Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

Sang Thu

Áp dụng nhận định vào phần mở bài

“Thơ là viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời’” (Sóng Hồng). Viên kim cương ấy sẽ lấp
lánh một màu sắc riêng biệt của cuộc đời, như cách mà Hữu Thỉnh đã chạm khắc tiếng thơ của
mình vào thế giới thi ca bốn mùa nhiều dư vị. Năm 1997, người thi sĩ ấy khi đứng trước điểm
cuối cùng của tuổi trẻ đã không ngần ngại thổ lộ hết những tâm tư của lòng mình bằng những
tiếng thơ khắc khoải. Và “Sang thu” chính là như thế, với giọng thơ sâu lắng và đầy chất trữ tình,
thi phẩm dường như đã vỗ vào xúc cảm của xúc cảm của độc giả thật nhẹ nhàng. Có chăng, đó
chính là những tâm sự, hoài niệm của Hữu Thỉnh khi đứng giữa khúc ca giao mùa đầy rung động
của đất trời…

Áp dụng nhận định khi phân tích khổ thơ 1

Nhật Chiêu từng tâm sự: “Thơ ca, trong bản chất của nó là mây, là một thể vô định và huyền ảo.
Và thơ ca, cũng còn là bão tố.” Và có lẽ, lúc đó cái đám mây “vô định và huyền ảo” kia bỗng
dưng ùa về lấp kín hồn thơ của Hữu Thỉnh, cũng đầy bất ngờ và hư ảo như cái hương thơm quen
thuộc từ đâu xộc thẳng vào hồn ông, để rồi thi nhân phải giật mình thảng thốt:

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về.”

Áp dụng nhận định khi phân tích khổ thơ 1

Hương ổi không nồng nàn nhưng Hữu Thỉnh vẫn tinh tế nhận ra. Ổi chín mới tỏa hương, “phả”
vào trong gió se. Đúng là “Phải phí tổn nghìn cân quặng chữ/Mới thu về một chữ mà thôi”, Hữu
Thỉnh đã thật tinh khi khéo léo đặt từ “phả” vào câu thơ thứ hai để gợi hương thơm như sánh lại,
dịu ngọt, đậm đà.
Áp dụng nhận định khi phân tích khổ thơ 2

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Trong hai câu thơ này, có phải chăng Hữu Thỉnh không đời thuần chỉ miêu tả thiên nhiên. Câu
hỏi nhà phê bình Chu Văn Sơn kiến ta thêm nhiều suy nghĩ: “Dềnh dàng đâu chỉ nói về nét riêng
của dòng chảy đã chậm hơn khi con sông vào thu. Dường như nó còn ngầm tỏ thái độ về cái điệu
sống của những đối tượng nào đó hồi mùa hạ hăng hái xông pha là thế, giờ vào thu đã tự cho
phép mình được dềnh dàng, được xả hơi chăng? Chả phải vô cớ mà thi sĩ đem chữ “được lúc”
gắn với cái thói “dềnh dàng” ấy của sông. Cũng như thế, “Chim bắt đầu vội vã” có phải chỉ đơn
thuần nói về các loài chim lúc sang thu đang gấp gáp bay đi tránh rét không thôi? Xem ra, nó còn
muốn nói tới đối tượng sống tùy thời, xu hướng nào đó nữa ấy chứ?”

Áp dụng nhận định khi phân tích khổ thơ 3

Tác giả Lê Thành Nghị từng nhận định rằng: “Thơ Hữu Thỉnh vốn thâm trầm, càng về sau càng
thâm trầm triết lí”. Khổ thơ cuối có lẽ chính là khổ thơ làm rõ nhất chất triết lí trong thơ Hữu
Thỉnh. Khổ thơ không chỉ đơn thuần miêu tả những biến chuyển âm thầm của tạo vật lúc sang
thu mà còn chiêm nghiệm, suy tư của tác giả về đời người thời điểm chớm thu,

Áp dụng nhận định vào phần kết bài

Nhà thơ Hữu Thỉnh đã từng nói rằng: “Bài thơ không chỉ báo cho người đọc biết thu đã trở trong
cảnh sắc thiên nhiên mà còn ngay trong cuộc sống của con người, trong tâm hồn tôi và chắc với
rất nhiều người yêu thu”. Quả thật, thi phẩm Sang thu đã mang đến một bức tranh thiên nhiên
giản dị, gần gũi được cảm nhận qua một tâm hồn tinh tế và đầy triết lí. Gấp trang thơ lại, ta vẫn
mãi trăn trở về những xúc cảm và quan niệm mà Hữu Thỉnh gửi gắm cho bạn đọc.
Mở bài tác phẩm kì II

1. Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải

Mùa xuân – mùa của trăm hoa đua nở, mùa của vạn vật sinh sôi. Sức sống ấy từ lâu vốn đã làm
nao lòng biết bao tâm hồn người nghệ sĩ. Có thể kể đến như cái “non xanh tận chân trời” mà
Nguyễn Du đã tốn bao bút lục, hay là cái “xuân hồng” mà Xuân Diệu từng muốn say, muốn thâu,
muốn cắn. Cũng viết về mùa xuân, Thanh Hải không chỉ mang đến sức sống của thiên nhiên, trời
đất xứ Huế mà còn gửi gắm vào những vần thơ của mình triết lí sống đáng quý, đáng trân trọng.
[Dẫn dắt vấn đề nghị luận + vị trí đoạn thơ nếu có]

