Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

MỘT DẠNG TOÁN HAY VỀ TÍNH CHU VI VÀ DIỆN TÍCH

Phan Duy Nghĩa


(Phòng GDPT, Sở GDĐT Hà Tĩnh)

Muốn tính chu vi của một hình ta chỉ việc lấy độ dài các cạnh của hình đó
cộng lại với nhau, đây là kiến thức cơ bản trong chương trình môn Toán lớp 2. Tuy
nhiên có những bài toán không cho biết độ dài các cạnh của hình đó nhưng ta vẫn
tính được chu vi của nó. Cái hay của bài toán là ở chỗ đó.
Xin chia sẻ với các bạn một dạng toán như thế thông qua các ví dụ sau:
Ví dụ 1. Cho hình vuông ABCD cạnh 6cm. Người ta cắt hình vuông bởi
đường gấp khúc gồm các đoạn song song với cạnh hình vuông để tạo nên một hình
được tô màu (như hình vẽ). Tính chu vi hình tô màu.

Phân tích. Để tính chu vi của hình tô màu, ta phải so sánh độ dài các cạnh
của hình tô màu với độ dài cạnh hình vuông.
Giải. Chu vi hình tô màu là:
AD + DC + (AM + ML + LK + KH + HG + GE + EF + FC).
Theo hình vẽ ta có:
AM + LK + HG + EF = DC và ML + KH + GE + FC = AD.
Do đó chu vi hình tô màu là:
2 (AD + DC) = 4 AD = 4 6 = 24 (cm).

Ví dụ 2. Trong các hình tô đậm A, B, C và D dưới đây, hình nào có chu vi


bằng chu vi của hình vuông chứa nó?

1
Phân tích. Để tính chu vi của các hình tô đậm ở trên, ta cần so sánh độ dài
các cạnh của hình tô đậm với cạnh của hình vuông chứa nó.
Giải. Theo cách làm như phân tích ở trên, ta thấy các hình tô đậm A, C và D
có chu vi bằng chu vi của hình vuông chứa nó.

Ví dụ 3. Cho hình vuông ABCD có cạnh 10cm (như hình vẽ). Hãy tìm tổng
chu vi của hình vuông (1), hình vuông (2) và hình vuông (3).

Phân tích. Dựa vào hình vẽ ta thấy, tổng độ dài các cạnh của hình vuông (1),
(2) và (3) bằng độ dài cạnh hình vuông ABCD.
Giải. Gọi độ dài cạnh hình vuông (1) là a, độ dài cạnh hình vuông (2) là b, độ
dài cạnh hình vuông (3) là c.
Khi đó ta có: Chu vi hình vuông (1) là: a 4 (cm); chu vi hình vuông (2) là:
b 4 (cm); chu vi hình vuông (3) là: c 4 (cm).
Tổng chu vi của hình vuông (1), hình vuông (2) và hình vuông (3) bằng:
a 4 + b 4 + c 4 = 4 (a + b + c) (cm)
Theo hình vẽ ta có: (a + b + c) bằng cạnh hình vuông ABCD và bằng 10cm.
Vậy tổng chu vi của hình vuông (1), hình vuông (2) và hình vuông (3) bằng:
4 10 = 40 (cm).

Ví dụ 4. Cho hình vuông ABCD (như hình vẽ). Biết tổng chu vi của các hình
vuông (1), (2) và (3) là 96cm. Tính cạnh hình vuông ABCD.

