C1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

LUẬT DOANH NGHIỆP

MÃ MÔN HỌC: E01118

Giảng viên: ThS. Nguyễn Hoàng Hằng


Bộ môn: Pháp luật Dân sự - Kinh tế
Email: nguyenhoanghang1@tdtu.edu.vn

1
TÓM TẮT NỘI DUNG MÔN HỌC
 Các vấn đề chung về pháp luật doanh nghiệp; quyền thành lập, quản lý, góp vốn vào doanh
nghiệp và thủ tục đăng ký doanh nghiệp;
 Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp;
 Các loại hình doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam;
 Tổ chức lại, giải thể DN.

BỐ CỤC CHƯƠNG TRÌNH


Chương 1: Khái quát về doanh nghiệp;
Chương 2: Doanh nghiệp tư nhân;
Chương 3: Công ty hợp danh;
Chương 4: Công ty trách nhiệm hữu hạn;
Chương 5: Công ty cổ phần;
Chương 6: Tổ chức lại, giải thể và phá sản
doanh nghiệp.

YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC


 Chuyên cần: Tham dự tối thiểu 80% số buổi lên lớp. Nghỉ học quá 20% số buổi lên lớp sẽ bị
cấm thi;
 Xây dựng kế hoạch học tập của môn học; thái độ nghiêm túc trong giờ học;
 Không sử dụng điện thoại trong lớp học, khi có việc thật sự cần thiết có thể xin phép GV ra
ngoài nghe điện thoại;

YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC (tt)


 Tham gia đầy đủ các hoạt động trên lớp; tích cực, tự giác phát biểu, trả lời câu hỏi hoặc
tranh luận về các tình huống liên quan đến môn học;
 Hoàn thành các bài tập về nhà;
 Đọc tài liệu bắt buộc và tham khảo theo hướng dẫn của giảng viên để mở rộng và nâng cao
kiến thức về môn học.

HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC


 Đánh giá quá trình (30%): Bài tập quá trình trên Elearning và trên lớp;
 Kiểm tra giữa kỳ (20%): Trắc nghiệm;
 Kiểm tra cuối kỳ (50%): Trắc nghiệm.

2
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP
NỘI DUNG CHƯƠNG 1:
 Khái quát về doanh nghiệp;
 Thành lập và đăng ký doanh nghiệp;
 Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp;
 Một số vấn đề pháp lý khác của doanh nghiệp.
MỤC TIÊU CHƯƠNG 1:
 Nắm vững khái niệm, đặc điểm doanh nghiệp;
 Nắm vững các tiêu chí phân loại doanh nghiệp;
 Nắm vững các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp;
 Vận dụng các quy định pháp luật để lập hồ sơ và thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
VĂN BẢN PHÁP LUẬT
 Luật Doanh nghiệp năm 2020;
 Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 về đăng ký doanh nghiệp;
 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16/3/2021 hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế
hoạch và Đầu tư ban hành.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Tạ Kiến Tường (2022), “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm
2020”, Tạp chí công thương, Số 18(1), tháng 8 năm 2022;
 Vũ Thị Bích Hải (2021), “Thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn có hai
thành viên từ một vụ việc thực tế”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội
 Việt Nam, Số 5 (397), tr. 65 – 73;
 Lê Thảo Nguyên (2020), “Một số rủi ro pháp lý từ quy định cho phép doanh nghiệp có nhiều người đại
diện theo pháp luật”, Tạp chí Pháp luật và thực tiễn, Trường Đại học Luật, Đại học Huế, 2020, Số 44, tr.
90-100;
 Nguyễn Thị Thu Trang (2018), “Lựa chọn ngành nghề kinh doanh dưới góc độ quyền tự do kinh doanh”,
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp, Số chuyên đề 2, trang 3 – 9.
 ThS. Nguyễn Mạnh Thắng, “Khái niệm và sự cần thiết áp dụng tập quán thương mại”, Tạp chí Nghiên
cứu lập pháp ngày 01/08/2014;
 TS. Trần Văn Biên (Viện Nhà nước và Pháp luật), “Hoàn thiện các quy định của Luật Thương mại năm
2005 để đảm bảo sự thống nhất với Bộ luật Dân sự năm 2015”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp ngày
01/7/2018;
 ThS. Lê Văn Tranh (Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh), “Thương nhân theo pháp luật thương mại
Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp ngày 05/11/2020.

