Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

I. Câu 1: Van de co ban cua triet hoc.

et hoc. Chu nghia duy vat va chu nghia duy tam , triet hoc
nhi nguyen . Cac hinh thuc co ban cua chu nggia duy vat va chu nghia duy tam trong lich
su triet hoc.

1. Vấn đề cơ bản của triết học


Theo Mác - Ăngghen:“Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn
đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại”

Vấn đề này gồm hai mặt:

- Mặt thứ nhất (bản thể luận) trả lời câu hỏi: giữa ý thức và vật chất ( tư duy và tồn tại) thì cái nào
có trước, cái nào có sau, cái nào sinh ra cái nào, cái nào quyết định cái nào?

- Mặt thứ hai (nhận thức luận) trả lời câu hỏi: con người có khả năng nhận thức thế giới chung
quanh hay không?

2. Các trường phái triết học

a. Chủ nghĩa duy tâm:

- Những người cho rằng: bản chất thế giới là ý thức, ý thức là tính thứ nhất, vật chất là tính thứ
hai; ý thức quyết định vật chất, dược gọi là các nhà duy tâm; học thuyết của họ hợp thành những môn
phái khác nhau của chủ nghĩa duy tâm.

- Nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội: sự xem xét phiến diện, tuyệt đối hóa, thần thánh hóa
một mặt, một đặc tính nào đó của quá trình nhận thức và thường gắn với lợi ích của các giai cấp, tầng lớp
áp bức, bóc lột nhân dân lao động.

- Có 2 hình thức cơ bản: Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện
thực; khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là “phức hợp những cảm giác” của cá nhân. Chủ nghĩa duy
tâm khách quan: có 1 lực lượng tinh thần tồn tại độc lập bên ngoài con người là cơ sở của mọi vật.

b. Chủ nghĩa duy vật:

- Những người cho rằng: bản chất thế giới là vật chất; vật chất là tình thứ nhất, ý thức là tính thứ
hai; vật chất là cái có trước và quyết định ý thức, được gọi là các nhà duy vật; học thuyết của họ hợp
thành các môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy vật.

- Nguồn gốc: từ sự phát triển của khoa học và thực tiễn, đồng thời thường gắn với lợi ích của giai
cấp và lực lượng tiến bộ trong lịch sử.

- Nó là kết quả của quá trình đúc kết, khái quát hóa những tri thức của nhân loại về nhiều lĩnh vực
để xây dựng nên hệ thống quan điểm lý luận chung, đồng thời định hướng cho các lực lượng xã hội tiến
bộ trong hoạt động nhận thức và thực tiễn của mình.
- Trên cơ sở phát triển của khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật đã phát triển qua các hình
thức lịch sử của nó gồm: CNDV chất phác thời kỳ đồ đá; CNDV siêu hình; CNDV biện chứng ( hình thức
phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử )

2.Quan niệm của triết học Mác – Lênin về vật chất, các hình thức và phương thức tồn tại của vật chất. Ý
nghĩa phương pháp luận của những vấn đề trên.
- Định nghĩa: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con
người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc
vào cảm giác”
- Phân tích:
- Thứ nhất: phân biệt “vật chất “ với tư cách là phạm trù triết học vs khái niệm “vật chất” dc dùng
trong các khoa học chuyên ngành

- Thứ 2: thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi dạng vật chất là thuộc tính tồn tại khách
quan, tức tồn tại ngoài ý thức, độc lập, ko phụ thuộc ý thức con ng, dù con ng có nhận thức dc nó
hay ko

- Thứ 3: vật chất, dưới những dạng cụ thể của nó là cái có thể gây nên cảm giác của con người khi
nó trực tiếp hay gián tiếp tác động lên giác quan của con người; ý thức của con người là sự phản
ánh đối với vật chất; vật chất là cái được ý thức phản ánh.

- Ý nghĩa:
- 1 là:khẳng định nền tảng của chủ nghĩa duy vật: vật chất có trc
- 2 là: cho chúng ta cơ sở để chống lại chủ nghĩa duy tâm khách quan, chủ quan và thuyết
không thể biết.
- 3 là: khắc phục hạn chế của chủ nghĩa duy vật trc Mac
- 4 là: định nghĩa cho khoa học phát triển
- 5 là: cho phép xác định cái j là vật chất trong lĩnh vực xã hội
- Phương thức tồn tại của vật chất chính là vận động. Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất.
+ vận động là sự biến đổi nói chung
+ vật chất vận động: do cấu trúc của bản thân sự vật
+ đứng im là tg đối, vận động là tuyệt đối
+ các hình thức vận động: cơ học => vật lý => hóa học => sinh học => xã hội
- Hình thức tồn tại của vật chất là ko gian và tgian:
+Mỗi sự vật lại tồn tại trog 1 vị trí tươg quan nhất định. Đó là ko gian
+ quá trình biến đổi nhanh hay chậm, kế tiếp hay chuyển hóa của hiện tượng, sự vật là thời gian.
-Ý nghĩa : Nhận thức trên có ý nghĩa quan trọng, nó không chỉ định hướng cho con người giải thích về
tính đa dạng của thế giới mà còn định hướng cho việc tiếp tục nhận thức tính đa dạng ấy để thực hiện quá
trình cải tạo hợp quy luật

CÂU 3: Quan niệm của triết học Mác– Lenin về nguồn gốc, bản chất của ý thức. Mối quan hệ giữa vật
chất vàý thức.Ý nghĩa phương pháp luận của mối liên hệ này trong nhận thức và hoạt động thực tiễn

