Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CƠ SỞ 2)

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN HẾT MÔN


MÔN HỌC : KINH TẾ VĨ MÔ
ĐỢT 2 - HỌC KỲ 1 – NĂM HỌC 2021-2022

TÊN ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN


PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LẠM PHÁT VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP
NGĂN NGỪA LẠM PHÁT TRONG ĐIỀU HÀNH NỀN KINH TẾ
QUỐC DÂN

Họ và tên sinh viên: Phạm Thị Hồng Thắm


Mã số sinh viên :2053404040275
Lớp tín chỉ :
VMO0523H_20NL_HKI_D2_1.LT
Giáo viên bộ môn : Trương Hoàng Chinh

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022


MỤC LỤC
Phần 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI...................................................................1

Phần 2. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM......................................................2

2.1 TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM VÀO NĂM 2019.............................2

2.2 TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM VÀO NĂM 2020.............................3

2.3 TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM VÀO NĂM 2021 VÀ DỰ ĐOÁN
VỀ LẠM PHÁT NĂM 2022..........................................................................................6

2.3.1 Tình hình lạm phát sáu tháng đầu năm 2021..................................................6

2.3.2 Tình hình lạm phát sáu tháng cuối năm và dự đoán tình hình 2022............8

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................12


Phần 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
Trong quá trình phát triển kinh tế của thế giới và cũng như ở Việt Nam, thì lạm phát
là vấn đề muôn thuở được các quốc gia quan tâm, nghiên cứu và cố gắng tìm ra giải pháp
để kiềm chế nó lại. Vậy lạm phát là gì mà khiến cả thế giới phải quan tâm đến vậy? Thật
ra Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời
gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị
tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh
sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.
Vì vậy lạm phát là “Căn bệnh mãn tính” của nền kinh tế thị trường, nó vừa có tác
hại lẫn lợi ích. Nó có các mặt tích cực như: Kích thích tiêu dùng, vay nợ, đầu tư, giảm
bớt thất nghiệp trong xã hội. Cho phép chính phủ có thêm khả năng lựa chọn các công
cụ kích thích đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua mở rộng tín dụng, giúp
phân phối lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng mục tiêu và
trong khoảng thời gian nhất định có chọn lọc…Và vừa có tác động tiêu cực như sự gia
tăng chi phí cơ hội của việc tích trữ tiền, và sự không chắc chắn về tình hình lạm phát
trong tương lai có thể ngăn cản quyết định đầu tư và tiết kiệm; Tăng nợ quốc gia, ảnh
hưởng đến phân phối thu nhập, suy thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng, đời sống của
người lao động trở nên khó khăn hơn sẽ làm giảm lòng tin của dân chúng đối với
Chính phủ ...Khi nền kinh tế có thể duy trì, kiềm chế và điều tiết được lạm phát ở tốc
độ vừa phải thì nó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Và Việt Nam cũng không ngoại lệ với “Căn bệnh mãn tính” này, kể từ năm 2008
vấn đề lạm phát không khi nào là hết nóng. Đặc biệt trong tình hình ba năm gần đây
dịch bệnh Covid-19 đã và đang gây tác động khó lường trên thế giới, nó đã tác động
không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam, nhất là về vấn đề lạm phát. Trước tình hình trên
em chọn đề tài “Phân tích tình hình lạm phát và những biện pháp ngăn ngừa lạm phát
trong điều hành nền kinh tế quốc dân” để làm đề tài tiểu luận kết thúc môn học của
mình. Cũng như giúp bản thân phân tích rõ hơn về tình hình lạm phát Việt Nam trong
khoảng thời gian dịch bệnh và tìm những giải pháp có thể áp dụng khống chế, ngăn
ngừa lạm phát trong nền kinh tế quốc dân.
1
Phần 2. TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM
2.1 TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM VÀO NĂM 2019
Bảng 2.1 Tốc độ tăng CPI của các năm giai đoạn 2016-2021
(Đvt: %)

(Nguồn: Tổng cục thống kê)


