Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KTCT Chương 2

Câu 1: Sản xuất tự cung, tự cấp có đặc trưng cơ bản nào sau đây?
a. Sản phẩm làm ra để thoả mãn nhu cầu trực tiếp của người sản xuất;
b. Sản phẩm làm ra để thoả mãn nhu cầu người khác;
c. Sản phẩm làm ra để bán;
d. Sản phẩm làm ra để trao đổi với sản phẩm của người khác.
Câu 2: Sản xuất tự cung, tự cấp và sản xuất hàng hoá giống nhau ở điểm nào
sau đây?
a. Sản phẩm làm ra để thoả mãn nhu cầu trực tiếp của người sản xuất;
b. Sản phẩm làm ra để thoả mãn nhu cầu xã hội;
c. Quá trình sản xuất là sự kết hợp 2 yếu tố là sức lao động và tư liệu
sản xuất để tạo ra sản phẩm;
d. Quá trình tái sản xuất bao gồm 4 khâu là sản xuất, phân phối, trao đổi và
tiêu dùng.
Câu 3: Sản xuất hàng hoá ra đời khi và chỉ khi cùng đồng thời tồn tại mấy điều
kiện?
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
Câu 4: Theo quan điểm C. Mác, hàng hoá gì ?
a. Là sản phẩm của lao động;
b. Là sản phẩm của lao động, có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con
người;
c. Là sản phẩm của lao động, có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người
và đi vào tiêu dùng;
d. Là sản phẩm của lao động, có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con
người thông qua trao đổi hay mua bán.
Câu 5: Hàng hoá có mấy thuộc tính?
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
Câu 6: Giá trị sử dụng của hàng hoá là gì?

1
a. Là biểu hiện bằng tiền của giá trị;
b. Là hao phí lao động của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá;
c. Là công dụng của vật có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người;
d. Là quan hệ về một tỷ lệ nhất định, mà một hàng hoá này có thể đổi được
một số lượng nhất định hàng hoá kia.
Câu 7: Giá trị hàng hoá là gì?
a. Là chi phí phí lao động của người sản xuất
b. Là hao phí lao động của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng
hoá;
c. Là công dụng của vật có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người;
d. Là sản phẩm của lao động, có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con
người;
Câu 8: Lao động cụ thể tạo ra thuộc tính nào của hàng hoá?
a. Giá tri;
b. Giá trị và giá trị sử dụng;
c. Giá trị sử dụng;
d. Giá trị trao đổi;
Câu 9: Lao động trừu tượng tạo ra thuộc tính nào của hàng hoá?
a. Giá tri;
b. Giá trị và giá trị sử dụng;
c. Giá trị sử dụng;
d. Giá trị trao đổi.
Câu 10: Lượng giá trị hàng hoá được đo bằng thước đo nào sau đây?
a. Thời gian lao động
b. Thời gian lao động trong điều kiện xấu
c. Thời gian lao động trong điều kiện tốt
d. Thời gian lao động xã hội cần thiết.
Câu 11: Có mấy cách tính lượng giá trị hàng hoá?
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
Câu 12: Theo C. Mác, có mấy nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá?
a. 2

2
b. 3
c. 4
d. 5
Câu 13: Theo C. Mác, nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến lượng giá trị của
hàng hoá?
a. Thời gian lao động của người công nhân;
b. Giá cả các yếu tố đầu vào của sản xuất;
c. Lao động giản đơn và lao động phức tạp;
d. Khoa học - công nghệ.
Câu 14: Muốn tăng năng suất lao động, người ta thường áp dụng phương pháp
nào sau đây?
a. Tăng các yếu tố đầu vào của sản xuất;
b. Đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ;
c. Tăng cường liên kết sản xuất;
d. Tăng số lượng lao động.
Câu 15: Tiền tệ ra đời trải qua mấy hình thái của giá trị?
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
Câu 16: Theo quan điểm của C. Mác, tiền tệ có mấy chức năng?
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
Câu 17: Tiền là loại hàng hoá nào sau đây?
a. Hàng hoá thông thường;
b. Hàng hoá phức tạp;
c. Hàng hoá đặc biệt;
d. Hàng hoá bình thường được nhân cách hoá.
Câu 18: Hàng hoá nào sau đây là hàng hoá vô hình?
a. Xe máy trong đại lý bán;
b. Cắt tóc trong tiệm;
c. Rau, quả bán trong chợ;

