TỔNG ÔN NÂNG CAO LẦN CUỐI - ĐÁP ÁN

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 30

KIM LOẠI VÀ OXIT + AXIT

Câu 1: Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm Fe3O4, Fe2O3, Fe và Cu (trong đó nguyên tố oxi chiếm 16% về khối lượng của
hỗn hợp) bằng 800 ml dung dịch HCl 1,0M, thấy thoát ra 0,672 lít khí H 2, đồng thời thu được dung dịch X và
0,2145m gam rắn không tan. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch X, sau khi kết thúc các phản ứng thu được
khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 140,72 gam kết tủa. Giá trị m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 34. B. 32,5. C. 33,5. D. 33.
nAgCl = nHCl = 0,8 ⟶ nAg = 0,24
nNO = x ⟶ nH+ dư = 4x
Bảo toàn electron ⟶ nFe2+ = 3nNO + nAg = 3x + 0,24
X chứa Fe2+ (3x + 0,24), H+ (4x), Cl- (0,8), bảo toàn điện tích ⟶ nCu2+ = 0,16 – 5x
Bảo toàn khối lượng cho kim loại:
84%m = 56(3x + 0,24) + 64(0,16 – 5x) + 0,2145m
nH2O = nO = 16%m/16 = 0,01m, bảo toàn H:
0,8 = 2.0,01m + 0,03.2 + 4x
⟶ x = 0,02; m = 33
Câu 2: Hòa tan hết 23,76 gam hỗn hợp X gồm FeCl2, Cu, Fe(NO3)2 vào 400ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch
Y. Cho từ từ dung dịch chứa AgNO3 1M vào Y đến các phản ứng xảy ra hoàn toán thấy đã dùng 580ml, kết thúc
thu được m gam kết tủa và thoát ra 0,448 lít khí ở đktc. Biết NO là sán phẩm khử duy nhất của N+5 trong cả quá
trình, giá trị của m gần nhất với:
A. 82 B. 84 C. 80 D. 86
Trong X, đặt a, b, c lần lượt là số mol FeCl2, Cu, Fe(NO3)2.
Khi cho AgNO3 vào Y thì có NO thoát ra
→ Trong Y có H+ dư và NO3- hết, khi đó nNO tổng = 2c + 0,02 = nH+/4 = 0,1
→ c = 0,04
→ Phần Ag+ pư với Fe2+ = 0,58 – (2a + 0,4)
Bảo toàn e: ne = a + 2b + c = 0,1.3 + 0,58 – (2a + 0,4)
Khối lượng X = 127a + 64b + 180c = 23,76
→ a = 0,08 và b = 0,1 → AgCl = 2a + 0,4 = 0,56 và nAg = 0,02
→ Kết tủa = 82,52.
Câu 3: Hòa tan hết 17,6 gam hỗn hợp X gồm Mg, MgCO3 và FeCO3 trong 150 gam dung dịch chứa 1,32 mol HNO3. Sau
khi kết thúc các phản ứng, thấy thoát ra 0,12 mol hỗn hợp hai khí có số mol bằng nhau gồm CO 2, N2O và đồng
thời thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Z, thu được 2,16 gam
kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)3 trong Z gần nhất với giá trị nào
sau đây?
A. 2,98. B. 1,54. C. 2,21. D. 3,12.
nFe(NO3)2 = nAg = 0,02; nCO2 = nN2O = 0,06
nH+ = 1,32 = 2nCO2 + 10nN2O + 10nNH4+
⟶ nNH4+ = 0,06
X gồm Mg (a), MgCO3 (b) và FeCO3 (c)
mX = 24a + 84b + 116c = 17,6
nCO2 = b + c = 0,06
Bảo toàn electron: 2a + c = 0,02 + 0,06.8 + 0,06.8
⟶ a = 0,47; b = 0,02; c = 0,04
mddZ = mX + mddHNO3 – mCO2 – mN2O = 162,32
Bảo toàn Fe ⟶ nFe(NO3)3 = 0,02
⟶ C%Fe(NO3)3 = 2,98%

“Chỉ có hành động mới tạo ra kết quả” Trang 1


SƠ ĐỒ VÔ CƠ
Câu 4: Cho sơ đồ chuyển hóa:

Biết: Y, T là các hợp chất khác nhau của nhôm, mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học, điều kiện phản
ứng có đủ. X và Z lần lượt là
A. H2SO4 và BaCl2. B. KHSO4 và BaCl2 C. NH3 và HCl. D. NaOH và HCl
X là NaOH; Y là NaAlO2; Z là HCl; T là Al(OH)3
Al2O3 + NaOH ⟶ NaAlO2 + H2O
NaAlO2 + H2O + HCl ⟶ Al(OH)3 + NaCl
Al(OH)3 + NaOH ⟶ NaAlO2 + H2O
NaAlO2 + HCl ⟶ AlCl3 + NaCl + H2O
Câu 5: Cho sơ đồ phản ứng sau:
(1) X + 4HCl → X1 + X2 + 2CO2 + 2H2O
(2) X1 + Na2CO3 → X3↓ + 2NaCl
(3) X4 + X5 → 2X3↓ + 2H2O
(4) X5 + 2X6 + 2H2O → Ca(AlO2)2 + 3X7
(5) X2 + X5 → X8↓ + X1
(6) X8 (t°) → MgO + H2O
Phân tử khối của X, X2 và X5 lần lượt là
A. 184; 95 và 74. B. 184; 111 và 100. C. 281; 84 và 52. D. 281; 208 và 171.
(6) ⟶ X8 là Mg(OH)2
(1)(5) ⟶ X2 là MgCl2; X1 là CaCl2; X5 là Ca(OH)2
X là MgCO3.CaCO3 (quặng đolomit)
(2) ⟶ X3 là CaCO3
(3) ⟶ X4 là Ca(HCO3)2
(4) ⟶ X6 là Al; X7 là H2
Phân tử khối của X, X2 và X5 lần lượt là 184, 95, 74.
Câu 6. Cho sơ đồ các phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol):
(1) X + Y → Na2CO3 + H2O
(2) X + Ba(OH)2 → BaCO3 + Y + H2O
(3) Z + Y → NaAlO2 + 2H2O
Các chất X, Z thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. CO2, Al(OH)3. B. NaHCO3, Al(OH)3.
C. NaOH, Al(OH)3. D. NaHCO3, Al2O3.
Phản ứng (1)(3) ⟶ Z là Al(OH)3; Y là NaOH
Phản ứng (1)(2) ⟶ X là NaHCO3
NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
NaHCO3 + Ba(OH)2 → BaCO3 + NaOH + H2O
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

