Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Nếu coi văn hóa của dân tộc ta là một vũ trụ rộng lớn thì văn học chính

là một dải ngân hà đầy sao rực rỡ mà ở


đó, những tác phẩm đóng vai trò là ánh sao sáng lấp lánh, chiếm cả một vùng trời riêng. Người tô sáng những
ánh sao ấy chính là các tác giả, họ bằng sức sáng tạo mạnh mẽ đã vẽ nên cả một bầu trời thông qua con mắt
“nhìn suốt sáu cõi”. Chính bởi thế mà khi nhắc đến những tác phẩm có giá trị trường tồn, ngay lập tức người ta
nghĩ đến “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.

Giữa hàng trăm những ý thơ nhưng Tố Hữu và Chế Lan Viên lại mang “Truyện Kiều” vào trong trang thơ của
họ như một sự kế thừa tinh túy của văn học, tiếp nối những giá trị truyền thống sẵn có để làm giàu đẹp hơn cho
kho tàng văn hóa dân tộc. Qua thế giới của những nhà thơ, tác phẩm của Nguyễn Du tồn tại là một thứ di sản, là
một nguồn phong phú và cao đẹp. Còn trong thế giới của những con người bình thường, “Kiều” là một cuốn
sách mang đầy lời ru, thông điệp của nhân sinh. Không phải ngẫu nhiên mà lính Mỹ lại tìm thấy cuốn “Truyện
Kiều” đã cũ trong túi áo của một chiến sĩ trẻ vừa hi sinh sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân
1968. Ta thấy được ở đây chính là sự trân trọng, nâng niu, gắn bó của nguời chiến sĩ trẻ với những giá trị văn
học truyền thống. Giữa hàng nghìn những trang văn, câu thơ ngoài kia nhưng ba tổng thống Mỹ là Bill Clinton,
Barack Obama và Joe Biden đều lần lượt sử dụng những “câu Kiều” như một sự cảm hóa, thể hiện tình cảm sâu
sắc và bền chặt. Phải chăng “sức mạnh mềm” được sử dụng trong ngoại giao đã tác động một cách tích cực
ngoài mong đợi đến các dân tộc, quốc gia mà không cần dùng đến sức mạnh quân sự hay vũ khí chiến đấu? Quả
thực đây không phải là một phương thức ngoại giao mới, nhưng rõ ràng không thể không nhấn mạnh giá trị to
lớn của nền văn hóa, văn học nước nhà trong thời đại toàn cầu hóa. Việc những người đứng đầu nước Mỹ sử
dụng những giá trị văn hóa văn học của Việt Nam để kết nối với Việt Nam cho thấy sự tôn trọng của một quốc
gia khác đối với văn hóa, văn học nước ta, đây cũng là cách khẳng định những giá trị cha ông để lại. Chính từ
đây mà trách nhiệm, thái độ của công dân trẻ Việt Nam với di sản văn hóa, văn học của tiền nhân mới được
khơi dậy và bừng lên một cách mạnh mẽ.

Như vậy có thể thấy, sức mạnh của văn học nói riêng và văn hóa nói chung là một nguồn thành tựu có khả năng
tác động to lớn đến mọi thế hệ, là cầu nối văn hóa đến gần hơn với các cá nhân, dân tộc. Văn hóa trải dọc từ khi
đất nước được hình thành và cứ thế phát triển một cách bền bỉ. Từ những năm tháng kháng chiến đầu tranh
giành độc lập tự do, văn hóa hay cụ thể hơn là văn học truyền thống đã trở thành nguồn động viên tinh thần
không thể thiếu cho những người chiến sĩ trẻ đang đổ xương đổ máu vì chủ quyền Tổ quốc. Văn học khi ấy
chính là những câu hò tiếp sức mạnh hay những câu châm ngôn bất hủ về tinh thần đoàn kết: “Dân ta nhớ một
chữ đồng/Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh” (“Nên học” của Chủ tịch Hồ Chí Minh). Chính những
lời thơ ấy đã trở thành động lực vô hình góp phần giúp đất nước ta lập lại độc lập. Khi đất nước đã hòa bình,
văn hóa truyền thống vẫn luôn là điều không thể thay thế mà ngược lại còn trở thành lời răn dạy, điểm tựa tinh
thần cho các thế hệ trẻ tương lai để chúng có thể dựa vào mà phát triển bản thân, từ ấy tác động đất nước trở nên
lớn mạnh hơn không chỉ trong văn hóa mà còn trong kinh tế và chính trị.

