Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 41

Ket-noi.

com kho tài liệu miễn phí

LỜI NÓI ĐẦU


Trải qua từng giai đoạn tồn tại và phát triển, con người đã có ý thức tự thích
nghi với môi trường sống. Ý thức được việc phải tạo ra điều hòa không khí xung
quanh mình – mùa đông thì sưởi ấm, mùa hạ thì thông gió tự nhiên hoặc cưỡng bức.
Ngày nay, điều hòa tiện nghi không thể thiếu trong các tòa nhà, khách sạn, văn
phòng, nhà hàng, các dịch vụ du lịch, văn hóa, y tế…mà còn trong cả các phương
tiện đi lại như ôtô, tàu hỏa, tàu thủy…
Kể từ khi chiếc xe ôtô đầu tiên ra đời, theo thời gian để đáp nhu cầu cuộc sống
của con người những chiếc xe ôtô ra đời sau này ngày một tiện nghi hơn, hoàn thiện
hơn, và hiện đại hơn. Một trong những tiện nghi phổ biến là hệ thống điều hòa không
khí trong ôtô. Đây là một hệ thống mang tính hiện đại và công nghệ cao.
Được sự đồng ý của bộ môn, em đã được giao thực hiện chuyên đề tốt nghiệp với đề
tài : “ CHẨN ĐOÁN , BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
TRÊN XE TOYOTA VIOS”, với các nội dung :
Nội dung của chuyên đề tốt nghiệp gồm :
Chương 1: Tổng quan về đề tài điều hòa không khí trên xe toyota vios .
Chương 2 : Phân tích kết cấu của hệ thống điều hòa không khí .
Chương 3 : Chẩn Đoán,Bảo Dưỡng hệ thống điều hòa không khí
Chương 4 : Kết Luận và kiến nghị.

Trong quá trình thực hiện chuyên đề, em được thầy giáo Nguyễn Văn hiệp đã tận
tình giúp đỡ, chỉ bảo, tạo điều kiện thuận lợi về mặt tinh thần cũng như trang thiết
bị và tài liệu nghiên cứu. Bên cạnh dó là sự giúp đỡ hết sức quý báu của các thầy
trong khoa cơ khí Trường Đại Học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải đã hỗ trợ
để em có thể hoàn thành tốt nhất chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Luận văn đã hoàn thành. Song, do khả năng còn nhiều hạn chế, thời gian thực hiện
có hạn, và vì một số lý do khách quan, nên chắc chắn không thể tránh khỏi những sự
sai sót. Rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý của các quí thầy cô và các bạn
sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày ... tháng ... năm 2014


Sinh viên thực hiện

SVTH: TRẦN VĂN CHUNG 1 Lớp 62CCOTO3


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI


Điều hòa không khí là một hệ thống quan trọng trên xe. Nó điều khiển nhiệt
độ và tuần hoàn không khí trong xe giúp cho hành khách trên xe cảm thấy dễ chịu
trong những ngày nắng nóng mà còn giúp giữ độ ẩm và lọc sạch không khí. Ngày nay,
điều hòa không khí trên xe còn có thể hoạt động một cách tự động nhờ các cảm biến
và các ECU điều khiển. Điều hoà không khí cũng giúp loại bỏ các chất cản trở tầm
nhìn như sương mù, băng đọng trên mặt trong của kính xe.
Để làm ấm không khí đi qua, hệ thống điều hòa không khí sử dụng ngay két
nước như một két sưởi ấm. Két sưởi lấy nước làm mát động cơ đã được hâm nóng bởi
động cơ và dùng nhiệt này để làm nóng không khí nhờ một quạt thổi vào xe, vì vậy
nhiệt độ của két sưởi là thấp cho đến khi nước làm mát nóng lên. Do đó ngay sau khi
động cơ khởi động két sưởi không làm việc.
Để làm mát không khí trong xe, hệ thống điện lạnh ô tô hoạt động theo một chu
trình khép kín. Máy nén đẩy môi chất ở thế khí có nhiệt độ cao áp suất cao đi vào giàn
ngưng. Ở giàn ngưng môi chất chuyển từ thể khí sang thể lỏng. Môi chất ở dạng lỏng
này chảy vào bình chứa (bình sấy khô). Bình này chứa và lọc môi chất. Môi chất lỏng
sau khi đã được lọc chảy qua van giãn nở, van giãn nở này chuyển môi chất lỏng thành
hỗn hợp khí - lỏng có áp suất và nhiệt độ thấp. Môi chất dạng khí - lỏng có nhiệt độ
thấp này chảy tới giàn lạnh. Quá trình bay hơi chất lỏng trong giàn lạnh sẽ lấy nhiệt
của không khí chạy qua giàn lạnh. Tất cả môi chất lỏng được chuyển thành hơi trong
giàn lạnh và chỉ có môi chất ở thể hơi vừa được gia nhiệt đi vào máy nén và quá trình
được lặp lại như trước.

SVTH: TRẦN VĂN CHUNG 2 Lớp 62CCOTO3


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA XE TOYOTA VIOS


Hộp số truyền động
Hộp số : 5 số sàn
Hãng sản xuất : TOYOTA
Vios
Động cơ
Loại động cơ : 1.5 lít
Kiểu động cơ : 4 xy lanh, thẳng hàng, 16 van, DOHC-VVT-i
Dung tích xi lanh (cc) : 1497cc
Loại xe : Sedan
Nhiên liệu
Loại nhiên liệu : Xăng không chì
Kích thước, trọng lượng
Dài (mm) : 4300mm
Rộng (mm) : 1700mm
Cao (mm) : 1460mm
Chiều dài cơ sở (mm) : 2550mm
Chiều rộng cơ sở trước/sau : 1480/1470 mm
Trọng lượng không tải (kg) : 1075kg
Dung tích bình nhiên liệu 42lít
(lít) :
Cửa, chỗ ngồi
Số cửa : 4cửa
Số chỗ ngồi : 5chỗ

SVTH: TRẦN VĂN CHUNG 3 Lớp 62CCOTO3


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

1.1. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại của hệ thống điều hòa không khí.
1.1.1. Nhiệm vụ.
Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô là một hệ thống đảm bảo chất lượng
không khí bên trong ô tô nhằm duy trì điều kiện khí hậu trong ô tô thích hợp với sức
khỏe con người. Hệ thống bao gồm các chức năng : tăng nhiệt độ (chế độ sưởi ấm),
giảm nhiệt độ (chế độ làm lạnh) , thông gió , hút ẩm.
Tùy theo độ lớn của không gian, mức độ phức tạp yêu cầu của ô to mà kết cấy hệ
thóng điều hòa không khí phức tạp hay đơn giản, có đầy đủ hay có một số các chức
năng kể trên .
Chỉ tiêu tối ưu của môi trường bên trong : nhiệt độ 18 đến 22 độ C, độ ẩm 40 đến 60%
; tốc độ thông gió 0.1 đến 0.4 m/s , lượng bụ nhỏ hơn 0.001 g/m^3.
1.1.2. Yêu cầu.
- Không khí trong khoang hành khách phải lạnh.
- Không khí phải sạch.
- Không khí lạnh phải được lan truyền khắp khoang hành khách.
- Không khí lạnh khô (không có độ ẩm)
1.1.3. Phân loại.
1.1.3.1 Phân loại theo vị trí lắp đặt điều hòa không khí.
a. Kiểu Táplô.
Ở kiểu này, điều hòa không khí thường được gắn ở bảng táplô.
Đặc điểm của loại này là không khí lạnh từ cụm điều hòa được thổi thẳng đến
mặt trước người lái nên hiệu quả làm lạnh có cảm giác hơn so với công suất của cụm
điều hòa, cửa ra không khí lạnh được điều chỉnh bởi bản thân người lái nên người lái
có thể cảm nhận được hiệu quả làm lạnh.

Hình 1.1 Điều hòa không khí kiểu Táplô.

b. Kiểu khoang hành lý.


Ở kiểu này cụm điều hòa không khí đặt ở cốp sau xe. Cửa ra và cửa vào của

SVTH: TRẦN VĂN CHUNG 4 Lớp 62CCOTO3


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

khí lạnh được đặt ở lưng ghế sau.


Do cụm điều hòa gắn ở cốp sau nơi có khoảng trống lớn nên điều hòa kiểu này có
ưu điểm của một bộ điều hòa với công suất giàn lạnh lớn và có công suất làm lạnh dự
trữ.

Hình 1. 2 Điều hòa không khí kiểu khoang hành lý.


c. Kiểu kép.
Khí lạnh được thổi ra từ phía sau và phía trước bên trong xe. Đặc tính làm lạnh bên
trong xe rất tốt, phân bố nhiệt độ bên trong xe đồng đều hơn, tạo môi trường vi khí
hậu dễ chịu trong xe.

Hình 1.3 Điều hòa không khí kiểu kiểu kép


1.1.3.2. Phân loại theo chức năng.
Do chức năng và tính năng cần có của hệ thống điều hòa khác nhau, tùy theo
môi trường tự nhiên và quốc gia sử dụng. Điều hòa có thể chia thành 2 loại tùy theo
tính năng của nó.
-Loại đơn.
Loại này bao gồm một bộ thông gió được nối hoặc với bộ sưởi hoặc với hệ thống
lạnh chỉ dùng để sưởi hoặc để làm lạnh.

Hình 1. 4 Hệ thống điều hòa không khí loại đơn.

SVTH: TRẦN VĂN CHUNG 5 Lớp 62CCOTO3


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

1.1.3.3. Bộ ly hợp điện từ trên xe toyota vios.


- Cấu tạo:
Tất cả các máy nén của hệ thống lạnh trên ôtô đều được trang bị bộ ly hợp kiểu điện
từ.
Khi động cơ hoạt động, pulley máy nén quay theo nhưng trục máy vẫn đứng yên cho
đến khi bật công tắc A/C, bộ ly hợp điện từ sẽ khớp với pulley vào trục của máy nén
cho trục khuỷu động cơ dẫn động.

