Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Câu 1: Hiện tượng kháng thuốc kháng sinh là gì? Làm gì để tránh kháng thuốc kháng sinh?

- Hiện tượng kháng thuốc kháng sinh là khi vi khuẩn trở nên kháng cự và không bị tác động
bởi thuốc kháng sinh. Điều này xảy ra khi vi khuẩn tiếp xúc với thuốc kháng sinh quá nhiều
hoặc không đúng cách sử dụng.
- Biện pháp:
+ Chỉ sử dụng kháng sinh khi cần thiết, có sự chỉ định của bác sĩ.
+ Tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng.
+ Không tự ý dừng sử dụng kháng sinh. Việc dừng sử dụng kháng sinh quá sớm có thể làm
cho vi khuẩn trở nên kháng thuốc và gây ra tình trạng tái phát bệnh.
+ Kết hợp sử dụng kháng sinh với các biện pháp khác: như nghỉ ngơi, uống nhiều nước, và
ăn uống cân đối.
+ Thực hiện theo dõi và kiểm tra sau khi sử dụng kháng sinh: để đảm bảo rằng bệnh đã
được điều trị hoàn toàn và không tái phát. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, cần tham
khảo y kiến của bác sĩ ngay lập tức.

Câu 2: Cho biết các sự kiện diễn ra có tính chu kì theo chu kì tế bào và ý nghĩa của chúng?
- Các sự kiện chính của chu kì tế bào: Chu kì tế bào gồm hai giai đoạn chính là kì trung
gian và quá trình nguyên phân
*Kì trung gian
Kì trung gian là giai đoạn sinh trưởng chính của tế bào, được chia thành các pha G1, S và
G2. Trong đó, pha G1 có sự tăng kích thước tế bào, tổng hợp các bào quan và tổng hợp, tích
lũy các chất. Pha S có sự nhân đôi ADN, dẫn đến nhân đôi NST tạo thành NST kép. Pha G2
là pha gia tăng kích thước tế bào và chuẩn bị cho phân chia.
Nguyên phân
Quá trình nguyên phân gồm 2 sự kiện chính là phân chia nhân (trải qua 4 kì: kì đầu, kì giữa,
kì sau và kì cuối)
phân chia tế bào chất
Ý nghĩa của nguyên phân:
+ Đối với các sinh vật nhân thực đơn bào, nguyên phân là cơ chế sinh sản. Từ 1 tế bào mẹ
qua nguyên phân tạo ra 2 tế bào con giống y tế bào mẹ.
+ Đối với các cơ thể sinh vật nhân thực đa bào:
- Nguyên phân làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng, phát triển, tái sinh các
mô và các bộ phận bị tổn thương.
- Ở các sinh vật sinh sản sinh dưỡng nguyên phân là hình thức sinh sản tạo ra các cá thể
có kiểu gen giống kiểu gen của cá thể mẹ (truyền đạt ổn định bộ NST đặc trưng cho loài).

Câu 3: So sánh nguyên phân và giảm phân

Chỉ tiêu so sánh Nguyên phân Giảm phân

Khác nhau Xảy ra ở loại tế bào Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng Xảy ra ở tế bào sinh dục chín
nào? và tế bào sinh dục sơ khai

Số lần nhân đôi 1 1


nhiễm sắc thể

Số lần phân bào 1 lần phân bào 2 lần phân bào

Diễn biến của - Kì đầu không có sự bắt - Kì đầu I có sự bắt cặp và trao
nhiễm sắc thể cặp và trao đổi chéo đổi chéo
- Kì giữa NST xếp thành - Kì giữa I NST xếp thành hai
một hàng ở mặt phẳng xích hàng ở mặt phẳng xích đạo
đạo - Kì sau I, mỗi NST kép trong
- Kì sau mỗi NST kép tách cặp NST kép tương đồng di
thành hai NST đơn và di chuyển về 2 cực của tế bào
chuyển về 2 cực của tế bào

Kết quả Từ 1 tế bào mẹ cho ra 2 tế Từ 1 tế bào mẹ cho ra 4 tế bào


bào con con

Ý nghĩa Tạo cá thể mới có kiểu gen Tạo biến dị tổ hợp, cơ sở cho
giống kiểu gen của tế bào sự đa dạng và phong phú của
mẹ sinh vật, giúp sinh vật thích
nghi và tiến hóa

Giống nha Đều là hình thức phân bào.


u Đều có 1 lần nhân đôi ADN.
Đều gồm có 4 kì: kì đầu, kì sau, kì giữa, kì cuối.
Màng nhân và nhân con tiêu biến vào kì cuối và xuất hiện vào kì đầu.
Thoi phân bào tiêu biến vào kì cuối và xuất hiện vào kì đầu.

Câu 4: Có người cho rằng "Vì sinh vật có hại vì chúng gây bệnh cho con người, vì vậy cần
kìm hãm và tiêu diệt chúng". Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?
Em không đồng ý với ý kiến của bạn.
- Giải thích: Không phải vi sinh vật nào cũng có hại, có những vi sinh vật có lợi ví dụ như
cộng sinh trong cơ thể người để tăng cường miễn dịch tiêu hóa; tổng hợp một số vitamin,
amino acid; sử dụng trong chế biến thực phẩm, sản xuất thuốc kháng sinh, vitamin;… hay
vi sinh vật tiến hành phân hủy xác động thực vật để trả lại chất sinh dưỡng cho đất và làm
sạch môi trường;… Do đó, đối với vi sinh vật có hại thì tìm cách kìm hãm và tiêu diệt
nhưng đối với vi sinh vật có lợi cần tìm cách tạo điều kiện cho chúng phát triển hợp lí.

Câu 5: Em đã làm gì để có sức khỏe tốt? Vì sao cần giữ cơ thể sạch sẽ, khỏe mạnh lại có
tác dụng phòng bệnh do virus?
• Biện pháp để có sức khỏe tốt:
- Ăn uống khoa học, hợp lí, hợp vệ sinh.
- Tạo môi trường sống sạch, hạn chế tác nhân gây đột biến.
- Luyện tập, nghỉ ngơi khoa học, tinh thần thoải mái.
- Khám sức khỏe định kì.
• Giữ gìn cơ thể sạch sẽ, khỏe mạnh lại có tác dụng phòng bệnh do virus vì giữ gìn cơ thể
sạch sẽ, khỏe mạnh giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh là
virus.

Câu 6: Cho biết cơ chế dẫn đến số lượng NST giảm đi một nửa sau giảm phân?
Cơ chế dẫn đến số lượng NST giảm đi một nửa sau giảm phân là: Trong giảm phân, NST
chỉ nhân đôi một lần ở kì trung gian trước khi tế bào bước vào giảm phân I nhưng tế bào lại
trải qua 2 lần phân chia (giảm phân I và giảm phân II).
- Sau khi nhân đôi ở kì trung gian trước khi tế bào bước vào giảm phân I, tế bào chứa 2n
NST kép.
- Tại kì sau I, hai NST kép trong cặp tương đồng tách rời nhau ra và mỗi NST di chuyển về
một cực của tế bào → Sau giảm phân I tạo ra 2 tế bào con mỗi tế bào con chứa n NST kép.
- Tại kì sau II, hai chromatid của mỗi NST kép tách rời nhau và di chuyển trên thoi phân
bào đi về hai cực của tế bào → Sau giảm phân II tạo ra 4 tế bào con mỗi tế bào con chứa n
NST đơn.

You might also like