Theo Tổng cục thống kê, CPI bình quân năm 2019 tăng 2,79% so với năm 2018 và
tăng 5,23% so với tháng 12 năm 2018. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2019 tăng 2,01%
so với bình quân năm 2018.
Mặt bằng giá thị trường trong năm 2019 biến động theo hướng tăng cao trong tháng
diễn ra Tết Nguyên đán, giảm nhẹ trong tháng 3, tăng dần trở lại trong hai tháng tiếp theo,
sau đó giảm trở lại vào tháng 6 và tiếp tục tăng vào các tháng cuối năm. Cùng với diễn
biến tăng/giảm giá cả thị trường, CPI các tháng cũng tăng/ giảm theo xu hướng của thị
trường. CPI tăng cao nhất vào tháng 2 tăng 0,8%, tháng 11 tăng 0,96%, tháng 12 tăng
1,4%.
Nguyên nhân đẩy CPI tăng cao như vậy chủ yếu là do sự tăng giá của nhóm hàng ăn
và dịch vụ ăn uống, tăng tới 3,42%. Và lý do khiến nhóm hàng này tăng cao, chính là do
giá thịt lợn tăng mạnh.

2
Theo Tổng cục Thống kê, do dịch tả lợn châu Phi, nguồn cung thịt lợn đã giảm
mạnh, khiến giá thịt lợn tháng 12/2019 tăng 19,7% so với tháng trước, làm CPI chung
tăng 0,83%.

Giá thực phẩm tăng cũng đã làm cho nhóm ăn uống ngoài gia đình tăng 2,44% so
với tháng trước, khiến CPI chung tăng khoảng 0,22%.

Ngoài ra, việc giá xăng, dầu điều chỉnh tăng ngày 30/11/2019 và giảm vào ngày
16/12/2019, bình quân tháng 12/2019 giá xăng dầu tăng 1,27% so với tháng trước, cũng
làm CPI chung tăng khoảng 0,05%.

Tuy CPI tháng 12 tăng cao, song tính bình quân cả năm, CPI chỉ tăng 2,79%. Lạm
phát được kiểm soát trong năm 2019 nhờ giá hàng hóa thế giới giảm, chính sách tín dụng
thận trọng, tỷ giá ổn định và giá dịch vụ y tế không tăng nhiều. Đây là mức tăng thấp
nhất trong vòng 3 năm qua. Và điều đó có nghĩa, Chính phủ Việt Nam đã tiếp tục có một
năm thành công khi ổn định được kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát còn dưới cả mục tiêu
Quốc hội đề ra (khoảng 4%).
Tuy nhiên, theo dự đoán sang năm 2020, mục tiêu lạm phát bình quân dưới 4% sẽ là
một thách thức khi giá hàng hóa thế giới dự báo phục hồi và cầu trong nước tiếp tục xu
hướng tăng. Để kiểm soát được lạm phát trong năm 2020, các chính sách vĩ mô cần cùng
phối hợp, nhất quán hướng tới mục tiêu “tập trung ổn định kinh tế vĩ mô”.
2.2 TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM VÀO NĂM 2020
Những tháng cuối năm 2020 trên thế giới, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chiến
tranh thương mại, xung đột chính trị trên thế giới còn nhiều bất ổn, khó lường… làm cho
tăng trưởng kinh tế toàn cầu chưa thể phục hồi. Năm 2020 ở Việt Nam là năm vô cùng
khó khăn bởi vì dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, khó lường cộng với thiên tai, lũ lụt phía
miền Trung đất nước. Mà vì thế tình hình kinh tế đất nước cũng có nhiều thay đổi bất ngờ
khác xa so với dự đoán ban đầu của các chuyên gia kinh tế.