“Chỉ có hành động mới tạo ra kết quả” Trang 2


CHẤT BÉO
Câu 7. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai triglixerit bằng dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được
glixerol và 10,872 gam hỗn hợp muối của axit béo. Mặt khác, cho m gam hỗn hợp X phản ứng với 0,8064 lít H 2
(xúc tác Ni, đun nóng), thu được hỗn hợp Y gồm các triglixerit. Đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp Y bằng O2 dư,
thu được 11,232 gam nước và 0,684 mol CO2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 10,286. B. 10,536. C. 9,498. D. 9,896.
Đốt X tạo nCO2 = 0,684 và nH2O = 0,624 – 0,036 = 0,588
Đặt nX = x, bảo toàn khối lượng:
(0,684.12 + 0,588.2 + 16.6x) + 40.3x = 10,872 + 92x
⟶ x = 0,012
⟶ mX = 0,684.12 + 0,588.2 + 16.6x = 10,536 gam
Câu 8. Một loại chất béo (E) có thành phần gồm tristearin, tripanmitin lẫn với axit béo axit stearic, axit panmitic. Đốt
cháy a gam hỗn hợp E cần vừa đủ 3,235 mol Oxi thu được 99,88 gam CO2 và 39,42 gam nước. Mặt khác, người ta
dùng m kg hỗn hợp E đem nấu với dung dịch NaOH để làm ra 200 bánh xà phòng (mỗi bánh nặng 85 gam). Biết
tổng khối lượng muối của axit béo chiếm 50% khối lượng của xà phòng. Hiệu suất toàn bộ quá trình sản xuất xà
phòng là 80%. Giá trị của m là:
A. 10,088 kg. B. 10,241 kg C. 11,088kg. D. 11,988 kg.
nCO2 = 2,27; nH2O = 2,19; chất béo gọi là X, axit béo gọi là Y
⟶ nX = (nCO2 – nH2O)/2 = 0,04
Bảo toàn O: 6nX + 2nY + 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
⟶ nY = 0,01
nNaOH = 3nX + nY = 0,13
Bảo toàn khối lượng:
a = mCO2 + mH2O – mO2 = 35,78
a + 0,13.40 = m muối + 0,04.92 + 0,01.18
⟶ m muối = 37,12
Lượng muối tạo từ m kg E = 200.85.50%/80% = 10625 gam = 10,625 kg.
Tỉ lệ:
35,78 gam E tạo 37,12 gam muối
m kg E tạo 10,625 kg muối
⟶ m = 35,78.10,625/37,12 = 10,241 kg
Câu 9. Hỗn hợp X gồm axit oleic và triglixerit Y (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 2). Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X
cần vừa đủ 1,785 mol O2, thu được 1,28 mol CO2 và 1,15 mol H2O. Mặt khác, cho 29,85 gam X trên tác dụng tối đa
với x mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của x là
A. 0,130. B. 0,135. C. 0,180. D. 0,090.
nC17H33COOH = a và nY = 2a
Bảo toàn O:
2a + 6.2a + 1,785.2 = 1,28.2 + 1,15 ⟶ a = 0,01
Y có độ không no là k.
⟶ nCO2 – nH2O = a + 2a(k – 1)
⟶k=7
⟶ nBr2 = a + 2a(k – 3) = 0,09
Bảo toàn khối lượng ⟶ mX = 19,9
Tỉ lệ: 19,9 gam X phản ứng tối đa 0,09 mol Br2
⟶ 29,85 gam X phản ứng tối đa 0,135 mol Br2

“Chỉ có hành động mới tạo ra kết quả” Trang 3


BIỆN LUẬN CẤU TẠO ESTE
Câu 10: Cho các chất E (C5H8O5) và F (C4H6O4) là các chất hữu cơ mạch hở. Trong phân tử chất E chứa đồng thời các
nhóm -COO- và -OH. Chất F có một loại nhóm chức. Cho các sơ đồ phản ứng sau (không theo đúng tỉ lệ mol):
(1) E + NaOH → X + Y + Z
(2) F + NaOH → Y + Z
(3) X + HCl → NaCl + T
(4) Y + HCl → NaCl + G
Biết X, Y, Z, T, G là các hợp chất hữu cơ. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất X có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử hiđro.
(b) Chất Z hòa tan được Cu(OH)2.
(c) Chất G có tham gia phản ứng tráng bạc.
(d) Chất T có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng.
(e) Khi đốt cháy hoàn toàn chất Y thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
E chứa 2 chức este, tạo 2 muối X, Y nên X, Y đều chứa 1 Na và Z là ancol.
F là (HCOO)2C2H4 ⟶ Y là HCOONa; Z là C2H4(OH)2
⟶ E là HCOO-CH2-COO-CH2-CH2-OH
hoặc HCOO-CH2-CH2-OOC-CH2-OH
X là HO-CH2-COONa; T là HO-CH2-COOH và G là HCOOH
(a) Sai, X là C2H3O3Na
(b) Đúng: C2H4(OH)2 + Cu(OH)2 ⟶ (C2H5O2)2Cu + H2O
(c) Đúng: HCOOH + AgNO3 + NH3 + H2O ⟶ (NH4)2CO3 + NH4NO3 + Ag
(d) Đúng: HO-CH2-COOH ⟶ (-O-CH2-CO-)n + H2O
(e) Sai, nCO2 = nH2O:
2HCOONa + O2 ⟶ Na2CO3 + CO2 + H2O

