Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 20

1

VNU UNIVERSITY OF ECONOMICS & BUSINESS

Môn: Phương pháp nghiên cứu kinh doanh

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG


MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG
ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Sinh viên thực hiện : Trương Tiến Nam


Mã sinh viên : 22050819
Lớp : QH-E-2022 Kế Toán 5
Mã lớp học phần : BSA3082
Giảng viên hướng dẫn : TS. Hoàng Xuân Vinh, TS. Ma Thế Ngàn

Hà Nội, tháng 2 năm 2024


2

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................... 3
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 4
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ................................................ 5
4. Các nội dung nghiên cứu chính của đề tài ................................................. 5
Chương 1. ......................................................................................................... 5
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................ 5
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước (6 nghiên cứu) ................... 5
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước (4 nghiên cứu) .................. 7
Chương 2. ......................................................................................................... 9
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 9
2.1 Một số khái niệm liên quan tới vấn đề nghiên cứu .................................. 9
2.2 Một số lý thuyết và mô hình nền tảng ................................................... 10
2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................. 12
2.4 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 13
Chương 3. ....................................................................................................... 15
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................... 15
3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu ..................................................................... 15
3.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha. ................... 16
3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................... 16
3.4 Phân tích tương quan Pearson ................................................................ 17
3.5 Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết............................................. 18
Chương 4. ....................................................................................................... 19
GIẢI PHÁP .................................................................................................... 19
Về phía sinh viên.......................................................................................... 19
Về phía quản lý mạng xã hội Facebook ....................................................... 19
3

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Gần đây, Insider Intelligence đã công bố báo cáo về thị trường người dùng
smartphone tại khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2021 – 2026. Theo đó, trong năm
2022, lượng người dùng smartphone tại Việt Nam đạt khoảng 62,8 triệu người, tăng
3,6% so với năm trước và chiếm 96% lượng người dùng internet trên cả nước.

Năm 2023, lượng người dùng smartphone tại Việt Nam dự kiến ở mức 63.8
triệu người, tăng 1.6% so với năm 2022 và chiếm 96.1% lượng người dùng internet
trên cả nước. Xét ở khu vực Đông Nam Á, lượng người dùng smartphone ước tính
tại Việt Nam tính tới hết năm 2023 chỉ kém mỗi Indonesia.

Tính đến năm 2026, lượng người dùng smartphone tại Việt Nam ước đạt 67.3
triệu người, tăng trưởng 1.7% so với năm trước đó và chiếm khoảng 96,9% lượng
người dùng internet.

Qua những báo cáo thống kê trên, ta thấy rằng hiện nay smartphone đã trở nên
phổ biến tại Việt Nam, đi kèm với đó sự phát triển một cách mạnh mẽ không ngừng
của mạng xã hội. Không một ai có thể phủ nhận những tiện ích mà mạng xã hội đem
lại như: giải trí, thông tin nhanh, dữ liệu mở,… và một chức năng khá quan trọng đã
làm thay đổi mạnh mẽ hình thức giao tiếp giữa các cá nhân với nhau đó là khả năng
4

kết nối và chia sẻ. Do đó, mạng xã hội đã trở thành một trong những phương tiện
không thể thiếu đối với mỗi cá nhân ngày nay!

Thứ hai, Facebook là một trong những mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam với
số lượng truy cập và số lượng người dùng rất lớn. Điều này phần nào đó chứng tỏ
rằng việc đặt trọng tâm nghiên cứu về Facebook có thể là một hướng đi phù hợp.

Thứ ba, sinh viên là một trong những nhóm có nhu cầu, thời gian sử dụng
mạng xã hội Facebook nhiều nhất, tất nhiên các sinh viên của Trường Đại học Kinh
tế cũng không ngoại lệ. Bên cạnh đó các hoạt động như học tập, quan hệ với bạn bè,
hoạt động xã hội và làm việc,...của sinh viên cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc từ chính
mạng xã hội này. Hơn thế, việc nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử
dụng mxh facebook với sinh viên UEB có thể giúp đưa ra những kiến nghị có giá trị
trong việc hỗ trợ giáo dục và đào tạo sinh viên.