Hình 1. 5 Cấu tạo ly hợp điện từ


Khi bật công tắc máy lạnh A/C, dòng điện chạy qua cuộn dây của bộ ly hợp
điện từ và sinh ra từ trường lớn. Lực điện từ kéo ly hợp vào pulley và nối chặt chúng
lại với nhau và trục của máy nén quay cùng với pulley của máy nén.
− Hoạt động:
Khi động cơ hoạt động, puly quay theo do nó được nối với trục khuỷu nhờ dây đai dẫn
động, nhưng máy nén chưa hoạt động do ly hợp từ chưa đóng. Khi bật công tắc hệ
thống điều hòa không khí, bộ điều khiển cấp dòng cho stato. Lực điện từ sẽ hút đĩa
ép và kéo đĩa ép ép lên bề mặt ma sát của puly.
1.1.3.4. Thiết bị ngưng tụ (giàn nóng) trên xe toyota vios.
a. Chức năng của bộ ngưng tụ.
Công dụng của bộ ngưng tụ là làm cho môi chất lạnh ở thể hơi dưới áp suất và
nhiệt độ cao, từ máy nén bơm đến, ngưng tụ thành thể lỏng .
b. Cấu tạo.
Bộ ngưng tụ được cấu tạo bằng một ống kim loại dài uốn cong thành nhiều hình
chữ U nối tiếp nhau, xuyên qua vô số cánh tản nhiệt mỏng. Các cánh tỏa nhiệt bám sát
quanh ống kim loại. Kiểu thiết kế này làm cho bộ ngưng tụ có diện tích tỏa nhiệt tối đa
và không gian chiếm chỗ là tối thiểu

SVTH: TRẦN VĂN CHUNG 6 Lớp 62CCOTO3


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Hình 1.6 Cấu tạo của giàn nóng (Bộ ngưng tụ)
1. Giàn nóng 6. Môi chất giàn nóng ra
2. Cửa vào 7. Không khí lạnh
3. Khí nóng 8. Quạt giàn nóng
4. Đầu từ máy nén đến 9. Ống dẫn chữ U
5. Cửa ra 10. Cánh tản nhiệt
c. Nguyên lý hoạt động.
Hoạt động của dàn nóng gồm các bước:
* Bước 1: Không khí có nhiệt độ bình thường được quạt giàn ngưng hút thổi
vào giàn ngưng.
* Bước 2: Tại dàn ngưng các lá tản nhiệt trao đổi năng lượng với không khí.
* Bước 3: Môi chất đi qua dàn ngưng và trở về áp suất, nhiệt độ bão hòa.
Môi chất sẽ chuyển từ dạng hơi về dạng lỏng.
1.1.3.5. Bình lọc và hút ẩm trên xe toyota vios.
Bình lọc và hút ẩm có vỏ làm bằng kim loại, bên trong có lưới lọc và túi chứa
chất khử ẩm (desicant). Chất khử ẩm là một vật liệu có đặc tính hút ẩm lẫn trong môi
chất rất tốt như oxyt nhôm, silica alumina và chất silicagel.

Hình 1.7 Cấu tạo bình lọc-bình hút ẩm

SVTH: TRẦN VĂN CHUNG 7 Lớp 62CCOTO3


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Trên bình lọc có trang bị van an toàn, van này mở khi áp suất trong bình lọc
tăng lên đột ngột vì nguyên nhân nào đó. Sau khi môi chất được khử ẩm sẽ đi đến van
tiết lưu.
Một số loại hệ thống lạnh có bình khử nước được lắp giữa bình lọc, hút ẩm và van tiết
lưu. Bình khử nước một lần nữa hút sạch hơi nước còn sót lại trong môi chất lạnh có
tác dụng bảo vệ van tiết lưu không bị đóng băng. Ngoài ra phần trên của bình lọc có bộ
phận làm bằng kính trong suốt giúp cho quá trình quan sát, kiểm tra tình trạng của môi
chất lạnh.
Một số loại có lắp cảm biến áp suất trên bình lọc. Tín hiệu áp suất cao của môi chất
được chuyển thành tín hiệu điện áp báo về cho ECU để điều khiển tốc độ quạt và máy
nén.
1.1.3.6. Van tiết lưu (expansion valve) trên xe toyota vios.
Van tiết lưu được lắp giữa bộ bốc hơi và bình lọc có tác dụng:
- Phối hợp với cảm biến nhiệt độ để điều khiển lưu lượng của môi chất lạnh và nhiệt
độ của giàn lạnh.
- Giảm áp suất môi chất sau khi đi qua van tiết lưu.
Thông thường van tiết lưu có hai loại: loại hộp và loại dạng kim (hay loại thường).

Hình 1. 8 Cấu tạo van tiết lưu


1.1.3.7. Bộ bốc hơi (evaporator) hay giàn lạnh trên xe toyota vios.
Môi chất sau khi qua van tiết lưu làm áp suất giảm nhanh, nhiệt nhận vào trong
quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí này. Môi chất lạnh được dẫn đến giàn lạnh
nhờ các ống xếp thành hình chữ U cùng với các cánh tản nhiệt. Tại đây, nhiệt độ thấp
của giàn lạnh được dẫn ra ngoài bởi quạt giàn lạnh.

SVTH: TRẦN VĂN CHUNG 8 Lớp 62CCOTO3


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Hình 1.9. Cấu tạo giàn lạnh


Ở một số nước nhiệt độ thấp, giàn lạnh có hai nhiệt điện trở, một cho thiết bị
chống đóng băng, một đóng vai trò là cảm biến giàn lạnh. Cảm biến giàn lạnh phát
hiện nhiệt độ khí đi qua giàn lạnh và chỉ dùng cho hệ thống điều hòa không khí tự
động điều khiển bằng bộ vi xử lý.
Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh trên xe toyota vios
Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh là một nhiệt điện trở được lắp ở giàn lạnh để phát
hiện nhiệt độ của không khí khi đi qua giàn lạnh.
Nó được dùng để ngăn chặn đóng băng bề mặt giàn lạnh, điều khiển nhiệt độ và
điều khiển luồng khí trong thời gian quá độ.

Hình 1.10 Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh.


1.1.3.8. Van tiết lưu hay van giãn nở trên xe toyota vios.
Ga lỏng sau khi đi qua bình chứa/hút ẩm được phun ra từ một van tiết lưu
làm cho ga lỏng giãn nở đột ngột và biến thành dạng sương mù có áp suất và nhiệt độ
thấp.
Điều chỉnh lượng ga cấp cho giàn lạnh dựa trên tải làm mát để tạo hiệu quả làm lạnh
cực đại tại mọi thời điểm. Kết quả là ga lỏng liên tục biến thành trạng thái khí ở cửa ra
của giàn lạnh mà không phụ thuộc vào tải lạnh và tốc độ máy nén.
Phân loại van giãn nở:
− Van giãn nở áp suất không đổi.
− Van giãn nở kiểu nhiệt.
Hoạt động:

SVTH: TRẦN VĂN CHUNG 9 Lớp 62CCOTO3


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Hình 1.11 Hoạt động của van giãn nở.


Lượng ga đi vào van giãn nở sau khi đã được hóa lỏng trong giàn nóng được
quyết định bởi dịch chuyển của chuyển động thẳng đứng của van, phụ thuộc vào sự
chênh lệch giữa áp suất bay hơi Pf bên trong ống cảm biến nhiệt và tổng của áp suất Ps
và Pe, trong đó Ps là áp suất giữ tạo bởi lò xo nén và Pe là áp suất bay hơi bên trong
giàn lạnh.
Khi tải làm lạnh lớn, nhiệt độ của khí ga ở cửa ra của giàn lạnh sẽ cao. Do đó, nhiệt
độ và áp suất trong ống cảm biến nhiệt sẽ cao nên van bị ấn xuống làm cho một lượng
ga lớn tuần hoàn trong hệ thống. Ngược lại, khi tải lạnh nhỏ, sẽ xảy ra tác động ngược
lại làm cho một lượng ga ít lưu thông trong hệ thống.
Van giãn nở nhiệt có hai kiểu, phụ thuộc vào vị trí đo áp suất bay hơi trong giàn lạnh.
Cả hai đều có cùng nguyên lý hoạt động.
− Kiểu cân bằng trong.
− Kiểu cân bằng ngoài.
1.1.3.9. Môi chất làm lạnh sử dụng trong hệ thống điều hòa không khí ôtô
trên xe toyota vios.
Các ôtô đời cũ sử dụng môi chất R-12 (Freon 12). Môi chất lạnh R12 gây ảnh
hưởng đến tầng ozôn bao xung quanh trái đất.
Các ôtô ngày nay sử dụng môi chất R-134a (H-FKW 134a). Đây là môi chất dạng khí,
không màu, mùi ête nhẹ, nhiệt độ sôi là 26,5oC và ít gay hại cho tần ozôn.
Trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa không được dùng lẫn môi chất này với môi chất
kia. Nếu không sẽ gây hư hỏng cho hệ thống lạnh. Đồng thời, không nên dùng dầu bôi
trơn của máy nén cho hệ thống R12 cho hệ thống R134a vì đặc tính hai môi chất này
hoàn toàn khác nhau.
* An toàn khi sử dụng môi chất lạnh:
Môi chất lạnh trong hệ thống lạnh trên ôtô không gây cháy hay nổ nhưng cũng cần
phải chú ý các vấn đề sau:

SVTH: TRẦN VĂN CHUNG 10 Lớp 62CCOTO3


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

- Tránh tiếp xúc trực tiếp với môi chất lạnh và phải sử dụng dụng cụ bảo hộ.
- Không rửa hay làm sạch bằng hơi nóng hay gió nén, chỉ sử dụng Nitơ để làm
sạch.
- Môi chất lạnh ở nhiệt độ thường thì không độc, tuy nhiên nếu tiếp xúc với
ngọn lửa hoặc nhiệt độ cao thì sẽ phân hủy thành Clohydric và Flohydric ảnh hưởng
đến sức khỏe.
- Không nên đặt bình chứa môi chất lạnh ngoài nắng quá lâu hoặc nơi có nguồn
nhiệt cao.
- Khi hệ thống điều hòa có hư hỏng hoặckhông kín (ví dụ như xe bị nạn) thì
phải tắt hệ thống lạnh ngay, nếu không máy nén sẽ thiếu làm mát và bôi trơn sẽ dẫn
đến hư hỏng.