“Chỉ có hành động mới tạo ra kết quả” Trang 4


Câu 11: Cho các hợp chất hữu cơ mạch hở: X có công thức phân tử C4H8O4; Y và Z đều có công thức phân tử là
C6H8O6 (X và Y đều được tạo bởi axit cacboxylic và ancol). Cho các phản ứng sau theo đúng tỉ lệ mol sau:
X + NaOH (t°) → A + T
Y + 3 NaOH (t°) → 3A + T
Z + 3 NaOH (t°) → 2A + Q + E
E + HCl → G + NaCl
Cho các nhận định sau
(1) T và Q đều hòa tan được Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam
(2) 2 mol X tác dụng được với Na dư, thu được 1 mol H2
(3) X, Y, Z, A đều có phản ứng tráng được bạc và làm mất màu nước brom
(4) Đem A và E nung với vôi tôi xút đều thu được 1 loại khí
(5) Có thể điều chế Q từ C2H4
(6) A là đồng đẳng của G
Hỏi có bao nhiêu nhận định đúng? Biết các chất dạng ẩn trong bài đều là các hợp chất hữu cơ, E chỉ chứa 2
nhóm chức trong phân tử
A. 4. B. 3. C. 5. D. 6.
Y là (HCOO)3C3H5; A là HCOONa; T là C3H5(OH)3
⟶ X là HCOOCH2-CHOH-CH2OH hoặc HCOOCH(CH2OH)2.
E chứa 2 nhóm chức nên Z là:
HCOO-CH2-COO-CH2-CH2-OOC-H
Q là C2H4(OH)2; E là HO-CH2-COONa và G là HO-CH2-COOH
(1) Đúng, T và Q đều là các ancol có nhiều OH kề nhau nên hòa tan được Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam.
(2) Sai, X có 2H linh động nên 2 mol X + Na dư tạo 2 mol H2
(3) Đúng, X, Y, Z, A đều có HCOO- nên đều tráng bạc và làm mất màu dung dịch Br2.
(4) Sai: HCOONa + NaOH ⟶ H2 + Na2CO3
HO-CH2-COONa + NaOH ⟶ CH3OH + Na2CO3
(5) Đúng: C2H4 + KMnO4 + H2O ⟶ C2H4(OH)2 + KOH + MnO2
(6) Sai

“Chỉ có hành động mới tạo ra kết quả” Trang 5


Câu 12. Cho E (C5H8O3) và F (C11H10O6) là các chất hữu cơ, trong đó E mạch hở và F chứa vòng benzen. Cho các
chuyển hóa sau:
(1) E + NaOH (t°) → X + Y
(2) F + NaOH (t°) → Z + T + Q + H2O
(3) X + HCl → X1 + NaCl
(4) Z + HCl → Z1 + NaCl
(5) Z1 (H2SO4 đặc, 170°C) → X1 + H2O
Biết X, Y, Z, T, Q là các hợp chất hữu cơ; Q là muối của axit cacboxylic (MQ > 68) và Y là ancol.
Cho các phát biểu sau:
(a) F có một công thức cấu tạo thỏa mãn.
(b) Nung X1 với hỗn hợp vôi tôi xút (NaOH, CaO) thu được etilen.
(c) Trong công nghiệp, chất Y được dùng để điều chế trực tiếp axit axetic.
(d) Sục khí CO2 dư vào dung dịch chất T thấy xuất hiện vẩn đục.
(đ) Y và Q có cùng số nguyên tử cacbon.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
(4)(5) ⟶ Z1 chứa chức axit và ancol, ít nhất 3C và X1 là axit không no.
(1) ⟶ E là CH2=CH-COO-CH2-CH2OH
X là CH2=CH-COONa và Y là C2H4(OH)2
(3) ⟶ X1 là CH2=CH-COOH
(5) ⟶ Z1 là HO-C2H4-COOH
(4) ⟶ Z là HO-C2H4-COONa
Q là muối của axit cacboxylic (MQ > 68) nên F là:
HOOC-COO-C2H4-COO-C6H5
C6H5-OOC-COO-C2H4-COOH
Q là (COONa)2; T là C6H5ONa
(a) Sai, F có 4 cấu tạo thỏa mãn (gốc -C2H4- là -CH2-CH2- hoặc -CH(CH3)-)
(b) Sai, X1 là axit nên không có phản ứng vôi tôi xút.
(c) Sai
(d) Đúng: C6H5ONa + CO2 + H2O ⟶ C6H5OH + NaHCO3
(đ) Đúng, Y và Q đều có 2C.