3
I. KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP
I.1 Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp
Khái niệm: Khoản 10, Điều 4 LDN
 Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc
đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
 Chủ thể kinh doanh là một người (cá nhân) hay nhiều người (tổ chức) thực hiện hành vi trao
đổi mua bán (kinh doanh)

 Đặc điểm: 06 đặc điểm chính


 Doanh nghiệp là một tổ chức;
 Doanh nghiệp có tên riêng;
 Doanh nghiệp có tài sản;
 Doanh nghiệp có trụ sở giao dịch;
 Doanh nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật;
 DN nhằm mục đích kinh doanh.

a. Doanh nghiệp là tổ chức


DN là một tổ chức kinh tế:
 DN có tư cách pháp lý độc lập với người thành lập (chủ sở hữu DN);
 DN có các quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật;
 DN có cơ cấu tổ chức quản lý tùy theo loại hình doanh nghiệp và theo quy định pháp luật.

b. DN có tên riêng
 Tên riêng là cơ sở để nhận dạng doanh nghiệp, để phân biệt doanh nghiệp này với doanh
nghiệp khác;
 Tên doanh nghiệp do người thành lập quyết định, phải đáp ứng yêu cầu của pháp luật;
VD:
Tên tiếng việt: Công ty CP Sữa Việt Nam
Tên NN: VIETNAM DAIRY PRODUCTS JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: VINAMILK

Tên tiếng việt: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TRUNG NGUYÊN


Tên NN: TRUNG NGUYEN GROUP CORPORATION
Tên viết tắt: TNG

 Quy tắc đặt tên doanh nghiệp


 Tên DN có 2 thành tố bắt buộc (bộ phận chính cấu thành tên doanh nghiệp): Loại hình doanh
nghiệp và tên riêng (bảng chữ cái tiếng Việt; F, J, Z, W, chữ số, ký hiệu, phát âm được;
 Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp (Điều 39 LDN);
 Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (Điều 40 LDN).

 Tên DN không thuộc các trường hợp bị cấm:


 Tên trùng, tên gây nhầm lẫn (Điều 41, LDN)
 Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong
mỹ tục…
 Sử dụng tên cơ quan NN, tổ chức CTXH,…, trừ khi được chấp thuận…

4
c. DN có tài sản
 Tài sản của DN được hình thành dựa trên các nguồn:
+ Do chủ sở hữu đầu tư vốn, góp vốn (vốn điều lệ/vốn đầu tư);
+ Do DN tạo nên, tích lũy được (lợi nhuận giữ lại tái đầu tư…);
+ Do DN huy động (vốn vay).
 Tài sản là cơ sở để xác định năng lực hoạt động và chịu trách nhiệm của DN.

d. DN có trụ sở giao dịch


 Trụ sở chính là địa chỉ liên lạc của DN:
+ Đặt trên lãnh thổ Việt Nam;
+ Được xác định theo địa giới đơn vị hành chính;
+ Thông tin rõ ràng: Số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
 Trụ sở để giao dịch và xác định sự tồn tại của DN; phục vụ cho quản lý nhà nước.

e. DN phải đăng ký doanh nghiệp


 Đăng ký doanh nghiệp là bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp;
 Ý nghĩa của việc đăng ký doanh nghiệp:
+ Đối với quản lý nhà nước;
+ Đối với sự tồn tại hợp pháp của DN.
 Thủ tục đăng ký doanh nghiệp: LDN 2020; Nghị định 01/2021/NĐ-CP; luật chuyên ngành.

f. DN nhằm mục đích kinh doanh


 Chức năng của DN là kinh doanh
 Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư,
sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm
lợi nhuận (Khoản 21, Điều 4 LDN).

I.2. Phân loại doanh nghiệp


Có 03 tiêu chí phân loại chính
I.2.1. Căn cứ vào hình thức pháp lý của DN
 Công ty TNHH:
+ Công ty TNHH 1TV;
+ Công ty TNHH 2TV trở lên
 Công ty cổ phần;
 Công ty hợp danh;
 Doanh nghiệp tư nhân.

1.2.2. Căn cứ vào tư cách pháp nhân;


 DN có tư cách pháp nhân:
+ Công ty hợp danh;
+ Công ty TNHH;
+ Công ty cổ phần.
 DN không có tư cách pháp nhân: Doanh nghiệp tư nhân

1.2.3. Căn cứ vào chế độ trách nhiệm.


 DN có chủ sở hữu chịu chế độ trách nhiệm hữu hạn:
+ Công ty TNHH các loại; + Công ty cổ phần.
 DN có chủ sở hữu chịu chế độ trách nhiệm vô hạn:
+ Doanh nghiệp tư nhân;
+ Công ty hợp danh.

5
2. QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ THÀNH LẬP VÀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
2.1 Quyền thành lập, quản lý và góp vốn vào doanh nghiệp;
 Mọi tổ chức, cá nhân có quyền thành lập, quản lý và góp vốn vào DN trừ những đối tượng bị
pháp luật cấm thành lập, góp vốn;
 Pháp luật có sự phân biệt rõ ràng quyền thành lập, quản lý DN và quyền góp vốn vào DN, từ đó
xác định phạm vi, đối tượng cấm khác nhau.
 Người thành lập doanh nghiệp là cá nhân, tổ chức thành lập hoặc góp vốn để thành lập doanh
nghiệp (Khoản 25, Điều 4 LDN);
 Người quản lý doanh nghiệp là người quản lýdoanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao
gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên
Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị,
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ
công ty. (Khoản 24, Điều 4 LDN);

2.1.1. Quyền thành lập, quản lý DN


 Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam trừ những đối tượng
bị cấm thành lập và quản lý DN (khoản 2, Điều 17 LDN).
 Những đối tượng không được thành lập và quản lý DN:
➢ Nhóm đối tượng liên quan đến tài sản Nhà nước;
➢ Nhóm đối tượng thực thi nhiệm vụ của Nhà nước;
➢ Nhóm đối tượng không đủ NLHV để chịu trách nhiệm;
➢ Nhóm đối tượng đang bị tước một số quyền công dân do vi phạm pháp luật;
➢ Tổ chức không có TCPN; tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động
trong một số lĩnh vực nhất định.