Văn hóa không nằm trong khuôn mẫu cụ thể, nó đa dạng và có giá trị lưu truyền cao. Các thế hệ tiếp nối phía
sau có nhiệm vụ phải tiếp biến những giá trị ấy, đảm bảo chúng được giữ gìn vẹn nguyên nhưng cũng cần phát
triển và lan tỏa mạnh mẽ. Những công dân trẻ ngày nay đúng là đã và đang làm rất tốt nhiệm vụ ấy và thậm chí
là đa dạng hóa thông qua các sản phẩm thời trang, âm nhạc,… Đã có không ít các bộ sưu tập của các nhà thiết
kế mang chủ đề văn hóa truyền thống dân tộc. Có thể kể đến bộ sưu tập “Tinh hoa nghệ thuật” của nhà thiết kế
trẻ Phạm Quang Thắng. Xuất phát từ việc hồi nhỏ đã quen thuộc với nghề mộc truyền thống của gia đình ở
xưởng gỗ của bố, những đường cắt, nét đục là tinh hoa và sự tỉ mỉ của nghệ thuật đã in sâu vào tâm trí chàng
trai ấy để giờ đây với vai trò của một người trẻ, anh đã lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống ấy đến không
chỉ mọi người trong nước mà cả thế giới. Những hành động tương tự như vậy có thể góp một công sức rất lớn
trong việc giúp di sản truyền thống tiếp tục tái sinh trong thời hiện đại, góp phần quảng bá hình ảnh quốc gia
trên trường quốc tế.

Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, những giá trị văn hóa, văn học truyền thống càng được đặt lên
bàn tọa đàm để tìm những giải pháp thích hợp nhất để giữ gìn nhưng đồng thời phải lan tỏa và phát triển theo
cách tích cực nhất có thể. Tuy nhiên, không phải cái gì thuộc về văn hóa, văn học truyền thống cũng mang giá
trị tích cực, tốt đẹp. Đâu đó trong xã hội cũng tồn tại không ít những mảng tối của văn hóa lệch chuẩn. Do sự
phổ biến của mạng xã hội mà những điều tiêu cực ấy bị lan tỏa sai lệch bởi số ít những con người kém hiểu biết
hoặc cũng có những cá nhân coi thường văn hóa dân tộc, không xem trọng sức mạnh của giá trị tinh thần từ
ngàn đời xưa. Những con người ấy thực đáng bị phê phán mạnh mẽ bởi những tác động xấu từ việc làm của họ
đến cộng đồng, đến sự phát triển của một quốc gia. Do đó mà trong quá trình gìn giữ bản sắc văn hóa, văn học,
ta cần phải chọn lọc kĩ càng, loại bỏ những yếu tố lạc hậu, lỗi thời, không phù hợp với xã hội văn minh, hiện
đại. Đối với những công dân trẻ thì việc làm này càng cần thiết hơn, nhận thức được vai trò của bản thân trong
xã hội này, tôi đã và đang cố gắng hết mình trong quá trình bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc, đồng thời cũng thường xuyên lan tỏa sự hiểu biết, tình yêu của bản thân với bản sắc văn hóa
dân tộc đến bạn bè, người thân xung quanh để góp phần phát triển văn hóa, văn học truyền thống.

