BÀI NHÓM TNXH - ĐỀ TÀI 4 (1)

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 25

THUYẾT TRÌNH NHÓM

Lớp: Chiều thứ 7


Thành viên nhóm

1.Phạm Thị Ngọc Mai


2.Phạm Thị Hồng Thắm
3. Phạm Thị Ngọc Tuyền
4.Võ Thị Hoàng Lam
5.Trần Thị Hương
6.Nguyễn Ngọc Phương Nam
Nhìn vào hình
cậu có đoán
được chúng tớ
muốn nói điều
gì không?
Thực trạng TNXH của
doanh nghiệp về
trả lương công bằng
NỘI DUNG
1. Một số khái niệm
2. Thực trạng TNXH của DN về trả lương công bằng

3. Giải pháp
1.Một số khái niệm

1.1. Khái niệm

Trách nhiệm xã hội của DN là sự tự nguyện của DN cam kết thực hiện tốt các
vấn đề về lao động, môi trường hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác
trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc gia, thông lệ quốc tế đảm bảo hài hòa
cũng như tăng cường lợi ích các bên đồng thời phát triển kinh tế xã hội của
quốc gia một cách bền vững.

Theo quy định tại Điều 90 Bộ luật Lao động 2019, Tiền lương là số tiền mà người
sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc,
bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản
bổ sung khác.
Theo Công ước 100 của ILO về “Trả công bình đẳng giữa lao động nam và
lao động nữ cho một công việc có giá trị ngang nhau” là nói về các mức trả
công được ấn định không phân biệt đối xử về giới tính.

Theo Công ước Số 111 năm 1958 của ILO quy định: Mọi sự phân biệt, loại trừ
hoặc ưu đãi khác nhằm triệt bỏ hoặc làm phương hại sự bình đẳng về cơ
hội hoặc đối xử mà nhà nước thành viên hữu quan sẽ có thể chỉ rõ sau khi
tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện của NSDLĐ và NLĐ, nếu có hoặc các
tổ chức thích hợp khác.
1.2. Nội dung TNXH của DN về trả lương cho lao động

Bộ qui tắc ứng xử CoC có qui định về vấn đề tiền lương như sau:
- Mức lương không thấp hơn lương tối thiểu chung của ngành;
- Đảm bảo tính công khai, minh bạch, dễ hiểu;
- Không phân biệt đối xử khi trả lương;
- Đảm bảo trách nhiệm đối với NLĐ trên cơ sở quy định luật lao động, luật BHXH
Quan điểm về TNXH của doanh nghiệp trong lĩnh vực tiền lương:
Sự tự cam kết của doanh nghiệp thông qua việc xây dựng và thực hiện hệ
thống các quy định về quản lý tiền lương, công khai, minh bạch trên cơ sở tuân
thủ pháp luật hiện hành.
Thực hiện các ứng xử trong quan hệ lao động nhầm kết hợp hài hòa lợi ích
của doanh nghiệp, người lao động.
Thực hiện các trách nhiệm với khách hàng, người tiêu dùng cộng đồng, xã hội
thông qua các hoạt động như đóng thuế đầy đủ (kể cả thu thuế thu nhập), giảm
chi phí tiền lương trên 1 đơn vị sản phẩm.
2.Thực trạng TNXH của
DN về trả lương
công bằng
2.1. Thực trạng trên thế giới

Trên toàn cầu, việc đảm bảo trả lương công bằng là một trong
những mục tiêu quan trọng của TNXH.
Hiện nay, nhiều quốc gia đã áp dụng Công ước 100 của Tổ chức
Lao động Quốc tế (ILO) về trả lương công bằng và Công ước 111 về
phân biêt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp .Tạo ra một khung
pháp lý quốc tế nhằm đảm bảo rằng mọi người lao động đều nhận
được mức lương công bằng và công việc của họ được đánh giá theo
tiêu chí công bằng.
2.2. Thực trạng tại DN Việt Nam

- Việc thực hiện TNXH tại các DN đặc biệt được quan tâm, chú trọng.
- Họ thực hiện tốt các TNXH để thúc đẩy sự phát triển của DN và hội nhập với
toàn cầu đảm bảo đời sống chất lượng cho NLĐ về mặt tiền lương, các chính sách
an sinh xã hội,...
- NLĐ được trả lương công bằng, hưởng nhiều chế độ đãi ngộ hấp dẫn, góp phần
cải thiện mối quan hệ giữa NSDLD và NLĐ.
- Có sự chênh lệch mức lương giữa lao động nam và lao động nữ. Cụ thể, theo
Tổng cục thống kê cho thấy, thu nhập giữa lao động nam và nữ chênh lệch rất lớn.
Theo đó ở các ngành nghề và lĩnh vực, thu nhập của nữ chỉ bằng 74,5% so với nam.
Biểu đồ: Mức thu nhập bình quân tháng của lao động nam
và lao động nữ giai đoạn 2020-2022
(Theo Tổng cục thống kê 2020-2022)
- Năm 2021, ảnh hưởng của Covid 19 gây tổn hại đến nền kinh tế thị trường
-> tác động lớn đến cuộc sống của người lao động, đặc biệt là công nhân, người
lao động trong các doanh nghiệp.
- Năng lực thỏa thuận của người lao động, vai trò của công đoàn cơ sở còn
hạn chế, sức ép việc làm lớn, công tác kiểm tra, giám sát chưa được thường
xuyên, kịp thời, việc cung cấp thông tin thị trường về tiền lương còn thiếu, cho
nên vẫn còn nhiều doanh nghiệp ép mức tiền công của người lao động thông
qua việc thỏa thuận ký hợp đồng lao động với mức tiền lương thấp, chia nhỏ
mức lương thành các khoản phụ cấp, trợ cấp.
=> Thực tiễn này đã trực tiếp ảnh hưởng đến quyền được hưởng mức lương
công bằng, hợp lý và được trả lương bằng nhau cho những công việc như nhau.
- Nhà nước đang dần khắc phục sự bất bình đẳng trong trả lương
thông qua Hiến pháp Việt Nam đảm bảo quyền được trả lương bình
đẳng, không phân biệt giới tính giữa lao động nam và nữ làm công
việc như nhau; không phân biệt đối xử trong nghề nghiệp và việc làm.
( Công ước 100 và 111 của ILLO)
- Ngoài ra, hiện nay một số DN đã áp dụng hình thức trả lương 3P:
+ Position: vị trí công việc.
+ Person : năng lực của nhân viên.
+ Performance: kết quả nhân viên đạt được.
=> để đảm bảo công bằng trong trả lương, thu hút và giữ chân NLĐ
2.2.1. Nguyên nhân