Bảng 2.2 Tốc độ tăng CPI bình quân năm

(Đvt:%)
3
(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Nhìn chung, mặt bằng giá năm 2020 tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước, ngay từ
tháng 1 đã tăng 6,43%, ảnh hưởng đến công tác quản lý, điều hành giá của năm 2020, dẫn
đến việc kiểm soát lạm phát theo mục tiêu dưới 4% Quốc hội đặt ra gặp nhiều khó khăn,
thách thức. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2020 tăng 3,23% so với năm trước, đạt
mục tiêu kiểm soát lạm phát, giữ CPI bình quân năm 2020 dưới 4% của Quốc Hội đề ra
trong bối cảnh một năm với nhiều biến động khó lường. CPI tháng 12/2020 tăng 0,19% so
với tháng 12/2019, là mức thấp nhất trong giai đoạn 2016-2020
Trong tháng 10/2020, một số địa phương trên cả nước thực hiện tăng học phí năm
học mới 2020-2021 theo lộ trình làm chỉ số giá nhóm dịch vụ giáo dục tăng 1,52% so với
tháng trước, dẫn đến CPI chung tăng 0,08%. Mưa lũ tại các tỉnh miền Trung đã gây thiệt
hại nghiêm trọng về người và tài sản, riêng thiệt hại về hoa màu làm giá rau tươi chung cả
nước tháng 10/2020 tăng 1,86% so với tháng trước, tác động làm CPI chung tăng 0,04%.
Mặc dù vậy, chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2020 so với tháng trước và so với tháng 12 năm
trước chỉ tăng 0,09%, tính chung CPI bình quân 10 tháng năm 2020 tăng 3,71% so với
cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng CPI bình quân các tháng có xu hướng giảm dần, là dấu
hiệu tích cực cho thấy CPI bình quân năm 2020 đạt mục tiêu Quốc hội đề ra dưới 4% là
khả thi nhờ công tác điều hành giá, kiểm soát lạm phát được thực hiện tốt

CPI bình quân năm 2020 tăng do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

4
Thứ nhất, giá các mặt hàng lương thực tăng 4,51% so với năm trước (làm CPI chung tăng
0,17%), trong đó giá gạo tăng 5,14% do giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng trong
nước tăng;

Thứ hai, giá các mặt hàng thực phẩm tăng 12,28% so với năm trước (làm CPI chung tăng
2,61%), trong đó riêng giá thịt lợn tăng 57,23% do nguồn cung chưa được đảm bảo (làm
CPI chung tăng 1,94%), theo đó, giá thịt chế biến tăng 21,59%, mỡ lợn tăng 58,99%, bên
cạnh đó, do ảnh hưởng của mưa bão, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung trong tháng 10 và
tháng 11 tác động làm cho diện tích rau màu ngập nặng, nhiều ao, hồ, chuồng trại bị hư
hỏng, cuốn trôi,…làm cho giá rau tươi, khô và chế biến tăng;

Thứ 3, giá thuốc và thiết bị y tế tăng 1,35% do dịch Covid-19 trên thế giới vẫn diễn biến
phức tạp nên nhu cầu về mặt hàng này ở mức cao;

Thứ 4, Tiếp tục thực hiện lộ trình tăng học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP làm chỉ
số giá nhóm dịch vụ giáo dục năm 2020 tăng 4,32% so với năm 2019.

Bên cạnh đó có một số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI năm 2020:

Thứ nhất, giá các mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu giảm 23,03% so với năm trước (làm
CPI chung giảm 0,83%); giá dầu hỏa giảm 31,21%; giá gas trong nước giảm 0,95% do
ảnh hưởng của giá nhiên liệu thế giới;

Thứ hai, nhu cầu đi lại, du lịch của người dân giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm
giá của nhóm du lịch trọn gói giảm 6,24% so với năm trước; giá cước vận tải của các loại
phương tiện như tàu hỏa, máy bay giảm[2];

Thứ ba, chính phủ triển khai các gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất gặp khó khăn
do dịch Covid-19 như gói hỗ trợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) triển khai giảm
giá điện, tiền điện cho khách hàng nên giá điện tháng 5 và tháng 6 năm nay giảm lần lượt
là 0,28% và 2,72% so với tháng trước;

5
Thứ tư, các cấp, các ngành tích cực triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để ngăn
chặn diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, bảo đảm cân đối cung cầu và ổn định thị
trường.