Như vậy, từ “cổ chí kim”, văn hóa, văn học luôn đóng vai trò không nhỏ, là nguồn động lực tinh thần mạnh mẽ
đến cá nhân và toàn xã hội. Mỗi người đặc biệt là thế hệ công dân trẻ, cần phải có ý thức trong việc kế thừa,
phát huy giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời cũng cần biết linh hoạt, thỏa đáng, tránh cực đoan, thể hiện sự tôn
trọng với những giá trị văn hóa của nước khác.

Nghị luận văn học


Lê Ngọc Trà từng có nhận định: “Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bày
và gửi gắm tâm tư” – một tác phẩm nghệ thuật chân chính không chỉ đơn thuần gieo vào lòng người đọc những
cảm xúc thẩm mỹ tuyệt vời mà còn phải dấy lên ở họ sự đồng cảm, lòng trắc ẩn, làm thức tỉnh “lương tri đang
ngủ” thông qua “tâm tư” thầm kín của người nghệ sĩ. Có như vậy thì tác phẩm mới trường tồn qua lớp bụi thời
gian, khi ấy “Rời tác giả, tác phẩm sống cuộc đời riêng”.

Nếu coi nền văn học Việt Nam là bầu trời đầy sao rực rỡ thì không ít những nhà thơ trung đại là ánh sao lấp
lánh, chiếm một khoảng trời. Con người trung đại làm thơ bắt nguồn từ tình cảm, có những thứ tình cảm rất
riêng, rất tinh tế nhưng vẫn nói được tiếng nói của nhiều kiếp người nơi ấy. Nguyễn Du là một tác gia điển hình
cho điều đó. Người đời ca ngợi ông với thi phẩm “Truyện Kiều” tồn tại không chỉ đơn giản là truyện thơ Nôm
mà còn rộng hơn thế. Nó là kiệt tác của văn học dân tộc, kết tinh nhiều giá trị tinh hoa của thời đại. Liệu khi đặt
bút viết Truyện Kiều, Nguyễn Du có nghĩ rằng một lúc nào đấy tác phẩm của ông lại “đi sâu vào đời sống và
văn chương” đến thế? Có lẽ là không. Bởi kết thúc “Truyện Kiều”, Tố Như đã viết hai câu: “Lời quê chắp nhặt
dông dài,/ Mua vui cũng được một vài trống canh.”

Tất cả những câu từ, ý đồ của thi sĩ đều được bộc lộ qua những dòng thơ trên. Nguyễn Du góp nhặt câu chữ với
mong muốn mang đến cho người đọc niềm vui khi tiếp nhận tác phẩm của mình. Như một lời nhận định, ông
cho rằng niềm vui ấy cũng chỉ được “một vài trống canh” ngắn ngủi. Nếu như vậy, quả thực Nguyễn Du đã làm
tốt vai trò của một thi sĩ, ấy là dùng câu thơ, lời văn của mình thông qua sự sáng tạo cá nhân mang đến cho
người đọc những giá trị thẩm mĩ về tinh thần. Thế nhưng, trên thực tế, “Truyện Kiều” đã làm được điều mà
chính tác giả của nó không tưởng. Tác phẩm ấy đã “vượt lên tất cả bờ cõi và giới hạn”, trở thành “một tác phẩm
chung cho cả loài người”(Nam Cao). Bên cạnh việc là một tác phẩm thơ nằm trên giấy, “Truyện Kiều” còn
được người dân vận dụng với đời sống hằng ngày như một câu hò, lời ru, thậm chí còn được dân gian lưu
truyền trở thành một nét văn hóa tâm linh thông qua “Bói Kiều”. Không chỉ vậy, thi phẩm này còn được những
tác giả đời sau vận dụng như một nguồn tư liệu tham khảo của người đi trước để tạo nên những tác phẩm mới
của riêng họ. Truyện Kiều đi vào trang thơ của Tố Hữu: “Sông Lam nước chảy bên đồi/ Bỗng nghe trống giục
ba hồi gọi quân”…, đi vào trang thơ của Chế Lan Viên: “Gửi Kiều cho em năm đánh Mỹ”. Như vậy, “Truyện
Kiều” sau khi được trau chuốt kĩ lưỡng dưới ngòi bút Nguyễn Du đã trở nên tồn lại độc lập với ý đồ ban đầu
của tác giả trong đời sống văn học.