2. Viếng lăng Bác – Viễn Phương

Có một vầng dương thao thức cả cuộc đời vẫn canh cánh, trăn trở bên mình hai chữ “đất nước”,
có cái chết đã hóa thành bất tử trong sâu thẳm mỗi con tim. Bác Hồ đã ra đi vào cõi vĩnh hằng
trong nỗi niềm tiếc thương da diết của dân tộc, trong cơn mưa sụt sùi dầm dề chảy, trong dòng
nước mắt nối nhau lăn tròn của cuộc đời. Để rồi, với tất cả lòng thành kính vô bờ, niềm thương
nhớ lai láng khôn nguôi, Viễn Phương đã cho ra đời bài thơ “Viếng lăng Bác” như kính cẩn dâng
lên Bác cả một trái tim miền Nam đong đầy nỗi thổn thức, nhớ mong dạt dào. [Dẫn dắt vấn đề
nghị luận + vị trí đoạn thơ nếu có]

3. Sang Thu – Hữu Thỉnh

“Thơ là viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời’” (Sóng Hồng). Viên kim cương ấy sẽ lấp
lánh một màu sắc riêng biệt của cuộc đời, như cách mà Hữu Thỉnh đã chạm khắc tiếng thơ của
mình vào thế giới thi ca bốn mùa nhiều dư vị. Năm 1997, người thi sĩ ấy khi đứng trước điểm
cuối cùng của tuổi trẻ đã không ngần ngại thổ lộ hết những tâm tư của lòng mình bằng những
tiếng thơ khắc khoải. Và “Sang thu” chính là như thế, với giọng thơ sâu lắng và đầy chất trữ tình,
thi phẩm dường như đã vỗ vào xúc cảm của xúc cảm của độc giả thật nhẹ nhàng. Có chăng, đó
chính là những tâm sự, hoài niệm của Hữu Thỉnh khi đứng giữa khúc ca giao mùa đầy rung động
của đất trời…[Dẫn dắt vấn đề nghị luận + vị trí đoạn thơ nếu có]

4. Nói với con – Y Phương


“Bình an, hạnh phúc có nào xa

Cũng bởi tình thương tỏa khắp nhà”

(Gia đình – Nguyễn Xuân Viện)

Có lẽ từ lâu hai tiếng “ gia đình” đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi con người. Gia đình là
nơi chứa đầy tình yêu thương và sự ngọt ngào của mẹ, là những lời tâm tình trầm ấm của cha, là
bến đỗ bình yên nhất mà ta luôn muốn chạy đến, là nơi trái tim con người ta phải rung lên một
khoảnh khắc khi chạm nhắc … Không chỉ hiện mình trong đời sống thường nhật mà hình ảnh gia
đình, tình yêu thương của cha mẹ cũng xếp danh trong nền văn học Việt Nam. Và trong số đó ta
không thể không nhắc đến gia vị ngọt ngào của gia đình , của tình yêu thương vô vàn của người
cha trong bài thơ “Nói với con” – Y Phương, là lời nhắn nhủ, dặn dò của người cha dân tộc miền
núi gửi gắm cho đứa con của mình, đồng thời gợi nhắc cho chúng ta về tình yêu quê hương, đất
nước, ý chí vươn lên của dân tộc. [Dẫn dắt vấn đề nghị luận + vị trí đoạn thơ nếu có]

5. Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê

Có một thời để nhớ, có một thời đẹp hơn mọi lời ca, một thời mà cả nước lên đường phơi phới
bước chân trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước vĩ đại. Trường Sơn ơi, rầm rập bước
quân hành. Hình ảnh các cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đầu lửa đạn đã trở thành đề tài
văn học. “Mảnh trăng cuối rừng” – Nguyễn Minh Châu, “Lá đỏ” – Nguyễn Đình Thi, “Khoảng
trời hố bom” – Lâm Thị Mỹ Dạ… đã khắc họa vẻ đẹp kiêu hùng của thời đại. Lê Minh Khuê,
một nhà văn nữ trưởng thành trong chiến tranh đã đóng góp cho nền văn học Việt Nam truyện
ngắn Những ngôi sao xa xôi đã tạo nét duyên dáng của cây bút trẻ. Truyện đã phản ánh thành
công khốc liệt của chiến tranh đồng thời ánh lên vẻ đẹp tâm hồn như những vì sao lung linh ngời
sáng của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến lửa Trường Sơn. [Dẫn dắt vấn đề nghị
luận + vị trí đoạn trích nếu có]
Kết bài tác phẩm kì II

1. Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải

Dẫu có trải qua biết bao thăng trầm nhưng triết lí sống của nhà thơ Thanh Hải vẫn mãi đối thoại,
thúc giục và thức tỉnh con người ta nhìn nhận lại về cuộc đời của chính mình. Liệu rằng ta đã
sống đúng với từ sống? Liệu rằng ta đã là sự có nghĩa cho cuộc đời hay chưa? Soi chiếu vào triết
lí sống trong “Mùa xuân nho nhỏ”, ta mới vỡ lẽ ra rằng: hoá ra sống là được cống hiến, là được
lặng lẽ dâng cho đời tuổi xuân, sống là làm cho đời những điều có ý nghĩa.