3
d. Quần áo bán tại cửa hàng
Câu 19: Thị trường được phân làm mấy loại?
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
Câu 20: Nền kinh tế thị trường có mấy đặc trưng cơ bản?
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
Câu 21: Nội dung nào sau đây là ưu thế cơ bản của kinh tế thị trường?
a. Tạo cơ hội cho con người phấn đấu vươn lên;
b. Phát huy tốt nhất tiềm năng thế mạnh của mọi chủ thể kinh tế, các
vùng, địa phương;
c. Tạo điều kiện cho các chủ thể nâng cao năng lực cạnh tranh;
d. Tạo điều kiện cho con người và xã hội phát triển toàn diện.
Câu 22: Nội dung nào sau đây là khuyết tật cơ bản của kinh tế thị trường?
a. Gây ra các căn bệnh khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát…
b. Gây ra tình trạng người bóc lột người;
c. Phân chia xã hội thành các giai cấp;
d. Kìm hãm tiến bộ khoa học – công nghệ.
Câu 23: Quy luật nào sau đây là quy luật kinh tế cơ bản của nền kinh tế thị
trường?
a. Quy luật giá cả độc quyền
b. Quy luật cạnh tranh;
c. Quy luật tích luỹ;
d. Quy luật giá trị thặng dư
Câu 24: Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất nào sau đây?
a. Sản xuất tự cung, tự cấp;
b. Sản xuất hàng hoá giản đơn;
c. Sản xuất hàng hoá Tư bản chủ nghĩa;
d. Của mọi nền sản xuất.

4
25: Theo C. Mác, nội dung nào đưới đây phản ánh chính xác mối quan hệ giữa
giá trị và giá trị sử dụng?
a. Có quan hệ thống nhất trong hàng hoá;
b. Có quan hệ mâu thuẫn trong hàng hoá;
c. Có quan hệ thống nhất và không mâu thuẫn trong hàng hoá;
d. Có quan hệ vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn trong hàng hoá.
Câu 26: Theo C. Mác, nội dung nào dưới đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa
giá trị và giá trị trao đổi?
a. Giá trị là nội dung, giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị;
b. Giá trị trao đổi là nội dung, còn giá trị là hình thức biểu hiện của giá trị
trao đổi;
c. Giá trị trao đổi quyết định giá trị;
d. Giá trị trao đổi và giá trị có quan hệ tác động lẫn nhau.
Câu 27: Theo C. Mác giá trị hàng hoá được quyết định bởi nhân tố nào sau đây?
a. Công dụng của hàng hoá;
b. Sự khan hiếm của hàng hoá;
c. Hao phí sức lao động của người sản xuất hàng hoá;
d. Giá cả thị trường.
Câu 28: Theo C. Mác, giá cả hàng hoá được quyết định bởi nhân tố nào sau
đây?
a. Giá trị hàng hoá;
b. Giá trị sử dụng của hàng hoá;
c. Tương quan cung cầu về hàng hoá trên thị trường;
d. Ý muốn của người bán.
Câu 29: Lượng giá trị một đơn vị hàng hoá thay đổi theo quan hệ nào sau đây?
a. Tỷ lệ nghich với tăng năng suất lao động;
b. Tỷ lệ thuận với tăng năng suất lao động;
c. Tỷ lệ nghịch với tăng cường độ lao động;
d. Tỷ lệ thuận với tăng cường độ lao động.
Câu 30: Khi tăng cường độ lao động, tổng sản phẩm sản xuất ra và giá trị một
đơn vị hàng hoá thay đổi như thế nào?
a. Tổng sản phẩm tăng, giá trị một đơn vị sản phẩm tăng;
b. Tổng sản phẩm tăng, giá trị một đơn vị sản phẩm giảm;
c. Tổng sản phẩm tăng, giá trị một đơn vị sản phẩm không đổi;
d. Tổng sản phẩm không đổi, giá trị một đơn vị sản phẩm tăng.
5
Câu 31: Vì sao hàng hoá có 2 thuộc tính?
a. Lao động sản xuất hàng hoá có tính chất 2 mặt;
b. Lao động sản xuất hàng hoá tạo ra sản phẩm để bán, để trao đổi;
c. Lao động sản xuất hàng hoá là lao động có ích để tạo sản phẩm thoả mãn
nhu cầu con người;
d. Lao động của người sản xuất hàng hoá vừa mang tính chất tư nhân, vừa
mang tính chất xã hội.
Câu 32: Nội dung nào trong các nội dung sau đây tạo nên cuộc cách mạng trong
Học thuyết giá trị của C. Mác?
a. Hai thuộc tính của hàng hoá;
b. Tính chất 2 mặt của lao động sản xuất hàng hoá;
c. Lượng giá trị của hàng hoá;
d. Quy luật giá trị.
Câu 33: Thực hiện chức năng nào trong các chức năng sau đây, tiền vận động
theo công thức H – T – H?
a. Thước đo giá trị;
b. Phương tiện lưu thông;
c. Phương tiện thanh toán;
d. Phương tiện cất trữ.
Câu 34: Giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng có quan hệ như thế nào?
a. Lao động trừu tượng là nội dung, lao động cụ thể là hình thức biểu hiện;
b. Luôn thống nhất;
c. Thống nhất và không có mâu thuẫn;
d. Vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn
Câu 35: Người ta nhận thức hoạt động của quy luật giá trị trên thị trường thông
qua nhân tố nào sau đây?
a. Giá trị trao đổi;
b. Sự vận động của giá cả thị trường;
c. Sự vận động của cung – cầu;
d. Sự vận động của giá cả sản xuất.
Câu 36: Phân hoá người sản xuất thành kẻ giàu, người nghèo tạo điều kiện cho
sự ra đời của chủ nghĩa Tư Bản là tác dụng của quy luật nào trong các quy luật
kinh tế sau đây?
a. Quy luật cạnh tranh;