Tác phẩm – một thuật ngữ chỉ những văn bản đã được người nghệ sĩ hoàn thiện và đến tay độc giả. Mỗi tác
phẩm là một kết cấu riêng biệt vẫy gọi người đọc tìm đến. Nếu như tác giả mã hóa tác phẩm thông qua lăng
kính chủ quan của họ về những vấn đề xoay quanh đời sống thì độc giả chính là người sẽ giải mã những điều bí
ẩn ấy bằng sự sáng tạo và nhìn nhận riêng biệt. Trong quá trình tiếp nhận, độc giả liên tục cảm nhận, cấp thêm ý
nghĩa mới, từ đó tạo nên sự đồng sáng tạo trong văn học. Chính bởi thế mà tác phẩm sau khi đến với người đọc
sẽ có sức sống tự thân, mang cuộc đời riêng của mình và sống như một bản thể không chịu tác động của bất kì
điều gì. Tuy nhiên cũng vì vậy mà đôi khi có sự đồng sáng tạo mang đến những liên tưởng khác xa với dự kiến
ban đầu của nhà văn.

Một tác phẩm chân chính phải đi lên từ hiện thực, phản ánh hiện thực, nhà văn phải cúi xuống cảm cái vị mặn
của cuộc đời thì mới tạo nên được những trang văn, trang thơ bất hủ. Tác phẩm xuất phát từ cuộc sống bao giờ
cũng trở về với cuộc sống. Điểm đến cuối cùng phải là đích chân – thiện – mĩ, đạt đến đây là đạt đến chiều sâu
nhân bản, hướng về con người, vì con người.

Tác phẩm xuất phát từ cuộc sống và cũng trở về với cuộc sống. Tác phẩm đi sâu rộng vào hiện thực, xuất hiện
trong nhiều lĩnh vực (thường thức, ngoại giao, giáo dục…) dựa trên những nhu cầu đa dạng trong cuộc sống.

Tác phẩm được kế thừa, tiếp biến để làm chất liệu nghệ thuật, làm nguồn cảm hứng cho tác phẩm văn chương
khác, thậm chí cho tác phẩm thuộc các ngành nghệ thuật khác (hội họa, sân khấu, điện ảnh, âm nhạc…). Đây
chính là quy luật kế thừa và tiếp biến trong văn học nói riêng và trong sáng tạo nói chung. (Học sinh lấy dẫn
chứng để chứng minh)

Đánh giá: nhan đề đã chỉ ra được đặc trưng, quy luật của sáng tác: một khi tác phẩm đã hoàn thành, nó bắt đầu
cuộc sống tự thân, không phụ thuộc vào mong muốn của tác giả.

Chỉ những tác phẩm xây dựng được những điển hình nghệ thuật, chạm đến giá trị nhân sinh phổ quát, sâu sắc về
nội dung và độc đáo về hình thức… mới có được một đời sống riêng.

Để viết được tác phẩm có đời sống riêng, người viết cần có cái tâm để đào sâu, tìm tòi hiện thực cuộc sống và
hiện thực tâm hồn; cần cái tài để cách tân, sáng tạo các phương tiện biểu hiện độc đáo.

Để duy trì sức sống của tác phẩm, người đọc cần nâng cao năng lực thẩm mĩ để đồng điệu, đối thoại với tác giả;
cần có thiện chí để vận dụng tác phẩm vào đời sống một cách linh hoạt, thỏa đáng.

You might also like