QUY DINH

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

HƯỚNG DẪN VIẾT TIỂU LUẬN MÔN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH

NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG


CÁC LỚP ĐẠI HỌC – NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

1. Quy trình thực hiện:


- Lựa chọn và đăng ký đề tài (xem phục lục 1).
- Tìm kiếm, phân loại, lựa chọn và sử dụng tài liệu tham khảo (xem phụ lục 2)
- Xây dựng đề cương, tham khảo ý kiến đối với đề cương
- Viết bản thảo, tham khảo ý kiến đối với bản thảo
- Hoàn thiện bài viết (phần nội dung phải đạt từ 10 đến 15 trang)
- Đóng cuốn để nộp (xem phụ lục 3)
- Gửi bản mềm (file) để xây dựng cơ sở dữ liệu
Lưu ý: Tên file đặt theo cấu trúc: SBD_hovaten_lớp (theo danh sách thi)
VD: 01_Nguyen A_D20NL4 (Lưu ý: Viết tiếng việt không dấu)
2. Tiểu luận bao gồm các phần theo thứ tự như sau:
- Tờ bìa (xem phụ lục 4)
- Mở đầu (Cần đề cập được các nội dung sau đây: Đặt vấn đề/Lý do chọn đề tài +
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + Mục tiêu nghiên cứu + Phương pháp
nghiên cứu. Mỗi ý viết thành 1 đoạn văn, không cần đặt đề mục cho các đoạn
này)
- Nội dung (Kết cấu 3 chương: chương 1 trình bày cơ sở lý luận, chương 2 trình
bày thực trạng, chương 3 kiến nghị/giải pháp. Thực hiện mục tiêu/chứng minh
giả thuyết/trả lời câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra từ đầu)
- Kết luận (tập trung vào so sánh các quan điểm khác nhau về cùng một chủ đề
và những bàn về nhận định được rút ra từ kết quả thu được ở nội dung đã viết ở
trên)
- Danh mục tài liệu tham khảo (xem phụ lục 5)
- …

1
3. Lưu ý:
Về hình thức:

- Bài viết đánh máy vi tính, bài viết chính dùng font Times New Roman, cỡ chữ 13, bảng
mã Unicode. Cách đoạn và dãn dòng hợp lý. Tổng số trang bài viết không dưới 10 trang
A4 (không tính bìa, phụ lục, mục lục và danh sách tài liệu tham khảo). (Phụ lục 3.)

- Những bài không đúng thể thức sẽ không được chấp nhận. Điều đó đồng nghĩa với việc
không nộp bài và nhận điểm 0.
Về nội dung:
- Bài viết phải nêu bật được vấn đề nghiên cứu, phân tích. Vấn đề lựa chọn có thể là ở
phạm vi hẹp, nhưng vì tiền lương khu vực công là một hệ thống có cấu trúc gần giống
nhau và mang cả hàm ý vĩ mô nên cần thể hiện cho logic, hợp lý mối quan hệ này.
- Các học viên phải tự viết bài. Tuyệt đối không được dùng “copy” nguyên xi bất cứ đoạn
văn nào, từ bất cứ nguồn nào và “paste” vào bài viết. Những bài phạm vào điều này sẽ lập
tức bị điểm 0. Trường hợp trích dẫn phải nói rõ nguồn. Đã có nhiều tiểu luận giảng viên
cho 2 điểm tượng trưng vì bài làm giống nhau hoặc 0 điểm vì sao chép tài liệu. Chúng ta
tham khảo, nhưng phải có ý kiến riêng của mình.
- Trích dẫn đúng quy định. Nếu không trích dẫn, xem như mắc lỗi đạo văn.

- Về kết cấu, các học viên có thể có sự lựa chọn riêng, nhưng bài viết cần được thể hiện
một cách mạch lạc, dễ hiểu, rõ vấn đề. Hết sức tránh tình trạng chắp vá một cách cơ học,
phi logic.

