Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Mâu thuẫn chung trong công thức chung của tư bản:

- Xét trong lưu thông, trao đổi hàng hóa chủ yếu dựa theo nguyên tắc ngang
giá tức là T=T’ nên không tạo ra giá trị thặng dư. Trao đổi không ngang giá
chỉ là tạm thời và không phổ biến: Trường hợp giá cả lớn hơn giá trị (lợi ích
thuộc về người sản xuất), người bán đắt hơn nhưng cũng không tạo ra delta
T vì người bán cũng là người mua trong một giao dịch khác. Trường hợp giá
cả nhỏ hơn giá trị (lợi ích thuộc về người mua), người mua với giá cả rẻ hơn
nhưng cũng không tạo ra delta T vì người mua cũng là người bán trong một
giao dịch khác. Một trường hợp có delta T là việc mua rẻ, bán đắt. Tuy nhiên
việc này chỉ lí giải trên một phạm vi nhóm người mà không phải phạm vi
toàn xã hội vì cái người này được lợi chính là phần thiệt hại của đối tác. Như
vậy, xét trên phạm vi toàn xã hội, tổng giá trị không đổi và trao đổi ngang
giá cũng không tạo ra delta T. Do đó, trong lưu thông không tạo ra giá trị
thặng dư trên toàn bộ xã hội.
- Xét ngoài lưu thông, tiền ngoài lưu thông không thể tự gia tăng giá trị. Hàng
ngoài lưu thông có hàng cất trữ và hàng tiêu dùng. Hàng cất trữ thường có
giá trị bị giảm theo thời gian. Hàng tiêu dùng bao gồm tư liệu sản xuất và tư
liệu sinh hoạt. Trong sản xuất, tư liệu sản xuất không làm tăng thêm giá trị.
Trong tiêu dùng, tư liệu được sở hữu cá nhân và tiêu dùng cũng không tăng
thêm giá trị. Do đó, ngoài lưu thông hàng hóa cũng không xuất hiện giá trị
thặng dư.
- Như vậy, tư bản không xuất hiện trong lưu thông, cũng không xuất hiện
ngoài lưu thông. Nó là một sự xuất hiện đồng thời trong cả lưu thông và
ngoài lưu thông.
Hàng hóa sức lao động:
- Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực của người lao động được sử funjg
để sản xuất ra sản phẩm. Hàng hóa sức lao động chỉ ra đời khi có đủ hai điều
kiện:
1. Người lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ sức lao động của
mình và có thể bán sức lao động của mình như một loại hàng hóa.
2. Người lao động phải bị tước đoạt toàn bộ tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu
dùng, trở thành vô sản, phải bán sức lao động để tồn tại.
- Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động:
1. Giá trị hàng hóa:
Giá trị hàng hóa sức lao động chính là hao phí lao động xã hội cần thiết để tạo ra
sức lao động, tiêu dùng tư liệu sinh hoạt nhất định để đáp ứng nhu cầu vật chất và
tinh thần.
Giá trị hàng hóa sức lao động là giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết cho bản thân
người lao động, giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết cho gia đình người lao động và
phí đào tạo người lao động. Giá trị hàng hóa sức lao động mang tính tinh thần và
tính lịch sử.
2. Giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động
- Chỉ được thể hiện trong quá trình tiêu dùng sức lao động. Quá trình đó là quá
trình sản xuất ra một loại hàng hóa nào đó, đồng thời tạo ra giá trị mới v + m lớn
hơn giá trị bản thân hàng hóa sức lao động v. Phần lớn hơn m đó chính là giá trị
thặng dư bị tư bản chiếm đoạt. Như vậy, giá trị sử fungj của hàng hóa sức lao động
có tính chất đặc biệt, là nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư. Đó là chìa khóa để giải
quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản. Hàng hóa sức lao động là hàng
hóa duy nhất khi tiêu dùng có thể gia tăng thêm gái trị, là nguồn gốc tạo ra giá trị
thặng dư.

