Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CS2)

KHOA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC


TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN NGUỒN NHÂN LỰC
P1. ĐỐI TƯỢNG, MỤC ĐÍCH
1.1. Đối tượng
Sinh viên Đại học ngành Quản trị Nhân lực.
1.2. Mục đích
- Sinh viên rèn luyện khả năng viết luận, khả năng trình bày một vấn đề nghiên cứu.
- Sinh viên rèn luyện khả năng tổng hợp và phân tích vấn đề dựa trên các tài liệu
tham khảo thứ cấp.
- Đánh giá kiến thức đã tích luỹ được trong quá trình học tập trên lớp. Bài tiểu luận
sẽ thay thế bài thi hết môn và được tính vào điểm kết luận của môn học với trọng số 60%.
P2. ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI CÓ THỂ LỰA CHỌN
Sinh viên có thể lựa chọn 1 trong các hướng đề tài gợi ý dưới đây:
1. Quy mô, cơ cấu và chất lựợng nguồn nhân lực tại tỉnh/ thành phố….
2. Năng suất lao động tại tỉnh/ thành phố…
3. Phân bố và chuyển dịch cơ cấu lao động tại tỉnh/ thành phố….
4. Sử dụng nguồn nhân lực tại tỉnh/ thành phố….
5. Việc làm và phát triển việc làm bền vững tại tỉnh/ thành phố….
6. Hoạt động giải quyết việc làm và tạo việc làm cho người lao động tại tỉnh/
thành phố…
7. Hoạt động đào tạo nhân lực chuyên môn kỹ thuật tại tỉnh/ thành phố…
8. Nguồn nhân lực trình độ chuyên môn kỹ thuật tại tỉnh/ thành phố….
9. “Công dân toàn cầu” và nguồn nhân lực trong cách mạng công nghiệp 4.0:
chuyên môn, kỹ năng mềm, khả năng thích ứng…
P3. QUY ĐỊNH VỀ NỘI DUNG VÀ BỐ CỤC
3.1. Nội dung
Tiểu luận môn Nguồn Nhân Lực là một bài viết để phân tích đánh giá, trình bày
quan điểm, nghiên cứu các vấn đề về nguồn nhân lực ở cấp độ vĩ mô.
- Bài tiểu luận phải đặt ra vấn đề nghiên cứu, lý giải tính cấp thiết của việc nghiên
cứu nguồn nhân lực.
- Phân tích một cách cụ thể thực trạng vấn đề nghiên cứu. Chứng minh làm sáng tỏ
thực trạng vấn đề nghiên cứu bằng dữ liệu thống kê, số liệu thực tế, đồ thị, …;
- Rút ra các kết luận, phân tích nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề
nghiên cứu.
- Đưa ra một số kiến nghị hoặc giải pháp cụ thể để giải quyết những vấn đề đã
đánh giá ở trên.
- Sinh viên tự chọn đề tài bài tiểu luận cho mình theo các mảng đề tài ở P2.
- Số liệu sử dụng trong bài tiểu luận lấy tới năm 2020 và ít nhất là phải lấy được
tới năm 2019. Số liệu bắt buộc phải có trích dẫn nguồn gốc. Không đánh giá điểm khi
sinh viên sử dụng số liệu quá cũ.
3.2. Kết cấu của tiểu luận
Mỗi bài tiểu luận bao gồm những phần nội dung được trình bày theo trình tự sau:
1. Đặt vấn đề (từ 1 – 2 trang).
2. Thực trạng về vấn đề nghiên cứu (từ 7 – 10 trang)
Yêu cầu: sinh viên phải trình bày được các nội dung sau:
- Trình bày thực trạng vấn đề nghiên cứu (thông qua các số liệu thống kê);
- Vận dụng hệ thống các chỉ tiêu trong chương trình học để đánh giá chung về
thực trạng vấn đề nghiên cứu.
- Nhận xét, đưa ra nguyên nhân về vấn đề nghiên cứu.
3. Giải pháp cho vấn đề nghiên cứu (từ 3 – 7 trang)
Yêu cầu: sinh viên đưa ra các định hướng giải pháp (hoặc khuyến nghị) trên cơ sở
những hạn chế, khó khăn của vấn đề nghiên cứu đã trình bày. Các định hướng giải pháp
(khuyến nghị) không xuất phát từ thực trạng của vấn đề thì không đánh giá điểm.
Ghi chú: các mục nhỏ sẽ ký hiệu như sau:
1. Đặt vấn đề
2. Thực trạng về vấn đề nghiên cứu
2.1. ….
2.2……
3. Giải pháp cho vấn đề nghiên cứu
3.1….
3.2……
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sinh viên phải liệt kê các tài liệu tham khảo đã sử dụng để làm bài, nếu có sử dụng
tài liệu tham khảo nhưng không liệt kê sẽ bị trừ 50% tổng điểm số bài thi.
3.3. Cách trình bày tiểu luận
Bài tiểu luận được sắp xếp theo trình tự sau:
- Trang bìa (theo mẫu);
- Phần nội dung.
- Tài liệu tham khảo (trang riêng).
- Phần “Phụ lục” (nếu có - trang riêng);
P4. QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH BÀY
4.1. Quy định về định dạng
1. Khổ giấy : A4
2. Kiểu chữ (font) : Times New Roman, đánh Unicode
3. Cỡ chữ (font size)
- Văn bản (body text) : 13
- Tên bảng, biểu, sơ đồ… : 13
- Nguồn, đơn vị tính : 11
4. Font style:
- Tiêu đề tiểu mục : viết thường, in đậm, canh đều 2 bên.
- Văn bản (body text) : viết thường, canh canh đều 2 bên.
- Tên bảng, biểu, sơ đồ… : viết thường, in đậm, canh giữa phía trên bảng, biểu…