Xuất phát từ những lý do trên, em đã quyết định lựa chọn đề tài “Các yếu tố
ảnh hưởng đến ý định sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên trường Đại học
Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội”.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu


2.1 Mục đích

Nghiên cứu tác động của các nhân tố đến ý định sử dụng mạng xã hội Facebook
của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội. Trên cơ sở đó, đưa
ra những kiến nghị trong việc hỗ trợ giáo dục và đào tạo sinh viên.

2.2 Nhiệm vụ

• Xác định được mô hình các yếu tố tác động đến ý định sử dụng mạng xã hội
Facebook của sinh viên trường Đại học Kinh Tế - ĐHQGHN.
• Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định tiêu dùng xanh của sinh
viên trường Đại học Kinh Tế - ĐHQGHN.
• Đề xuất các ý kiến cho trường nhằm hỗ trợ giáo dục và đào tạo sinh viên.
5

3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu


3.1 Đối tượng nghiên cứu

Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử mxh Facebook của sinh viên

3.2 Khách thể nghiên cứu

Sinh viên của trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội (các sinh viên chưa
ra trường)

3.3 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi thời gian: Tháng 2/2024.


- Phạm vi không gian: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội.
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý
định sử dụng mạng mxh Facebook của sinh viên trường Đại học Kinh tế - Đại
học Quốc Gia Hà Nội.

4. Các nội dung nghiên cứu chính của đề tài


Ngoài phần Mở đầu, Tài liệu tham khảo và mục lục, phần Nội dung của tiểu luận gồm
4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Kết quả nghiên cứu.

Chương 4: Giải pháp và kết luận.

Chương 1.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước (6 nghiên cứu)

Trong nghiên cứu của Trần Thị Minh Đức và Bùi Thị Hồng Thái năm 2014 về
hoạt động sử dụng MXH trong sinh viên Việt Nam đã chỉ ra rằng có đến hơn 50%
6

sinh viên được khảo sát sử dụng MXH nhiều hơn 3 tiếng mỗi ngày và kết quả phân
tích đã chỉ ra khi sinh viên có nhu cầu sử dụng MXH càng cao thì họ càng có nguy
cơ chịu áp lực từ việc sử dụng MXH, và với bốn nhóm áp lực là áp lực tới hoạt động
sống, áp lực về mặt thời gian, áp lực với khả năng làm chủ bản thân và áp lực về mặt
cảm xúc thì mỗi khi sinh viên chịu áp lực từ bất kì một trong các khía cạnh nào thì
họ cũng sẽ có nguy cơ chịu những áp lực từ các khía cạnh còn lại.

Nghiên cứu của Trần Minh Trí và Đỗ Minh Hoàng năm 2013 về việc sử dụng
internet và những tác động đến sinh viên đã chỉ ra rằng hơn 60% sinh viên trong
nghiên cứu đồng ý với nhận định rằng sử dụng internet gây mất thời gian, và 45,5%
sinh viên đồng ý rằng sử dụng internet sẽ gây mệt mỏi và bị bệnh, nghiên cứu cũng
chỉ ra những sinh viên có học lực giỏi/xuất sắc có số giờ truy cập bình quân là 17,6
giờ/tuần, trong khi đó những sinh viên học yếu/kém có số giờ truy cập internet bình
quân đến 31,9 giờ/tuần, từ đó có thể nhận thấy biểu hiện của sự ảnh hưởng của việc
sử dụng internet đến việc học tập.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Hoa và Nguyễn Lan Nguyên năm 2016 về
tác động của Facebook đến sinh viên đã cho kết quả rằng Facebook là MXH phổ biến
nhất với các sinh viên trả lời phỏng vấn, và nghiên cứu chỉ ra mỗi nhóm sinh viên có
học lực khác nhau thì những ảnh hưởng đến học tập lại khác nhau, với sinh viên có
học lực khá giỏi, việc tìm kiếm tài liệu học tập và trao đổi thông tin học tập trên
Facebook rất hiệu quả. Không những giúp ích trong việc học tập, Facebook còn giúp
sinh viên giải tỏa căng thẳng sau những giờ học, nhưng MXH cũng có những ảnh
hưởng tiêu cực nhất định là gây mất tập trung, suy nhược cơ thể và tiếp cận các nguồn
thông tin sai lệch.

Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu An và các cộng sự năm 2016 về những
nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên năm 1-2 trường đại học kỹ thuật
– công nghệ Cần Thơ đã chỉ ra rằng thời gian sinh viên lướt web trung bình là 3,6
tiếng/ngày và sinh viên vẫn dành ra 44% thời gian lướt web của mình cho việc học
7

tập, có thể thấy sinh viên tại đây có ý thức đầu tư thời gian và công sức cho việc học
tập của mình.

Tác giả Lê Minh Công năm 2013 đã nghiên cứu về tình trạng nghiện internet
của học sinh THCS đã chỉ ra kết quả rằng tỷ lệ nghiện internet của học sinh tăng theo
từng khối lớp và phần lớn học sinh nghiện internet là nam giới. Nhóm nguyên nhân
chính gây ra ảnh hưởng đến việc nghiện internet của học sinh là việc tiếp cận thông
tin dễ dàng, thoát khỏi sự buồn chán, thỏa mãn nhu cầu kết bạn, mở rộng quan hệ, và
sử dụng internet cho cảm giác mình giỏi hơn và khẳng định được bản thân, tác giả
cũng đưa ra một số hệ quả của việc sử dụng internet là căng thẳng, mệt mỏi, cáu gắt,
hay mất tỉnh táo và ít tham gia các hoạt động xã hội hơn.

Tác giả Lê Thị Thanh Hà và các cộng sự năm 2017 trong nghiên cứu về các
nhân tố của MXH tác động đến kết quả học tập của sinh viên trường đại học công
nghệ thực phẩm đã đưa ra kết luận rằng việc sử dụng MXH như một công cụ học tập
và thường xuyên chia sẻ các thông tin liên quan đến việc học tập sẽ là một biện pháp
phù hợp và hiệu quả để nâng cao kết quả học tập của sinh viên.

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước (4 nghiên cứu)
Tác giả Alberto Posso cũng nghiên cứu về hành vi sử dụng internet của học
sinh 15 tuổi tại Úc và đưa ra kết luận rằng trẻ em tại các nước phát triển đang sử dụng
internet cho MXH và chơi trò chơi với tỉ lệ rất cao. Việc thường xuyên sử dụng các
MXH trực tuyến, ví dụ như Facebook hoặc nhắn tin ảnh hưởng đáng kể đến điểm số
các môn khoa học. Ví dụ như kết quả nghiên cứu chỉ ra các học sinh sử dụng MXH
trực tuyến hàng ngày sẽ có điểm số toán thấp hơn khoảng 20 điểm so với các sinh
viên không sử dụng hoặc hầu như không sử dụng loại phương tiện truyền thông này.
Hơn nữa, kết quả cho thấy việc càng thường xuyên sử dụng internet cho những hoạt
động này, sẽ làm điểm số càng tồi tệ hơn.

Nghiên cứu của Daria J Kuss và Olatz Lopez – Fernandez năm 2016 về nghiện
internet và vấn đề sử dụng internet đã giải thích rằng khi việc sử dụng internet tăng
lên, các hoạt động trực tuyến dần chiếm mất thời gian trong cuộc sống người dùng
8

internet, điều này làm giảm thời gian để tham gia vào các hoạt động khác như thời
gian dành cho bạn bè và gia đình, điều này có thể làm tăng sự cô đơn và căng thẳng,
ngoài ra việc sử dụng và chơi game trên internet có thể là phương pháp thoát khỏi các
vấn đề thực tế và có thể làm trầm trọng hơn căng thẳng và các cảm xúc tiêu cực dẫn
đến các hệ quả như nghiện internet và trầm cảm.