Về chấm điểm tiểu luận

- Điểm bài viết sẽ bao gồm 3 phần gồm: phần đánh giá về lý luận, kiến thức cơ bản; phần
cho điểm về ý kiến phân tích, bình luận của cá nhân về vấn đề phân tích và phần về trình
bày (“trình bày” có nghĩa là bố cục bài viết, cách hành văn chứ không bao gồm phần trang
trí mang tính mỹ thuật!). Sau đó sẽ kết hợp với điểm vấn đáp (ngắn, mang tính bổ sung)
để tổng hợp thành điểm cuối cùng.

2
Đánh giá kết quả tiểu luận

Điều kiện tiên quyết: Tiểu luận chỉ được chấm điểm khi thỏa mãn đồng thời:

1/ Đúng thể thức và văn phong quy định;

2/ Đảm bảo tính logic giữa tiêu đề và các nội dung;

Tiêu chí Luận cứ (Cơ sở Luận chứng (Bằng Phân tích, bình Tổng
đánh giá lý luận) chứng để kết luận) luận (Quan điểm) điểm

Điểm 2 5 3 10

3
Phụ lục 1
MỘT SỐ GỢI Ý LỰA CHỌN ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG
Sinh viên có thể chọn đề tài thuộc một trong các nhóm chủ đề sau đây:
1- Khái quát chung về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
+ Các quan điểm lý thuyết và thực hành về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
+ Mối liên hệ giữa trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh
+ Nguyên tắc thực hành và giám sát việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
+ Sự tham gia của cộng đồng người tiêu dùng đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp
+ Các nhân tố có thể ảnh hưởng tới việc thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
+ Tinh thần doanh nhân và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
+…
2- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và tiêu chuẩn lao động
+ Các công ước quốc tế cơ bản về lao động và nội dung thực hiện trách nhiệm xã hội
trong lĩnh vực lao động
+ Quan điểm lý thuyết và thực hành về trách nhiệm xã hội trong vấn đề lao động trẻ em.
+ Quan điểm lý thuyết và thực hành về trách nhiệm xã hội trong vấn đề lao động cưỡng
bức
+ Quan điểm lý thuyết và thực hành về trách nhiệm xã hội trong vấn đề an toàn sức khoẻ
+ Quan điểm lý thuyết và thực hành về trách nhiệm xã hội trong vấn đề tự do hội họp
+ Quan điểm lý thuyết và thực hành về trách nhiệm xã hội trong vấn đề tham gia hoạt
động công đoàn
+ Quan điểm lý thuyết và thực hành về trách nhiệm xã hội trong vấn đề phân biệt đối xử
+ Quan điểm lý thuyết và thực hành về trách nhiệm xã hội trong vấn đề kỷ luật lao động
+ Quan điểm lý thuyết và thực hành về trách nhiệm xã hội trong vấn đề thời giờ làm việc
+ Quan điểm lý thuyết và thực hành về trách nhiệm xã hội trong vấn đề tiền lương
+ Quan điểm lý thuyết và thực hành về trách nhiệm xã hội trong vấn đề quấy rối tình dục
+ Quan điểm lý thuyết và thực hành về trách nhiệm xã hội trong vấn đề sử dụng nhiều lao
động nữ
4
+ Quan điểm lý thuyết và thực hành về trách nhiệm xã hội trong Bộ Luật Lao động hiện
hành
+ Những điểm khác biệt và tương đồng giữa công ước quốc tế cơ bản về lao động và Bộ
Luật Lao động: theo khía cạnh…(từng khía cạnh cụ thể như trên)
+ Những điểm khác biệt và tương đồng giữa công ước quốc tế cơ bản về lao động và tiêu
chuẩn trách nhiệm xã hội (SA8000/ISO 26000/ SWAP/…): theo khía cạnh…(từng khía
cạnh cụ thể như trên)
+ Những điểm khác biệt và tương đồng giữa Bộ Luật Lao động và tiêu chuẩn trách nhiệm
xã hội (SA8000/ISO 26000/ SWAP/…): theo khía cạnh…(từng khía cạnh cụ thể như trên)
+…
3- Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
+ Hệ thống quản lý của doanh nghiệp đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong lĩnh
vực lao động
+ Tình hình thực hiện quy trình đánh giá và chứng nhận thực hiện trách nhiệm xã hội
trong lĩnh vực lao động của doanh nghiệp
+ Tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực lao động ở khía
cạnh … (từng khía cạnh cụ thể như trên)
+ Đánh giá/phân tích môi trươnfg thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong
lĩnh vực lao động (ví dụ sử dụng khung phân tích PREST)
+ Biện pháp/Tiêu chí đánh giá mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
trong lĩnh vực lao động (từng khía cạnh cụ thể như trên)