2
Phân tích. Đây là bài toán ngược của bài toán ở ví dụ 2.
Giải. Gọi độ dài cạnh hình vuông (1) là a, độ dài cạnh hình vuông (2) là b, độ
dài cạnh hình vuông (3) là c.
Khi đó ta có: Chu vi hình vuông (1) là: a 4 (cm); chu vi hình vuông (2) là:
b 4 (cm); chu vi hình vuông (3) là: c 4 (cm).
Tổng chu vi của hình vuông (1), hình vuông (2) và hình vuông (3) bằng:
a 4 + b 4 + c 4 = 4 (a + b + c) (cm)
Theo bài ra ta có: 4 (a + b + c) = 96 cm, suy ra: a + b + c = 96 : 4 = 24
(cm).
Dựa vào hình vẽ ta thấy (a + b + c) bằng độ dài cạnh hình vuông ABCD.
Vậy cạnh hình vuông ABCD bằng 24 cm.
Nhận xét quan trọng: Từ 4 ví dụ trên, ta rút ra nhận xét quan trọng như
sau: Khi tính chu vi của một hình được vẽ trong một hình vuông, ta phải so
sánh độ dài các cạnh của hình đó với độ dài cạnh hình vuông.
Nhận xét này giúp ta giải nhanh các bài toán về tính chu vi như ở các ví dụ
trên, đồng thời nó còn là mấu chốt giúp ta giải được các bài toán ở dạng sau:
Ví dụ 5. Cho (1), (2), (3), (4) là các hình thang vuông có kích thước bằng
nhau (như hình vẽ). Biết rằng PQ = 4cm. Tính diện tích hình chữ nhật ABCD.

Giải. Vì các hình thang vuông PQMA, QMBC, PNDA, QPNC bằng nhau
nên: MQ = NP = PQ = 4cm và CN = AD.
Mặt khác: AD = NP + MQ = 4 + 4 = 8cm. Do đó: CN = AD = 8cm.
Diện tích hình thang vuông PQCN là:
(CN + PQ) NP : 2 = (8 + 4) 4 : 2 = 24 (cm2).
Suy ra: Diện tích hình chữ nhật ABCD là: 24 4 = 96 (cm2).

Ví dụ 6. Hình chữ nhật được cắt thành 16 hình thang vuông bằng nhau như
hình bên. Biết rằng đáy nhỏ của mỗi hình thang dài 3cm. Tính diện tích hình chữ
nhật.

3
(Đề thi Tìm kiếm tài năng Toán học trẻ lớp 6 năm 2017
của Hội Toán học Việt Nam)
Giải. Xét 4 hình thang (1), (2), (3), (4) như hình vẽ.

Ta thấy độ dài đáy lớn của hình thang (1) bằng độ dài đáy lớn của hình
thang (4) và bằng: 3 + 3 = 6 (cm)
Diện tích hình thang (4) là: (6 + 3) 3 : 2 = 13,5 (cm2)
Diện tích hình chữ nhật cần tìm là: 13,5 16 = 216 (cm2).
Ví dụ 7. Cho (1), (2), (3), (4) là các hình thang vuông có kích thước bằng
nhau (như hình vẽ). Biết PN bằng 5cm. Tính diện tích hình thang ABCD.

Giải. Vì các hình thang vuông (1), (2), (3), (4) có kích thước bằng nhau nên:
PQ = NH = PN = 5cm và AH = AB.
Mặt khác: AB = QP + NH = 5 + 5 = 10 (cm).
Do đó: AH = AB = 10cm.
Diện tích hình thang vuông AHNP là:
(AH + PN) NH : 2 = (10 + 5) 5 : 2 = 37,5 (cm2).
Diện tích hình thang ABCD là: 37,5 4 = 150 (cm2).

Qua 7 ví dụ ở trên, ta thấy kiến thức để giải các bài toán rất đơn giản, đó là
tính chu vi hình vuông, tính diện tích hình chữ nhật và tính diện tích hình thang.
4
Tuy nhiên nếu chúng ta không biết so sánh độ dài các cạnh với nhau thì việc giải
bài toán thật không dễ chút nào.
Chắc còn nhiều điều thú vị nữa đang ẩn chứa trong các bài toán trên, rất
mong các bạn cùng khám phá và trao đổi./.

Phan Duy Nghĩa

You might also like