Một nghiên cứu của các tác giả người Việt cùng sự cộng tác của các tác giả
nước ngoài về việc nghiện internet và sự ảnh hưởng trực tiếp liên quan tới sức khỏe
của giới trẻ Việt Nam đã chỉ ra rằng, việc nghiên internet ở Việt Nam không bị ảnh
hưởng bởi các yếu tố như giới tính, tình trạng kinh tế hay các loại nghiện khác, và có
tới 21,2% người tham gia trả lời trong nghiên cứu là người nghiện internet, giới trẻ
Việt Nam có tỷ lệ nghiện internet cao nhất so với các quốc gia khác tại Châu Á.
Những người nghiện internet có nhiều khả năng bị gặp các vấn đề về tự chăm sóc,
khó khăn trong thực hiện thói quen hằng ngày, bị đau, khó chịu và lo âu, trầm cảm
hơn từ đó làm giảm đi tâm lý hạnh phúc ở người trẻ tuổi, người nghiện internet cũng
ít hài lòng với cuộc sống hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra việc nghiện internet có hại
tương tự việc nghiện rượu.

Nghiên cứu của Kristin Sherman năm 2013 về cách mà mạng xã hội thay đổi
lối suy nghĩ và học tập. Dựa trên quan điểm thần kinh học, tác giả đã chỉ ra rằng khi
nhận được thông tin như một đoạn tweet thì não bộ sẽ phát ra dophamine. Do đó não
bộ sẽ thúc đẩy việc sử dụng MXH, điều này giải thích một phần tại sao một số người
trở nên lo lắng và chán nản khi ngừng sử dụng chúng. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng
chỉ ra mặt tích cực khi sử dụng MXH là tăng kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng giao
tiếp xã hội,…

Qua phần tổng quan trên, mặc dù đã có nhiều những bài nghiên cứu trong lẫn
ngoài nước về mạng xã hội, tuy nhiên đa số chủ yếu tập trung về những tác động của
mạng xã hội đến học sinh, sinh viên. Kết quả và nguyên nhân luôn là hai mặt của vấn
đề do đó việc đi nghiên cứu chuyên sâu, phân tích những yếu tố thúc đẩy sinh viên
sử dụng mạng xã hội vẫn còn là một đề tài tương đối mới.
9

Chương 2.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1 Một số khái niệm liên quan tới vấn đề nghiên cứu
2.1.1 Khái niệm “sinh viên”

Sinh viên là các đối tượng có độ tuổi chủ yếu từ 18 – 25 tuổi, đang học tại các
trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Họ là thành phần tri thức trong xã hội hiện đại,
được đào tạo chuyên môn một cách có bài bản theo chương trình Việt Nam hoặc quốc
tế nhằm phục vụ cho việc xây dựng và phát triển xã hội.

2.1.2 Khái niệm “ảnh hưởng”

Ảnh hưởng có thể hiểu là sự tác động của tự nhiên – xã hội lên một sự vật,
hiện tượng hay con người nào đó, sự tác động đó dù là trực tiếp hay gián tiếp cũng
đều khiến cho đối tượng có sự chuyển biến, hiểu theo cách này thì ta có nhận định
rằng những yếu tố khi tác động lên sinh viên sẽ khiến họ có sự thay đổi trong nhận
thức, từ đó thôi thúc họ thực hiện một hành vi nào đó, ở đây là việc sử dụng mạng xã
hội Facebook.

2.1.3 Khái quát mạng xã hội Facebook

Facebook là một trang mạng xã hội trực tuyến cho phép người dùng kết nối
với bạn bè, gia đình và những người khác mà họ quan tâm. Mạng xã hội này được ra
mắt vào năm 2004 bởi Mark Zuckerberg và các cộng sự. Một số chức năng chính của
Facebook:

• Kết nối với mọi người: Người dùng có thể tìm kiếm thông tin và kết bạn với
mọi người.
• Chia sẻ thông tin: Người dùng có thể chia sẻ các bài đăng, ảnh, video của cá
nhân lên trên nền tảng này.
• Tham gia nhóm: Tự do tạo và tham gia các group theo mục đích cá nhân.
10

• Gửi tin nhắn: Người dùng có thể gửi các tin nhắn riêng tư cho bạn bè, người
thân
• Quảng cáo: Các doanh nghiệp có thể sử dụng mạng xã hội Facebook như
một công cụ quảng cáo sản phẩm và dịch vụ của họ.

2.2 Một số lý thuyết và mô hình nền tảng


Mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Technology Acceptance Model – Mô hình
TAM).