SVTH: TRẦN VĂN CHUNG 11 Lớp 62CCOTO3


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT CẤU TỔNG THÀNH HỆ


THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ
2.1. Kết cấu, nguyên lý làm việc của hệ thống điều hòa không khí trên xe
toyota vios.
2.1.1 Kết cấu.
Sơ đồ hệ thống điều hòa không khí tự động trên xe toyota vios

Hình 2.1 Hệ thống điều khiển bằng điện tử


1. Công tắc điều hòa 6. Công tắc nhiệt độ
2. Van xả áp suất cao của máy nén 7. Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh
3. Quạt tản nhiệt giàn nóng 8. Ống thổi gió sạch
4. Công tắc ngắt áp suất của điều hòa 9. Bộ điều khiển
5. Cảm biến nhiệt độ 10. Bu ly máy nén
Chu trình hoạt động của hệ thống điều hòa không khí trên xe toyota vios
Quạt thổi không khí lạnh (blower), Van tiết lưu (expansion valve), Giàn lạnh
(avaporization), Giàn nóng (condenser), Máy nén (compressor), Ly hợp điện từ của
máy nén ( compressor magnetic clutch), Lọc ga (receiver-drier), Cảm biến nhiệt độ
(temperature sensing bulb), Bộ điều chỉnh nhiệt (thermostat).
- Chu trình của máy lạnh bao gồm 4 quá trình:
+ Nén (compression)
+ Ngưng tụ (condensation)
+ Giản nở (expansion)
+ Bốc hơi (vaporization)

SVTH: TRẦN VĂN CHUNG 12 Lớp 62CCOTO3


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Hình 2.2Chu trình hoạt động của hệ thống lạnh


- Hoạt động của hệ thống lạnh trên ôtô:
Khi động cơ đang hoạt động và đóng mạch điện điều khiển ly hợp điện từ, máy
nén hoạt động và chất làm lạnh được dẫn đến bình ngưng tụ (giàn nóng) nhờ máy nén.
Ở đây, chất làm lạnh chuyển sang thể lỏng, nhã nhiệt ra ngoài không khí và được làm
mát nhờ quạt làm mát.
Sau khi qua giàn nóng, chất làm lạnh được đẩy qua van tiết lưu. Chất làm lạnh
qua nơi có tiết diện thu hẹp (van tiết lưu) nên gây giảm áp suất sau van tiết lưu (drop
pression).
Chất làm lạnh lại được đưa vào giàn bốc hơi (giàn lạnh) và hấp thụ nhiệt. Nhiệt
di chuyển từ khoang hành khách đến giàn lạnh và đi vào môi chất làm lạnh.
Sự hấp thụ nhiệt của hành khách bởi môi chất làm lạnh khiến cho nhiệt độ giảm
xuống. Môi chất làm lạnh lại được đi vào máy nén cho chu trình tiếp theo.
Trong quá trình làm việc, ly hợp điện từ sẽ thường xuyên đóng ngắt nhờ bộ điều khiển
A/C control nhằm đảm bảo nhiệt độ trong xe luôn ổn định ở một trị số ấn định. Như
vậy, áp suất môi chất làm lạnh được phân thành hai nhánh: nhánh có áp suất thấp và
nhánh có áp suất cao.
+ Nhánh có áp suất thấp được giới hạn bởi phần môi chất sau van tiết lưu và
cửa vào (van nạp) của máy nén.

SVTH: TRẦN VĂN CHUNG 13 Lớp 62CCOTO3


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

+ Nhánh có áp suất cao được giới hạn bởi phần môi chất ngay trước van tiết lưu
và cửa ra (van xả) của máy nén.
Không khí lạnh lan truyền trong khoang hành khách được thực hiện bởi máy quạt
(blower) và luồng không khí lạnh di chuyển như hình dưới đây.
2.1.2 Nguyên lý làm việc của hệ thống điều hòa không khí xe toyota vios.
Không khí được lấy từ bên ngoài vào và đi qua giàn lạnh (bộ bốc hơi). Tại
đây không khí bị dàn lạnh lấy đi rất nhiều năng lượng thông qua các lá tản nhiệt, do đó
nhiệt độ không khí sẽ bi giảm xuống rất nhanh đồng thời hơi ẩm trong không khí cũng
bị ngưng tụ lại và đưa ra ngoài. Tại giàn lạnh khi môi chất ở thể lỏng có nhiệt độ, áp
suất cao sẽ trở thành môi chất thể hơi có nhiệt độ, áp suất thấp. Khi quá trình
này xảy ra môi chất cần một năng lượng rất nhiều, do vậy nó sẽ lấy năng lượng từ
không khí xung quanh giàn lạnh (năng lượng không mất đi mà chỉ chuyển từ dạng này
sang dạng khác). Không khí mất năng lượng nên nhiệt độ bị giảm xuống, tạo nên
không khí lạnh.
Trong hệ thống, máy nén làm nhiệm vụ làm môi chất từ dạng hơi áp suất,
nhiệt độ thấp trở thành hơi có áp suất, nhiệt độ cao. Máy nén hút môi chất dạng hơi áp
suất, nhiệt độ thấp từ giàn lạnh về và nén lên tới áp suất yêu cầu: 12-20 bar. Môi chất
ra khỏi máy nén sẽ ở dạng hơi có áp suất, nhiệt độ cao đi vào giàn nóng (bộ ngưng
tụ).
Khi tới dàn nóng, không khí sẽ lấy đi một phần năng lượng của môi chất thông
qua các lá tản nhiệt. Khi môi chất mất năng lượng, nhiệt độ của môi chất sẽ bị
giảm xuống cho đến khi bằng với nhiệt độ, áp suất bốc hơi thì môi chất sẽ trở về
dạng lỏng có áp suất cao.
Môi chất sau khi ra khỏi giàn nóng sẽ tới bình lọc hút ẩm. Trong bình lọc hút ẩm có
lưới lọc và chất hút ẩm. Môi chất sau khi đi qua bình lọc sẽ tinh khiết và không
còn hơi ẩm. Đồng thời nó cũng ngăn chặn áp suất vượt quá giới hạn.
Sau khi qua bình lọc hút ẩm, môi chất tới van tiết lưu. Van tiết lưu quyết định
lượng môi chất phun vào giàn lạnh, lượng này được điều chỉnh bằng 2 cách: bằng áp
suất hoặc bằng nhiệt độ ngõ ra của giàn lạnh. Việc điều chỉnh rất quan trọng nó
giúp hệ thống hoạt động được tối ưu.

SVTH: TRẦN VĂN CHUNG 14 Lớp 62CCOTO3


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Hình 2.3 Kết cấu của hệ thống điều hòa không khí
2.1.3 Các thành phần chính trong hệ thống điện lạnh trên xe toyota vios.
2.1.3.1 Máy nén trên xe toyota vios.
a. Chức năng.
Máy nén nhận dòng khí ở trạng thái có nhiệt độ và áp suất thấp. Sau đó dòng
khí này được nén, chuyển sang trạng thái khí có nhiệt độ và áp suất cao và được đưa
tới giàn nóng

Hình 2.4. Kết cấu của máy nén

SVTH: TRẦN VĂN CHUNG 15 Lớp 62CCOTO3


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

b. Cấu tạo.

Hình 2. 5 Cấu tạo máy nén loại piston


c. Nguyên lý hoạt động.
Hoạt động của máy nén có 3 bước:
* Bước 1: Sự hút môi chất của máy nén.
Khi piston đi từ điểm chết trên xuống điểm chết xuống, các van hút được mở
ra môi chất được hút vào xylanh công tác và kết thúc khi piston tới điểm chết dưới.
* Bước 2: Sự nén môi chất của máy nén.
Khi piston đi từ điểm chết dưới tới điểm chết trên, van hút đóng, van đẩy mở với tiết
diện nhỏ hơn nên áp suất của môi chất ra sẽ cao hơn khi được hút vào. Quá trình này
kết thúc khi piston tới điểm chết trên.
*Bước 3: Khi piston tới điểm chết trên, thì quy trình lại được lập.
d. Cảm biến tốc độ máy nén.

Hình 2.6. Cảm biến tốc độ máy nén.


Cảm biến tốc độ máy nén được gắn trên máy nén. Cấu tạo của nó gồm một lõi
sắt và một cuộn dây có chức năng như máy phát điện. Đĩa vát trong máy nén có gắn
một nam châm. Khi đĩa vát quay sinh ra các xung điện. ECU A/C có thể đếm tốc độ
xung để biết tốc độ máy nén.

SVTH: TRẦN VĂN CHUNG 16 Lớp 62CCOTO3


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Việc phát hiện tốc độ máy nén xẽ giúp cho ECU A/C xác định được trạng thái làm
việc của máy nén cũng như kịp thời ngắt máy nén khi máy nén gặp sự cố.
2.2.Hướng dẫn sử dụng thiết bị sửa chữa hệ thống điều hòa không khí
2.2.1.Chú ý khi sử dụng thiết bị.

Các nguyên tắc cơ bản khi sử dụng dụng cụ và thiết bị đo:


B1. Tìm hiểu chức năng và cách sử dụng đúng.
Hãy tìm hiểu chức năng và cách sử dụng đúng từng dụng cụ và thiết bị đo. Nếu
sử dụng cho mục đích khác với thiết kế, dụng cụ hay thiết bi đo có thể bị hỏng, và chi
tiết có thể bị hư hỏng hay chất lượng công việc có thể bị ảnh hưởng
B2. Tìm hiểu cách sử dụng đúng các thiết bị.
Mỗi một dụng cụ và thiết bị đều có quy trình thao tác định trước. Chắn chắn
phải áp dụng đúng dụng cụ cho từng công việc, tác dụng đúng lực cho dụng cụ và sử
dụng tư thế làm việc thích hợp

B3. Lựa chọn chính xác.


Có nhiều dụng cụ để tháo bu lông, tuỳ theo kích thước, vị trí và các tiêu chí
khác. Hãy luôn chọn dụng cụ vừa khít với hình dáng của chi tiết và vị trí mà ở đó công
việc được tiến hành
B4. Hãy cố gắng giữ ngăn nắp.
Dụng cụ và các thiết bị đo phải được đặt ở những vị trí sao cho chúng có thể dễ
dàng với tới khi cần, cũng như được đặt đúng vị trí ban đầu của chúng sau khi sử dụng
B5. Quản lý và bảo quản dụng cụ nghiêm ngặt.
Dụng cụ phải được làm sạch bảo quản ngay sau khi sử dụng và bôi dầu nếu cần
thiết. Mọi công việc sửa chữa cần thiết phải thực hiện ngay, sao cho dụng cụ luôn ở
trong tình trạng hoàn hảo
B6. Lau sạch chi tiết được đo và dụng cụ đo.
Những chất bẩn hay dầu có thể dẫn đến sai số về giá trị đo. Bề mặt phải được
làm sạch trước khi đo.
Một số quy định về an toàn kỹ thuật mà người thợ điện lạnh cần lưu ý.