- Đơn vị tính : viết thường, in nghiêng, nằm phía trên bên phải bảng,
biểu hay hình.
- Nguồn : viết thường, in nghiêng, nằm phía dưới bên phải bảng,
biểu hay hình.
5. Cách dòng (line spacing) : 1,5 lines
6. Cách đoạn (spacing)
- Before : 6 pt
- After : 6 pt
7. Định lề (margin)
- Lề trên (Top) : 2.5 cm
- Lề dưới (Bottom) : 2.5 cm
- Lề trái (Left) : 3.0 cm
- Lề phải (Right) : 2.0 cm
8. Đánh số trang
Đánh số thứ tự trang theo kiểu 1, 2, 3… Số trang được đánh bên phải cuối trang.
4.2. Các quy định đối với bảng, biểu đồ, đồ thị, hình
Khi lập bảng, biểu, đồ thị, hình sinh viên cần lưu ý các điểm sau đây:
- Phải đánh số theo từng loại.
- Phải có tên.
Ví dụ: Bảng 1.1 Năng suất lao động bình quân của tỉnh A: 2010 – 2016.
- Phải có đơn vị tính.
Ví dụ: ĐVT: triệu đồng
- Phải có nguồn tà liệu.
Ví dụ: Nguồn: Niêm giám thống kê 2017
- Không trình bày bảng, biểu đồ, sơ đồ nhưng tên và nguồn của bảng, biểu đồ, sơ
đồ nằm ở hai trang. Các bảng, hình vẽ dài có thể để ở những trang riêng nhưng phải tiếp
theo ngay phần nội dung đề cập tới bảng, hình vẽ ở lần đầu tiên.
- Khi đề cập đến bảng biểu, hình vẽ phải nêu rõ số của hình hoặc bảng biểu đó.
Ví dụ: “…được nêu trong bảng 3.1” hoặc “hình 3.2”
4.3. Quy định về trích dẫn
- Trích dẫn trực tiếp: là cách trích dẫn nguyên văn một phần câu, một câu, một đoạn
văn, hình ảnh, sơ đồ, quy trình,… của tác giả tài liệu tham khảo vào báo cáo. Trích dẫn
nguyên văn đòi hỏi phải chính xác từng từ, câu hay từng định dạng của tác giả tài liệu
tham khảo. Phần trích dẫn phải được đặt trong dấu ngoặc kép. Tên tác giả, năm xuất bản
và số trang được đặt trong dấu ngoặc đơn.
Ví dụ: “Hình thức phỏng vấn không chỉ dẫn là hình thức phỏng vấn kiểu nói
chuyện, không có bản câu hỏi kèm theo” (Trần Kim Dung, 2009, 141).
- Trích dẫn gián tiếp: là việc sử dụng một ý tưởng, một đoạn văn, kết quả hay đại ý
của tài liệu tham khảo theo cách diễn giải bằng từ ngữ của sinh viên trong báo cáo của
mình. Trong nghiên cứu, đây là cách trích dẫn được khuyến khích. Khi thực hiện cách
trích dẫn này, sau câu hay đoạn văn diễn tả lại ý tưởng /kết quả của tài liệu tham khảo là
tên của tác giả và năm xuất bản của tài liệu tham khảo đó nằm trong ngoặc đơn, cách
nhau bởi dấu phẩy.
Ví dụ: Trong tuyển dụng, phỏng vấn được xem là khâu quan trọng nhất trong việc
làm sáng tỏ những thông tin của ứng viên (Trần Kim Dung, 2009).
- Các nguyên tắc trích dẫn: Tác giả của tài liệu tham khảo có thể là cá nhân (một tác
giả), tập thể (nhiều tác giả), cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (Chính phủ, Quốc hội, Liên
hiệp quốc, công ty X). Không ghi học hàm, học vị, địa vị xã hội của tác giả.
+ Tác giả là người Việt Nam, tài liệu tham khảo được viết bằng tiếng Việt, thì ghi
họ tên theo ngữ pháp Tiếng Việt. Ví dụ: Trần Kim Dung (2009).
+ Tác giả là người nước ngoài, hay tài liệu tham khảo được viết bằng tiếng Anh, thì
họ của tác giả bằng tiếng Anh. Ví dụ: tên đầy đủ của tác giả và năm xuất bản là Andrew
Mathews (2005) thì ghi là Mathews (2005).
+ Tác giả là tập thể thì cách trích dẫn như sau:
(1) Nếu tập thể là hai tác giả thì tên hai tác giả nối với nhau bởi chữ và. Ví dụ:
Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008).
(2) Nếu tác giả từ ba tác giả trở lên thì ghi tên một tác giả và cộng sự. Ví dụ:
Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự (2009).
+ Tác giả là các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp: nếu có tên viết tắt thì ghi tên viết
tắt [Ví dụ: World Bank là WB (2011), Asian Development Bank là ADB (2014)]; nếu
không có tên viết tắt thì ghi đầy đủ [Ví dụ: Quốc hội Việt Nam (2012)].
Lưu ý: Tất cả các trường hợp trích dẫn trong bài viết phải được ghi chi tiết ở
mục tài liệu tham khảo
4.4. Quy định về viết tắt
- Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong tiểu
luận.
- Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề; không viết tắt những cụm từ
ít xuất hiện
- Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên cơ quan , tổ chức… thì được viết tắt
sau lần thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn.
- Nếu tiểu luận có nhiều từ viết tắt (4 từ trở lên) thì phải có bảng danh mục các
chữ viết tắt (xếp theo thứ tự ABC) ở phần đầu tiểu luận.