“Chỉ có hành động mới tạo ra kết quả” Trang 6


PHÂN BÓN
Câu 13: Với vườn nhãn trưởng thành, cứ 100 kg quả tươi được thu hoạch cần trả lại cho đất 2 kg nitơ, 436,6 gam
photpho, 1,66 kg kali. Trong một vụ thu hoạch, nhà vườn đã thu hoạch được 3,5 tấn quả tươi và dùng hết 175 kg
phân NPK (độ dinh dưỡng ghi trên bao bì là x-y-z), 76,1 kg đạm urê (độ dinh dưỡng là 46%) và 63,4 kg phân kali
(độ dinh dưỡng là 69%) để bù lại cho đất. Các tạp chất trong phân bón không chứa các nguyên tố N, P, K. Giá trị
x, y, z lần lượt là
A. 20, 20, 20. B. 18, 15, 12. C. 18, 15, 15. D. 20, 20, 15.
3,5 tấn nhiều gấp 35 lần 100 kg nên:
mN = 2.35 = 175x + 76,1.46%
mP = 0,4366.35 = 31.2.175y/142
mK = 1,66.35 = 39.2.175z/94 + 39.2.69%.63,4/94
⟶ x = 0,2 = 20%; y = 0,2 = 20%; z = 0,15 = 15%
⟶ Bao bì ghi 20-20-15
Câu 14: Sau khi phân tích thổ nhưỡng vùng đất trồng lạc (đậu phộng) của một tỉnh X, chuyên gia nông nghiệp khuyến
nghị bà con nông dân cần bón bổ sung 30 kg N, 60 kg P2O5 và 50 Kg K2O cho mỗi ha để thu được năng suất cao
và không hại đất. Loại phân mà người nông dân đang sử dụng là phân hỗn hợp NPK (20-20-15) trộn với phân
kali KCl (độ dinh dưỡng 60%) và phân lân (độ dinh dưỡng 40%). Theo khuyến nghị trên, tổng khối lượng phân
bón cần sử dụng cho 1 ha gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 500 kg. B. 271kg. C. 300 kg. D. 481 kg.
Khối lượng mỗi loại phân là NPK (x kg), phân kali (y kg) và phân lân (z kg)
mN = 30 = 20%x
mP2O5 = 60 = 20%x + 40%z
mK2O = 50 = 15%x + 60%y
⟶ x = 150; y = 45,83; z = 75
⟶ x + y + z = 270,83
Câu 15. Giả sử, một người nông dân muốn có 100 kg phân NPK 12-5-10 để bón ngay cho ruộng lúa (tránh sự biến
đổi hóa học của phân theo thời gian). Người nông dân đã phối trộn các phân bón với độ dinh dưỡng tương ứng
là đạm (21%), lân (20%) và kali (61%) cùng với x kg mùn hữu cơ (chất phụ gia). Giá trị của x gần nhất với giá trị
nào sau đây?
A. 17,5 kg. B. 1,5 kg. C. 3,2 kg. D. 18,3 kg.
Khối lượng mỗi loại phân bón là đạm (a kg), lân (b kg), kali (c kg)
mN = 100.12% = 21%a ⟶ a = 57,14 kg
mP2O5 = 100.5% = 20%b ⟶ b = 25 kg
mK2O = 100.10% = 61%c ⟶ c = 16,39 kg
⟶ m mùn = x = 100 – (a + b + c) = 1,47 kg
Câu 16. Trên bao bì một loại phân bón NPK của một công ty phân bón nông nghiệp có ghi độ dinh dưỡng là 24 – 24
– 12. Để cung cấp 11,95 kg nitơ, 1,89 kg photpho và 2,89 kg kali cho 1000 m² đất trồng thì người nông dân cần
trộn đồng thời phân NPK (ở trên) với phân đạm hai lá (độ dinh dưỡng là 35%) và phân kali (độ dinh dưỡng là
60%). Cho rằng mỗi m2 đất trồng đều được bón với lượng phân như nhau, nếu người nông dân sử dụng 420,08
kg phân bón vừa trộn trên thì diện tích đất trồng được bón phân là
A. 4000 m². B. 10000 m². C. 5000 m². D. 2000 m².
Để bón cho 1000 m² đất trồng thì người nông dân cần trộn đồng thời phân NPK (x kg) với đạm hai lá (y kg) và phân
kali (z kg)
mN = 11,95 = 24%x + 35%y
mP = 1,89 = 24%x.31.2/142
mK = 2,89 = 12%x.39.2/94 + 60%z.39.2/94
⟶ x = 18; y = 21,8; z = 2,2
⟶ x + y + z = 42 kg
Với 420,08 kg thì bón được cho 420,08.1000/42 = 10000 m² đất trồng.

“Chỉ có hành động mới tạo ra kết quả” Trang 7


THỰC TẾ
Câu 17: Một loại khí thiên nhiên (X) có thành ứng phần phần trăm về thể tích như sau: 85,0% metan, 10,0% etan,
2,0% nitơ, 3,0% khí cacbonic. Biết rằng: khi đốt cháy 1 mol metan, 1 mol etan thì lượng nhiệt tỏa ra tương ứng
là 880,0 kJ và 1560,0 kJ, để nâng 1 ml nước lên thêm 1°C cần 4,2 J. Giả thiết rằng lượng nhiệt tỏa ra của quá trình
đốt cháy X dùng để làm nóng nước với hiệu suất hấp thụ nhiệt khoảng 80%. Thể tích khí X (đktc) cần dùng để
đun nóng 10,0 lít nước (khối lượng riêng của nước 1g/ml) từ 20°C lên 100°C gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 123,20 lít. B. 104,08 lít. C. 103,58 lít. D. 122,83 lít.
nX = x ⟶ nCH4 = 0,85x; nC2H6 = 0,1x
Bảo toàn năng lượng:
(0,85x.880.10³ + 0,1x.1560.10³).80% = 10.10³.4,2(100 – 20)
⟶ x = 4,646 ⟶ V = 104,07 lít
Câu 18. Chỉ số đường huyết (blood sugar) là nồng độ glucose có trong máu. Đường huyết thường được đo bằng
đơn vị millimol trên lit (mmol/L). Ngưỡng chỉ số đường huyết an toàn chung có thể kiểm tra như sau:
• Đường huyết đo tại thời điểm bất kỳ: < 7,8 mmol/L.
• Đường huyết đo lúc đói: < 5,6 mmol/L.
Một người có chỉ số đường huyết đo được là 6,0 mmol/L. Biết khối lượng riêng của máu là 1,06 g/mL. Chỉ số
đường huyết của người đó tính theo đơn vị C% là:
A. 0,9956% B. 0,1019 % C. 0,1046% D. 0,1100%
1 lít máu nặng 1000.1,06 = 1060 gam, chứa 6 mmol C6H12O6
⟶ C%C6H12O6 = 0,006.180/1060 = 0,1019%
Câu 19. Axetilen cháy tỏa nhiều nhiệt nên được dùng trong đèn xì axetilen và được sử dụng để hàn, cắt kim loại. Khi
đốt cháy hết 1 mol axetilen thì tỏa ra một lượng nhiệt là 1255,82 kJ. Một người thợ cần cắt một tấm thép dày 5
mm với diện tích x cm² cần dùng hết 130 lít khí axetilen. Biết rằng công suất của ngọn lửa đèn xì khi cắt tấm thép
trên đạt 17,5 kJ/cm² và giả sử có 80% lượng nhiệt tỏa ra khi đốt axetilen phục vụ cho việc cắt tấm thép. Giá trị
của x gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 287. B. 359. C. 416. D. 333.
Bảo toàn năng lượng:
80%.1255,82.130/22,4 = 17,5x
⟶ x = 333 cm²
Câu 20. Để xác định hàm lượng axit axetic có trong một mẫu giấm ăn, có thể tiến hành như sau:
– Bước 1: xác định nồng độ dung dịch NaOH. Hòa tan 0,250 gam H2C2O4.2H2O (axit oxalic ngậm nước) vào nước
thu được 100,0 ml dung dịch axit oxalic (dung dịch X). Thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein vào 10,0 ml
dung dịch NaOH thu được dung dịch Y. Nhỏ từ từ dung dịch X vào lượng dung dịch Y ở trên đến khi dung dịch
vừa chuyển từ không màu sang màu hồng nhạt thì dừng lại, thấy sử dụng hết 12,6 ml dung dịch X.
– Bước 2: xác định nồng độ axit axetic trong giấm ăn. Lấy 10,0 ml giấm, pha loãng với nước để thu được 100,0
ml dung dịch (dung dịch Z). Thêm vài giọt dung dịch phenolphtalein vào 10,0 ml dung dịch Z thu được dung
dịch T. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH ở trên vào lượng dung dịch T ở trên đến khi dung dịch vừa chuyển từ không
màu sang màu hồng nhạt thì dừng lại, thấy sử dụng hết 14,0 ml dung dịch NaOH. Các phản ứng xảy ra hoàn
toàn. Nồng độ axit axetic trong mẫu giấm ăn trên là
A. 0,7M. B. 0,4M. C. 0,5M. D. 0,6M.
100 ml X chứa nH2C2O4.2H2O = 0,002
⟶ 12,6 ml X chứa nH2C2O4.2H2O = 2,52.10^-4
Trong 10,0 ml dung dịch NaOH chứa nNaOH = 2nH2C2O4 = 5,04.10^-4
10 ml Z chứa nCH3COOH = nNaOH trong 14 ml dd NaOH = 14.5,04.10^-4/10 = 7,056.10^-4
10 ml Z tương ứng với 1 ml giấm.
⟶ CM CH3COOH trong giấm = 7,056.10^-4/0,001 ≈ 0,7M