SVTH: TRẦN VĂN CHUNG 17 Lớp 62CCOTO3


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

+ Luôn luôn đeo kính bảo vệ mắt khi Chẩn đoán hay sửa chữa. Chất làm
lạnh (chất sinh hàn) rơi vào mắt có thể sinh mù. Nếu chất làm lạnh rơi vào mắt hãy
lập tức rửa mắt với một nước lớn trong vòng 15 phút, rồi đến gần bác sĩ để điều trị.
+ Phải đeo găng tay khi nâng, bê bình chứa chất làm lạnh hoặc tháo lắp các
mối nối trong hệ thống làm lạnh. Chất làm lạnh vào tay, vào da sẽ gây tê cứng.
+ Phải tháo tách dây cáp âm ắc quy trước khi thao tác sửa chữa các bộ phận
điện lạnh ô tô trong khoang động cơ cũng như sau bảng đồng hồ.
+ Khi cần thiết phải kiểm tra các bộ phận điện cần đến nguồn ắc quy thì phải
cẩn thận tối đa.
+ Dụng cụ và vị trí làm việc phải tuyệt đối sạch sẽ.
+ Trước khi tháo tách một bộ phận ra khỏi hệ thống điện lạnh phải lau chùi
sạch sẽ bên ngoài các đầu ống nối.
+ Các nút bịt đầu ống, các nút che kín cửa của một bộ phận điện lạnh mới
Chẩn bị thay vào hệ thống, cần phải giữ kín cho đến khi lắp ráp vào hệ thống.
+ Không được xả chất làm lạnh trong một phòng kín . Có thể gây chết người
do ngột thở.
+ Trước khi tháo một bộ phận điện lạnh ra khỏi hệ thống, cần phải xả sạch
ga môi chất, phải thu hồi ga môi chất vào trong một bình chứa chuyên dùng.
+ Trước khi tháo lỏng một đầu nối ống, nên quan sát xem có vết dầu nhờn
báo hiệu xì hở ga để kịp thời xử lý, phải siết chặt bảo đảm kín các đầu nối ống.
+ Khi thao tác n ớ i hoặc siết một đầu nối ống rắcco phải dùng hai chìa
khoá miệng tránh làm xoắn gãy ống dẫn môi chất lạnh.
+ Trước khi tháo hở hệ thống điện lạnh để thay bộ phận hay sửa chữa, cần
phải xả hết sạch ga, kế đến rút chân không và nạp môi chất mới. Nếu để cho môi chất
chui vào máy hút chân không trong su ốt quá trình bơm hút chân không hoạt động sẽ
làm hỏng thiết bị này
+ Sau khi tháo tách rời một bộ phận ra khỏi hệ thống lạnh, phải tức thì bịt kín
các đầu ống nhằm ngăn cản không khí và tạp chất chui vào.
+ Không bao giờ được phép tháo nắp đậy trên cửa một bộ phận điện lạnh
mới, hay tháo các nút bít các đầu ống dẫn khi chưa sử dụng các bộ phận này.
+ Khi ráp trở lại một đầu rắcco phải thay mới vòng đệm chữ o có thấm dầu
nhờn bôi trơn chuyên dùng.
+ Lúc lắp đặt một ống dẫn môi chất nên tránh uốn gấp khúc quá mức, tránh
xa vùng có nhiệt và ma sát.
+ Siết nối ống và các đầu rắcco phải siết đúng mức quy định, không được
siết quá mức.

SVTH: TRẦN VĂN CHUNG 18 Lớp 62CCOTO3


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

+ Dầu nhờn bôi trơn máy nén có ái lực với chất ẩm (hút ẩm) do đó không
được mở hở nút bình dầu nhờn khi chưa sử dụng. Đậy kín ngay nút bình dầu nhờn khi
đã sử dụng.
+ Tuyệt đối không được nạp môi chất lạnh thể lỏng vào trong hệ thống lúc
máy nén đang bơm. Môi chất lỏng sẽ phá hỏng máy nén.
+ Môi chất lạnh có đặc tính phá hỏng mặt bong loáng của kim loại xi mạ và
bề mặt sơn, vì vậy phải giữ gìn không cho môi chất lạnh vấy vào các mặt này.
+ Không được chạm bộ phận đồng hồ đo và các ống dẫn vào ống thoát hơi
nóng cũng như quạt gió đang quay.
2.2.2. Hướng dẫn sử dụng thiết bị.
Bộ đồng hồ đo áp suất hệ thống điện lạnh là dụng cụ thiết yếu nhất của người
thợ điện lạnh. Nó được thường xuyên sử dụng trong các công tác: xả ga, rút chân
không, nạp ga và phân tích chẩn đoán các hỏng hóc của hệ thống điện lạnh.
Chiếc đồng hồ bên trái là đồng hồ áp suất thấp. Nó được dùng để kiểm tra áp suất bên
phía thấp áp. Mặt đồng hồ được chia theo nấc theo đơn vị PSI và Kg/cm2. Thông
thường được chia từ 0 đến 8 Kg/cm2 và từ 0 đến 120 PSI để đo áp suất.
Ngược với chiều xoay của kịm đồng hồ về phía dưới vạch số 0 là vùng đo chân
không màu xanh, nấc chia từ 0 xuống 30 inches chân không.
Chiếc đồng hồ bên phải (2) là đồng hồ cao áp, dung để đo kiểm áp suất bên phía cao
áp của hệ thống điều hoà không khí. mặt đồng hồ được chia từ 0 đến 35
kg/cm2 và từ 0 đến 500 PSI.

Hình 2.7. Bộ đồng hồ kiểm tra áp suất hệ thống điện lạnh ô tô:
1. Đồng hồ thấp áp, đo áp suất phía áp suất thấp.
2. Đồng hồ cao áp, đo áp suất phía cao áp.
3.Van đồng hồ cao áp.
4.Van đồng hồ thấp áp.
5. Đầu nối ống hạ áp.
6. Đầu nối ống giữa.
7. Đầu nối ống cao áp
Đầu ống nối (6) bố trí giữ bộ đồng hồ được sử dụng cho cả đồng hồ thấp áp và
cao áp mỗi khi thao tác rút chân không hoặc nạp môi chất lạnh vào hệ thống. Ống

SVTH: TRẦN VĂN CHUNG 19 Lớp 62CCOTO3


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

màu xanh biển (5), ống màu đỏ (7) dung để nối liên lạc đồng hồ thấp áp và cao áp vào
hệ thống điện lạnh. Khi chưa sử dụng, cần phải bít kín các đầu ống nhằm che chắn tạp
chất chui vào. Lưu ý van (3) đang mở cho ống (7) thông với ống (6). Van (2) khoá sự
liên hệ giữa ống (6) và ống (5).
Bên trong các đầu ống nối của áp kế có trang bị kim chỏi. Khi ráp nối vào đầu van
sửa chữa của hệ thống lạnh, kim chỏi sẽ ấn kim van mở thong mạch cho áp kế chỉ áp
suất của môi chất lạnh. Để tránh nhầm lẫn trong quá trình nạp ga và sửa chữa, người
ta chế tạo van sửa chữa của hệ thống dung môi chất R-12 có kích thước bé và hình
dáng.
khác với van sửa chữa dùng môi chất R-134a.
Nhằm đảm bảo kín tốt, không bị xì hở gây thất thoát môi chất lạnh, các đầu.
racco nối ống dẫn môi chất lạnh được chế tạo đặc biệt.
b. Bơm hút chân không.

Hình 2.8. Kết cấu bơm hút chân không


Trong tình huống hệ thống bị xì thất thoát mất nhiều môi chất lạnh hoặc phải xả
hết môi chất lạnh ra khỏi hệ thống để thay mới bộ phận và sửa chữa, người thợ điện
lạnh phải tiến hành rút chân không đúng kỹ thuật trước khi nạp lại môi chất lạnh và
hệ thống.
Quá trình rút chân không hệ thống điện lạnh sẽ thực hiện được hai mục đích quan
trọng đó là: Rút hết không khí trong hệ thống để dành chỗ cho môi chất lạnh, làm
giảm áp suất trong hệ thống tạo điều kiện cho chất ẩm sôi bốc hơi và sau đó được
rút hết ra ngoài. Như ta đã biết kẻ thù số một của hệ thống điện lạnh là chất ẩm ướt
xâm nhập lẫn lộn vào trong hệ thống, vì nó sẽ gây ra các hậu quả trầm trọng như sau:
- Làm sút giảm đáng kể khả năng lưu thong cũng như khả năng hấp thu nhiệt
của môi chất lạnh.
- Tạo lên áp suất cao trong hệ thống.
- Cản trở môi chất lạnh thay đổi từ thể hơi ngưng tụ thành thể lỏng.
- Đông lạnh thành mảng băng đá làm bít nghẽn van giãn nở ngăn cản môi chất
lạnh lưu thông.
- Chất ẩm trong hệ thống còn sản sinh ra axit clohydric khi nó trộn lẫn với

SVTH: TRẦN VĂN CHUNG 20 Lớp 62CCOTO3


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

môi chất lạnh. Axit này làm rỉ sét, gây mòn thủng bên trong hệ thống, và đặc biệt
nguy hiểm đối với tuổi thọ máy nén.

c. Thiết bị phát hiện xì ga


1. Van nối giàn lạnh
2. Công tắc ngắt mạch
khi áp suất giảm thấp.
3. Rắcco máy nén.
4. Phốt trục máy nén.
5. Van cửa áp suất cao
6. Rắcco bình lọc/hút ẩm.
7. Giàn nóng.
8. Giàn lạnh.
Hình 2.9 Những vị trí có nguy cơ bị
xì ga trên hệ thống điện lạnh ô tô
- Trong nhiều trường hợp cá biệt, tình trạng xì hở làm thất thoát môi chất lạnh của hệ
thống điện lạnh ôtô có thể xảy ra theo hai tình huống khác nhau: Xì hở lạnh và xì hở
nóng.
- Xì hở lạnh là tình trạng ga môi chất bị xì thất thoát ra ngoài trong lúc hệ thống
điện lạnh đang ở chế độ hoàn toàn ngưng nghỉ, ví dụ lúc ôtô tắt máy, đậu tại chỗ vào
ban đêm.
- Xì hở nóng chỉ xảy ra theo chu kỳ lúc áp suất bên trong hệ thống điện lạnh
tăng cao, cụ thể như lúc ôtô phải di chuyển chậm chạp giữa trưa nắng trên đoạn đường
kẹt xe.
Nếu hệ thống điện lạnh phải hoạt động trong tình trạng thiếu môi chất lạnh, máy nén
sẽ chóng khỏng, áp suất trong hệ thống sẽ bất thường, hiệu suất lạnh giảm. Các yếu tố
sau đây giúp ta tìm kiếm phát hiện vị trí xì ga trong hệ thống điện lạnh
- Thường bị xì hở ga tại các racco đầu ống nối trên máy nén, gián nóng, giàn
lạnh, bầu lọc / hút ẩm.
- Môi chất lạnh có thể thẩm thấu lâu ngày xuyên qua ống dẫn.
- Axit tạo nên do trộn lẫn nước với môi chất lạnh, ăn thủng ống dẫn của
giàn lạnh, gây xì hở.
- Nếu phát hiện nơi nào trên đường ống dẫn môi chất có vết dầu bôi trơn là nơi
đó bị xì ga vì xì ga mang theo dầu nhờn bôi trơn.