Lạm phát cơ bản tháng 12/2020 tăng 0,07% so với tháng trước và tăng 0,99% so với
cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2020 tăng 2,31% so với bình quân
năm 2019. Cho thấy lạm phát được kiểm soát tốt và duy trì mức tăng thấp dần.

2.3 TÌNH HÌNH LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM VÀO NĂM 2021 VÀ DỰ ĐOÁN VỀ
LẠM PHÁT NĂM 2022

2.3.1 Tình hình lạm phát sáu tháng đầu năm 2021

Bảng 2.3 Diễn biến CPI 6 Tháng đầu năm 2021


(Đvt: %)

(Nguồn: Tổng cục thống kê)


Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2021 tăng
0,19% so với tháng trước, tăng 1,62% so với tháng 12/2020 và tăng 2,41% so với tháng
6/2020.

6
Bình quân 6 tháng đầu năm 2021, CPI tăng 1,47% so với cùng kỳ năm trước, mức
tăng thấp nhất kể từ năm 2016. CPI bình quân quý II tăng 0,45% so với quý trước và tăng
2,67% so với cùng kỳ năm 2020.

Lạm phát cơ bản tháng 6/2021 tăng 0,07% so với tháng trước và tăng 1,14% so với
cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng đầu năm 2021 tăng 0,87% so với
bình quân cùng kỳ năm 2020.

Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, nguyên nhân chính khiến tăng CPI chủ yếu
là giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào tăng theo giá thế giới, giá điện, nước sinh hoạt tăng
theo nhu cầu tiêu dùng. Cụ thể, giá xăng dầu trong nước tăng 17,01%, giá gas tăng
16,51% , giá dịch vụ giáo dục tăng 4,47 do ảnh hưởng từ đợt tăng học phí năm học mới
2020-2021 theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP

Bên cạnh đó, có một số yếu tố góp phần kiềm chế tốc độ tăng CPI 6 tháng đầu năm
2021 đó là giá các mặt hàng thực phẩm giảm 0,39%; Chính phủ triển khai các gói hỗ trợ
cho người dân và người sản xuất gặp khó khăn do dịch COVID-19 như gói hỗ trợ của Tập
đoàn Điện lực Việt Nam nên giá điện sinh hoạt bình quân 6 tháng đầu năm 2021 giảm
3,06% so với cùng kỳ năm 2020 làm CPI chung giảm 0,1 điểm phần trăm; nhu cầu đi lại,
du lịch của người dân giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh làm giá của nhóm du lịch trọn
gói giảm 2,85% so với cùng kỳ năm 2020…

Cũng theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tháng 6/2021 tăng 0,07% so với
tháng trước và tăng 1,14% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng
đầu năm 2021 tăng 0,87% so với bình quân cùng kỳ năm 2020.

Tổng cục Thống kê còn thông tin thêm, chỉ số giá vàng tháng 6/2021 tăng 1,12% so
với tháng trước; tăng 0,23% so với tháng 12/2020 và tăng 12,37% so với cùng kỳ năm
2020.

Chỉ số giá đô la Mỹ (USD) tháng 6/2021 giảm 0,3% so với tháng trước; giảm 0,32%
so với tháng 12/2020 và giảm 0,87% so với cùng kỳ năm 2020.

7
2.3.2 Tình hình lạm phát sáu tháng cuối năm và dự đoán tình hình 2022
Bảng 2.1 Tốc độ tăng CPI của các năm giai đoạn 2016-2021
(Đvt: %)

(Nguồn: Tổng cục thống kê)


Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng tháng (CPI) tháng
12/2021 giảm 0,18% so với tháng trước và tăng 1,81% so với tháng 12/2020. Bình quân
năm 2021, CPI tăng 1,84% so với năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.
Giá xăng dầu, giá gas trong tháng 12/2021 giảm theo giá nhiên liệu thế giới; dịch
bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước; học phí học kỳ I năm học 2021-
2022 tiếp tục được miễn, giảm tại một số địa phương là các nguyên nhân chính làm chỉ số
giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2021 giảm 0,18% so với năm 2020. Bình quân năm 2021,
CPI tăng 1,84% so với năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Lạm phát cơ bản
12 tháng tăng 0,81%.
Song, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước, học phí học kỳ I
năm học 2021-2022 tiếp tục được miễn, giảm tại một số địa phương là các nguyên nhân
chủ yếu kiềm chế tốc độ tăng CPI năm 2021.
Năm 2021, Chính phủ tiếp tục triển khai các gói hỗ trợ cho người dân và người sản
xuất gặp khó khăn do dịch COVID-19 như gói hỗ trợ giảm giá điện nên giá điện sinh hoạt
bình quân năm 2021 giảm 0,89% so với năm 2020, làm CPI chung giảm 0,03 điểm phần
trăm.
Nhu cầu đi lại, du lịch của người dân cũng giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm giá
vé máy bay giảm 21,15% so với năm trước; giá du lịch trọn gói giảm 2,32%

8
Tổng cục Thống kê nhận định, một số nguyên nhân khiến CPI bình quân năm 2021
tăng là do giá xăng dầu trong nước tăng 31,74% so với năm trước (làm CPI chung tăng
1,14 điểm phần trăm), giá gas tăng 25,89% (làm CPI chung tăng 0,38 điểm phần trăm).
Năm 2021, trong bối cảnh áp lực lạm phát toàn cầu ngày càng tăng cao, giá nguyên
nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất, giá cước vận chuyển liên tục tăng nhưng chỉ số giá
tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2021 của Việt Nam chỉ tăng 1,84% so với năm trước, thấp
nhất trong 6 năm qua, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra, tiếp tục là năm kiểm soát lạm phát
thành công.
Bước sang năm 2022, áp lực lạm phát được đánh giá là rất lớn. Nếu dịch Covid-19
được kiểm soát trong năm 2022, nhu cầu sản xuất và tiêu dùng tăng lên; lạm phát sẽ chịu
tác động của vấn đề tăng giá nguyên nhiên vật liệu trên thế giới như xăng dầu, than và giá
cước vận chuyển. Việc nhập khẩu nguyên liệu với mức giá cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí
sản xuất, giá thành sản phẩm, từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước lên cao, tạo áp
lực cho lạm phát.
Bên cạnh đó, giá nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn
nuôi tăng sẽ tác động vào giá thực phẩm. Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở được tính trong
CPI cũng sẽ tăng theo giá nguyên liệu dùng trong xây dựng. Giá dịch vụ giáo dục tăng trở
lại do một số địa phương kết thúc thời gian được miễn, giảm học phí năm học 2021-2022
và ảnh hưởng của việc thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục theo Nghị định
81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ
thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, giá
dịch vụ giáo dục trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Ngoài ra, khi dịch Covid-19 được kiểm
soát, nhu cầu dịch vụ ăn uống ngoài gia đình, dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí tăng trở lại
cũng tác động không nhỏ tới CPI chung

