Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 16

Sài Gòn

Từ sau tháng 7 năm 1976, Sài Gòn được chính thức đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh . Tuy
nhiên , với hầu hết người người dân , cái tên Sài Gòn vẫn được dùng như một cách gọi thân thuộc
và bán chính thức . Một giả thuyết cho rằng cái tên Sài Gòn của thành phố này bắt nguồn từ chữ
“ Sài “ nghĩa là củi trong tiếng Hán và chữ “Gòn” tức chỉ cây bông gòn được trồng rất nhiều trong
thành phố ngày trước Theo thống kê , dân nhập cư từ các tỉnh đến Thành phố Hồ Chí Minh để
tìm kiếm cơ hội việc làm là rất nhiều, chỉ có tầm một phần ba dân số là dân Sài Gòn chính gốc.

Bên cạnh đó ở Sài Gòn là nơi tập trung của rất nhiều trường Đại học, nhà máy, công ty vì thế dân
số Sài Gòn mỗi năm tăng lên rất nhanh chóng. Đến nay Sài Gòn có khoảng 14 triệu người.
Chợ Bến Thành

Tên đầu tiên của chợ Bến Thành là chợ Quách Thị Trang , cùng với những khu chợ không kém
cạnh khác như chợ Lớn, chợ Tân Kiểng là những khu chợ sầm uất bậc nhất của Sài Gòn lúc bấy
giờ.

Đồng hồ ở trên ngọn tháp của chợ được gửi tới từ miền Bắc, tượng trưng cho sự thống nhất của
2 vùng miền . Trên nóc của khu chợ, đó từng là đài phát thanh của thành phố.

Bên trong khu chợ, là nơi để các du khách có thể mua đồ lưu niệm, các mặt hàng trong chợ.
Những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam như trà , cà phê đều có trong chợ. Cà phê Việt
Nam có 2 loại chính đó là Arabica và Robusta và phải nói đến việc pha cà phê bằng phin như
thế nào. Đặc biệt người Sài Gòn rất thích uống cà phê vào mỗi sáng, người Hà Nội thì thích
uống trà và tập thể dục. Tuy nhiên, giá cả sản phẩm ở chợ Bến Thành khá mắc vì thuế buôn bán
ở đây khá cao . Có bán vải để may nên trang phục truyền thống của người Việt Nam – áo dài.
Phố đi bộ Nguyễn Huệ

Là trung tâm và là nơi diễn ra các sự kiện, concert,…. lớn của thành phố. Dịp Tết Nguyên Đán,
đây là nơi đường hoa được tổ chức. Đồng thời cũng là nơi mà giới trẻ Sài Gòn tụ tập vào bạn
đêm.

Được bao bọc bởi các danh mục 5 sao ( khách sạn Continental , khách sạn Rex, khách sạn
Caravelle,…) và các địa điểm du lịch trong thành phố. Có góc nhìn tốt nhất để chiêm ngưỡng
tháp Bitexco đã từng là tòa nhà cao nhất Sài Gòn cách đây không lâu.
Nhà hát Thành Phố
Tọa lạc ngay giữa trung tâm thành phố giữa 2 khách sạn 5 sao đó chính là khách sạn Continental
và khách sạn Caravelle. Được xây dựng bởi người và lối kiến trúc của người Pháp, mọi vật liệu
được mang trực tiếp từ Pháp. Hoàn thành xây dựng vào năm 1900.

Đầu tiên, nhà hát được xây dựng với mục đích làm thành khu giải trí cho các nhân vật quan trọng
, nhưng không có nhiều khách đến ghé thăm. Vào năm 1955, nhà hát được tu sửa nhưng lại được
sử dụng làm Hạ nghị viện của Việt Nam Cộng Hòa (The Lower House of The south of Vietnam)
[1]. Mãi đến năm 1975, nhà hát mới được đưa về chức năng chính của nó, cho người Việt vào xem
và biểu diển những loại hình dân gian như cải lương.

Hình ảnh cũ của Nhà hát


Bên cạnh nhà hát là khách sạn 5 sao Caravelle được xây dựng từ những năm 1950. Đầy đủ tiện
nghi từ thang máy, máy lạnh đến cửa kính chống đạn, chính phủ New Zealand và Úc đã từng
mướn một căn trong tòa cao ốc làm đại sứ quán. Caravelle trong thời chiến còn là nơi nhóm họp
của các ký giả kỳ cựu quốc tế vì trên sân thượng tầng thứ 10 có thể phóng tầm mắt nhìn bao
quát cả thành phố Sài Gòn lúc bấy giờ.

Các hãng truyền hình Hoa Kỳ CBS và ABC cũng như nhật báo New York Times đều đặt trụ sở
ở đây Caravelle từng tiếp đón nhiều nhân vật danh tiếng khi họ đến Việt Nam như Tổng thống
Bill Clinton, diễn viên Brendan Fraser và Michael Caine, nhà thiết kế thời trang Pierre Cardin.

