Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

2.

1 Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực của Việt Nam đang ngày càng tăng cùng với sự gia tăng của dân số.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (TCTK), tính đến năm 2020, quy mô dân số cả nước
ước đạt 97,58 triệu người, trong đó lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên khoảng 54,6
triệu người, chiếm gần 65% so với quy mô dân số cả nước. Trung bình mỗi năm có
khoảng 500 nghìn người gia nhập lực lượng lao động. Riêng trong năm 2020, do ảnh
hưởng của dịch Covid-19, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước giảm 1,2 triệu người
so với năm 2019, chủ yếu là do sự sụt giảm ở khu vực nông thôn (giảm hơn 1,1 triệu
người). Trong số lực lượng lao động năm 2020, có 53,4 triệu người đang làm việc, trên 1
triệu người thất nghiệp; khoảng 17,3 triệu người (số liệu năm 2018 và 2019) không hoạt
động kinh tế.

Năng suất lao động 2020 của Việt Nam có xu hướng tăng rõ rệt, gấp 0.6 lần với năm
2011. Xét một cách tổng quan, chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đã có sự cải thiện rõ
rệt. Tất cả những yếu tố này đã góp phần nâng cao NSLĐ của Việt Nam trong thời gian
qua. Năm 2020, NSLĐ toàn nền kinh tế theo giá hiện hành ước đạt 117,9 triệu đồng/lao
động (tương đương 5.081 USD/lao động); tính theo giá so sánh, tăng 5,4% so với năm
2019. Bình quân giai đoạn 2016 - 2020, NSLĐ tăng 5,78%/năm, cao hơn so với mức tăng
bình quân 4,35%/năm của giai đoạn 2011 - 2015. Tính chung giai đoạn 2011 - 2020,
NSLĐ tăng bình quân 5,07%/năm.

Bảng 2.1 Tốc độ tăng năng suất lao động Việt Nam, 2011-2020

(đơn vị: triệu ng)

Khi so sánh với các quốc gia trong khu vực, NSLĐ của Việt Nam vẫn ở mức tương
đối thấp và chênh lệch tuyệt đối tiếp tục xu hướng gia tăng. NSLĐ của Việt Nam chỉ cao
hơn Campuchia; gần tương đồng với Myanmar và Lào; thấp hơn Ấn Độ, Philippines,
Indonesia, Trung Quốc, Thái Lan và thấp hơn rất nhiều so với Malaysia cũng như
Singapore. Điều này đặt ra những thách thức rất lớn cho Việt Nam trong việc cải thiện
chất lượng nguồn nhân lực, qua đó nâng cao NSLĐ để có thể bắt kịp với mức NSLĐ của
các quốc gia trong khu vực

Bảng 2.3 NSLĐ của Việt Nam so với một số quốc gia trong khu vực
Đơn vị: % USD

Nguồn: WB, ILO

Khi so sánh với các quốc gia trong khu vực, NSLĐ của Việt Nam vẫn ở mức tương đối thấp10
và chênh lệch tuyệt đối tiếp tục xu hướng gia tăng11. NSLĐ của Việt Nam chỉ cao hơn
Campuchia; gần tương đồng với Myanmar và Lào; thấp hơn Ấn Độ, Philippines, Indonesia,
Trung Quốc, Thái Lan và thấp hơn rất nhiều so với Malaysia cũng như Singapore. Điều này đặt
ra những thách thức rất lớn cho Việt Nam trong việc cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, qua đó
nâng cao NSLĐ để có thể bắt kịp với mức NSLĐ của các quốc gia trong khu vực.

2.2 Sự cần thiết quan trọng để nâng cao chất lượng NLL

Nguồn nhân lực luôn được xem là một yếu tố tạo nên sự thành công của mọi tổ
chức, quốc gia. Đây là nguồn lực quan trọng nhất, quyết định năng suất, chất lượng, hiệu
quả sử dụng các nguồn lực khác trong hệ thống các nguồn lực. Trong bối cảnh cạnh tranh
kinh tế toàn cầu, tất cả các nước đều coi nguồn nhân lực là công cụ quan trọng nhất để
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Việt Nam đang có lợi thế với lực lượng lao động
dồi dào và cơ cấu lao động trẻ. Tuy nhiên, nhân lực còn yếu về chất lượng: thiếu hụt lao
động có tay nghề cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập;
khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của thị trường lao động ngày càng
lớn, lao động thiếu năng động và sáng tạo, tác phong chuyên nghiệp… Trong giai đoạn
tới, phát triển nguồn nhân lực được xác định là một trong những khâu đột phá chiến lược
của Việt Nam trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, bài viết sẽ tập trung
đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam trong thời gian qua, từ đó
đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong giai
đoạn 2021 – 2030.

Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực với tư cách
vừa là một khách thể vật chất đặc biệt, vừa là chủ thể của mọi hoạt động kinh tế và các
quan hệ xã hội. Chất lượng nguồn nhân lực là tổng thể những nét đặc trưng, phản ánh bản
chất, tính đặc thù liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất và phát triển con người. Chất
lượng nguồn nhân lực cao có tác động làm tăng năng suất lao động (NSLĐ). Trong thời
đại tiến bộ kỹ thuật, một quốc gia cần và có thể đưa chất lượng nguồn nhân lực vượt
trước trình độ phát triển của cơ sở vật chất trong nước để sẵn sàng đón nhân tiến bộ kỹ
thuật công nghệ, hòa nhập với nhịp độ phát triển nhân loại. Chất lượng nguồn nhân lực
được đánh giá thông qua các tiêu chí về trạng thái thể lực, trí lực, đạo đức và phẩm chất.

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực

2.3.1 Trí lực - thể hiện ở giáo dục - đào tạo


Trong lịch sử phát triển của nhân loại, giáo dục luôn đóng vai trò rất quan trọng
nhằm đáp ứng nhu cầu của người lao động. Những lao động có trình độ chuyên môn lành
nghề cao sẽ có nhiều cơ hội tìm được việc làm có thu nhập cao hơn những lao động
không có trình độ chuyên môn lành nghề. Do đó, đầu tư cho giáo dục luôn được Đảng ta
coi là “quốc sách hàng đầu”, đây là sự đầu tư cho tái sản xuất con người một cách an toàn
và mang lại không chỉ hiệu quả kinh tế mà còn cả hiệu ứng lan tỏa, hiệu quả xã hội cao
nhất.
Thông qua giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sẽ thúc đẩy nâng cao
NSLĐ, hiệu quả công việc, giảm bớt sự giám sát, duy trì và nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực. Để tăng cường kiến thức, kỹ năng và năng lực thực hiện công việc, nguồn nhân
lực phải được giáo dục, đào tạo và nâng cao trình độ lành nghề. Kết quả của giáo dục -
đào tạo được thể hiện ở trình độ học vấn cũng như trình độ chuyên môn kỹ thuật của
nguồn nhân lực. Do đó, tại phần thực trạng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng nguồn nhân lực của Việt Nam, trên khía cạnh giáo dục và đào tạo, bài viết sẽ thực
hiện phân tích các số liệu thống kê liên quan đến trình độ học vấn và trình độ chuyên
môn kỹ thuật của nguồn nhân lực.
2.3.2 Thể lực - thể hiện ở sức khỏe và y tế
Đầu tư vào sức khỏe cũng giống như đầu tư vào giáo dục, sẽ giúp cải thiện lực lượng lao
động. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sức khỏe là trạng thái hoàn toàn thoải mái về
thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế. Sức
khỏe tốt là một nhân tố hết sức quan trọng của chất lượng lao động, làm tăng khả năng
làm việc vừa ở khía cạnh thể chất lẫn tinh thần, qua đó góp phần tăng NSLĐ.
2.3.3 Dân số
Dân số là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng lao động của mỗi quốc gia. Số
lượng và chất lượng nguồn nhân lực chịu ảnh hưởng của quy mô, cơ cấu và chất lượng
dân số. Quốc gia nào có quy mô dân số lớn thì có quy mô nguồn nhân lực lớn và ngược
lại. Mặt khác, cơ cấu tuổi của dân số có ảnh hưởng quyết định đến quy mô và cơ cấu
nguồn lao động. Mặc dù dân số là cơ sở hình thành các nguồn lao động, nhưng mối quan
hệ giữa dân số và các nguồn lao động không phụ thuộc trực tiếp lẫn nhau trong cùng một
thời gian, mà việc tăng hoặc giảm gia tăng dân số của thời kỳ này sẽ làm tăng hoặc giảm
nguồn lao động của thời kỳ sau đó.
Mặt khác, quy mô nguồn nhân lực cũng có tác động ngược trở lại đối với quy mô dân
số. Một quốc gia có quy mô nguồn nhân lực lớn cũng có nghĩa là quy mô của những
người có khả năng sinh sản lớn, do đó kéo theo quy mô dân số có thể tăng nhanh hay làm
gia tăng dân số.
Bàng. Tháp dân số Việt Nam, năm 2019 và dự báo năm 2049