“Chỉ có hành động mới tạo ra kết quả” Trang 8


Câu 21: Một trong các phương pháp dùng để loại bỏ sắt trong nguồn nước nhiễm sắt là sử dụng lượng vôi tôi vừa
đủ để tăng pH của nước nhằm kết tủa ion sắt khi có mặt oxi, theo sơ đồ phản ứng
(1) Fe3+ + OH- → Fe(OH)3
(2) Fe2+ + OH- + O2 + H2O → Fe(OH)3
Một mẫu nước có hàm lượng sắt cao gấp 28 lần so với ngưỡng cho phép là 0,30 mg/l (theo QCVN 01-
1:2018/BYT). Giả thiết sắt trong mẫu nước trên chỉ tồn tại ở hai dạng là Fe3+ và Fe2+ với tỉ lệ mol Fe3+ : Fe2+ = 1
: 4. Cần tối thiểu m gam Ca(OH)2 để kết tủa hoàn toàn lượng sắt trong 10 m³ mẫu nước trên. Giá trị của m là
A. 155,4. B. 222,0. C. 288,6. D. 122,1.
(1) Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3
(2) 4Fe2+ + 8OH- + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
nFe3+ + nFe2+ = (0,3.28.10)/56 = 1,5 mol
Fe3+ : Fe2+ = 1 : 4 ⟶ nFe3+ = 0,3 và nFe2+ = 1,2
⟶ nOH- = 3nFe3+ + 2nFe2+ = 3,3
⟶ nCa(OH)2 = 1,65 ⟶ mCa(OH)2 = 122,1 gam