Khách sạn Continental và Caravelle lúc trước


Nhà thờ Đức Bà

Nhà thờ được hoàn thành xây dựng vào năm 1880 bởi một nhà thiết kế người Pháp
J.Boraud. Kết hợp hài hòa giữa 2 trường phái kiến trúc nổi tiếng đó là Roman và Gothic.
Toàn bộ vật liệu từ chuông đến mái ngói đến cả ốc vít,… đều được nhập hoàn toàn từ
Pháp. Toàn bộ thánh đường có 56 ô cửa kính ghép (graft) lại thành những nhân vật hoặc
những sự kiện trọng đại có trong Kinh Thánh (Holy Bible) và 26 ô cửa sổ . Một số cửa
kính đã bị vỡ mất sau Thế Chiến thứ 2 do những trận không kích của quân Đồng Minh
(The Allies of World War II).
Ngoài ra nhà thờ Đức Bà có một thiết kế đặc biệt rất riêng đó là tạo hình một cây thánh
giá (cross shape) từ góc trên cao nhìn xuống và tạo với 4 con đường xung quanh Công
trường Công xã Paris tạo thành một cây thánh giá lớn.
Bưu điện thành phố

Hoàn thành xây dựng vào khoảng 1886 – 1891 , tọa lạc trên con đường Công trường
Công Xã Paris. kế bên Nhà thờ Đức Bà . Được thiết kế và xây dựng bởi nhà kỹ sư người
Pháp nổi tiếng đã thiết kế tháp Eiffel ( The Eiffel Tower ), tượng Nữ thần tự do ở New
York ( The Statue of Liberty ) – Gustave Effiel

Được thiết kế theo lối kiến trúc của người Pháp, mặc dù đã được sơn lại vào năm 2010,
Bưu điện thành phố vẫn giữ được nét kiến trúc độc đáo riêng của nó. Bên ngoài là tượng
đầu người. Nhà hát Thành Phố ghi danh những nhà phát minh ra ngành điện và điện
tín. Phía trên có một chiếc đồng hồ lớn (hình ở dưới). Bên trong, hai phía hai bên có 2
bản đồ nổi tiếng đó là “Sài Gòn và khu vực xung quanh năm 1892” (Saigon and its
surrounding in 1892) và “Đường dây điện tín của miền Nam Việt Nam và Campuchia in
1936“ (The telegraphic line of the South of Vietnam and Cambodia in 1936).
(lignes télégraphiques du Sud Vietnam et du Cambodge)

(Saigon et ses evirons)


Bưu điện Thành phố vẫn cung cấp các dịch vụ bưu tín truyền thống như gửi thư, bán
postcard, bốt điện thoại, gửi bưu kiện, bán tem với đa dạng các loại tem. Ngoài ra còn có
dịch vụ đổi tiền nhưng với mức khá cao.
(Bên trong bưu điện)
Ông Dương Văn Ngộ đã làm việc tại Bưu điện thành phố từ năm ông 16 tuổi và bắt đầu
công việc làm người viết thư từ năm 1990. Dù đã ở tuổi 86, ngày ngày ông Ngộ vẫn đạp
xe từ nhà ở Thị Nghè tới Bưu điện. Mỗi lá thư viết hoặc dịch hộ, ông chỉ nhận của khách
10.000 – 15.000 đồng không hơn. Tuy nhiên, từ lâu ông đã không coi công việc này chỉ
để kiếm sống, ông làm nó vì yêu nghề và muốn quảng bá cho đất nước. Ông nhận được
rất nhiều sự yêu mến từ những người bạn quốc tế.

Một câu chuyện về tình mẫu tử của cặp mẹ con Việt – Pháp. Sau kháng
chiến, người con trai theo cha trở về Pháp và khi lớn anh trở về Bình
Phước tìm lại mẹ. Họ gặp lại nhau và từ đó bắt đầu thư từ qua lại. Rất
nhiều năm trôi qua, bà mẹ vẫn lặn lội từ Bình Phước lên bưu điện Sài Gòn
để nhờ ông Ngộ dịch thư sang tiếng Pháp, và gửi cho con trai đều đặn 2
– 3 tháng một lần. Qua thời gian, người đàn ông Pháp không chỉ gửi thư
tay cho mẹ, mà còn gửi riêng những lá thư thể hiện sự cảm kích sâu sắc
đến cụ ông đã luôn miệt mài truyền tải thông điệp cho hai mẹ con.
Qua các công trình lớn tiêu biểu trên, ta có thể hình dung ra được phần nào cuộc sống ở Sài Gòn
lúc bấy giờ. Thật không sai khi Sài Gòn đã từng được ví là Hòn Ngọc Viễn Đông.

LƯU Ý:

1. Khi đi tour nên đặt những câu hỏi để tương tác với khách tránh im lặng quá lâu. (Hỏi về
văn hóa, ẩm thực, tôn giáo...)

2. Khi nói Sài Gòn đã từng là nơi tất bật bật nhất có thể so sánh Sài Gòn New York lúc bay
giờ sẽ có nhiều khách hỏi có phải sau khi độc lập, chính phủ Cộng Sản đã không tiếp tục
làm Sài Gòn phát triển nữa không hoặc những câu hỏi liên quan đến chính trị… tránh
trả lời một cách tiêu cực về chế độ Cộng Sản, hãy đề nghị khách nhìn từ cả 2 khía cạnh
về chiến tranh Việt Nam.

3. Vì sao không gọi là Thành phố Hồ Chí Minh luôn mà vẫn tiếp tục gọi là Sài Gòn? Vì Sài
Gòn như đã giải thích ở trên đây là cái tên quen thuộc thân mật với những người dân
sống lâu đời ở đây, Sài Gòn không chỉ đơn giản là một cái tên mà nó còn gắn với biết
bao kỉ niệm, sự kiện lịch sử diễn ra tại nơi đây, bên cạnh đó cái tên này ngắn gọn và rất
dễ đọc dễ nhớ. tránh nói vì không thích Bác Hồ hoặc tiêu cực về chính phủ Việt Nam. Sử
dụng kiến thức một cách thông minh và khéo léo tránh nói những vấn đề nhạy cảm về
chính trị.
PHẦN ĐỌC THÊM:
[1] Thượng nghị viện của VNCH, lúc trước được Pháp xây, đặt tên là Hôtel de Ville.

(Hôtel de Ville)

Thượng nghị viện


(Tòa đô chánh) thời
VNCH

You might also like