2. Viếng lăng Bác – Viễn Phương

Quả thật, bài thơ là một cung bậc về tình yêu thương tôn kính của người dân Việt Nam dành cho
Bác. Cung bậc này sẽ mãi ngân lên… ngân mãi vào lòng mỗi người dân về Bác – vị cha già kính
yêu của dân tộc.

“Nếu là chim tôi sẽ là loài bồ câu trắng

Nếu là hoa tôi sẽ là một đóa hướng dương

Nếu là mây tôi sẽ là một vầng mây ấm

Là người tôi sẽ chết cho quê hương.”

(“Tự nguyện” – Trương Quốc Khánh)

3. Sang Thu – Hữu Thỉnh

Hạ đi, thu đến mang theo những cảm xúc bất chợt để rồi gieo lại trong lòng ai những bồi hồi về
một nàng thu nồng nàn êm ái. Hữu Thỉnh đã khắc họa nên bức tranh giao mùa ấy bằng ngòi bút
sắc nét mang đầy hơi thở trữ tình cùng những triết lý sâu xa. Với những dòng thơ bốn chữ vỏn
vẹn, bài thơ mộc mạc một tình yêu thiên nhiên đằm thắm, về khát khao yêu đời mà tác giả mong
muốn gửi gắm cho bạn đọc cũng như gửi lại cho tuổi trẻ của chính mình đã đi qua tự thuở nào.
Tác phẩm như viên pha lê đầy góc cạnh, trải qua bao thăng trầm để trọn vẹn lung linh. “Sang
thu” chính là như thế! Sinh ra trên đời để lặng lẽ yêu thương và du dương suốt dặm đường.

4. Nói với con – Y Phương

“Nói với con” của Y Phương với các hình ảnh thơ vừa cụ thể, giàu tính tạo hình vừa khái quát,
mộc mạc trong cách dẫn dắt tự nhiên, đã góp thêm vào thi ca Việt Nam một nét mới, một cung
bậc cảm xúc lạ để chúng ta hiểu hơn về tình cha con, về tâm tình của đồng bào dân tộc. Đồng
thời bài thơ cũng là bức thông điệp, một quan niệm sống cao đẹp: Sống không bao giờ được nhỏ
bé.

5. Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê

Bằng ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật sinh động, chân thực và cách lựa chọn ngôi kể, giọng điệu
trần thuật phù hợp với nhân vật kể tạo cho chuyện có giọng tự nhiên, thoải mái, trẻ trung và có
chất nữ tính. Lời kể thường dùng những câu ngắn, nhịp nhanh, tạo được không khí khẩn trương
trong hoàn cảnh chiến trường. Ở những đoạn hồi tưởng, nhịp kể chậm lại, gợi nhớ những kỉ niệm
tuổi niên thiếu hồn nhiên, nhạy cảm của một cô học sinh thành phố thích mơ mộng. Truyện viết
về chiến tranh, có những chi tiết, sự việc về bom đạn, chiến tranh, hi sinh, nhưng chủ yếu vẫn
hướng vào thế giới nội tâm, làm hiện lên vẻ đẹp tâm hồn của con người trong chiến tranh. Lê
Minh Khuê đã làm nổi bật lên vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng và những phẩm chất tốt đẹp của các cô
gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Đó cũng chính là hình ảnh tiêu biểu về
thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước đầy gian khổ hy sinh nhưng vẻ vang oai hùng.
Khái quát tác giả , tác phẩm

1. Đồng chí – Chính Hữu

Chính Hữu – một nhà thơ quân đội trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp, đã góp vào dòng
chảy của thi ca dân tộc những vần thơ tuyệt diệu về người lính. Thơ của ông tuy không nhiều
nhưng có những tác phẩm đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn từ hàm súc, giản dị. Bài thơ “Đồng
chí” là một trong những tác phẩm xuất sắc và tiêu biểu của nhà thơ được viết vào năm 1948, sau
những trải nghiệm sâu sắc của Chính Hữu cùng đồng đội trong Chiến dịch Việt Bắc Thu Đông
1947 đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của Pháp. Bằng thể thơ tự do quen thuộc, giọng thơ sâu
lắng, xúc động như những lời thủ thỉ tâm tình, thi phẩm đã đem đến cho bạn đọc hình ảnh người
chiến sĩ thời kì đầu chống Pháp và tình đồng chí thắm thiết sâu nặng giữa những người lính cách
mạng. [Vị trí đoạn thơ và dẫn dắt vấn đề nghị luận].

2. Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Nhắc đến nhà thơ Phạm Tiến Duật, nhà văn Nguyễn Văn Thọ nhận xét: “Thơ ông mang hơi thở
của một thời đại nhưng bằng một khí phách ngang tàn, chất bụi bặm và kiêu bạc của thời chống
Mĩ”. Đón nhận tất cả những gì hào hùng, can trường nhất của “đường Trường Sơn huyền thoại”,
những bài thơ của ông bao giờ cũng đậm chất hiện thực khói lửa nhưng cũng không thể thiếu đi
cái lãng mạn, hào hoa của một nhà thơ quân đội gai góc. Những điều ấy đã hòa quyện, kết hợp
với nhau, tạo nên giọng văn rất riêng, rất cá biệt của một ngòi bút “có sức mạnh của cả một binh
đoàn trùng trùng ra trận”, chính “dạng vân chữ riêng” ấy đã giúp nhà thơ ghi dấu ấn trên thi đàn
đất Việt qua tác phẩm xuất sắc của mình vào năm 1969. Đó là “Bài thơ về tiểu đội xe không
kính” ra đời trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt. Bài thơ mang trọn âm
điệu sôi động, hào hùng, khoẻ khoắn, mang vẻ đẹp và sức sống của tuổi trẻ thời chống Mĩ. [Vị trí
đoạn thơ và dẫn dắt vấn đề nghị luận].

3. Đoàn thuyền đánh cá

“Đoàn thuyền đánh cá” – bài thơ được đánh giá là “một trong những sáng tác hay nhất” của Huy
Cận ra đời vào tháng 10 năm 1958, đương lúc miền Bắc từ trong máu lửa, “Rũ bùn đứng dậy
sáng lòa” (Đất nước – Nguyễn Đình Thi). Sự thay da đổi thịt ấy chính là sức sống mới mở ra
những sáng tác mang khuynh hướng vui tươi của Huy Cận. Nhà thơ đã chuyển mình mạnh mẽ để
đón nhận làn gió mới, hương sắc mới mang đến cho bạn đọc một khám phá mới. [Vị trí đoạn thơ
và dẫn dắt vấn đề nghị luận].
4. Bếp lửa

Là một nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, nhưng dường như Bằng Việt
đã chọn một lối đi riêng không góc cạnh, không ác liệt như những gì người ta vẫn thường định
nghĩa về chiến tranh. Thơ ông nhẹ nhàng, hồn nhiên, sâu lắng với xúc cảm tinh tế và giọng điệu
thủ thỉ tâm tình, trầm ấm nhưng cũng giàu triết lí. Giữa những năm tháng chiến tranh ác liệt,
tiếng thơ của người thổi hồn cho “Cát sáng” vẫn giữ trọn nét tự nhiên, trẻ trung, để tìm về những
kỉ niệm thời thơ ấu. Tiêu biểu cho dòng kí ức tuyệt đẹp và trong sáng ấy chính là thi phẩm “Bếp
lửa” – một phần tuổi thơ đáng nhớ đã “nâng bước” tác giả “trong suốt hành trình dài rộng của
cuộc đời”. Bài thơ được sáng tác vào năm 1963, khi Bằng Việt đang là du học sinh ngành Luật ở
Liên Xô. Trong khoảng thời gian xa nhà đó, không ít lần chàng sinh viên trẻ nhớ lại những dòng
kỉ niệm đẹp đẽ như một thước phim quay chậm về quá khứ hồn nhiên, tươi đẹp. Cuộn phim
chiếu lại những ngày tháng sống bên bà, về lẽ sống giản dị mà bà ấp ủ suốt cuộc đời. [Vị trí đoạn
thơ và dẫn dắt vấn đề nghị luận].

5. Ánh trăng

Thơ ca từ lâu là nơi để gửi gắm biết bao niềm suy tư của người nghệ sĩ. Về vấn đề này, Hoài
Thanh cũng đã từng quan niệm rằng: “Từ bao giờ cho đến bây giờ, từ Hômerơ đến kinh thi, đến
ca dao Việt Nam, thơ vẫn là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó đã ra đời giữa những
vui buồn của loài người và nó sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế”. Với “Ánh trăng”
của Nguyễn Duy – một bài thơ được sáng tác năm 1978, sau ba năm kể từ khi đất nước “rũ bùn
đứng dậy sáng lòa” chính là một áng thơ được thai nghén từ những buồn vui, trăn trở của thi sĩ.
Tuy nhiên, đối với những người phu chữ, thơ dẫu rằng là sự “đồng cảm mãnh liệt và quảng đại”
nhưng cần phải xuất phát từ cái riêng không trộn lẫn. Nguyễn Duy cũng không ngoại lệ. Nhà thơ
được biết đến với một phong cách sáng tác trầm tĩnh, giàu triết lý cùng những rung động tinh tế
nhưng âu cũng pha chút ngang tàng. Đặc biệt, ở hai khổ thơ cuối của thi phẩm “Ánh trăng” như
một lời chiêm nghiệm đầy triết lý về người lính thời hậu chiến cùng bao nỗi niềm trăn trở. [Vị trí
đoạn thơ và dẫn dắt vấn đề nghị luận].