Nguồn: TCTK và Quỹ dân số Liên hợp quốc


Bên cạnh cơ cấu dân số thay đổi thì tuổi thọ trung bình tăng cũng là nhân tố tác động
đến xu hướng già hóa của Việt Nam. Từ năm 1989 đến nay, tuổi thọ trung bình của Việt
Nam liên tục tăng, từ 65,2 tuổi (năm 1989) lên 73,6 tuổi (năm 2019). Kết quả này phần
nào cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và sự phát triển kinh tế - xã hội đã
góp phần làm tăng tuổi thọ trung bình của người dân. Đây là điểm tích cực trong việc
nâng cao chất lượng dân số, song cũng đặt ra nhiều thách thức trong việc hoạch định
chính sách dân số thích ứng với già hóa dân số và vấn đề đảm bảo an sinh xã hội đối với
người cao tuổi tại Việt Nam.
Do dân số và chăm sóc y tế - sức khỏe có mối quan hệ mật thiết với nhau (điều kiện
chăm sóc y tế có tốt thì sức khỏe của người dân mới tăng cường, qua đó các chỉ số liên
quan đến dân số như tốc độ tăng dân số - phản ánh gián tiếp tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử; tuổi thọ
trung bình của người dân… sẽ được cải thiện hơn). Vì vậy, ở phần phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam, bài viết sẽ phân tích gộp hai
nhân tố dân số và y tế - sức khỏe.

2.3.4 Trình độ khoa học và công nghệ


Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ có ảnh hưởng lớn đến phát triển nguồn nhân
lực. Sự phát triển không ngừng và những tiến bộ khoa học kĩ thuật đã cho ra đời những
công nghệ hiện đại mà nó đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao mới đáp ứng được.
Do vậy, phương thức giáo dục - đào tạo cần được cải tiến để tạo điều kiện cho người lao
động có thể nâng cao trình độ trước những thay đổi nhanh chóng của khoa học và công
nghệ. Khoa học và công nghệ có tác động trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, làm thay đổi quá trình tổ chức, trình độ chuyên môn và là động lực thúc
đẩy người lao động không ngừng học hỏi, tự đào tạo, tự trao dồi kiến thức. Vì vậy, cần
đào tạo, bồi dưỡng thu hút các nhân tài nhằm tạo ra một đội ngũ các chuyên gia, các nhà
khoa có năng lực giỏi phục vụ sự nghiệp cách mạng công nghiệp của đất nước.
2.4 Mối quan hệ giữa Nguồn lao động và Kinh tế Xã hội

Ở Việt Nam, trong sự nghiệp đổi mới và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, quan niệm coi con người là “mục tiêu và động lực” của sự phát triển kinh tế - xã
hội trở thành quan niệm phổ biến. Phát triển nguồn nhân lực được coi là một bộ phận
quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhận thức
sâu sắc vị trí, vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã
hội, Đảng ta đã khẳng định mục tiêu “phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm
công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế
với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần; giữa đáp ứng các nhu cầu
trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội”. Đại
hội lần thứ IX của Đảng tiếp tục khẳng định rằng, chúng ta cần phải nâng cao năng lực và
tạo cơ hội cho mọi người đều có thể phát huy tài năng, tham gia vào quá trình phát triển
và thụ hưởng thành quả phát triển, đồng thời nâng cao trách nhiệm của mỗi người góp
sức thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

2.4.1 Phát triển nguồn nhân lực là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế của một quốc gia có mối tương quan chặt chẽ với vốn vật chất
và vốn con người. Theo kết quả phân tích hồi quy hàm số sản xuất của các nền kinh tế
Đông Nam Á, thì 60% tốc độ tăng trưởng thực của nền kinh tế là do đóng góp của tích
lũy vốn vật chất và vốn con người. Hơn nữa, trong 60% đó, vốn vật chất đóng góp từ
35% – 49%, còn lại 51% – 65% là phần đóng góp của vốn con người (thông qua chỉ số về
trình độ giáo dục)