5
Phụ lục 2
HƯỚNG DẪN TÌM KIẾM, PHÂN LOẠI VÀ LỰA CHỌN
TÀI LIỆU THAM KHẢO TỪ INTERNET
1. Phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo
Bước 1: Lựa chọn từ khóa (key word).
Bước 2: Mở trang web: www.google.com.
Bước 3: Gõ vào dòng tìm kiếm từ khóa cần tìm và thêm các lệnh tìm kiếm sau mỗi
từ khóa.
- Tìm kiếm trên 1 website cụ thể: từ khóa site:miền của trang web (VD: tiền
lương khu vực công site:gov.vn để tìm kiếm những tài liệu có từ khóa “tiền
lương khu vực công” trên các trang web của chính phủ). Các miền website có
giá trị nội dung (NÊN SỬ DỤNG): vn, gov, edu, org. Không sử dụng thông tin
trên các diễn đàn, các trang web không rõ nguồn gốc, các trang mạng xã hội.
- Tìm kiếm với 1 định dạng file cụ thể: từ khóa filetype:định dạng file (VD: Tiền
lương khu vực công filetype:pdf để tìm kiếm những file liên quan đến “Tiền
lương khu vực công” có định dạng pdf).
Bước 4: Lựa chọn tài liệu rồi copy hoặc download về máy tính. Lưu ý: Phải lưu cả
địa chỉ trang web (URL) và thông tin tác giả để phục vụ cho việc viết trích dẫn
nguồn tài liệu của bài viết – chỉ lưu văn bản gốc. Nếu không có phần này, bài viết
sẽ bị coi là vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
2. Phương pháp phân loại tài liệu tham khảo
Sau khi tải tài liệu cần thực hiện phân loại để dễ dàng quản lý tài liệu.
Bước 1: Tạo Folder mới để chứa tài liệu cần sử lý. Không đặt tên folder bằng tiếng
việt có dấu.
Bước 2: Đặt tên file theo chuỗi thời gian theo cấu trúc:
[Tên file]_[yyyy][mm][dd]
VD: tieu chuan lao dong quoc te co ban_20160820.docx;
Lựa chọn và sử dụng tài liệu tham khảo
Bước 1: Đọc nhanh tài liệu (Swimming) để hiểu ý tưởng và ý chính.
Bước 2: Đánh dấu những nội dung có liên quan đến chủ đề cần tìm hiểu.
6
Bước 3:Ghi nhận các tài liệu cùng nói về 1 vấn đề được đánh dấu.
Bước 4:Phát biểu lại nội dung theo ý hiểu và trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo uy
tín nhất.
Bước 4: Sau khi hoàn tất bài viết, có thể xóa hết các bản nháp, chỉ giữ lại bản hoàn
thiện cuối cùng (để tiết kiệm bộ nhớ cho máy tính). Từ bản hoàn thiện đó, có thể
tìm lại các tài liệu đã tham khảo trên Internet.