Sức lao động là toàn bộ thể lực và trí lực của con người lao động được sử dụng để
sản xuất tạo ra sản phẩm. Hàng hóa sức lao động chỉ được ra đời khi có đủ hai điều
kiện:
1. Người lao động được tư do về thân thể, làm chủ sức lao động của mình và
có thể bán sức lao động của mình như một loại hàng hóa.
2. Người lao động phải bị tước đoạt toàn bộ tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng,
trở thành vô sản, phải bán sức lao động của mình để kiếm sống.
Hàng hóa sức lao động có hai thuộc tính:
- Giá trị hàng hóa sức lao động: chính là lao động xã hội cần thiết để tạo ra
sức lao động, tiêu dùng tư liệu sinh hoạt nhất định để đáp ứng nhu cầu vật
chất và tinh thần.
- Giá trị hàng hóa sức lao động là giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết cho người
lao động, giá rị tư liệu sinh hoạt cần thiết cho gia đình người lao động, phí
đào tạo lao động.
- Giá trị hàng hóa sức lao động mang tính tinh thần và tính lịch sử.
- Giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động: chỉ được thể hiện trong quá trình tiêu
dùng sức lao động. Quá trình đó là quá trình sản xuất ra một hàng hóa nào
đó, đồng thời tạo ra giá trị mới v + m lớn hơn giá trị bản thân hàng hóa sức
lao động v. Phần lớn hơn m chính là giá trị thặng dư bị tư bản chiếm đoạt.
Như vậy, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính chất đặc biệt, là
nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư. Đó là chìa khóa để giải thích cho mâu
thuẫn trong công thức chung của tư bản.
- Hàng hóa sức lao động là hàng hóa duy nhất khi tiêu dùng có thể gia tăng
thêm giá trị, là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư.

Sản xuất ra giá trị thặng dư


Khái quát đặc trưng sản xuất TBCN:
- SX TBCN là sản xuất hàng hóa theo quy mô lớn. Đó là sự kết hợp giữa ba
quá trình sản xuất: sản xuất ra giá trị, sản xuất ra giá trị sử dụng và sản xuất
ra giá trị thặng dư (đây là mục đích tuyệt đối của TBCN)
- Sản xuất tư bản chủ nghĩa = tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của nhà tư bản +
sức lao động làm thuê. Có các đặc điểm:
+ công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản
+ sản phẩm được làm ra thuộc sở hữu của nhà tư bản, chứ không thuộc về
công nhân

Tiền công
- Danh nghĩa: là số tiền mà người lao động nhận được nhờ kết quả lao động
của mình.
- Thực tế: số TLSH mua được nhờ tiền công danh nghĩa.
- Tiền công danh nghĩa chịu sự tác động của các nhân tố: mức độ phức tạp của
lao động. Khi tiền công danh nghĩa có xu hướng tăng, giá cả hàng hóa tăng,
tiền công thực tế giảm.

Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư, hai phương pháp sản xuất giá trị thặng
dư, giá trị thặng dư siêu ngạch
Sản xuất tư bản chủ nghĩa là quá trình sản xuất hàng hóa theo quy mô lớn.
Đó là sự kết hợp của ba quá trình: sản xuất giá trị sử dụng, sản xuất giá trị và
sản xuất giá trị thặng dư (mục đích tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản)

Sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự kết hợp giữa tư liệu sản xuất của nhà tư bản
và sức lao động của người lao động làm thuê, có đặc điểm là một công nhân
làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản, hai là sản phẩm người lao động
tạo ra thuộc sở hữu của nhà tư bản chứ không phải của người lao động.

Giả định nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư là trao đổi ngang giá
và điều kiến sản xuất thuộc mức trung bình trong xã hội.

KL: giá trị thặng dư chính là một phần giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao
động do công nhân làm thuê tạo ra nhưng bị nhà tư bản chiếm đoạt.

Qua nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư, ta có 3 kết luận:
- Thứ nhất, giá trị sản phẩm có hai phần: giá trị cũ là phần giá trị của tư liệu
sản xuất như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, được bảo tồn chuyển sang
sản phẩm và giá trị mới là giá trị do sức lao động tạo ra. Giá trị sản phẩm
bằng tổng giá trị cũ và giá trị mới.
- Tư bản bất biến c: bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất mà
giá trị được lao động cụ thể của công nhân làm thuê bảo tồn và chuyển
nguyên vẹn vào đổi trong quá trình sản xuất. giá trị không biến c bao gồm c1
máy móc thiết bị nhà xưởng và c2 nguyên liệu nhiên liệu.
- Tư bản khả biến v: bộ phận tư bản khả biến thành

You might also like