Hơn nữa, khi nghiên cứu về mối quan hệ tương hỗ giữa đầu tư phát triển nguồn
nhân lực và đầu tư vốn vật chất, các lý thuyết tăng trưởng kinh tế đều thống nhất rằng,
chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao sẽ tăng cường khả năng sinh lợi của máy móc
thiết bị; đến lượt nó, hàm lượng vốn vật chất tăng sẽ làm tăng hiệu quả đầu tư vào giáo
dục – đào tạo.

Lịch sử phát triển kinh tế thế giới cũng đã chứng minh rằng, để đạt được sự tăng
trưởng kinh tế cao và ổn định, nhất thiết phải nâng cao chất lượng đội ngũ lao động kỹ
thuật, nghĩa là phải đầu tư vào giáo dục – đào tạo; chất lượng nguồn nhân lực được nâng
cao chính là tiền đề thành công của các nước công nghiệp mới ở Châu Á. Kinh nghiệm
cho thấy, chưa có một quốc gia phát triển nào đạt tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao trước khi
hoàn thành phổ cập giáo dục phổ thông.

Như vậy, có thể khẳng định rằng mối quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực và
tăng trưởng kinh tế là mối quan hệ biện chứng nhân quả. Phát triển nguồn nhân lực sẽ
đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế; đến lượt mình, tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện thúc đẩy
phát triển nguồn nhân lực.

2.4.2 Phát triển nguồn nhân lực là nhân tố thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa.
Nguồn nhân lực được xem là nhân tố quyết định của quá trình sản xuất và phát
triển kinh tế – xã hội. Chất lượng nguồn nhân lực càng cao càng thúc đẩy nhanh quá
trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa cả về quy mô và cường độ. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động càng tiến bộ
càng đòi hỏi khả năng thích ứng cao hơn của nguồn nhân lực cả về trình độ học vấn, trí
tuệ, năng lực sáng tạo, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, thể lực cũng
như phẩm chất tâm sinh lý, ý thức, lối sống, đạo đức… Đó là mối quan hệ biện chứng
nhân quả giữa chất lượng nguồn nhân lực (kết quả của phát triển nguồn nhân lực) với sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi
phải tạo ra sự tăng trưởng nhanh trên cả ba khu vực: nông nghiệp, công nghiệp và dịch
vụ. Trong đó, tăng nhanh tỉ trọng khu vực công nghiệp, dịch vụ và giảm tỉ trọng nông
nghiệp trong cơ cấu GDP. Muốn vậy, phải phát triển nguồn nhân lực, mà trước hết là
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt ở nông thôn, bởi vì, nếu không có lao động
chuyên môn kỹ thuật, lao động đã qua đào tạo thì không thể đưa khoa học – công nghệ
mới vào sản xuất, không thể nâng cao năng suất lao động xã hội; và tất nhiên, vì yêu cầu
đảm bảo an ninh lương thực, mà không rút được lực lượng lao động nông thôn ra khỏi
khu vực nông nghiệp để bổ sung cho khu vực công nghiệp và dịch vụ. Sự mất cân đối
giữa cung và cầu về chất lượng lao động ở nông thôn đang là trở ngại trực tiếp cho quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp và cơ cấu lao động trong
khu vực.

Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá
trình tăng nhanh cả về số lượng, chất lượng và tỉ lệ lao động làm việc trong khu vực công
nghiệp và dịch vụ, giảm cả về số lượng và tỉ lệ lao động làm việc trong khu vực nông
nghiệp, bằng cách rút nhanh lao động thuần túy nông nghiệp chuyển sang các ngành nghề
phi nông nghiệp, lao động sản xuất nông nghiệp độc canh chuyển sang lao động nông
nghiệp sản xuất hàng hóa. Muốn vậy, cần phải tạo ra một lực lượng lao động đông đảo đã
qua đào tạo, để một mặt đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hiện
đại, nhưng mặt khác là đáp ứng được yêu cầu của sản xuất công nghiệp.