4.5. Quy định về cách viết danh mục tài liệu tham khảo
- Liệt kê các tài liệu đã được người viết thực sự tham khảo để thực hiện đề tài
nghiên cứu.
- Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức,
Nga, Trung, Nhật ...). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn (không
phiên âm, không dịch)
- Tài liệu tham khảo là Tiếng Việt: Xếp theo thứ tự A,B, C của tên tác giả
- Tài liệu tham khảo là tiếng nước ngoài: Xếp theo thứ tự A,B,C của họ tác giả
- Nếu sách (báo) có 2 hay 3 tác giả, liệt kê tất cả tên của tất cả tác giả.
- Nếu sách (báo) có từ 4 tác giả trở lên, liệt kê tên một tác giả và những người
khác ghi chung là “các tác giả”.
Lưu ý: Chỉ viết họ và tên tác giả không ghi học hàm, học vị, chức danh của tác
giả.
Tất cả các tài liệu tham khảo phải được ghi theo đúng cấu trúc như sau:
- Sách: Họ và tên tác giả (năm xuất bản), Tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản.
Ví dụ: Nguyễn Thị Thủy & Nguyễn Thị Thu Hiền (2010) Luật Ngân sách nhà
nước, NXB Thanh niên.
- Tạp chí: Họ và tên tác giả (tháng năm xuất bản), “Tên bài báo”, Tên tạp chí, số
tạp chí, trang của bài báo.
Ví dụ: Vũ Thành Long (Tháng 8/2012), “Trách nhiệm liên đới trong trả lại tài sản
và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, Pháp luật & Dân Chủ, Số 245, tr. 29.
- Báo: Họ và tên tác giả (ngày tháng năm xuất bản), “Tên bài báo”, Tên báo, trang
của bài báo.
Ví dụ: Lê Văn Tứ (06/9/2012), “Tiền sử dụng đất và vai trò lịch sử của nó”, Kinh
tế Sài Gòn, tr.20.
- Bài báo trên Internet: Họ và tên tác giả (ngày tháng năm xuất bản), “Tên bài
báo”, Tên báo, được download (hoặc truy cập) tại đường link…, ngày download (hoặc
truy cập).
Ví dụ: Văn Giang (21/6/2012), “Kiện đòi nợ bảo hiểm xã hội”, Tuổi trẻ Online,
được download tại địa chỉ http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/497917/Kien-doi-no-bao-
hiem-xa-hoi.html vào ngày 22/7/2012.
Lưu ý:
- Bài tiểu luận phải có tối thiểu 04 tài liệu tham khảo.
- Các thông tin đăng tải trên mạng internet có nhiều sự khác biệt về chất lượng và
nội dung nên cần cân nhắc trước khi trích dẫn những tài liệu thuộc nguồn này.