6. Mùa xuân nho nhỏ

Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được Thanh Hải viết vào tháng 11 năm 1980, ngay trên giường
bệnh và chỉ ít lâu sau tháng 12 năm 1980, nhà thơ mãi mãi ra đi. Ở giữa màu đông giá rét của xứ
Huế, đối mặt với biên giới giữa sự sống và cái chết nhưng không làm trái tim nhà thơ nguội lạnh.
Ngược lại, tâm hồn thi nhân càng nảy nở, bừng sức sống để cảm nhận sâu sắc về một mùa xuân
nồng ấm tình người, khiến ngòi bút nở hoa để một “Mùa xuân nho nhỏ” ấm áp tâm tình của thi
nhân trước thiên nhiên, con người, cuộc sống. [Vị trí đoạn thơ và dẫn dắt vấn đề nghị luận].
7. Viếng lăng Bác

Mang trong lòng những cảm xúc thiêng liêng, thành kính, nhà thơ ở miền Nam xa xôi ra thăm
lăng Bác vào tháng 4 năm 1976. Sau chuyến đi đó, tác phẩm “Viếng lăng Bác” ra đời, thể hiện
tấm lòng thành kính và niềm xúc động khôn nguôi của nhà thơ khi được thăm viếng Bác Hồ.
Neo đọng lại nơi lòng bạn đọc là những tiếng lòng thương nhớ Bác như tràn ra bề mặt câu chữ
của tác giả. [Vị trí đoạn thơ và dẫn dắt vấn đề nghị luận].

8. Sang thu

“Thơ là viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời’ (Sóng Hồng). Viên kim cương ấy sẽ lấp lánh
một màu sắc riêng biệt của cuộc đời, như cách mà Hữu Thỉnh đã chạm khắc tiếng thơ của mình
vào thế giới thi ca bốn mùa nhiều dư vị. Năm 1977, người thi sĩ ấy khi đứng trước điểm cuối
cùng của tuổi trẻ đã không ngần ngại thổ lộ hết những tâm tư của lòng mình bằng những tiếng
thơ khắc khoải. Và “Sang thu” chính là như thế, với giọng thơ sâu lắng và đầy chất trữ tình, thi
phẩm dường như đã vỗ vào xúc cảm của xúc cảm của độc giả thật nhẹ nhàng. Có chăng, đó
chính là những tâm sự, hoài niệm của Hữu Thỉnh khi đứng giữa khúc ca giao mùa đầy rung động
của đất trời…[Vị trí đoạn thơ và dẫn dắt vấn đề nghị luận].

9. Nói với con

Có lẽ từ lâu hai tiếng “ gia đình” đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi con người. Là nơi chứa
đầy tình yêu thương và sự ngọt ngào của mẹ, là những lời tâm tình trầm ấm của cha. Là bến đỗ
bình yên nhất mà ta luôn muốn chạy đến. Là nơi trái tim con người ta phải rung lên một khoảnh
khắc khi chạm nhắc … Không chỉ hiện mình trong đời sống thường nhật mà hình ảnh gia đình,
tình yêu thương của cha mẹ cũng xếp danh trong nền văn học Việt Nam .Và trong số đó ta không
thể không nhắc đến gia vị ngọt ngào của gia đình , của tình yêu thương vô vàn của người cha
trong bài thơ “Nói với con” – Y Phương. Bài thơ được sáng tác năm 1980 (khi đất nước mới hoà
bình thống nhất nhưng gặp rất nhiều khó khăn thiếu thốn), in trong tập Thơ Việt Nam (1945 –
1985), ý thơ xuất phát từ tấm lòng của người cha đầy yêu thương và ấm áp nhắn nhủ người con
thân yêu của mình về truyền thống tình nghĩa, sức sống mạnh mẽ của người dân tộc miền núi.
[Vị trí đoạn thơ và dẫn dắt vấn đề nghị luận].
Liên hệ các tác phẩm kì II

1. Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải

1.1. Vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân xứ Huế liên hệ với tứ thơ của Lê Anh Xuân

Hình ảnh bông hoa màu tím biếc – thứ màu tím thân thương, rất Huế kết hợp cùng “dòng sông
xanh” – sắc xanh mát mẻ và tươi trong đã tạo nên sức vẫy gọi nồng hậu cho mùa xuân nơi đây.
Hình ảnh bông hoa tím biếc kia, khiến chúng ta liên tưởng đến hình ảnh bông hoa lục bình dân
dã – một vẻ đẹp bình dị và thân thiết như tính cách của những người dân Huế mộng Huế mơ.
Đọc đến đây, ta có thể liên tưởng đến tứ thơ của Lê Xuân Anh về hương sắc quê hương:

“Con sông nhỏ tuổi thơ ta tắm

Hãy còn đây nước chẳng đổi dòng

Hoa lục bình tím cả bờ sông”

1.2. Cảm xúc về mùa xuân đất nước liên hệ với những sáng tác của Nguyễn Đình Thi,
Nguyễn Khoa Điềm

[…] Trong quãng thời gian đằng đẵng “bốn nghìn năm” có biết bao “vất vả” và “gian lao” luôn
thường trực đeo bám, để chặn đứng con đường sống còn của dân tộc ta; thế nhưng bằng ý chí
quật cường của những người anh hùng, sự gan dạ và dũng cảm của những thế hệ đi trước đã đưa
“Nước Việt Nam từ trong máu lửa/Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). […] Trong
đoạn trích Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm cũng vậy, ta bắt gặp hình ảnh “người người lớp
lớp” năm tháng nào cũng xuất hiện hiện để bảo vệ Tổ quốc cho ta thấy được tinh thần quyết tâm,
quyết chiến không mệt mỏi của biết bao thế hệ con người Việt Nam.