Dựa trên cơ sở của lý thuyết về hành động hợp lý (TRA), tác giả Davis (1986)
đã phát triển Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model – Mô
hình TAM), có liên quan đến dự đoán về khả năng chấp nhận của một hệ thống thông
tin. Mục đích của mô hình này là dự đoán khả năng chấp nhận của một công cụ và
xác định các sửa đổi phải được đưa vào hệ thống để làm cho nó được người dùng
chấp nhận. Mô hình này cho thấy khả năng chấp nhận của một hệ thống thông tin
được xác minh bởi hai yếu tố chính: nhận thức tính hữu ích (perceived usefulness) và
nhận thức dễ sử dụng (perceived ease of use).

Thuyết hành động hợp lí TRA (Theory of Reasoned Action – TRA)

Thuyết hành động hợp lý (TRA) nhằm giải thích mối quan hệ giữa thái độ
và hành vi trong hành động của con người. Thuyết này được sử dụng để dự đoán cách
mà các cá nhân sẽ hành xử dựa trên thái độ và ý định hành vi đã có từ trước của họ.
Các cá nhân sẽ hành động dựa vào những kết quả mà họ mong đợi khi thực hiện hành
vi đó.
11

Mục đích chính của TRA là tìm hiểu hành vi tự nguyện của một cá nhân bằng
cách kiểm tra động lực cơ bản tiềm ẩn của cá nhân đó để thực hiện một hành động.
TRA cho rằng ý định thực hiện hành vi của một người là yếu tố dự đoán chính về
việc họ có thực sự thực hiện hành vi đó hay không. Ngoài ra, các quy tắc xã hội cũng
góp phần vào việc người đó có thực sự thực hiện hành vi hay không. Theo lý thuyết,
ý định thực hiện một hành vi nhất định có trước hành vi thực tế. Ý định này được gọi
là ý định hành vi và là kết quả của niềm tin rằng việc thực hiện hành vi đó sẽ dẫn đến
một kết quả cụ thể. Ý định hành vi rất quan trọng đối với lý thuyết TRA bởi vì những
ý định này "được xác định bởi thái độ đối với các hành vi và chuẩn chủ quan". Thuyết
hành động hợp lý cho thấy rằng ý định càng mạnh mẽ càng làm tăng động lực thực
hiện hành vi, điều này dẫn đến làm tăng khả năng hành vi được thực hiện.

Mô hình lý thuyết hợp nhất chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory
of Acceptance and Use of Technology – UTAUT) được phát triển bởi Venkatesh và
cộng sự (2003) với mục đích kiểm tra sự chấp nhận công nghệ và sử dụng cách tiếp
cận thống nhất hơn. Đây là mô hình được kết hợp bởi 8 mô hình trước đó:

- TRA (Theory of Reasoned Action – Thuyết hành động hợp lý)


- TAM (Technology Acceptance Model – Mô hình chấp nhận công nghệ)
- MM (Motivation Model – Mô hình động cơ)
- TPB (Theory of Planned Behavior – Thuyết dự định hành vi)
- C-TAM-TPB (A model combining TAM and TPB – mô hình kết hợp TAM
và TPB)
- MPCU (Model of PC Utilization – mô hình sử dụng máy tính cá nhân)
- IDT (innovation Diffusion Theory – mô hình phổ biến sự đổi mới)
12

- SCT (Social Cognitive Theory – Thuyết nhận thức xã hội)

Mô hình UTAUT đưa ra các thành phần sau đây:

2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất


Dựa trên các lý thuyết cơ sở và mô hình đã đề cập phía trên, em xin đề xuất
mô hình nghiên cứu sau:

Thái độ sử dụng

Sự hữu ích
Ý định sử dụng
Tính dễ sử dụng

Nhận thức kiểm soát hành vi

Mô hình nghiên cứu đề xuất

Mã hóa Giả thuyết Nội dung


Thái độ sử dụng có ảnh hưởng đến ý định sử
dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên
TD H1
trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà
Nội.
13

Sự hữu ích có ảnh hưởng đến ý định sử dụng


HI H2 mạng xã hội Facebook của sinh viên trường Đại
học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Tính dễ sử dụng của mạng xã hội Facebook có
ảnh hưởng đến ý định sử dụng mạng xã hội
SD H3
Facebook của sinh viên trường Đại học Kinh tế
- Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Nhận thức kiểm soát hành vi của mạng xã hội
có ảnh hưởng đến ý định sử dụng mạng xã hội
NT H4
Facebook của sinh viên trường Đại học Kinh tế
- Đại học Quốc Gia Hà Nội.