SVTH: TRẦN VĂN CHUNG 21 Lớp 62CCOTO3


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Vị trí xì ga trong hệ thống điện lạnh ôtô có thể phát hiện nhờ các phương tiện sau đây:
Những điểm xì ga ở vị trí chật hẹp trên ôtô không thể dùng các thiết bị hiện đại để dò
tìm thì dung dịch sủi bọt là phương tiện tốt nhất. Nếu không mua được bình dung dịch
chuyên dung ta có thể hoà tan xà phòng với nước. Dùng cọ sơn phết lớp nước xà
phòng lên vị trí nghi ngờ xì ga, nếu bọt sủi lên có hiện tượng xì ga. Lưu ý sau khi thử
nghiệm xong phải rửa sạch nước xà phòng chống sét rỉ.
CHƯƠNG 3 : CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG ĐIỀU
HÒA KHÔNG KHÍ XE TOYOTA VIOS
3.1. Phân tích các hư hỏng của hệ thống điều hòa không khí trên xe toyota
vios.
3.1.1 Các hư hỏng của hệ thống điều hòa không khí trên xe toyota vios.
1. Hệ thống làm việc trong tình trạng thiếu môi chất
2. Hệ thống thừa ga hay giải nhiệt giàn nóng không tốt.
3. Có hơi ẩm trong hệ thống lạnh.
4. Sụt áp trong máy nén.
5. Tắc nghẽn trong chu trình làm lạnh.
6. Khí lọt vào hệ thống.
7. Van tiết lưu mở quá lớn.
3.1.2.Nguyên nhân hư hỏng và biện pháp khắc phục hệ thống điều hòa
không khí trên xe toyota vios.
Stt Hiện tượng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
1 Hệ thống làm việc + Thiếu môi chất. + Kiểm tra rò rỉ và sửa chữa.
trong tình trạng + Rò rỉ ga. + Nạp thêm môi chất lạnh.
thiếu môi chất
2 Hệ thống thừa ga + Thừa môi chất. + Điều chỉnh đúng lượng môi
hay giải nhiệt giàn + Giải nhiệt giàn chất.
nóng không tốt nóng kém + Vệ sinh giàn nóng.
+ Kiểm tra hệ thống làm mát
của xe (quạt điện…)
3 Có hơi ẩm trong hệ + Hơi ẩm lọt vào hệ + Thay phin lọc, bình chứa.
thống lạnh thống làm lạnh. + Hút chân không triệt để trước
khi nạp ga.
4 Sụt áp trong máy + Sụt áp ở phía máy + Kiểm tra sửa chữa máy nén

SVTH: TRẦN VĂN CHUNG 22 Lớp 62CCOTO3


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

nén nén.
5 Tắc nghẽn trong chu + Bụi bẩn hoặc hơi + Phân loại nguyên nhân gây
trình làm lạnh ẩm gây tắc nghẽn, tắc. Thay thế các bộ phận, chi
đóng băng tại van tiết tiết gây ra tắc nghẽn.
lưu, van EPR hoặc + Hút chân không hệ thống.
các lỗ khác.
+ Rò rỉ ga ở thanh
cảm nhận nhiệt
6 Khí lọt vào hệ thống + Hút chân không + Kiểm tra các đường ống dẫn.
không triệt để. + Hút chân không triệt để trước
+ Rò rỉ trên các khi nạp ga.
đường ống dẫn.
7 Van tiết lưu mở quá + Hỏng van tiết lưu +Kiểm tra và sửa chữa tình
lớn hoặc điều chỉnh trạng lắp đặt của ống cảm nhận
không đúng nhiệt.
3.1.2.1.Một số bệnh thường gặp của hệ thống điều hòa không khí trên xe
toyota vios.
a. Hệ thống điện lạnh trên ô tô vẫn làm việc bình thường nhưng không mát
hoặc mát rất yếu.
Lúc này có hai tình h u ố n g xảy ra. Thứ nhất là xe còn mới được bảo
dưỡng thường xuyên, thì hầu hết các trường hợp này xảy ra là do bộ lọc gió của hệ
thống điều hòa không khí bị tắc. Trong quá trình sử dụng xe, tùy điều kiện vận hành,
bụi bẩn dần bám vào lưới lọc, khi quá nhiều sẽ kết tảng dày khiến cho gió bị quẩn l
ại trong giàn lạnh mà không vào được trong cabin xe.
Cách duy nhất để khắc phục là vệ sinh tấm lưới lọc. Trên các dòng xe du lịch hiện
đại tay lái thuận, tấm lưới lọc này thường nằm bên trong hốc được bố trí sâu trong hộp
đựng gang tay. Có trường hợp chỉ cần mở hộp gang tay, cậy lắp hốc lọc gió là có thể
lấy được lưới lọc, có trường hợp phải tháo cả lắp hộp mới có thể thao tác. Dùng
súng sịt hơi để thổi sạch bụi bẩn bám trên tấm lưới rồi lắp lại bình thường. Tấm lưới
lọc cần được vệ sinh hàng tháng, thậm chí hàng t u ầ n nếu xe thường xuyên được
sử dụng ở những nơi có nhiều bụi bẩn như công trường, đường đất.
Với các loại xe đã sử dụng lâu năm thì nguyên nhân có thể phức tạp hơn rất
nhiều. Đó có thể do dây curoa dẫn động máy nén bị trùng và trượt. Tiếp đó hệ thống bị
hao ga do các đường ống bị lão hóa, rò rỉ hoặc các gioăng bị hở. Trong các tình huống

SVTH: TRẦN VĂN CHUNG 23 Lớp 62CCOTO3


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

này cần được mang đến các trung tâm tin cậy để được xử lý bằng thiết bị máy móc
chuyên dùng.
b. Hệ thống điện lạnh trên ô tô vẫn làm việc bình thường, có mát nhưng
không sâu.
Với trường hợp này, nguyên nhân cũng có thể xảy ra các sự cố như trường
hợp hợp thứ nhất nhưng ở mức độ nhẹ. Nhưng còn có một nguyên nhân nữa cũng
không kém phần quan trọng mà chủ xe có thể tự xử lý ở mức độ nhất định trên
nhiều dòng xe. Đó là giàn nóng và giàn lạnh bị bẩn. Dàn nóng bẩn sẽ tỏa nhiệt kém
làm giảm hiệu quả làm mát của môi chất, còn dàn lạnh bị bẩn sẽ khiến không khí
lạnh không lan tỏa được ra xung quanh để lùa vào trong xe.
Với các dòng xe mà dàn nóng được bố trí thông thoáng phía trước khoang máy, cần
yêu cầu vệ sinh bằng nước hoặc kết hợp với hóa chất chuyên dùng trong quá trình rửa
xe. Công việc này cũng cần thực hiện một cách cẩn thận, để không làm ảnh hưởng đến
các hệ thống trong khoang máy, đặc biệt là hệ thống điện. Việc vệ sinh giàn lạnh đòi
hỏi phải được tiến hành bởi các kỹ thuật viên có chuyên môn, bởi vệ sinh bộ phận
này tương đối phức tạp.
c. Hệ thống điện lạnh trên ô tô sau khi được bảo dưỡng và bổ sung thêm ga
thì hầu như bị tê liệt và không hề mát.
Thông thường, áp suất trong hệ thống máy lạnh được điều chỉnh ở mức độ
nhất định. Quá trình bổ sung ga nếu được tiến hành ở những nơi yếu kém về chuyên
môn sẽ không thể kiểm soát được chính xác thông số áp suất ga. Trên nhiều dòng xe
nếu ga bị nạp quá nhiều, van an toàn sẽ tự động xả hết ga để đảm bảo an toàn cho hệ
thống. Mất hoàn toàn áp suất, lốc điều hòa sẽ ngừng hoạt động.
d. Hệ thống điện lạnh trên ô tô làm việc bình thường nhưng có mùi hôi.
Nguyên nhân khách quan là do hệ thống thông gió mát vào trong khoang xe
(gồm giàn lạnh, lưới lọc gió, quạt gió, các cửa gió và cảm biến nhiệt độ giàn lạnh) đã
bị bẩn hoặc bị trục trặc. Nguyên nhân chủ quan là do chủ xe để cabin bị bẩn lâu ngày
với các tạp chất như mồ hôi, rác, mùi thuốc lá, mùi thức ăn, bám cặn trong các ngóc
ngách của nội thất xe. Khi máy lạnh hoạt động sẽ lùa gió vào cabin, các tạp chất đó sẽ
bốc ra. Khắc phục vệ sinh nội thất sạch sẽ bằng thiết bị vệ sinh chuyên dùng .
3.2. Xây dựng quy trình công nghệ Chẩn đoán hệ thống điều hòa không khí
trên xe toyota vios.
3.2.1. Nội dung Chẩn đoán.
1. Xác định triệu chứng.
2. Kiểm tra sơ bộ.
3. Kiểm tra hệ thống lạnh.

SVTH: TRẦN VĂN CHUNG 24 Lớp 62CCOTO3


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

3.2.2 Lập quy trình Chẩn đoán điều hòa không khí xe toyota vios.

Hình 3.1 Sơ đồ quy trình


3.2.2.1. Xác định triệu chứng.
Để định dạng hư hỏng và kiểm tra các triệu chứng người thợ cần kiểm tra kỹ
lưỡng các triệu chứng và tình trạng khí nó xảy ra. Nừu triệu chứng xảy ra không liên
tục, cần hỏi về những điều kiện khi nó xảy ra

SVTH: TRẦN VĂN CHUNG 25 Lớp 62CCOTO3


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Phương pháp xác định triệu chứng pan hệ thống điều hòa nhiệt độ

SVTH: TRẦN VĂN CHUNG 26 Lớp 62CCOTO3


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

3.2.2.2. Kiểm tra sơ bộ.

Hình 3.2 Phương pháp kiểm tra bảng điều khiển

- Kiểm tra sức căng dây curoa (dây đai) :

Hình 3.3 Phương pháp kiểm tra dây curoa


- Kiểm tra chất lượng lãnh chất bằng cách qua sát trên mắt ga:

SVTH: TRẦN VĂN CHUNG 27 Lớp 62CCOTO3


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Hình 3.4 Phương pháp kiểm tra chất lượng lãnh chất bằng cách qua sát trên mắt ga
- Phương pháp kiểm tra lãnh chất :

Hình 3.5 Hình dạng của mắt gas


- Kiểm tra rò rỉ tại các ống nối :

Hình 3.6 Phương pháp kiểm tra rò rỉ tại các ống nối
3.3 Kiểm tra hệ thống lạnh.
3.3.1 Đồng hồ đo áp suất dùng để kiểm tra hệ thống lạnh.
- Đồng hồ đo áp suất dùng để kiểm tra áp suất trong hệ thống lạnh khi hút chân
không hay nạp gas. Khi ta vặn van LO và HI trên phía trước của đồng hồ sẽ mở và
đóng van áp suất thấp và áp suất cao.
- Cấu tạo của đồng hồ đo áp suất như hình vẽ bên dưới :

HÌnh 3.7 Đồng hồ đo áp suất dùng để kiểm tra hệ thống lạnh

SVTH: TRẦN VĂN CHUNG 28 Lớp 62CCOTO3


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

a. Xả khí.
- Trạng thái van dùng để xả khí:
- Van áp suất thấp: đóng
- Van áp suất cao: đóng
- Đường ống nạp được nối vào hệ thống lạnh.
- Khi mở và đóng van LO và HI, khí được xả ra từ đường ống A và C.