6
b. Quy luật giá trị;
c. Quy luật lưu thông tiền tệ;
d. Quy luật cung – cầu;
Câu 37: Vì sao khi nghiên cứu sản xuất Tư bản chủ nghĩa, C. Mác bắt đầu từ
nghiên cứu hàng hoá?
a. Hàng hoá thoả mãn nhu cầu con người và đáp ứng sự phát triển xã hội;
b. Hàng hoá là tế bào kinh tế của nền sản xuất TBCN;
c. Hàng hoá là thước đo sự phát triển nền sản xuất TBCN;
d. Hàng hoá là trung gian mà qua đó nhà tư bản bóc lột công nhân làm thuê
để làm giàu.
Câu 38: Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể sản xuất – kinh doanh hay gây
ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân nào trong các nguyên nhân sau dẫn tới tình
trạng đó?
a. Chủ doanh nghiệp không nắm chắc quy định của pháp luật;
b. Ý thức chấp hành kỷ luật lao động của công nhân không tốt;
c. Chủ doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận;
d. Cơ quan chức năng của nhà nước làm công tác thực thi pháp luật trong
việc bảo vệ môi trường chưa tốt.
Câu 39: Nền kinh tế lạm phát, biểu hiện ở chỉ số T > H; để cân bằng lượng tiền
và hàng, nhà nước tiến hành điều tiết; biện pháp nào trong các biện pháp điều
tiết sau mang lại sự cân bằng nhanh nhất?
a. Giảm lượng tiền mặt trong lưu thông;
b. Tăng sản xuất hàng hoá trong nước;
c. Vừa tăng sản xuất hàng hoá trong nước vừa nhập khẩu hàng hoá để bù
đắp thiếu hụt;
d. Đồng thời giảm tiền mặt trong lưu thông và tăng cường sản xuất
hàng hoá trong nước.
Câu 40: Lý luận nào trong các lý luận sau đây là lý luận trung tâm trong lý luận
giá trị của C. Mác?
a. Hai thuộc tính của hàng hoá;
b. Tính chất 2 mặt của lao động sản xuất hàng hoá;
c. Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị;
d. Quy luật giá trị.

7
8

You might also like