2. Viếng lăng Bác – Viễn Phương

2.1. Hình ảnh tre trong khổ 1 liên hệ với bài “Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy

[…] Từ xa xưa, luỹ tre xanh đã trở thành biểu tượng quen thuộc của mỗi làng quê Việt Nam, tre
là người bạn thân thân thiết nhất trong đời sống sinh hoạt của mỗi người dân. Trong bài “Tre Việt
Nam”, Nguyễn Duy viết:“Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?

Ở đâu tre cũng xanh tươi / Cho dù đất sỏi đá vôi bạc màu”
2.2. Khổ thơ 2 liên hệ với bài “Bác ơi!” của Tố Hữu

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

[…] Mặt trời của Bác sẽ mãi trở thành nguồn sống, trở thành ngọn hải đăng soi đường cho đất
nước trong hiện tại và tương lai, vì vậy mà mặt trời của Bác luôn rạng ngời, sưởi ấm cho những
linh hồn đất Việt:

“Bác sống như đất trời đất của ta

Yêu từng ngọn cỏ mỗi nhành hoa

Tự do cho mỗi đời nô lệ

Sữa để em thơ, lụa tặng già”

2.3. Khổ thơ 3 liên hệ với những bài thơ về trăng của Bác Hồ

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”

[…] Ánh sáng dịu nhẹ trong lăng gợi ta liên tưởng thú vị đến vầng trăng sáng dịu hiền kia, một
người bạn tri âm tri kỷ trong suốt hành trình giải cứu dân tộc của Người:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Trăng từ lâu đã trở thành người bạn thân thiết, gắn bó và san sẻ cùng Người từ những tháng ngày
còn trong lao tù, hay giữa “cảnh khuya” – nơi chiến khu bàn việc quân, thế nhưng trăng lại đẹp
và sáng đến lung linh như thế, Người lại chưa bao giờ được ngắm nó một cách thảnh thơ và trọn
vẹn.
3. Sang thu – Hữu Thỉnh

3.1. Khổ 1 liên hệ với bài “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu

Trong cảm nhận của Hữu Thỉnh, mùa thu đến thật bất ngờ, đột ngột. […] Sau khoảnh khắc bỗng
chợt ấy, thi sĩ đã thấy bao tín hiệu giao mùa hạ sáng thu: hương ổi, gió se, sương thu. Thế nhưng,
thi sĩ dường như vẫn hồ nghi vào cảm nhận của mình. Nhà thơ chưa khẳng định chắc nịch, chưa
hồ hởi hân hoan như Xuân Diệu: “Đây mùa thu tới, mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng”

3.2. Khổ 2 liên hệ với bài “Tràng Giang” của Huy Cận

“Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã”

[…] Đối lập với điệu dềnh dàng của con sông là sự gấp gáp của cánh chim vào thời khắc giao
mùa. Hình ảnh cánh chim được miêu tả trong thơ Hữu Thỉnh thật khác với thơ Huy Cận trước
cách mạng:

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”

Cánh chim cũng được miêu tả trong sự vận động nhưng không còn cô đơn, lẻ loi như trong “vũ
trụ sầu”. Cánh chim trong thơ Hữu Thỉnh mang cái hồn, cái điệu của một cuộc sống mới, trong
sự hòa nhịp với vũ trụ muôn vật muôn loài lúc sang thu.

3.3. Khổ 3 liên hệ với những tâm sự của Hữu Thỉnh

Hai câu cuối mang nhiều chiêm nghiệm, suy tư của Hữu Thỉnh về bản thân, con người và đất
nước, “Chủ thể bài thơ và cái kiêu hùng của màu thu đã toát lên chính là ở hai câu thơ này. Đó là
cốt cách của một người lính không chỉ là trong một buổi chiều thu mà là một buổi chiều hoà
bình. Có thể nói có vẻ ngang tàng “sớm cũng bất bất ngờ” nhưng lại mang một vẻ dịu dàng, sâu
lắng của mùa thu hoà bình. Ở đây hàng cây đứng tuổi chính là chủ thể trữ tình trong bài thơ đã
trải qua bao nhiêu gian nan vất vả, giờ đã vươn lên bà không gì làm chúng run rẩy”. (Hữu Thỉnh
tâm sự).
4. Nói với con – Y Phương

Đoạn 1 liên hệ với bài “Việt Bắc” của Tố Hữu

[…] Các động từ “đan, cài, ken” vừa diễn tả hoạt động lao động kì công: dưới bàn tay ra hoa của
họ những nan tre, nan trúc biến thành những nan hoa đẹp mắt. câu thơ khiến ta liên tưởng đến tứ
thơ của Tố Hữu trong bài “Việt Bắc”: “Ngày xuân mơ nở trắng rừng/Nhớ người đan nón chuốt
từng sợi giang”, giữa bức tranh xuân phủ lên mình một sắc trắng tinh khôi và dịu mát, hình ảnh
người lao động hiện lên thật cần mẫn và tỉ mỉ trong hành động chuốt từng sợi giang, con người
đẹp một cách tự nhiên trong những công việc lao động hàng ngày, họ ngồi chuốt từng sợi để đan
thành những chiếc nón, chiếc mũ cho người chiến sĩ phục vụ kháng chiến. Qua đó ta cũng thấy
được bàn tay khéo léo và tài hoa của người lao động, đồng thời nói lên phẩm chất tốt đẹp, hào
hùng của người dân miền núi.
Mở bài tác phẩm kì I

