. B 16. A 17. A 18. D 19. C 20. B
21. B 22. D 23. D 24. C 25. C 26. A 27. C 28. B 29. B 30. D
31. C 32. B 33. D 34. B 35. A 36. B 37. D 38. D 39. B 40. B

You might also like