“Chỉ có hành động mới tạo ra kết quả” Trang 9


THÍ NGHIỆM
Câu 22: Trong phòng thí nghiệm, etyl axetat được điều chế theo các bước:
– Bước 1: Cho 1 ml ancol etylic,1 ml axit axetic nguyên chất và 1 giọt axit sunfuric đặc vào ống nghiệm.
– Bước 2: Lắc đều, đồng thời đun cách thủy trong nồi nước nóng 65°C – 70°C.
– Bước 3: Làm lạnh rồi rót thêm vào ống nghiệm 2 ml dung dịch NaCl bão hòa.
(a) Có thể thay dung dịch axit sunfuric đặc bằng dung dịch axit sunfuric loãng.
(b) Có thể thực hiện thí nghiệm bằng cách đun sôi hỗn hợp.
(c) Để kiểm soát nhiệt độ trong quá trình đun nóng có thể dùng nhiệt kế.
(d) Có thể thay dung dịch NaCl bão hòa bằng dung dịch KCl bão hòa.
(e) Có thể dung dung dịch axit axetic 5% và ancol etylic 10° để thực hiện phản ứng este hóa.
(f) Để tăng hiệu suất phản ứng có thể thêm dung dịch NaOH loãng vào ống nghiệm.
Số phát biểu đúng là:
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 23. Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây:
– Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm.
– Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 – 6 phút ở 65 – 70oC.
– Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để lớp este tạo thành nổi lên trên.
B. Sau bước 2, trong ống nghiệm không còn C2H5OH và CH3COOH.
C. H2SO4 đặc có vai trò vừa làm chất xúc tác, vừa làm tăng hiệu suất tạo sản phẩm.
D. Ở bước 2, thấy có hơi mùi thơm bay ra.
Câu 24: Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 1,5 ml ancol etylic, 1,5 ml axit axetic và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm.
Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 – 6 phút ở 65 – 70°C.
Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2,0 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.
Cho các phát biểu sau:
(a) H2SO4 đặc có vai trò vừa làm chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất tạo sản phẩm.
(b) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm.
(c) Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn ancol etylic và axit axetic.
(d) Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 25: Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa tristearin theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào bát sứ khoảng 1 gam tristearin và 2-2,5 ml dung dịch NaOH nồng độ 40%
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp khoảng 30 phút và khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh, thỉnh thoảng thêm vài giọt
nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4-5ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ rồi để nguội
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl là làm tăng tốc độ cho phản ứng xà phòng hóa.
B. Phần chất lỏng sau khi tách hết xà phòng hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam
C. Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nhẹ nổi lên
D. Sau bước 2, thu được chất lỏng đồng nhất
Câu 26: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam dầu dừa và 10 ml dung dịch NaOH 4%
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm
nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp
Bước 3: Rót vào hỗn hợp 15 – 20 ml dung dịch NaCl bão hòa, nóng, khuấy nhẹ rồi để yên
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glixerol.
(b) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối natri của axit béo ra khỏi hỗn hợp.
(c) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra.
“Chỉ có hành động mới tạo ra kết quả” Trang 10
(d) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu dừa thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự.
(e) Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glixerol.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 27: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào hai ống nghiệm, mỗi ống 2 ml vinyl axetat.
Bước 2: Thêm 2 ml dung dịch H2SO4 20% vào ống nghiệm thứ nhất, 4 ml dung dịch NaOH 30% vào ống nghiệm
thứ hai.
Bước 3: Lắc đều cả hai ống nghiệm, đồng thời đun nóng nhẹ trong khoảng 5 phút, sau đó để nguội.
Phát biểu nào sau đây về thí nghiệm trên sai?
A. Sau bước 3, dung dịch trong nghiệm ống thứ hai có phản ứng tráng bạc.
B. Sau bước 3, hai ống nghiệm có chứa một sản phẩm giống nhau.
C. Ở bước 3, có thể thay việc đun nóng nhẹ bằng cách đun cách thủy.
D. Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm thứ hai tách thành hai lớp.
Câu 28. Tiến hành thí nghiệm thử tính chất của glixerol và etanol với đồng(II) hiđroxit theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vào hai ống nghiệm, mỗi ống khoảng 3 – 4 giọt dung dịch CuSO4 2% và 2 – 3 giọt dung dịch NaOH
10%, lắc nhẹ.
Bước 2: Nhỏ 2 – 3 giọt glixerol vào ống nghiệm thứ nhất, 2 – 3 giọt etanol vào ống nghiệm thứ hai. Lắc nhẹ cả hai
ống nghiệm.
Cho các phát biểu sau về thí nghiệm đã tiến hành ở trên, số phát biểu đúng là
(a) Sau bước 1, trong cả hai ống nghiệm đều có kết tủa màu xanh của đồng(II) hiđroxit.
(b) Sau bước 2, trong ống nghiệm thứ nhất kết tủa tan, tạo thành dung dịch màu xanh lam.
(c) Sau bước 2, trong cả hai ống nghiệm kết tủa tan, tạo thành dung dịch màu xanh lam.
(d) Sau bước 2, trong ống nghiệm thứ hai kết tủa màu xanh của đồng(II) hiđroxit không tan.
(e) Thí nghiệm trên, được dùng để phân biệt etanol và glixerol.
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 29. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 5 giọt CuSO4 5% và 1ml dung dịch NaOH 10%. Lắc nhẹ, gạn bỏ phần dung dịch và
lấy kết tủa cho vào ống nghiệm (1).
Bước 2: Lấy 1,5 ml dung dịch saccarozơ 1% vào ống nghiệm (2) và thêm vào đó 0,5 ml dung dịch H2SO4 loãng.
Đun nóng dung dịch khoảng 3 phút.
Bước 3: Để nguội dung dịch, cho từ từ (và khuấy đều) tinh thể NaHCO3 vào ống nghiệm (2) đến khi khí ngừng
thoát ra.
Bước 4: Rót dung dịch trong ống nghiệm (2) vào ống nghiệm (1), lắc đều cho đến khi tủa tan hoàn toàn. Cho các
phát biểu sau:
(a) Trong thí nghiệm trên, ở bước 1, có thể thay dung dịch NaOH bằng dung dịch Ba(OH)2.
(b) Sau bước 1, thu được kết tủa có màu đỏ đặc trưng.
(c) Ở bước 2 xảy ra phản ứng thủy phân saccarozơ.
(d) Sau bước 2, dung dịch có chứa 1 loại monosaccarit.
(e) Trong bước 3, cho NaHCO3 vào ống nghiệm (2) để thủy phân hoàn toàn saccarozơ.
(f) Sau bước 3, dung dịch trong ống nghiệm (2) có thể cho phản ứng tráng bạc.
(g) Sau bước 4, thu được dung dịch có màu xanh lam đặc trưng.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Câu 30. Tiến hành thí nghiệm phản ứng tráng gương của glucozơ theo các bước sau đây:
– Bước 1: Rửa sạch ống nghiệm thủy tinh bằng cách cho vào một ít kiềm, đun nóng nhẹ, tráng đều, sau đó đổ đi
và tráng lại ống nghiệm bằng nước cất.
– Bước 2: Nhỏ vào ống nghiệm trên 1 ml dung dịch AgNO3 1%, sau đó thêm từng giọt NH3, trong ống nghiệm xuất
hiện kết tủa nâu xám của bạc hiđroxit, nhỏ tiếp vài giọt dung dịch NH3 đến khi kết tủa tan hết.
– Bước 3: Thêm tiếp 1 ml dung dịch glucozơ 1%, đun nóng nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn một thời gian thấy thành
ống nghiệm sáng bóng như gương.
Cho các phát biểu sau:

“Chỉ có hành động mới tạo ra kết quả” Trang 11


(a) Trong phản ứng trên, glucozơ đã bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3/NH3.
(b) Trong bước 2, khi nhỏ tiếp dung dịch NH3 vào, kết tủa nâu xám của bạc hidroxit bị hòa tan do tạo thành phức
bạc [Ag(NH3)2]+.
(c) Trong bước 3, để kết tủa bạc nhanh bám vào thành ống nghiệm ta phải luôn lắc đều hỗn hợp phản ứng.
(d) Ở bước 1, vai trò của NaOH là để làm sạch bề mặt ống nghiệm.
(e) Trong bước 3, có thể gâm ống nghiệm trong cốc nước nóng.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 31: Tiến hành thí nghiệm oxi hóa glucozơ bằng dung dịch AgNO3 trong NH3 (phản ứng tráng bạc) theo các
bước sau:
Bước 1: Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.
Bước 2: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến khi kết tủa tan hết.
Bước 3: Thêm 3 – 5 giọt glucozơ vào ống nghiệm.
Bước 4: Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 – 70°C trong vài phút.
Cho các nhận định sau:
(a) Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm chứa phức bạc amoniac (Ag(NH3)2]OH.
(b) Ở bước 4, glucozơ bị oxi hóa tạo thành muối amoni gluconat.
(c) Kết thúc thí nghiệm thấy thành ống nghiệm sáng bóng như gương.
(d) Ở thí nghiệm trên, nếu thay glucozơ bằng fructozơ hoặc saccarozơ thì đều thu được kết tủa tương tự.
(e) Thí nghiệm trên chứng tỏ glucozơ là hợp chất tạp chức, phân tử chứa nhiều nhóm OH và một nhóm CHO.
Số nhận định đúng là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 32. Tiến hành thí nghiệm phản ứng của hồ tinh bột với iot theo các bước sau đây:
- Bước 1: Cho vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đựng sẵn 2 ml dung dịch hồ tinh bột.
- Bước 2: Đun nóng dung dịch một lát, sau đó để nguội.
Cho các phát biểu sau:
(1) Sau bước 1, dung dịch thu được có màu tím.
(2) Tinh bột có phản ứng màu với iot vì phân tử tinh bột có cấu tạo mạch hở ở dạng xoắn có lỗ rỗng, tinh bột hấp
phụ iot cho màu xanh tím.
(3) Ở bước 2, khi đun nóng dung dịch, các phân tử iot được giải phóng khỏi các lỗ rỗng trong phân tử tinh bột
nên dung dịch bị mất màu. Để nguội, màu xanh tím lại xuất hiện.
(4) Có thể dùng dung dịch iot để phân biệt hai dung dịch riêng biệt gồm hồ tinh bột và saccarozơ.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 33. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
– Bước 1: Cho vài giọt dung dịch iot (màu vàng nhạt) vào ống nghiệm đựng sẵn 2 ml dung dịch hồ tinh bột
(không màu) và để trong thời gian 2 phút ở nhiệt độ thường.
– Bước 2: Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn (không để sôi) khoảng 1-2 phút.
– Bước 3: Để nguội ống nghiệm về nhiệt độ phòng.
Cho các phát biểu sau, số phát biểu đúng là :
(a) Sau bước 1, dung dịch có màu xanh tím,
(b) Sau bước 2, dung dịch bị mất màu do iot bị thăng hoa hoàn toàn
(c) Sau bước 3, dung dịch có màu xanh tím,
(d) Ở bước 1, nếu thay dung dịch hồ tinh bột bằng xenlulozơ thi hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra
trong tự.
(e) Thí nghiệm trên có thể được dùng để nhận biết hồ tinh bột.
(f) Do cấu tạo ở dạng xoắn có lỗ rỗng, tinh bột hấp phụ iot cho màu xanh tím.
(g) Nếu nhỏ vài giọt dung dịch iot lên mặt cắt của quả chuổi chín thì màu xanh tím cũng xuất hiện
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3
Câu 34. Tiến hành thí nghiệm sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 2 ml nước cất.
Bước 2: Nhỏ tiếp vài giọt anilin vào ống nghiệm, sau đó nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch trong ống nghiệm.

“Chỉ có hành động mới tạo ra kết quả” Trang 12


Bước 3: Nhỏ tiếp 1 ml dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 2, chất lỏng bị phân thành 2 lớp, lớp dưới là anilin.
(b) Sau bước 2, giấy quỳ tím chuyển thành màu xanh.
(c) Sau bước 3, dung dịch thu được trong suốt.
(d) Sau bước 3, trong dung dịch có chứa muối phenylamoni clorua tan tốt trong nước.
(e) Ở bước 3, nếu thay HCl bằng Br2 thì sẽ thấy xuất hiện kết tủa màu vàng.
Số phát biểu đúng là:
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 35: Tiến hành thí nghiệm theo các bước như sau:
Bước 1: Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa 5 ml nước cất, lắc đều, sau đó để yên.
Bước 2: Nhỏ tiếp dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm.
Bước 3: Cho tiếp dung dịch NaOH loãng (dùng dư), đun nóng.
Cho các nhận định sau:
(a) Kết thúc bước 1, nhúng quỳ tím vào dung dịch thấy quỳ tím không đổi màu.
(b) Kết thúc bước 2, thu được dung dịch đồng nhất.
(c) Kết thúc bước 3, thu được dung dịch trong suốt.
(d) Ở bước 1, anilin hầu như không tan, tạo vẩn đục và lắng xuống đáy.
(e) Ở thí nghiệm trên, nếu thay anilin bằng metylamin thì hiện tượng thí nghiệm tương tự.
Số nhận định đúng là
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 36. Tiến hành thí nghiệm sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 giọt dung dịch CuSO4 bão hòa và 2 ml dung dịch NaOH 30%.
Bước 2: Lắc nhẹ, gạn lớp dung dịch để giữ kết tủa.
Bước 3: Thêm khoảng 4 ml lòng trắng trứng vào ống nghiệm, dùng đũa thủy tinh khuấy đều.
Cho các nhận định sau:
(a) Ở bước 1, xảy ra phản ứng trao đổi, tạo thành kết tủa màu xanh.
(b) Ở bước 3, xảy ra phản ứng tạo phức, kết tủa bị hòa tan, dung dịch thu được có màu tím.
(c) Ở thí nghiệm trên, nếu thay dung dịch CuSO4 bằng dung dịch FeSO4 thì thu được kết quả tương tự.
(d) Phản ứng xảy ra ở bước 3 gọi là phản ứng màu biure.
(e) Có thể dùng phản ứng màu biure để phân biệt peptit Ala-Gly với Ala-Gly-Val.
Số nhận định đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 37: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
+ Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 – 2 giọt dung dịch CuSO4 5%, thêm 2 ml dung dịch NaOH 30%.
+ Bước 2: Lắc nhẹ, gạn bỏ bớt một phần dung dịch để giữ kết tủa.
+ Bước 3: Thêm khoảng 4 ml lòng trắng trứng vào ống nghiệm, dùng đũa thủy tinh khuấy đều.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 3 thấy kết tủa tan dần, thu được dung dịch màu tím.
(b) Ở bước 3, khi thay lòng trắng trứng bằng Ala-Gly vẫn thu được hiện tượng tương tự.
(c) Phản ứng ở bước 3 cần thực hiện trong môi trường kiềm.
(d) Nhỏ trực tiếp dung dịch CuSO4 vào lòng trắng trứng ta vẫn thu được hiện tượng như ở bước 3.
(e) Ở bước 3, xảy ra phản ứng màu biure, được dùng để nhận biết protein.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 38: (THPT đợt 1/2020-202) Thí nghiệm xác định định tính nguyên tố cacbon và hiđro trong phân tử saccarozơ
được tiến hành theo các bước sau
➢ Bước 1: Trộn đều khoảng 0,2 saccarozơ với 1 đến 2 gam đồng (II) oxit sau đó cho hỗn hợp vào ống nghiệm
khô (ống số 1) rồi thêm tiếp khoảng 1 gam đồng (II) oxit để phủ kín hỗn hợp. Nhồi một nhím bông có rắc bột
CuSO4 khan vào phần trên ống số 1 rồi nút bằng nút cao su có ống dẫn khí.
➢ Bước 2: Lắp ống số 1 lên giá thí nghiệm rồi nhúng ống dẫn khí vào dung dịch Ca(OH)2 đựng trong ống nghiệm
(ống số 2).