Do vậy, phát triển nguồn nhân lực, tức gia tăng về số lượng, đổi mới và nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực một cách toàn diện, là điều kiện và tiền đề thúc đẩy quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2.4.3 Phát triển nguồn nhân lực là nhân tố nâng cao năng suất lao động và tăng thu
nhập cho người lao động

Giáo dục mang lại cho mỗi cá nhân ở một trình độ nhất định việc làm và thu nhập
(lợi ích cá nhân). Người có học vấn cao có cơ hội tìm được việc làm tốt hơn và ít có nguy
cơ thất nghiệp. Kết quả nghiên cứu của Ngân hàng thế giới về mối liên hệ giữa phát triển
giáo dục – đào tạo với mức tăng thu nhập bình quân đầu người và mức tăng trưởng kinh
tế ở 113 quốc gia cho thấy, giáo dục phổ thông có vai trò rất quan trọng đối với mức tăng
thu nhập và tăng trưởng kinh tế.

Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho rằng, trình độ giáo dục cao hơn của người nông
dân, bên cạnh làm tăng năng suất lao động của chính họ, thì còn có ảnh hưởng tích cực
tới các nông dân khác xung quanh nhờ hiệu ứng lan truyền của vốn nhân lực.

Những nghiên cứu khác của Ngân hàng thế giới về mức tích lũy vốn nhân lực
nhằm tạo ra tăng trưởng cũng đã khẳng định tầm quan trọng của giáo dục – đào tạo đối
với tăng trưởng kinh tế thông qua nâng cao năng suất lao động. Trên cơ sở đó, có thể nói
rằng phát triển nguồn nhân lực mà trung tâm là phát triển giáo dục – đào tạo là nhân tố cơ
bản làm gia tăng năng suất, thu nhập của người lao động và thu nhập cao lại tạo ra các
điều kiện cần thiết để phát triển nguồn nhân lực.

2.4.4. Phát triển nguồn nhân lực tạo cơ hội công bằng

Do năng suất lao động thấp, diện tích đất canh tác ngày càng giảm, điều kiện cơ sở
hạ tầng thấp, đời sống dân cư còn thấp xa so với thành thị, tình trạng thất nghiệp, thiếu
việc làm vẫn tiềm tàng các vùng chậm phát triển, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân
tộc ít người dẫn đến tình trạng đói nghèo còn khá phổ biến. Do vậy, phát triển nguồn
nhân lực thông qua phát triển giáo dục, chăm sóc y tế và dinh dưỡng đã làm chất lượng
nguồn nhân lực được nâng lên, có sức khỏe tốt, tuổi thọ tăng, có tay nghề cao, tiếp cận
với việc làm, việc làm mức lương cao, tăng năng suất lao động tạo thu nhập giảm đói
nghèo, nâng cao địa vị người lao động trong gia đình và xã hội là giải pháp kinh tế-xã hội
đem lại sự thay đổi cho số đông dân cư để thu hút họ vào sản xuất nông nghiệp hàng hoá,
công nghiệp và dịch vụ nhằm xoá đói giảm nghèo. Thông qua đây, nhằm cải thiện tốt
được cả về chất lượng nguồn lao động lẫn đảm bảo phát triển nền kinh tế được ổn định.

2.4.5 Phát triển nguồn nhân lực góp phần tạo nên sự bền vững xã hội

Liên hệ với lợi ích cá nhân, vì tìm được việc làm ổn định, có thu nhập hợp lý nên
người ta sẽ cảm thấy thoả mãn với chính bản thân mình. Người có tri thức thường cởi mở
hơn, quan tâm đến sức khoẻ và vì vậy sống khoẻ hơn và hạnh phúc hơn. Kết quả nghiên
cứu cho thấy ở những nước có nền giáo dục tốt, sự tin tưởng lẫn nhau và sự tham gia vào
các hoạt động chính trị gia tăng. Người có tri thức thích tham gia vào các hoạt động xã
hội và ít phạm pháp hơn. Những điều này góp phần làm giảm sự chi tiêu lợi tức xã hội
như lương trợ cấp thất nghiệp, chi phí điều trị bệnh, chi phí cho việc đảm bảo an ninh trật
tự… Và gần gũi nhất, nếu cha mẹ có học vấn cao thì con cái cũng ít có nguy cơ thất học
và chúng nhận được sự quan tâm chăm sóc nhiều hơn nhằm đảm bảo được chất lượng tốt
nhất của nguồn nhân lực.

You might also like