2.4 Phương pháp nghiên cứu


Nghiên cứu được thực hiện bằng việc kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu
định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.

Về phương pháp nghiên cứu định tính thì em sử dụng phương pháp điều tra
bằng bảng câu hỏi thông qua nền tảng Google Forms đối với 250 sinh viên của trường
Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Phiếu khảo sát sẽ bao gồm 2 phần, phần
đầu tiên chủ yếu khảo sát về những đặc điểm cơ bản, hành vi của người tham gia như
khoa/viện, giới tính, mức độ hứng thú với mạng xã hội Facebook, thời gian sử dụng
mạng xã hội Facebook trong tuần. Phần thứ hai sử dụng thang đo Likert 5 điểm với
giá trị số nguyên từ 1 đến 5 đại diện cho “hoàn toàn không đồng ý” đến “hoàn toàn
đồng ý” nhằm đo lường vai trò của thái độ sử dụng, sự hữu ích, tính dễ sử dụng, nhận
thức kiểm soát hành vi.

Về phương pháp nghiên cứu định lượng, thông tin sau khi được thu thập sẽ
được xử lý bằng phần mềm SPSS 20. Thang đo sau khi được đánh giá bằng phương
pháp hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, sẽ dùng
phương pháp hồi quy tuyến tính để đo lường mức độ ảnh hưởng của 4 yếu tố ảnh
hưởng đến ý định sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên UEB.

STT Mã hóa Nội dung Nguồn


THÁI ĐỘ SỬ DỤNG (TD)
1 TD1 Sự thưởng thức Nguyễn Quyết (2018)
14

2 Ezgi Akar và cộng sự


TD2 Sự tin tưởng
(2014)
3 Ezgi Akar và cộng sự
TD3 Thể hiện bản thân
(2014)
4 Ezgi Akar và cộng sự
TD4 Tạo điều kiện thuận lợi
(2014)
SỰ HỮU ÍCH (HI)
5 A.W.V.Athukorala
HI1 Tính hiệu quả
(2018)
6 A.W.V.Athukorala
(2018)
HI2 Sự giải trí Abdel – Aziz Ahmad
Sharabati và cộng sự
(2022)
7 Edison W. Lubua và
cộng sự (2017),
Tính hữu ích của phương
HI3 Nguyễn Quyết (2018),
tiện xã hội
Lê Văn Nam và cộng
sự (2021)
8 Nguyễn Quyết (2018),
Ezgi Akar và cộng sự
Chia sẻ nguồn lực, nâng
HI4 (2014), Edison
cao quá trình học hỏi
W.Lubua và cộng sự
(2017)
TÍNH DỄ SỬ DỤNG (SD)
9 A.W.V.Athukorala
SD1 Khả năng điều hướng
(2018)
10 Abdel – Aziz Ahmad
Thông tin xã hội và tính xã
SD2 Sharabati và cộng sự
hội
(2022)
11 Ezgi Akar và cộng sự
(2014), Lê Văn Nam
SD3 Tính dễ sử dụng và cộng sự (2021),
Halim, F và cộng sự
(2022)
NHẬN THỨC KIỂM SOÁT HÀNH VI (NT)
12 Lê Văn Nam và cộng
sự (2021), Lê Thu
NT1 Nhận thức rủi ro
Huyền và cộng sự
(2019)
Abdel – Aziz Ahmad
13 NT2 Vấn đề chia sẻ Sharabati và cộng sự
(2022)
15