Hình 3.8 Trạng thái van dùng để xả khí


b. Nạp lãnh chất hoặc thu hồi ga ở phía áp thấp.
Trạng thái van dùng để nạp lãnh chất hoặc thu hồi ga ở phía áp thấp như sau:
- Van áp suất thấp: mở
- Van áp suất cao: đóng

Hình 38. Trạng thái van dùng để nạp lãnh chất và thu hồi gas ở phía áp thấp
c. Nạp lãnh chất và thu hồi ga ở phía áp cao khi động cơ không hoạt động.
Trạng thái van dùng để nạp lãnh chất và thu hồi ga ở phía áp cao khi động cơ không
hoạt động:
- Van áp suất thấp: đóng
- Van áp suất cao: mở
Chú ý: Không được mở van HI khi máy nén đang hoạt động

SVTH: TRẦN VĂN CHUNG 29 Lớp 62CCOTO3


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Hình 39. Trạng thái van dùng để nạp lãnh chất và thu hồi gas ở phía áp cao

d. Hút chân không trong hệ thống, hay thu hồi và tái tạo lãnh chất.
Trạng thái van dùng để hút chân không trong hệ thống, hay thu hồi và tái tạo lãnh chất:
- Van áp suất thấp: mở
- Van áp suất cao: mở

Hình 3.10 Trạng thái van dùng để hút chân không trong hệ thống, hay thu hồi và
tái tạo lãnh chất
3.4 Quy trình đọc mã lỗi và xóa mã lỗi trên xe Toyota vios.
3.4.1. Quy trình đọc mã lỗi.
- Bật công tắc máy ON.
- Nhấn đồng thời nút AUTO và F/R.
- Đèn báo nhấp nháy và phát ra âm thanh khi kiểm tra.
- Sau khi kiểm tra xong, hệ thống sẽ xuất ra lần lượt các mã lỗi trên bảng hiển
thị.
- Khi hệ thống hiển thị mã lỗi chậm, nhấn nút FRONT DEF sẽ thay đổi được
bước kiểm tra tiếp theo.
- Mỗi lần nhấn nút FRONT DEF thì màn hình sẽ chuyển sang một bước.
3.4.2. Quy trình xóa mã lỗi .
Để xóa mã lỗi của hệ thống có 2 cách sau :
- Trong khi hệ thống đang kiểm tra, nhấn cùng lúc 2 nút FRONT DEF và nút
REAR DEF.
- Tháo cầu chì chính trong hộp cầu chì trong vòng 20 giây hoặc lâu hơn để xóa
bộ nhớ của hộp.
Bảng mã lỗi trên xe Toyota
Mã lỗi Hệ thống Dạng hư hỏng

00 Bình thường

11 Cảm biến nhiệt độ trong xe Ngắn mạch hoặc hở mạch cảm biến

12 Cảm biến nhiệt độ môi trường Ngắn mạch hoặc hở mạch cảm biến

SVTH: TRẦN VĂN CHUNG 30 Lớp 62CCOTO3


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

13 Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh Ngắn mạch hoặc hở mạch cảm biến
Cảm biến nhiệt độ nước làm
14 Ngắn mạch hoặc hở mạch cảm biến
mát
21 Cảm biến bức xạ mặt trời Ngắn mạch hoặc hở mạch cảm biến
Máy nén không đóng hoặc hở mạch
22 Tín hiệu khóa máy nén
cảm biến
23 Áp suất ga Áp suất ga không bình thường.
Lỗi nối mát hoặc giá trị điện áp của
31 Chiết áp vị trí Cool/Hot
chiết áp.
Lỗi nối mát hoặc giá trị điện áp của
32 Chiết áp vị trí Fresh/ Rec
chiết áp.
Lỗi nối mát hoặc giá trị điện áp của
33 Chiết áp vị trí Face/ Def
chiết áp.
Mô tơ điều khiển cánh gió Tín hiệu vị trí cánh điều khiển
41
Cool/Hot không đổi
Mô tơ điều khiển cánh gió Tín hiệu vị trí cánh điều khiển
42
Fresh/Def không đổi
Mô tơ điều khiển cánh gió Face/ Tín hiệu vị trí cánh điều khiển
43
Def không đổi
3.5 Chẩn đoán băng cách nghe , nhìn.
- Dây curoa của máy nén phải được căng đúng mức quy định . Quan sát kỹ dây
curoa không bị mũn khuyết , tước sợi , trai bóng và thẳng hàng giữa buly và truyền
động . Nên dùng thiết bị chuyên dùng .
- Chân gắn máy nén phải được xiết đủ lực vào thân động cơ, khụng nứt vỡ long
lỏng.
- Các đường ống dẫn môi chất lạnh không được mũn khuyết , xỡ hơi và phải
bố trí xa các bộ phận di động.
-Phốt của trục mỏy nộn phải kớn. Nếu bị hở sẽ nhận they dầu quang trục mỏy
nộn , trên mặt buli và mâm bị động bộ ly hợp điện từ máy nén .
- Động cơ điện quạt gió lồng sóc phải hoạt động tốt , chạy đầy đủ mọi tốc độ
quy định.Nếu không đạt yêu cầu này, cần kiểm tra tỡnh trạng chập mạch của cỏc điện
trở điều khiển tốc độ quạt gió.
- Cỏc bộ lọc thụng khớ phải thụng sạch.

SVTH: TRẦN VĂN CHUNG 31 Lớp 62CCOTO3


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

- Nếu phỏt hiện vết dầu vấy bẩn trờn cỏc bộ phận hệ thống lạnh, trên đường ống
dẫn môi chất lạnh chứng tỏ có tỡnh trạng xỡ thoỏt ga mụi chất lạnh. Vỡ khi mụi chất
lạnh xỡ ra thường kéo theo dầu bôi trơn.
- Mặt ngoài giàn nóng phải thật sạch sẽ đảm bảo thông gió tốt và được lắp ráp
đúng vị trớ, không áp sát vào két nước động cơ. Sâu bọ và bụi bẩn thường gây che lấp
giàn nóng, ngăn cản gió lưu thông xuyên qua để giải nhiệt. Tỡnh trạng này sẽ làm cản
trở sự ngưng tụ của môi chất lạnh. Màng chắn côn trùng đặt trước đầu xe, ngăn được
côn trùng nhưng đồng thời cũng ngăn chặn gió thổi qua giàn nóng. Trong mọi trường
hợp nên tạo điều kiện cho gió lưu thông tốt xuyên qua giàn núng.
- Quan sỏt tất cả cỏc ống, các hộp dẫn khí các cửa cánh gà cũng như hệ thống
cơ khí điều khiển phân phối luồng khí, cỏc bộ phận này phải thông suốt hoạt động
nhạy, nhẹ và tốt.
- Bên ngoài các ống của giàn lạnh và cả bộ giàn lạnh phải sạch, khô không được
bám bụi bẩn . Thông thường nếu có mùi hôi trong khí lạnh chứng tỏ giàn lạnh bị bám
bẩn.
3.6.Xây dựng quy trình công nghệ bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống điều hòa
không khí trên xe toyota vios.
3.6.1. Bảo dưỡng máy nén .
Việc bảo dưỡng máy nén là cực kỳ quan trọng đảm bảo cho hệ thống hoạt động được
tốt, bền, hiệu suất làm việc cao nhất, đặc biệt đối với các máy có công suất lớn.
Máy lạnh dễ xảy ra sự cố ở trong 3 thời kỳ : Thời kỳ ban đầu khi mới chạy thử và thời
kỳ đã xảy ra các hao mòn các chi tiết máy.
a. Cứ sau 6.000 giờ thì phải đại tu máy một lần. Dù máy ít chạy thì 01 năm cũng phải
đại tu 01 lần.
b.Các máy dừng lâu ngày , trước khi chạy lại phải tiến hành kiểm tra.
Công tác đại tu và kiểm tra bao gồm:
- Kiểm tra độ kín và tình trạng của các van xả van hút máy nén.
- Kiểm tra bên trong máy nén, tình trạng dầu, các chi tiết máy có bị hoen rỉ, lau chùi
các chi tiết. Trong các kỳ đại tu cần phải tháo các chi tiết, lau chùi và thay dầu mỡ.
- Kiểm tra dầu bên trong cacte qua cửa quan sát dầu. Nếu thấy có bột kim loại màu
vàng, cặn bẩn thì phải kiểm tra nguyên nhân. Có nhiều nguyên nhân do bẩn trên đường
hút, do mài mòn các chi tiết máy
- Kiểm mức độ mài mòn của các thiết bị như trục khuỷu, các đệm kín, vòng bạc,
pittông, vòng găng, thanh truyền vv.. so với kích thước tiêu Chẩn. Mỗi chi tiết yêu cầu
độ mòn tối đa khác nhau. Khi độ mòn vượt qúa mức cho phép thì phải thay thế cái
mới.
SVTH: TRẦN VĂN CHUNG 32 Lớp 62CCOTO3
Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