Chuyện người con gái Nam Xương

Theo Hoài Thanh: “Nếu như cảm hứng nhân bản nghiêng về đồng cảm với những khát vọng rất
người của con người, cảm hứng nhân văn thiên về ngợi ca vẻ đẹp của con người thì cảm hứng
nhân đạo là cảm hứng bao trùm.” “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ chính là
một tác phẩm như vậy. Bao trùm lên áng văn kiệt xuất là cảm hứng nhân đạo từ trong cốt tuỷ của
tác giả Nguyễn Dữ. Cụ thể là [Vấn đề nghị luận]

Chị em Thuý Kiều

Khi bàn về một trong những đỉnh cao chói ngời của nền văn học Việt Nam, Xanh Bơ – vơ đã
không ngần ngại mà chọn Nguyễn Du cùng kiệt tác Đoạn trường tân thanh. Đến với những câu
chữ của bậc thầy ngôn ngữ, không ai có thể phủ nhận tài nghệ miêu tả và khắc họa tính cách
nhân vật của đại thi hào. Đặc biệt là ở trích đoạn “Chị em Thuý Kiều”, [vấn đề nghị luận]

Cảnh ngày xuân

Ta say đắm trước áng mây hồng của buổi sớm mai bình minh hay áng mây buồn khi chiều tàn
khuất lối? Ta rung động trước đóa hoa đẹp lung linh dưới ánh mặt trời hay những cánh đồng đã
úa tàn không còn sinh khí? Cuộc đời là hành trình đi tìm cái đẹp và luôn vì cái đẹp mà tồn tại.
Xuất phát từ đặc trưng của văn học, đã là văn chương thì phải đẹp, đẹp là chức năng hàng đầu,
cũng là đạo đức của văn chương. Chính vì vậy, khi đến với trích đoạn “Cảnh ngày xuân” của
Nguyễn Du, bạn đọc không khỏi xốn xang trước cái đẹp của tiết tháng ba cùng những dự cảm về
kiếp người tài hoa bạc mệnh.

Kiều ở lầu Ngưng Bích

Bêlinxki đã từng quan niệm rằng: “Nhà thơ, ngay cả các nhà thơ vĩ đại nhất cũng phải đồng thời
là những nhà tư tưởng.” Thơ ca vốn là tiếng nói trực tiếp của trái tim người nghệ sĩ, là những gửi
gắm quan điểm, tư tưởng. Với con mắt nhìn thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời,
Nguyễn Du viết Kiều bằng những lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt
thấm ở trên tờ giấy. Đặc biệt là niềm xót xa, đau đớn thay phận đàn bà trong trích đoạn “Kiều ở
lầu Ngưng Bích”.
Đồng chí

Theo Nguyễn Công Hoan, mỗi nhà văn, nhà thơ không được phép “nằm ỳ” thụ động, viết theo
khuôn mẫu, và cũng “đừng bao giờ để cho văn chương xa lạ” với đời sống dân tộc, bởi văn học,
có bao giờ đi lệch khỏi đường biên cuộc sống mà vút cao. Đặc biệt với thơ ca, những tiếng lòng
được cất lên từ hiện thực, sẽ luôn có sức rung động mạnh mẽ đối với tâm hồn. Là một trong
những nhà thơ chiến sĩ, Chính Hữu khi viết “Đồng chí”, dường như ý thức sâu sắc thiên chức của
chính mình, nên đã không “nằm ỳ” mà thực sự sống trong lòng dân tộc, rồi gạn lọc từ cuộc đời
của mình mà viết nên thơ. Cụ thể [Vấn đề nghị luận].

Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Trong “Tiếng nói văn nghệ”, nhà văn Nguyễn Đình Thi từng viết: “Tác phẩm nghệ thuật nào
cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại.” Thật vậy, văn chương là những công trình
kiến trúc nghệ thuật được xây dựng nên từ những vật liệu lượm lặt ở hiện thực đời sống phong
phú và bộn bề. Cũng được “thai nghén” từ những vật liệu của chiến tranh khắc nghiệt, “Bài về
tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật có lẽ là một trong những thi phẩm xuất sắc
về tuyến đường Trường Sơn khói lửa. Đặc biệt là [Vấn đề nghị luận]