5. QUY ĐỊNH NỘP BÀI


- Sinh viên phải in (in 2 mặt) bài tiểu luận (word); phải đóng thành cuốn để nộp
theo lịch của nhà trường. Sinh viên kí vào danh sách nộp bài (theo danh sách phòng Đào
tạo).
- Trang bìa chính (theo mẫu): in trên giấy bìa cứng, đóng gáy kim, không có giấy
kiếng bên ngoài, không đánh số thứ tự ở trang bìa.
- Gửi bản mềm (file) để lưu trữ bài thi. Sinh viên lưu file dưới dạng PDF và gửi
trên classroom vào ngày thi theo lịch của Nhà trường. Các trường hợp không nộp file
mềm sẽ không công nhận điểm trên bản in.
- Lưu ý: Tên file đặt theo cấu trúc: SBD_họ và tên sinh viên.
VD: 10_Nguyen Ngoc Anh (Lưu ý: Viết tiếng việt không dấu)
P5. CƠ CẤU ĐIỂM CỦA TIỂU LUẬN
Điểm bài tiểu luận môn Nguồn Nhân Lực đánh giá theo kết cấu cụ thể sau:
TT Tiêu chí Thang điểm tối đa
Hình thức trình bày 3,0

- Trình bày đúng quy định hướng dẫn (font, số trang, mục 1,5
1 lục, bảng biểu, kết cấu,…).

- Không lỗi chính tả, lỗi trích dẫn tài liệu tham khảo. 1,5

Nội dung 7,0


Nội dung 1: Đặt vấn đề 1,0
2
Nội dung 2: Thực trạng về vấn đề 4,0
Nội dung 3: Định hướng giải pháp/ khuyến nghị 2,0
Tổng điểm 10

Lưu ý: Điểm hình thức chỉ được đánh giá khi nội dung của tiểu luận đảm bảo phù
hợp học phần Nguồn nhân lực.
PHỤ LỤC: Mẫu bìa tiểu luận

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI (CS2)


KHOA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC
----------*****---------

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


HỌC PHẦN: NGUỒN NHÂN LỰC

(Tên đề tài)
XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX
XXXXXX
(Bold, size từ 20 đến 30, tuỳ theo số chữ của tên đề tài)

SỐ BÁO DANH: ................


SINH VIÊN THỰC HIỆN: ...........................
MSSV: ......................
LỚP:........
GV: Ths. Đoàn Thị Thủy

Điểm số Cán bộ chấm thi 1

Điểm chữ Cán bộ chấm thi 2

TP HCM, ngày tháng năm 2021

You might also like