- Thử tác động của các thiết bị điều khiển HP, OP, WP, LP và bộ phận cấp dầu
- Lau chùi vệ sinh bộ lọc hút máy nén.
Đối với các máy nén lạnh các bộ lọc bao gồm: Lọc hút máy nén, bbộ lọc dầu kiểu đĩa
và bộ lọc tinh.
-Đối với bộ lọc hút: Kiểm tra xem lưới có bị tắc, bị rách hay không. Sau đó sử dụng
các hoá chất chuyên dụng để lau rửa lưới lọc.
- Đối với bộ lọc tinh cần kiểm tra xem bộ lọc có xoay nhẹ nhàng không. Nếu cặn bẫn
bám giữa các miếng gạt thì sử dụng miếng thép mỏng như dao lam để gạt cặn bẩn. Sau
đó chùi sạch bên trong. Sau khi chùi xong thổi hơi nén từ trong ra để làm sạch bộ lọc.
- Kiểm tra hệ thống nước giải nhiệt.
- Vệ sinh bên trong mô tơ: Trong quá trình làm việc không khí được hút vào giải nhiệt
cuộn dây mô tơ và cuốn theo bụi khá nhiều, bụi đó lâu ngày tích tụ trở thành lớp cách
nhiệt ảnh hưởng giải nhiệt cuộn dây.
- Bảo dưỡng định kỳ : Theo quy định cứ sau 72 đến 100 giờ làm việc đầu tiên phải tiến
hành thay dầu máy nén. Trong 5 lần đầu tiên phải tiến hành thay dầu hoàn toàn, bằng
cách mở nắp bên tháo sạch dầu, dùng giẻ sạch thấm hết dầu bên trong các te, vệ sinh
sạch sẽ và châm dầu mới vào với số lượng đầy đủ.
- Kiểm tra dự phòng : Cứ sau 3 tháng phải mở và kiểm tra các chi tiết quan trọng của
máy như : xilanh, piston, tay quay thanh truyền, clắppe, nắpbít vv...
- Phá cặn áo nước làm mát : Nếu trên áo nước làm mát bị đóng cáu cặn nhiều thì phải
tiến hành xả bỏ cặn bằng cách dùng hổn hợp axit clohidric 25% 15% và rửa lại bằng
12 giờ sau đó rửa sạch bằng dung dịch NaOH 10 ngâm 8 nước sạch.
- Tiến hành cân chỉnh và căng lại dây đai của môtơ khi thấy lỏng. Công việc này tiến
hành kiểm tra hàng tuần.
Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ
Tình trạng làm việc của thiết bị ngưng tụ ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất làm việc của
hệ thống, độ an toàn, độ bền của các thiết bị.
Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ bao gồm các công việc chính sau đây
3.6.2 Để vệ sinh bình ngưng có thể tiến hành vệ sinh bằng thủ công hoặc có thể sử
dụng hoá chất để vệ sinh.
Khi cáu cặn bám vào bên trong thành lớp dày, bám chặt thì nên sử dụng hoá chất phá
cáu cặn. Rửa bằng dung dịch NaCO3 ấm, sau đó thổi khô bằng khí nén.
Trong trường hợp cáu cặn dễ vệ sinh thì có thể tiến hành bằng phương pháp vệ sinh cơ
học. Khi tiến hành vệ sinh, phải tháo các nắp bình, dùng que thép có quấn vải để lau
chùi bên trong đường ống. Cần chú ý trong quá trình vệ sinh không được làm xây

SVTH: TRẦN VĂN CHUNG 33 Lớp 62CCOTO3


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

xước bên trong đường ống, các vết xước có thể làm cho đường ống hoen rỉ hoặc tích tụ
bẫn dễ hơn. Đặc biệt khi sử dụng ống đồng thì phải càng cẩn thận.
- Vệ sinh tháp giải nhiệt, thay nước mới.
- Xả dầu : Nói chung dầu ít khi tích tụ trong bình ngưng mà chảy theo đường lỏng về
bình chứa nên thực tế thường không có.
- Định kỳ xả air và cặn bẫn ở các nắp bình về phía đường nước giải nhiệt.
- Xả khí không ngưng trong bình ngưng: Khi áp suất trong bình khác với áp suất
ngưng tụ của môi chất ở cùng nhiệt độ thì chứng tỏ trong bình có lọt khí không ngưng.
Để xả khi không ngưng ta cho nước tuần hoàn nhiều lần qua bình ngưng để ngưng tụ
hết gas còn trong bình ngưng. Sau đó cô lập bình ngưng bằng cách đóng van hơi vào
và lỏng ra khỏi bình ngưng. Nếu hệ thống có bình xả khí không ngưng thì nối thông
bình ngưng với bình xả khí không ngưng, sau đó tiến hành làm mát và xả khí không
ngưng. Nếu không có thiết bị xả khí không ngưng thì có thể xả trực tiếp.
- Bảo dưỡng bơm giải nhiệt và quạt giải nhiệt của tháp giải nhiệt.
Bảo dưỡng dàn ngưng tụ bay hơi
- Khi dàn ống trao đổi nhiệt của dàn ngưng bị bám bẩn có thể lau chùi bằng giẻ hoặc
dùng hoá chất như trường hợp bình ngưng. Công việc này cần tiến hành thường xuyên.
Bề mặt các ống trao đổi nhiệt thường xuyên tiếp xúc với nước và không khí nên tốc độ
ăn mòn khá nhanh. Vì vậy thường các ống được nhúng kẽm nóng, khi vệ sinh cần cẩn
thận, không được gây trầy xước, gây ăn mòn cục bộ.
- Quá trình làm việc của dàn ngưng đã làm bay hơi một lượng nước lớn, cặn bẫn được
tích tụ lại ở bể. Sau một thời gian ngắn nước trong bể rất bẫn. Nếu tiếp tục sử dụng các
đầu phun sẽ bị tắc hoặc cặn bẫn bám trên bề mặt dàn trao đổi nhiệt làm giảm hiệu qủa
của chúng. Vì vậy phải thường xuyên xả cặn bẫn trong bể, công việc này được tiến
hành tuỳ thuộc chất lượng nguồn nước.
- Vệ sinh và thay thế vòi phun : Kích thước các lổ phun rất nhỏ nên rất dễ bị tắc bẫn,
đặc
biệt khi chất lượng nguồn nước kém. Khi một số mũi phun bị tắc, một số vùng của dàn
ngưng không được giải nhiệt làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt rõ rệt. Vì vậy phải
thường xuyên kiểm tra, vệ sinh và thay thế các vòi phun hư hỏng
- Định kỳ cân chỉnh cánh quạt dàn ngưng đảm bảo cân bằng động tốt nhất.
- Bảo dưỡng các bơm, môtơ quạt, thay dầu mỡ.
- Kiểm tra thay thế tấm chắn nước, nếu không quạt bị ẩm chóng hỏng.
Dàn ngưng kiểu tưới
- Đặc thù của dàn ngưng tụ kiểu tưới là các dàn trao đổi nhiệt để trần trong môi trường

SVTH: TRẦN VĂN CHUNG 34 Lớp 62CCOTO3


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

kí nước thường xuyên nên các loại rêu thường hay phát triển,. Vì vậy dàn thường bị
bám bẫn rất nhanh. Việc vệ sinh dàn trao đổi nhiệt tương đối dễ dàng. Trong trường
hợp này cách tốt nhất là sử dụng các bàn chải mềm để lau chùi cặn bẫn.
- Nguồn nước sử dụng, có chất lượng không cao nên thường xuyên xả cặn bể chứa
nước.
- Xả dầu tồn đọng bên trong dàn ngưng.
- Bảo dưỡng bơm nước tuần hoàn, thay dầu mỡ
3.6.3 Bảo dưỡng tháp giải nhiệt .
Nhiệm vụ của tháp giải nhiệt trong hệ thống lạnh là làm nguội nước giải nhiệt từ bình
ngưng. Vệ sinh bảo dưỡng tháp giải nhiệt nhằm nâng cao hiệu quả giải nhiệt bình
ngưng.
Quá trình bảo dưỡng bao gồm các công việc chủ yếu sau:
- Kiểm tra hoạt động của cánh quạt, môtơ, bơm, dây đai, trục ria phân phối nước.
- Định kỳ vệ sinh lưới nhựa tản nước
- Xả cặn bẫn ở đáy tháp, vệ sinh, thay nước mới.
- Kiểm tra dòng hoạt động của môtơ bơm, quạt, tình trạng làm việc của van phao. Bảo
dưỡng bơm quạt giải nhiệt.
3.6.4 Bảo dưỡng bơm.
Bơm trong hệ thống lạnh gồm :
- Bơm nước giải nhiệt, bơm nước xả băng và bơm nước lạnh.
- Bơm glycol và các chất tải lạnh khác.
- Bơm môi chất lạnh.
Tất cả các bơm này dù sử dụng bơm các tác nhân khác nhau nhưng về nguyên lý và
cấu tạo lại hoàn toàn tương tự. Vì vậy quy trình bảo dưỡng của chúng cũng tương tự
nhau, cụ thể là:
- Kiểm tra tình trạng làm việc, bạc trục, đệm kín nước, xả air cho bơm, kiểm tra khớp
nối truyền động. Bôi trơn bạc trục .
- Kiểm tra áp suất trước sau bơm đảm bảo bộ lọc không bị tắc.
- Hoán đổi chức năng của các bơm dự phòng.
- Kiểm tra hiệu chỉnh hoặc thay thế dây đai (nếu có)
- Kiểm tra dòng điện và so sánh với bình thường.
3.6.5 Bảo dưỡng quạt.
- Kiểm tra độ ồn , rung động bất thường
- Kiểm tra độ căng dây đai, hiệu chỉnh và thay thế.
- Kiểm tra bạc trục, vô dầu mỡ.

SVTH: TRẦN VĂN CHUNG 35 Lớp 62CCOTO3


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

- Vệ sinh cánh quạt, trong trường hợp cánh quạt chạy không êm cần tiến hành sửa
chữa để cân bằng động tốt nhất.

3.7. Xây dựng quy trình sửa chữa chi tiết hệ thống điều hòa không khí trên
xe toyota vios.
3.7.1 Công nghệ sửa chữa chi tiết hệ thống điều hòa không khí trên xe
toyota vios.
3.7.1.1 Áp suất hút thấp , áp suất đẩy bình thường.
Cửa sổ kính ( mắt ga ) cho thấy dòng môi chất lạnh có một ít nước bọt , gió thổi ra
lạnh ít , không đúng yêu cầu. Cần kiểm tra bằng cách ngắt nối liền trục công tắc ổn
nhiệt. Nếu kim đồng hồ phía áp suất thấp không dao động chứng tỏ trong hệ thống
điện lạnh có lẫn không khí. Cần kiểm tra như sau :
a. Tiến hành trắc nghiệm tình trạng xì ga.
b. Xả hết môi chất lạnh trong hệ thống.
c. Khắc phục sửa chữa vị trí xì ga.
d. Trong tình huống này bình lọc hút ẩm môi chất lạnh đã no đầy ứ chất ẩm ướt . Bắt
buộc phải thay mới bình lọc hút ẩm .
e. Rút chân không hệ thống trong thời gian tối thiểu 30 phút
f. Nạp đầy đủ lại môi chất lạnh mới.
g. Sau khi nạp lại đầy đủ môi chất lạnh, cho hệ thống vận hành để kiểm tra lại
3.7.1.2. Áp suất hút cao , áp suất đẩy bình thường.
Có ít bọt trong dòng môi chất gió thổi ra âm ấm vào lúc trời nóng, nguyên do còn tồn
tại quá nhiều chất ẩm ướt trong hệ thống lạnh. Cần phải:
Xả hết môi chất lạnh (hình 108a,b) trình bày phương pháp xả và thu hồi ga môi chất
lạnh theo cách thủ công .
a. Thay mới bình lọc hút ẩm .
b. Hút chân không.
c. Nạp ga trở lại đúng số lượng quy định.
d. Vận hành hệ thống lạnh và kiểm tra.
3.7.1.3. Áp suất cả hai phía bình thường.
Máy nén hoạt động lúc ngừng, lúc bơm theo chu kỳ xảy ra nhanh quá, phía áp suất
thấp đồng hồ chỉ áp suất không đạt. Nguyên nhân của triệu chứng này là công tắc ổn
nhiệt . sử lý như sau
SVTH: TRẦN VĂN CHUNG 36 Lớp 62CCOTO3
Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

a. Tắt máy, ngắt “off” hệ thống điện lạnh A /C .


b. Thay mới công tắc ổn nhiệt nhớ nắp đặt ống mao đẫn và bầu cảm biến nhiệt của
cônng tắc ở đúng vị trí cũ.
c. Vận hành hệ thống lạnh, kiểm tra lại.