A.W.V.Athukorala
14 NT3 Quyền riêng tư
(2018)
Ezgi Akar và cộng sự
(2014), Đoàn Thị Kim
Ý định hành vi, nhận thức Loan và cộng sự
15 NT4
kiểm soát hành vi (2016), Halim, F và
cộng sự (2022), Goli,
M và cộng sự (2022)
Ý ĐỊNH SỬ DỤNG (YD)
Sự hợp tác và môi trường Nguyễn Quyết (2018)
16 YD1
xã hội
Ezgi Akar và cộng sự
Ảnh hưởng xã hội và ý
17 YD2 (2014), Lê Thu Huyền
định hành vi
và cộng sự (2019)
Abdel – Aziz Ahmad
18 YD3 Thông tin xã hội Sharabati và cộng sự
(2022)

Chương 3.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Tỷ lệ (%)
Giới tính Nam 37.8%
Nữ 62.2%
Hiện tại bạn là sinh viên Năm 1 19.9%
Năm 2 37.2%
Năm 3 22.4%
Năm 4 20.5%
Khoa/viện Kinh tế quốc tế 11%
Quản trị kinh doanh 14.9%
Kế toán – Kiểm toán 30%
Kinh tế 33.9%
Kinh tế phát triển 10.2%
Mức độ hứng thú với Rất hứng thú 40.6%
mạng xã hội Facebook Hứng thú 21.9%
của bạn Bình thường 11.2%
16

Không hứng thú 21.3%


Hoàn toàn không hứng 5%
thú
Thời gian sử dụng Từ 12 giờ trở lên 57.6%
Facebook trong tuần Từ 8 đến 12 giờ 12.8%
Từ 4 đến 8 giờ 11%
Từ 1 đến 4 giờ 16.4%
Không có thời gian 2.2%

3.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha.

Tên biến Số lượng biến quan sát Cronbach’s Alpha


TD 4 0.824
HI 4 0.812
SD 3 0.798
NT 4 0.835
YD 3 0.846

Các tiêu chí để xác định một thang đo tốt bao gồm: Hệ số Cronbach’s Alpha
của yếu tố: đạt giá trị từ 0,6 đến 1; Hệ số tương quan biến tổng của từng biến quan
sát: đạt giá trị từ 0,3 trở lên.

Theo kết quả phân tích Cronbach’s Alpha, các chỉ số đa phần đều ở mức lớn
hơn 0.8 chỉ có nhân tố tính dễ sử dụng là 0.798. Vì vậy thang đo của nghiên cứu là
phù hợp, tiếp tục được sử dụng cho các phân tích tiếp theo.

3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA


Sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha, mô hình nghiên cứu gồm 4 nhân tố với
15 biến quan sát ảnh hưởng đến ý định sử dụng. Sử dụng phương pháp phân tích
nhân tố khám phá EFA để đo lường sự tương thích của mẫu khảo sát.

Rotated Component Matrixa


Nhân tố
1 2 3 4
TD1 0.889
TD3 0.834
TD4 0.812
17

TD2 0.789
NT4 0.869
NT2 0.862
NT1 0.821
NT3 0.809
SD2 0.854
SD3 0.807
SD1 0.769
HI3 0.849
HI1 0.842
HI4 0.830
HI2 0.745
Hệ số KMO 0.795
Sig 0.000
Eigenvalues 1.792
Tổng phương sai trích 74.987%

Hệ số KMO thỏa mãn điều kiện 0.5 ≤ KMO ≤ 1 cụ thể là 0.795 cho thấy sự
phù hợp của dữ liệu để phân tích nhân tố. Hệ số Bartlett có mức ý nghĩa quan sát
0.000 < 0.05 thể hiện rằng nhân tố đại diện và các biến quan sát có tương quan
tuyến tính với nhau.

Kết quả phân tích EFA được trích thành 4 nhân tố tại Eigenvalues = 1.792 >
1 và phương sai trích là 74.987% (> 50%), có thể thấy phương sai trích đạt yêu cầu
để phân tích EFA.

3.4 Phân tích tương quan Pearson

Correlations
Y TD HI SD NT
Pearson Y 1.000 .365 .470 .117 .223
Correlation TD .365 1.000 .034 -.098 .034
HI .470 .034 1.000 0.245 -.076
SD .117 -.098 .245 1.000 .014
NT .223 .034 -.076 .014 1.000
Sig. (1- Y . .000 .000 .019 .023
tailed) TD .000 . .251 .089 .498
HI .000 .251 . .297 .134
SD .019 .089 .297 . .031
18

NT .023 .498 .134 .031 .