2.1.2. Quyền góp vốn vào doanh nghiệp


 Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập
công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập (Khoản 18, Điều 4 LDN).
 Những đối tượng có quyền góp vốn vào DN (khoản 3, Điều 17 LDN);
➢ Tài sản góp vốn vào DN (Điều 34 LDN);
➢ Định giá tài sản góp vốn;
➢ Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn (Điều 35 LDN).
 Những đối tượng không có quyền góp vốn vào DN:
➢ Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào
doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
➢ Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức,
Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.

 Tài sản góp vốn vào DN (Điều 34 LDN)


 Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng;
 Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định
giá được bằng Đồng Việt Nam.

 Định giá tài sản góp vốn (Điều 36 LDN)


 Loại tài sản phải định giá;

6
 Chủ thể định giá;
 Nguyên tắc định giá;
 Hậu quả pháp lý của việc định giá “khống”
 Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn (Điều 35 LDN)
 Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất;
 Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu;

Lưu ý: Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ DNTN không phải làm thủ tục
chuyển quyền sở hữu cho DN.

2.2. Ngành nghề kinh doanh


 DN có quyền tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm (Khoản 1, Điều 7 LDN);
 Ngành nghề kinh doanh được chia thành 03 nhóm: Các ngành, nghề bị cấm; ngành, nghề kinh
doanh có điều kiện và ngành, nghề được tự do kinh doanh.
 Ngành, nghề bị cấm đầu tư kinh doanh (Điều 6 Luật đầu tư 2020):
 Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (Điều 6 Luật đầu tư 2020):
+ Điều kiện về vốn pháp định (vốn điều lệ tối thiểu);
+ Điều kiện về chuyên môn;
+ Điều kiện về cơ sở vật chất, bảo vệ môi trường...
 Ngành, nghề tự do kinh doanh

2.3. Trình tự, thủ tục đăng ký DN


2.3.1. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
 Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
 Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định PL;
 Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
 Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

2.3.2. Thủ tục đăng ký doanh nghiệp.


1. Lập và nộp hồ sơ ĐKDN;
2. Cơ quan ĐKDN nhận và thẩm tra hồ sơ;
3. Cấp giấy chứng nhận ĐKDN;
4. Công bố nội dung ĐKDN;

 Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp


 Hồ sơ đăng ký DN là cơ sở thông tin cơ bản về DN;
 Thành phần của Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (Điều 19 đến Điều 22 LDN và NĐ 01/2021)

 Cơ quan đăng ký doanh nghiệp


 Cơ quan có thẩm quyền ĐKDN: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư cấp
tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
 Cơ quan ĐKDN thẩm tra tính hợp lệ của hồ sơ.

3. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp


3.1. Quyền của doanh nghiệp (Điều 7 LDN);
 Nhóm quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh;
➢ Nhóm quyền về tài sản;
➢ Nhóm quyền tổ chức, quản lý doanh nghiệp;
➢ Các quyền khác.

7
3.2. Nghĩa vụ của doanh nghiệp (Điều 8 LDN).
 Nhóm nghĩa vụ liên quan đến lĩnh vực, ngành nghề KD;
➢ Nhóm nghĩa vụ liên quan đến tài chính; kế toán, thống kê;
➢ Nhóm nghĩa vụ liên quan đến sở hữu trí tuệ;
➢ Nhóm nghĩa vụ liên quan đến sử dụng lao động.
➢ Các nghĩa vụ khác.

4. Một số vấn đề pháp lý khác


4.1. Dấu của doanh nghiệp
 Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số;
➢ DN quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu...;
➢ DN sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.

4.2. Người đại diện của doanh nghiệp


 DN phải có người đại diện:
+ Người đại diện theo pháp luật của DN (Điều 12 LDN):
+ Người đại diện theo ủy quyền: (Điều 14, Điều 15 LDN)
 Số lượng người đại diện ???

4.3. Chi nhánh, văn phòng đại diện


 Chi nhánh của doanh nghiệp:
+ Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp;
+ Nhiệm vụ của chi nhánh: Thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của DN
 Văn phòng đại diện của DN:
+ VPĐD là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp;
+ Nhiệm vụ: Đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của DN và bảo vệ các lợi ích đó, VPĐD không
thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.

You might also like