3.7.1.4. Phía thấp áp có áp suất cao, bên phía cao áp có áp suất lại thấp.
Trong lúc vận hành có tiêng khua trong máy nén. Chứng tỏ máy nén bị hỏng bên
trong. Cách chữa như sau:
a.Tháo gỡ máy nén ra khỏi xe.
b.Tháo nắp đầu máy nén để tiện quan sát bên trong.
c.Kiểm tra mức dầu bôi trơn máy nén.
d.Thay mới bình lọc hút ẩm. Sửa chữa hay thay mới máy nén.
e.Rút chân không, nạp ga môi chấp lạnh.
f.Vận hành hệ thống điện để kiểm tra.
3.7.1.5. Áp suất của cả hai phía đều thấp.
Gió thổi ra lạnh ít, một vài bọt bong bóng xuất hiện trong dòng môi chất chảy qua
kính cửa sổ (mắt ga). Nguyên nhân là hệ thống điện lạnh bị thiếu môi chất lạnh. Tiến
hành xử lý như sau:
a. Kiểm tra tình trạng xì hở làm thất thoát ga môi chất.
b. Xả hết ga môi chất lạnh .
c. Khắc phục chỗ bị xì hở.
d. Kiểm tra mức dầu nhờn trong máy nén bằng cách tháo hết đầu nhờn trong máy nén
vào trong một cốc đo. So sánh với lượng dầu quy định cho loại máy nén đó, cho
thêm vào nếu thiếu.
e. Rút chân không.
f. Nạp ga R -12 trở lại đúng lượng quy định.
g. Vận hành hệ thống lạnh và kiểm tra.
3.7.1.6. Áp suất cả hai phía đều cao.
Gió thổi ra ấm, bên ngoài giàn lạnh đở nhiều mồ hôi hay đọng sương. Nguyên do là
van giãn nở bị kẹt ở tình trạng mở lớn. Cách xử lý như sau:
a.Xả ga.
b.Thay mới van giãn nở, nhớ đảm bảo gắn tiếp xúc tốt bầu cảm biến nhiệt của van.
c.Rút chân không thật kỹ, nạp ga lại.
d.Chạy tử và kiểm tra.

SVTH: TRẦN VĂN CHUNG 37 Lớp 62CCOTO3


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


Điều hòa không khí trên ô tô là một trong những tiện nghi quan trọng, cùng với
sự phát triển của khoa học công nghệ, hệ thống điều hòa ngày càng trở nên hoàn thiện
hơn, đáp ứng được những yêu cầu của người tiêu dùng. Ở Việt Nam hiện nay, số
lượng xe sử dụng hệ thống điều hòa cơ vẫn phổ biến. Tuy vậy, theo xu thế chung hệ
thống điều hòa tự động sẽ thay thế dần cho hệ bởi tính tiện nghi của nó. Vì vậy với đề
tài “Nghiên cứu hệ thống điều hòa không khí trên thống điều hòa cơ xe toyota vios” đã
giúp em nắm được được những kiến thức cơ bản về điều hòa nói chung đồng thời tiếp
cận , tìm hiểu sâu hơn về hệ thống điều hòa không khí trên ô tô.
Hệ thống điều hòa không khí tự động trên ô tô là một mảng kiến thức có phạm
vi nghiên cứu rộng và rất phức tạp. Tài liệu nghiên cứu và điều kiện thực hành trong
quá trình thực hiện đề tài còn rất hạn chế. Vì vậy trong khuân khổ của đề tài tốt nghiệp
em chỉ thực hiện nghiên cứu được các nội dung :
+ Nghiên cứu các kiến thức cơ bản về hệ thống điều hòa trên ô tô.
+ Nghiên cứu và phân tích các đặc điểm của hệ thống điều hòa tự động trên ô
tô: Các cảm biến, các điều khiển trong hệ thống điều hòa tự động.
+ Nghiên cứu và phân tích mạch điện điều hòa trên một số hãng xe tiêu biểu.
+ Kiểm tra, chẩn đoán và sửa chữa những hư hỏng thường gặp trong hệ thống
điều hòa.
Qua quá trình tìm hiểu, xác định nguyên nhân hư hỏng và tiến hành biện
khắc phục hệ thống điều hòa không khí của xe toyota vios , có thể rút ra những kết
luận sau :
Hầu hết hệ thống điều hòa không khí được lắp trên các loại xe ôtô đều có
nguyên lý hoạt động và cấu tạo của các thiết bị sử dụng trong hệ thống là tương tự
nhau. Tuy nhiên, ở mỗi hãng chế tạo ôtô khác nhau thì cũng có một vài đặc điểm
khác nhau về tính năng sử dụng và đặc điểm cấu tạo của các thiết bị được sử dụng
trong hệ thống, tùy theo công suất và yêu cầu sử dụng của mỗi loại xe. Đề tài này
giới thiệu một cách tổng quát, những nguyên nhân hư hỏng và biện pháp khắc phục
môt số hư hỏng thường gặp nhất của hệ thống điều hoà không khí. Từ đó, có thể
vận dụng một cách tốt nhất các kiểu hệ thống điều hòa không khí được lắp trên ôtô

SVTH: TRẦN VĂN CHUNG 38 Lớp 62CCOTO3


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

của các hãng chế tạo.


Trong hệ thống điều hòa không khí ôtô hiện đại chỉ sử dụng môi chất lạnh R134a
(tất cả các loại xe ra đời sau ngày 01.01.19…). Do vậy, trong quá trình sử dụng, bảo
quản và sửa chữa cần tuân thủ theo những quy định cần thiết đối với mỗi loại môi chất
lạnh được sử dụng trong hệ thống. Nhằm nâng cao tuổi thọ, độ tin cậy và bảo đảm tận
dụng hết năng suất lạnh thiết kế cũng như an toàn đối với người sử dụng và người bảo
trì sửa chữa hệ thống điện lạnh ô tô.
Các loại xe đang lưu hành phần lớn cũng được trang bị hệ thống điều hòa không khí,
nên việc cần thiết cập nhật kiến thức về cấu tạo và tính năng sử dụng của máy điều
hòa trên ôtô là sự cần thiết. Nhằm mục đích vận hành, bảo quản và sử dụng hiệu
quả hơn khi tiếp cận với công nghệ tiên tiến này.
Để sinh viên ngành Cơ khí kỹ thuật Ôtô, Trường Đại Học Công Nghệ Giao Thông
Vận Tải không khỏi bỡ ngỡ và sớm nắm bắt các kết cấu , tính năng mới cũng như
hiểu biết một cách chi tiết về ôtô , đặc biệt là với hệ thống điều hòa không khí – hệ
thống mang lại sự tiện nghi và thoải mái. Bộ môn Kỹ thuật Ôtô - Khoa cơ khí Trường
Đại Học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải nên có nhiều hơn những chương trình học
ngoại khóa giúp cho sinh viên có điều kiện được tiếp cận với thực tế; các cuộc hội
thảo, giao lưu và nói chuyện chuyên đề về chuyên ngành giúp cho việc học tập,
nghiên cứu của sinh viên ngày càng được cải thiện hơn.
Mặc dù đã cố gắng hết sức , nhưng với kiến thức có hạn, đề tài này còn nhiều vấn đề
chưa thấu đáo như các ứng dụng của kỹ thuật điện tử trong việc bảo vệ thiết bị và
điều khiển nhiệt độ điều hòa trong ôtô , các kết cấu vật liệu mới dùng trong hệ thống
, sửa chữa và phục hồi một số vi mạch điện tử của các rơle ….
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu và nỗ lực thực hiện đề tài, đặc biệt được sự
hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Văn Hiệp cùng các thầy cô trong khoa Cơ Khí.
Đến nay em đã hoàn thành được các mục tiêu đề ra của đề tài. Song với ý nghĩa thực
tiễn của đề tài em xin được có những khuyến nghị để phát triển hướng của đề tài như
sau :
+ Nghiên cứu cụ thể hệ thống điều hòa không khí tự động trên từng hãng xe.
+ Lập mô hình hệ thống điều hòa không khí tự động nhằm phục vụ tốt cho việc
học tập và giảng dạy.
+ Cho sinh viên thực tập và làm quen với điều hòa không khí .
Do thời gian thực hiện và kiến thức của em còn hạn chế nên nội dung đề tài không
tránh khỏi những thiếu sót . Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy
cô trong khoa cùng các bạn học để nội dung đề tài của em hoàn thiện hơn .
Một lần nữa em xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong khoa Cơ Khí, các bạn
học đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp .
SVTH: TRẦN VĂN CHUNG 39 Lớp 62CCOTO3
Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Hiệp đã đọc và có những nhận xét đánh
giá quý báu cho đề tài của em.

SVTH: TRẦN VĂN CHUNG 40 Lớp 62CCOTO3


Ket-noi.com kho tài liệu miễn phí

TÀI LIỆU THAM KHẢO.


1. Châu Ngọc Thạch – Nguyễn Thành Trí.
KỸ THUẬT SỬA CHỮA HỆ THỐNG TRÊN ÔTÔ
Nhà Xuất Bản Trẻ - 2000.
2. Nguyễn Oanh.
ÔTÔ THẾ HỆ MỚI – ĐIỆN LẠNH ÔTÔ.
Nhà Xuất Bản Đồng Nai – 1999.
3. Công Ty Ôtô Toyota Việt Nam.
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO KỸ THUẬT GIAI ĐOẠN II – TẬP 18
4. Công Ty Ôtô Toyota Việt Nam.
TÀI LIỆU ĐÀO TẠO KỸ THUẬT GIAI ĐOẠN III– TẬP 12
5. Nguyễn Đức Lợi – Phạm Văn Tùng.
MÁY VÀ THIẾT BỊ LẠNH.
Nhà Xuất Bản Giáo Dục – 1999.
8. Nguyễn Văn Chất – Vũ Quang Hồi – Nguyễn Văn Bổng.
CẤU TẠO VÀ SỬA CHỮA ĐIỆN ÔTÔ.
Nhà Xuất Bản Giáo Dục – 1993.

SVTH: TRẦN VĂN CHUNG 41 Lớp 62CCOTO3

You might also like