Đoàn thuyền đánh cá

Phương Lựu đã từng quan niệm rằng: “Nghệ thuật là lĩnh vực của sự độc đáo vì vậy nó đòi hỏi
người viết sự sáng tạo phong cách mới lạ, thu hút người đọc”. Sáng tạo là một yếu tố mà lịch sử
văn học luôn trân trọng. Văn học không cho phép người nghệ sĩ lặp lại người khác và lặp lại
chính bản thân mình. Nhờ đó, ta biết đến Nam Cao với một Lão Hạc chết trong sự đau đớn, một
Chí Phèo lưu manh, tha hoá. Hay là Nguyễn Tuân với áng văn hoài niệm những điều đã vang
bóng một thời âu rồi lại làm lành với thực tại. Cũng không ngừng mang đến cho đời một cái nhìn
mới, Huy Cận vốn được biết tới với những vần thơ ảo não nhưng sau cách mạng tháng Tám, các
sáng tác của nhà thơ đã khoác lên mình màu sắc tươi vui. Đặc biệt là với thi phẩm “Đoàn thuyền
đánh cá” – một khúc tráng ca lao động đầy hứng khởi, say mê.
Bếp lửa

Bàn về thơ ca, Xuân Diệu từng nói: “Thơ hay, lời thơ chín đỏ trong cảm xúc”. Thơ phải được kết
tinh từ những tình cảm chân thành, mãnh liệt bật ra từ trái tim của người nghệ sĩ. Thứ xúc cảm
ấy không thể hời hợt, vô vị được, mà phải được thể hiện một cách nồng nàn, sôi nổi, “chín đỏ”
như cây trái đã thấm đượm đủ hương vị đắng cay ngọt bùi và cả nắng gió. Ắt hẳn phải có một
tình yêu quê hương, đất nước sâu nặng, tha thiết thì Tế Hanh mới viết nên những vần thơ nặng
tình về miền quê chài lưới của mình trong thi phẩm “Quê hương”. Và cũng phải có một hồn thơ
phóng khoáng, ngang tàng thì Phạm Tiến Duật mới ghi lại những hình ảnh đặc sắc của nơi
Trường Sơn khói lửa qua sáng tác “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Và cũng như thế, ở “Bếp
lửa”, có lẽ Bằng Việt đã “kết” nên những vần thơ thật xúc động về người bà của mình trong dòng
cảm xúc dạt dào, trào dâng.

Ánh trăng

Nhà thơ nổi tiếng người Đức Bertolt Brecht đã đưa đến quan niệm về thơ đáng suy ngẫm: “Cái
đẹp của thơ không nên chỉ làm nên ánh sáng kỳ bí của ma trơi hay ánh sáng nhân tạo rực rỡ của
pháo hoa, của đèn màu cầu kỳ nhuộm hàng trăm sắc. Ðẹp nhất là khi anh tạo nên được ánh sáng
ban ngày, thứ ánh sáng tưởng như không màu, không sắc nhưng đó chính là ánh sáng mạnh mẽ
và hữu ích nhất cho con người.” Đây cũng chính là những giá trị thẩm mĩ mà Nguyễn Duy gửi
gắm trong bài thơ “Ánh trăng” – một cái đẹp gần gũi, giản dị và mang giá trị nhận thức cao.

Làng – Cảm nhận nhân vật ông Hai

Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng quan niệm: “Văn học và đời sống là hai vòng tròn đồng tâm
mà tâm điểm là con người”. Văn chương lấy con người làm đối tượng phản ánh thay cho hiện
thực đời sống. Nhà văn chân chính, dù viết về điều gì và thể hiện như thế nào trong tác phẩm thì
điểm xuất phát và đích đến cuối cùng vẫn là cõi nhân sinh, mục tiêu cao cả nhất của nhà văn vẫn
là viết “một áng văn trung thực và giản dị về con người” (Chữ dùng của Hemingway). Với mỗi
một tác phẩm, người đọc lại có dịp chiêm nghiệm về những con người khác nhau. Trong tác
phẩm “Làng”, nhà văn Kim Lân đã tạc nên những trang viết neo đậu mãi trong tâm hồn chúng ta
về nhân vật ông Hai – một trái tim yêu làng tha thiết, một linh hồn yêu nước nồng nàn.
Lặng lẽ Sa Pa

Quan niệm về truyện ngắn, Pauxtopxki cho rằng: “Truyện ngắn là một truyện viết rất ngắn gọn,
trong đó cái không bình thường hiện ra như một cái gì đó bình thường, và cái bình thường hiện
ra như một cái gì đó không bình thường”. Đến với truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, Nguyễn Thành
Long ta đến với bức chân dung nhân vật anh thanh niên gần gũi, giản dị nhưng lại mang đến một
vẻ đẹp đầy phi thường. Đó là những suy nghĩ đẹp, hành động đẹp, lí tưởng sống đẹp vượt lên
trên sự vất vả, khắc nghiệt của công việc, đáng để trân trọng và ngợi ca.

Chiếc lược ngà

Đại văn hào Andersen từng nói: “Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng chính cuộc sống vẽ
nên.” Dù hiện thực đau khổ đến đâu, vẫn le lói những ánh sáng trong trẻo, ấm áp đong đầy. Đó là
thứ ánh sáng diệu kỳ từ “hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” mà các nhà văn luôn
mải miết đi tìm. Và Nguyễn Quang Sáng là một người đi tìm miệt mài như thế. Với tác phẩm
“Chiếc lược ngà”, nhà văn đã mang đến bề sâu của tâm hồn dạt dào tình cảm phụ tử ấm áp,
thiêng liêng.

( Tham khảo thêm : https://thichvanhoc.com.vn/van-mau/lop-9/ )

You might also like