7
Phụ lục 3
HƯỚNG DẪN HÌNH THỨC TIỂU LUẬN, THAM LUẬN
Việc in ấn, đóng bìa như yêu cầu dưới đây nhằm mục đích tiết kiệm cho người học
và tạo nên mẫu thống nhất để dễ dàng trong việc quản lý.
1. Thời gian nộp tiểu luận :

− Nộp sau theo thông báo của nhà trường.

− Nộp tập trung theo lớp, do lớp trưởng phụ trách thu và nộp bài.

− Người nộp kí nhận vào danh sách nộp bài (theo danh sách phòng đào tạo).

− Hoãn nộp: Không chấp nhận hoãn nộp vì đây là bài thi hết môn.

2. Yêu cầu kĩ thuật

− In trắng đen : Việc in trắng đen quan trọng hơn in màu. Lý do: các bản in màu có

thể bị nhòe khi gặp nước hoặc môi trường ẩm ướt (không nhận tiểu luận in màu).

− Không đóng bìa kiếng: Vì bìa kiếng sẽ làm dày và nặng thêm cuốn tiểu luận. Nếu

chỉ 1 cuốn của anh/chị thì không phải vấn đề, nhưng nếu 50 cuốn thì giảng viên
mang về nhà nặng hơn nhiều.

− Không đóng bìa giấy thơm, giấy cứng: Vì giảng viên có thể bị dị ứng với các loại

mùi giấy. Anh/chị chỉ cần đóng bìa giấy cứng theo phụ lục 4.

− Không đóng bìa gáy xoắn:Vì cuốn tiểu luận của anh/chị sẽ nằm lạc lõng trong số

các cuốn tiểu luận khác, việc xếp chồng lên nhau cũng bị khó khăn.

− Đóng kim gáy : Bấm 3 kim bên gáy, dán thêm băng keo.

− Font chữ, canh lền, trình bày trang : Font chữ Times New Roman. Đặt cấu hình lề

trái 3.5 cm, lề phải 1.5 cm, lề trên 2 cm, lề dưới 2 cm, đặt số trang phía dưới và bên

8
phải trang in, khổ A4, cỡ chữ 13, cách đoạn 6pt, dãn dòng 1.25 line; canh dòng kiểu
đều 2 bên (justify)

9
Phụ lục 4
Mẫu bìa tiểu luận
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI (CSII)
Mã lớp: ĐH19NL1 Số báo danh: 01

Họ và tên sinh viên: Nguyễn A MSSV: 195...

Học phần: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực lao động
Giảng viên phụ trách:

TÊN TIỂU LUẬN GHI CHỮ IN HOA


(BẠN GHI ĐÚNG CỠ CHỮ NÀY, KHÔNG TĂNG GIẢM KÍCH THƯỚC)
Tiểu luận (hoặc tham luận): ☒ Cuối kì ☐ Giữa kì

Tiểu luận (hoặc tham luận) này được hoàn thành vào ngày …./…/…….

ĐIỂM Giám khảo 1 (Ký và ghi rõ họ tên)


SỐ

ĐIỂM Giám khảo 2 (Ký và ghi rõ họ tên)


CHỮ

TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG…NĂM 20..


PHỤ LỤC 5
10
Tài liệu tham khảo và cách trích dẫn
1. Cách ghi tài liệu tham khảo
Tài liệu tiếng Việt (sắp theo TÊN, từ A-Y) ; Tài liệu tiếng Anh (sắp theo HỌ từ A-Z)

Sách nguyên tác

Phạm Đỗ Nhật Tiến và Phạm Lan Hương. (2014). Giáo dục Việt Nam hội nhập quốc tế. Hồ Chí Minh:
NXB Đại học Quốc gia TP. HCM.

Sách được biên tập lại (sách gồm các bài viết của nhiều tác giả được chính các tác giả đó hoặc/và
người khác biên tập lại)

Nguyễn Hồng Phan. (2014). Lý luận về định hướng giá trị nghề nghiệp của sinh viên ngành tâm lý học.
Trong Giáo dục và phát triển (Biên tập: Hoàng Mai Khanh, Nguyễn Thành Nhân, Bùi Chí Bình,
Nguyễn Thúy An) (tr. 310-322). Hồ Chí Minh: NXB Đại học Quốc gia TP. HCM.