1. Nguồn gốc của ý thức


- CNDVBC: theo quan điểm DVBC ý thức có 2 nguồn gốc: tự nhiên và xã hội
+ Nguồn gốc tự nhiên: ý thức là ý thức của con người, là thuộc tính phản ánh của một dạng vật chất
có tổ chức cao tinh vi hoàn thiện đó là óc người. Thực vậy:
 Có sự tác động của thế giới khách quan vào bộ óc, để phản ảnh thuộc tính của bộ óc
người: khí quan vật chất của ý thức và hoạt động sinh lý thần kinh cao cấp của bộ
óc
 Óc người là cơ quan sản sinh ra ý thức. Khi có sự tác động của ý thế giới bên ngoài,
não phản ánh và ý thức hình thành
 Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong
quá trình tác động qua lại với nhau giữa chúng.
 Các hình thức phản ánh của vật chất: phản ánh vật lý ( thấp nhất ), phản ánh sinh
học, phản ánh tâm lý, phản ánh năng động sáng tạo ( cao nhất )

+ Nguồn gốc xã hội: lao động và ngôn ngữ

 Trong vở ghi
 Ngôn ngữ:con người khái quát, tổng kết, đúc kết thực tiễn, truyền đạt kinh nghiệm,
truyền đạt tư tưởng từ thế hệ này sang thế hệ khác

2. Bản chất của ý thức:


-Ý thức là sự phản ánh năng động , sáng tạo thế giới khách quan của bộ óc con người, là hình ảnh chủ
quan của thế giới khách quan.
+ Hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: Ý thức phản ánh thế giới khách quan trong quá
trình con người tác động cải tạo thế giới.Theo C.Mác thì ý thức chẳng qua chỉ là vật chất được đem
chuyển vào trong óc của con người và được cải biến đi ở trong nó
+ Tính sáng tạo của ý thức: Ý thức có thể tạo ra tri thức mới của sự vật, có thể tưởng tượng ra cái
không có trong thực tế. Ý thức có thể tiên đoán, dự báo tương lai (phản ánh vượt trước), có thể tạo ra
những ảo tưởng, những huyền thoại, những giả thuyết, lý thuyết khoa học…Ở một số người có khả năng
đặc biệt như tiên tri, thôi miên, ngại cảm… đó là phản ánh thể hiện khả năng hoạt động tâm sinh lý của
con người, tiếp nhận thông tin, xử lý và lưu giữ thông tin từ đó hình thành những thông tin mới.
+ Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người trong quá trình cải tạo thế
giới. Quá trình ý thức là quá trình thống nhất của 3 mặt sau:
 Sự trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh mang tính chất 2
chiều, có định hownsg và chọn lọc thông tin cần thiết.
 Mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần
 Chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan. Tức là cải biến quan
niệm thành cái thực tại thông qua hoạt động thực tiễn.
- Ý thức là sự phản ánh và chính thực tiễn xã hội của con người tạo ra sự phán ánh phức
tạp, năng động, sáng tạo của bộ óc
- Ý thức bắt nguồn từ thực tiễn lịch sử - xã hội, phản ánh quan hệ xã hội khách quan.

3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức


a, Vật chất quyết định ý thức
- Vật chất quyết định ý thức ở nguồn gốc, bản chất, nội dung, sự biến đổi của ý thức
+ Nguồn gốc: ý thức sinh ra từ vật chất chứ không phải do một đấng thần linh
+ Bản chất: ý thức là hiện thực khách quan được di chuyển vào óc người nhưng sự phản ánh
này mang tính chủ động sang tạo. Là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là sự phản ánh hiện
thựckhách quan.
+ Vật chất quyết định sự biến đổi của ý thức vù ý thức là cái phản ánh do đó khi vật chất biến
đổi thì ý thức cũng phải biến đổi theo
b, Vai trò của ý thức đối với vật chất
- Ý thức quyết định hướng cho hoạt động của con người, tác động và thế giới vật chất và
cải tạo thế giới vật chất theo nhu cầu của con người.
- Ý thức do đi sâu vào bản chất của sự vật nên nó tìm ra được xu hướng phát triển. Từ đó
chủ động cho hoạt động của con người, đón sẵn những xu hướng phát triển, nếu như
những xu hướng tích cực thì phát huy và những xu hướng tiêu cực thì gạt bỏ
- Nếu ý thức tiến bộ thì thúc đẩy hoạt động của con người, cải tạo thế giới vật chất phát
triển theo xu hướng tích cực nếu ý thức lạc hậu thì nó sẽ cản trở
- Ý thức tang sức mạnh cho con người (bởi nếu con người nhận thức được ý nghĩa côn
việc mình làm nó sẽ tạo động lực, thôi thúc con người hoạt động mạnh hn rất nhiều lần
trong quá trình cải tạo thế giới vật chất)

c, Sự phân biệt đối lập giữa ý thức và vật chất


- Sự đối lập mang tuyệt đối: trong lĩnh vực nhận thức luận
- Sự đối lập mang tính tương đối

4. Ý nghĩa phương pháp luận trong việc sử dụng mối quan hệ này trong thực tiễn
- Vật chất quyết định ý thức, do đó mọi suy nghĩ và hành động đều phải xuất phát từ hiện thực khách
quan, chống chủ nghĩa duy ý chí
- Vì ý có vai trò tác động mạnh mẽ đối với vật chất cho nên trong nhận thức và hành động chúng ta
phải biết phát huy tính năng động chủ quan
- Trong cuộc sống phải biết kết hợp 2 yếu tố:
+ Nếu tuyệt đối hóa hoạt động vật chất, kinh tế, coi nhẹ vai trò của ý thức thì trở thành chủ nghĩa
duy vật tầm thường, ngược lại sẽ rơi vào chủ nghĩa chủ quan duy ý chí
+ Ngược lại nếu tuyệt đối hóa mặt ý thức sẽ rơi vào chủ quan duy ý chí

You might also like