9
Phần 3. BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA LẠM PHÁT TRONG ĐIỀU HÀNH NỀN
KINH TẾ QUỐC DÂN
Trong thời gian từ năm 2019 đến nay CPI mỗi năm đều tăng nhưng mức tăng đều
thấp hơn so với cùng kì năm trước và mỗi năm đều đạt mục tiêu đề ra của chính phủ là
một tín hiệu khả quan và đáng mừng với nền kinh tế. Để giúp kiềm chế lạm phát tăng cao
trong năm 2022, một số giải pháp đề xuất như sau:
Thứ nhất, Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến giá
cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát
của Việt Nam. Đặc biệt, cần đánh giá, nhận định các mặt hàng, nguyên vật liệu nào có
khả năng thiếu hụt tạm thời hay trong dài hạn để từ đó đưa ra được chính sách phù hợp.
Thứ hai, các Bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục theo
dõi sát diễn biến giá của các mặt hàng thiết yếu (lương thực, thực phẩm, xăng dầu, gas…)
có giải pháp điều hành phù hợp và chủ động chuẩn bị các nguồn hàng vào các dịp lễ, Tết
để hạn chế tăng giá. Đặc biệt, đối với mặt hàng xăng dầu, Bộ Công Thương và Bộ Tài
chính theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, đồng thời kết hợp Quỹ bình ổn xăng
dầu để hạn chế mức tăng giá của mặt hàng này đối với CPI chung. Bộ Công Thương cần
chủ động chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm nguồn
cung và lưu thông hàng hóa, giảm áp lực lạm phát. Đặc biệt, thông tin kịp thời, chính xác
và rõ ràng các chính sách, giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ nhằm loại bỏ thông
tin sai lệch về giá cả thị trường, không để xảy ra hiện tượng lạm phát do tâm lý.
Thứ ba, đối với các mặt hàng do Nhà nước quản lý nên tận dụng các tháng có CPI
tăng thấp để điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý nhằm hạn chế lạm phát kỳ
vọng. Việc điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý không nên dồn vào các
tháng cuối năm do các tháng cuối năm thường có nhu cầu tiêu dùng cao, nếu CPI liên tục
tăng cao sẽ tạo ra lạm phát kỳ vọng rất lớn và số liệu CPI so cùng kỳ sẽ cao, tạo áp lực
điều hành lạm phát cho năm sau.
Thứ tư, giá cả nguyên liệu trên thế giới sẽ tiếp tục tăng trong tương lai. Do đó, Chính
phủ cần nỗ lực thực hiện các biện pháp ngoại giao để đảm bảo nguồn nguyên liệu thô
thông qua tăng cường hợp tác với Chính phủ các nước giàu tài nguyên, hỗ trợ các doanh
nghiệp ký hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu dài hạn, đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào,
10
ổn định giá thành sản xuất để kiểm soát lạm phát.
Thứ năm, chú trọng phát triển kinh tế số – xã hội số; cải thiện mạnh mẽ, thực chất
môi trường đầu tư – kinh doanh; nâng cao hiệu quả cơ cấu lại nền kinh tế, qua đó góp
phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế, từ
đó giảm áp lực lạm phát trong trung – dài hạn.

11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-Đặng Ngọc Tú, Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia-“Lạm phát 2019 và những dự
báo”-26/01/2020- Tạp chí Tài chính online- được download tại địa chỉ
https://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/lam-phat-nam-2019-va-nhung-du-bao-
318175.html
-Hà Nguyễn- “Lạm phát năm 2,79%, thấp nhất trong 3 năm”-26/01/2022- Đầu tư
online- được download tại địa chỉ https://baodautu.vn/lam-phat-nam-2019-la-279-thap-
nhat-trong-3-nam-d113705.html#:~:text=L%E1%BA%A1m%20ph%C3%A1t%20n
%C4%83m%202019%20l%C3%A0,th%E1%BA%A5p%20nh%E1%BA%A5t%20trong
%203%20n%C4%83m&text=M%E1%BA%B7c%20d%C3%B9%20ch%E1%BB
%89%20s%E1%BB%91%20gi%C3%A1,trong%20v%C3%B2ng%203%20n%C4%83m
%20qua.
HA.NV-“CPI 6 tháng đầu năm 2021 tăng 1,47%”-29/06/2021- Báo điện tử Đảng
Cộng Sản Việt nam- được download tại địa chỉ https://dangcongsan.vn/kinh-te/cpi-6-
thang-dau-nam-2021-tang-1-47-584227.html
Th.s Nguyễn Thị Hạnh-“Tác động của lạm phát đến nền kinh tế”-17/10/2015-Khoa
quản trị kinh doanh- được download tại địa chỉ
https://kqtkd.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/88/2533/tac-dong-cua-lam-phat-den-
nen-kinh-te

12
13

You might also like