N Y 267 267 267 267 267
TD 267 267 267 267 267
HI 267 267 267 267 267
SD 267 267 267 267 267
NT 267 267 267 267 267

Từ bảng ma trận hệ số tương quan em thấy rằng biến độc lập “Sự hữu ích” lớn
nhất với 0.470 và nhỏ nhất với biến độc lập “tính dễ sử dụng” là 0.117. Như vậy, tất
cả các nhân tố đều đủ điều kiện để đưa vào mô hình hồi quy.

3.5 Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết

Coefficientsa
Mô hình Hệ số chưa chuẩn Hệ số chuẩn t Sig. Thống kê đa cộng
hóa hóa tuyến
B Std. Beta Tolerance VIF
Error
Constant 0.65 0.179 3.114 0.001
TD 0.134 0.011 0.426 10.879 0 0.949 1.089
HI 0.217 0.023 0.347 9.987 0 0.98 1.021
SD 0.178 0.034 0.122 5.987 0 0.957 1.056
NT 0.223 0.018 0.234 8.976 0 0.992 1.008
a. Dependent Variable: Y

Quan sát, tất cả các biến độc lập đều có hệ số sig < 0.05, nghĩa là tất cả các
biến độc lập này tương quan cao đồng thời ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Các hệ số
hồi quy Beta chuẩn hóa đều có giá trị dương điều này có nghĩa là các biến độc lập
đều tác động cùng chiều đối với biến phụ thuộc.

Kết luận: Chấp nhận các giả thuyết H1, H2, H3, H4

Phương trình hồi quy:

Y=TD*0.426 + HI*0.347 + SD*0.122 + NT*0.234


19

Chương 4.

GIẢI PHÁP
Về phía sinh viên

Sinh viên nên tránh lạm dụng quá mức vào mạng xã hội, cũng như loại bỏ
những nội dung mang tính tiêu cực trên nền tảng này.

Một số tính năng an toàn của Facebook mà sinh viên nên tìm hiểu:

• Quyền riêng tư của bạn cho phép người dùng kiểm soát người có thể xem
thông tin cá nhân trên Facebook. Người dùng khi chia sẻ một nội dung nào đó,
có thể cài đặt hiển thị với bạn bè, cá nhân hoặc công khai.
• Xác thực hai yếu tố: đây là biện pháp nhằm gia tăng tính bảo mật cho tài khoản
người dùng. Khi bật chức năng này, sẽ có thêm 1 mã số được gửi đến điện
thoại của người dùng để có thể đăng nhập vào tài khoản. Điều này giúp tài
khoản tránh bị truy cập trái phép, ngay cả khi ai đó biết mật khẩu.
• Báo cáo lạm dụng cho phép bạn báo cáo nội dung có hại hoặc xúc phạm cho
Facebook. Facebook sẽ xem xét báo cáo của bạn và đưa ra hành động thích
hợp.
• Khóa và chặn cho phép bạn ngăn người khác xâm phạm quyền riêng tư của
bạn trên Facebook. Khi bạn chặn ai đó, họ sẽ không thể xem các thông tin, bài
đăng, gửi tin nhắn cho bạn.
• Trung tâm an toàn: là một trang web cung cấp thông tin và tài nguyên về cách
giữ an toàn trên Facebook. Bạn có thể tìm hiểu về các cài đặt quyền riêng tư
khác nhau, cách báo cáo nội dung lạm dụng và cách bảo vệ tài khoản của mình
khỏi bị tấn công.

Về phía quản lý mạng xã hội Facebook


20

Nên cẩn thận hơn trong việc kiểm soát các nguồn thông tin, bởi theo quan sát
vẫn còn hiện tượng các thông tin giả, tiêu cực tràn lan trên mạng xã hội, nếu không
có sự phê duyệt thì sẽ dễ gây ra tâm lý hoang mang, lo sợ, kích động của người dùng.

Có các biện pháp nhằm ngăn chặn những tài khoản vi phạm tiêu chuẩn cộng
đồng, nhằm tạo nên môi trường thân thiện trên không gian mạng.

You might also like