Tạp chí khoa học chuyên ngành

Lê Quang Sơn. (2010). Đào tạo giáo viên – Kinh nghiệm Cộng hòa liên bang Đức. Tạp chí Khoa học và
Cộng nghệ, 5(40), tr 267-274.

Nhật báo/Tạp chí in

Hồ Thiệu Hùng. (5/02/2013). Nghịch lý “Quốc sách hàng đầu”. Báo Tiền Phong.

Nhật báo/Tạp chí điện tử

Dân Trí. (23/12/2013). Hơn 100.000 sinh viên đại học (ra trường) thất nghiệp trong năm
2013. Khai thác từ http://dantri.com.vn/kinh-doanh/hon-100000-sinh-vien-dai-hoc-
that-nghiep-trong-nam-2013-818928.htm
Website
Phạm Thị Ly. (09/06/2006). Đào tạo giáo viên ở vùng Đông Á. Khai thác từ
http://lypham.net/joomla/index.php?
option=com_content&task=view&id=32&Itemid=2
Các bài viết từ ERIC
Dvorak, J., & Philips, K. D. (2001). Job satisfaction of high school journalism educators.
Paper presented at the annual meeting of the Association of Education in

11
Journalism and Mass Communication, Scholastic Journalism Division,
Washington, D.C. (ERIC Document Reproduction Service No. ED456466).

2. Cách trích dẫn

2.1.Trích trực tiếp các cụm từ có 5 từ trở lên hoặc cả đoạn văn (cần để trong ngoặc kép các
cụm hoặc đoạn văn đó và phải ghi số trang phía sau):

Trích dẫn những đoạn ngắn (short quotations): nếu trích dẫn ít hơn 40 từ thì phải đặt
chúng trong dấu ngoặc kép “ ” và ghi rõ số trang:

Theo Nguyễn Hồng Phan (2014) giá trị nghề nghiệp là “những cái có ý nghĩa đối với hoạt
động nghề nghiệp cũng như cuộc sống của chủ thể, cuốn hút họ vươn tới và thôi thúc hành động
vì nó” (tr.314).

Trích dẫn những đoạn dài (long quotations): nếu trích dẫn từ 40 từ trở lên thì cả đoạn
được định dạng 5 spaces từ lề trái và được trình bày như sau:

Theo Phan Thanh Long, Trần Quang Cấn và Nguyễn Văn Diện (2010):

Quá trình giáo dục là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức của nhà giáo dục đến đối tượng
giáo dục nhằm thỏa mãn nhu cầu phát triển nhân cách riêng của mỗi học sinh và đáp ứng yếu cầu
đào tạo nguồn lực của xã hội. (tr.7)

2.2.Trích dẫn ý trong bài viết

Đối với trích dẫn có một tác giả:

Theo Schultz (1962), xem nhẹ vốn con người là một sai lầm nghiêm trọng trong kinh tế
học giáo dục./Xem nhẹ vốn con người là một sai lầm nghiêm trọng trong kinh tế học giáo dục
(Schultz, 1962)./Schultz (1962) nhận thấy rằng xem nhẹ vốn con người là một sai lầm nghiêm
trọng trong kinh tế học giáo dục.

Lưu ý:

+ Khi tác giả chỉ đề cặp dựa vào ý kiến của người khác chứ không ý kiến hay nhận xét
của chính tác giả thì phải dùng từ xem):

Trình độ học vấn và thu nhập có mối tương quan rất mạnh (xem Shultz, 1962).

+ Nếu tác giả có nhiều công trình trong cùng năm thì phải để a, b, c, v.v. sau năm xuất
bản:
12
Theo Dương Minh Quang (2013a, 2013b) cho rằng ảnh hưởng của việc học tập ở nhà
trường đến hiệu quả giải quyết vấn đề của sinh viên đại học Việt Nam đạt từ mức trung bình đến
cao.