01 Chính sách tiền lương của 02 DN chưa hiểu rõ tầm


quan trọng của việc
DN còn nhiều bất cập thực hiện TNXH, đặc biệt
là vấn đề về trả lương
cho lao động

03 DN không quan tâm đến


04
quyền và lợi ích được Định kiến về giới trong lao động
hưởng lương bình đẳng
hợp pháp của NLĐ
2.2.2. Đánh giá thực trạng

Ưu điểm:
Góp phần nâng cao chất lượng, giá trị thương hiệu và uy tín
của doanh nghiệp.
Góp phần thu hút nguồn lao động giỏi
Bên cạnh đó, việc trả lương công bằng, tương xứng với công
sức NLĐ bỏ ra sẽ thúc đẩy họ làm việc tốt hơn tạo điều kiện
cho doanh nghiệp tiếp cận với thị trường thế giới, mở rộng thị
trường cho sản phẩm của mình.
Hạn chế:
Tồn tại việc quan niệm phân biệt đối xử trong trả lương ở lao động nam và
lao động nữ
Nhiều DN đang hoạt động hiệu quả, có lợi nhuận, trả lương thưởng cho NLĐ
bình thường nhưng vẫn tìm cách đối phó, trốn tránh, ép tiền công của NLĐ
hoặc ký kết HĐLĐ với mức lương thấp, chia nhỏ thành các khoản trợ cấp
Công đoàn chưa có sự đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động; chưa
thật sự chú trọng và nâng cao chất lượng thương lượng, thỏa thuận về tiền
lương trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể.
3. Giải pháp
Đối với nhà nước:
+ Tổ chức hoạt động hỗ trợ DN về TNXH trong lĩnh vực tiền lương;
+ Tiếp tục nâng cao thanh tra, kiểm tra và xử lý DN vi phạm các vấn đề về
TNXH, trả lương;
+ Tổ chức kênh thông tin, tư vấn DN về TNXH trong lĩnh vực tiền lương,...
Về phía DN:
+ Ngoài việc trả lương xứng đáng với thực lực của nhân viên, các nhà
tuyển dụng cần loại bỏ định kiến về giới tính gắn liền với chức danh
công việc cũng như có lộ trình phát triển và thăng tiến công bằng nhất
đến nhân viên.
+ Tổ chức đối thoại giữa chủ DN, ban quản lý và NLĐ về vấn đề tiền lương định
kỳ 3-6 tháng 1 lần
+ Công khai quy chế trả lương, các khoản lương, phúc lợi, tiền thưởng trên cơ sở
quy định Pháp luật
Về phía Công đoàn: Công đoàn phải đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động;
chú trọng và nâng cao chất lượng thương lượng, thỏa thuận về tiền lương trong
hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể.
KẾT LUẬN
Việc thực hiện tốt TNXH về trả lương công bằng cho NLĐ giúp
nâng cao giá trị thương hiệu cho DN
Xây dựng mối quan hệ bền vũng giữa NSDLD và NLĐ, cải thiện đời
sống của NLĐ
Thu hút và giữ chân lao động giỏi
Thúc đẩy sự phát triển lâu dài của DN trong nền kinh tế thị
trường.
Tuy vẫn còn một số hạn chế trong vấn đề trả lương công bằng ,song
Nhà nước và DN vẫn đang từng bước cải thiện hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hà Huy Đào (2020), Trách nhiệm xã hội trong lĩnh vực lao động,
NXB Hà Nội, Hà Nội.
2.“Bộ Luật Lao Động 2019”, Thư viện pháp luật, truy cập vào ngày
12/9/2023 tại link: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-
dong-Tien-luong/Bo-Luat-lao-dong-2019-333670.aspx
3. “Thế giới hôm nay”, “Gia tăng bất bình đẳng thu nhập giữa
nam và nữ”, truy cập vào 13/9/2023 tại link: https://vtv.vn/the-
gioi/gia-tang-bat-binh-dang-thu-nhap-giua-nam-va-nu-
20230405235638751.htm
4. Nguyệt Hà (2021), “Báo Dân trí”, “Nhiều doanh nghiệp sai phạm
trong chi trả lương”, truy cập ngày 12/9/2023 tại link:
https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/nhieu-doanh-nghiep-
sai-pham-trong-chi-tra-luong-1334299287.htm
5. PV (20/3/2023), “Bảo hiểm xã hội Việt Nam”, “Doanh nghiệp
'né' đóng BHXH: Người lao động thiệt thòi”, truy cập ngày
11/9/2023 tại link:
https://baohiemxahoi.gov.vn/tintuc/Pages/linh-vuc-bao-hiem-
xa-hoi.aspx?ItemID=20243&CateID=168
6. “Tổng cục Thống kê về tình hình việc làm năm 2020 - 2022”,
truy cập vào ngày 12/9/2023 tại https://www.gso.gov.vn/

You might also like