Đối với trích dẫn từ hai và ba tác giả:

+ Vấn đề định hướng giá trị lối sống đã được nhiều tác giả phân tích (Nguyễn Hồng Phan,
2006; Bùi Văn Hiệp, 2014).

+ Theo Nguyễn Hồng Phan (2006) và Bùi Văn Hiệp (2014), vấn đề định hướng giá trị lối
sống đã được nhiều tác giả phân tích

+ Nguyễn Hồng Phan (2006) và Bùi Văn Hiệp (2014) nhận thấy rằng vấn đề định hướng
giá trị lối sống đã được nhiều tác giả phân tích

Đối với một bài viết từ 3 tác giả trở lên:

+ Đối với một bài viết có dưới 3 tác giả thì tên của các tác giả phải luôn được lặp lại trong
các lần trích dẫn dù trong cùng đoạn văn.

Theo Ciccone và De la Fuente (2002), một trong những nét khu biệt của các lý
thuyết tăng trưởng mới gần đây là sự mở rộng khái niệm vốn. Trong khi những mô hình
truyền thống của tân cổ điển chú trọng duy nhất đến sự tích lũy của vốn vật chất, các lý
thuyết phát triển mới làm rõ tầm quan trọng ngày càng cao của việc tích lũy vốn con
người và tri thức sản xuất cũng như sự tương tác giữa hai nhân tố này. Như được trình
bày ở các phần trên, các mô hình lý thuyết về vốn con người và tăng trưởng được xây
dựng trên giả thuyết là vốn con người trực tiếp làm tăng năng suất lao động cũng như khả
năng phát triển và tiếp thu các công nghệ mới của nền kinh tế. Chính vì thế, nhiều công
trình nghiên cứu về nhân tố quyết định tăng trưởng, theo Ciccone và De la Fuente (2002),
dùng hàm sản xuất tổng Cobb-Douglas dưới dạng:

(1) Yit = Ait Kitαk Hitαh Litαl

+ Đối với một bài viết có từ 3 tác giả trở lên (tính trong một đoạn văn) thì trình bày như
sau:

Tổng sự hài hòa trong xã hội trong nghiên cứu của Green, Preston, và Sabates
(2003) gồm các yếu tố như niềm tin vào thể chế xã hội (như tính dân chủ), hợp tác dân sự

13
(như thái độ đối với gian lận thuế và giao thông công cộng), và tội phạm bạo lực. Ở cấp
độ cá nhân, lý thuyết về vốn xã hội cho rằng sự hài hòa xã hội gồm các yếu tố như mức
độ liên hợp (mức độ hình thành các tổ chức, hiệp hội, v.v.), hợp tác dân sự, tham gia
chính trị, niềm tin, và sự khoan dung. Tuy nhiên, các yếu tố này khi được xét ở cấp độ
quốc gia thì không thống nhất nhau. Ví dụ Hoa Kỳ có mức độ liên hợp cao nhưng niềm
tin lại thấp trong khi các quốc gia trên bán đảo Scandinavia như Đan Mạch thì ngược lại
(Inglehart, được trích trong Green, Preston, và Sabates, 2003).

2.3. Trích dẫn tài liệu thứ cấp: người khác đã trích của tác giả A và mình đọc bài của
người khác nhưng muốn trích ý của tác giả A đó thì được trích như sau:

Theo Phan Văn Kha Và Nguyễn Lộc (được trích dẫn bởi Bùi Chí Bình, 2014), thì nền
tảng của kinh tế học giáo dục là giáo dục học và kinh tế học.

Lưu ý: số năm trong trích dẫn là số năm của tác giả trích dẫn (Bùi Chí Bình), chứ không phải của
tác giả được trích dẫn. Tất nhiên, có nhiều cách diễn đạt ngoài cụm từ “Theo…” hoặc “Dẫn
theo….”

14

You might also like