“Chỉ có hành động mới tạo ra kết quả” Trang 13


➢ Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng ống số 1 (lúc đầu đun nhẹ, sau đó đun tập trung vào phần có hỗn hợp phản
ứng).
Cho các phát biểu sau:
(a) CuSO4 khan được dùng để nhận biết H2O sinh ra trong ống nghiệm.
(b) Thí nghiệm trên, trong ống số 2 có xuất hiện kết tủa trắng.
(c) Ở bước 2, lắp ống số 1 sao cho miệng ống hướng lên.
(d) Thí nghiệm trên còn được dùng để xác định định tính nguyên tố oxi trong phân tử saccarozơ.
(e) Kết thúc thí nghiệm: tắt đèn cồn, để ống số 1 nguội hẳn rồi mới đưa ống dẫn khí ra khỏi dung dịch trong ống
số 2.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 39: (THPT đợt 1/2020-203) Thí nghiệm xác định định tính nguyên tố cacbon và hiđro trong phân tử saccarozơ
được tiến hành theo các bước sau
➢ Bước 1: Trộn đều khoảng 0,2 saccarozơ với 1 đến 2 gam đồng (II) oxit sau đó cho hỗn hợp vào ống nghiệm
khô (ống số 1) rồi thêm tiếp khoảng 1 gam đồng (II) oxit để phủ kín hỗn hợp. Nhồi một nhím bông có rắc bột
CuSO4 khan vào phần trên ống số 1 rồi nút bằng nút cao su có ống dẫn khí.
➢ Bước 2: Lắp ống số 1 lên giá thí nghiệm rồi nhúng ống dẫn khí vào dung dịch Ca(OH)2 đựng trong ống nghiệm
(ống số 2).
➢ Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng ống số 1 (lúc đầu đun nhẹ, sau đó đun tập trung vào phần có hỗn hợp phản
ứng).
Cho các phát biểu sau:
(a) Ở bước 2, lắp ống số 1 sao cho miệng ống hướng lên.
(b) Thí nghiệm trên, CuO có vai trò chuyển nguyên tố C thành CO2, nguyên tố H thành H2O.
(c) Thí nghiệm trên còn được dùng để xác định định tính nguyên tố oxi trong phân tử saccarozơ.
(d) Dung dịch Ca(OH)2 được dùng để nhận biết CO2 sinh ra trong thí nghiệm trên.
(e) Kết thúc thí nghiệm: tắt đèn cồn, để ổng số 1 nguội hẳn rồi mới đưa ống dẫn khi ra khỏi dung dịch trong ống
số 2.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 40: (THPT đợt 2/2020-201) Thí nghiệm điều chế và thử tính chất của etilen được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Cho 2 ml ancol etylic khan vào ống nghiệm khô đã có sẵn vài viên đá bọt (ống số 1) rồi thêm từ từ 4 ml
dung dịch H2SO4 đặc và lắc đều. Nút ống số 1 bằng nút cao su có ống dẫn khí rồi lắp lên giá thí nghiệm.
Bước 2: Lắp lên giá thí nghiệm khác một ống hình trụ được đặt nằm ngang (ống số 2) rồi nhồi một nhúm bông
tẩm dung dịch NaOH đặc vào phần giữa ống. Cắm ống dẫn khí của ống số 1 xuyên qua nút cao su rồi nút vào một
đầu của ống số 2. Nút đầu còn lại của ống số 2 bằng nút cao su có ống dẫn khí. Nhúng ống dẫn khí của ống số 2
vào dung dịch KmnO4 đựng trong ống nghiệm (ống số 3).
Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng hỗn hợp trong ống số 1.
Cho các phát biểu sau:
(a) Đá bọt có vai trò làm cho chất lỏng không trào lên khi đun nóng.
(b) Ở bước 1, nếu thay ancol etylic bằng ancol metylic thì trong thí nghiệm vẫn thu được etilen.
(c) Bông tẩm dung dịch NaOH đặc có tác dụng loại bớt tạp chất trong khí sinh ra.
(d) Phản ứng trong ống số 3 sinh ra etylen glicol.
(e) Nếu thu khí etilen đi ra từ ống dẫn khí của ống số 2 thì dùng phương pháp dời nước.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
Câu 41: Tiến hành thí nghiệm điều chế và thử tính chất của metan theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm có nút và ống dẫn khí khoảng 4 – 5 gam hỗn hợp bột mịn gồm natri axetat và vôi
tôi xút (chất rắn X) theo tỉ lệ 1: 2 về khối lượng.
Bước 2: Lắp dụng cụ như hình vẽ.

“Chỉ có hành động mới tạo ra kết quả” Trang 14


Bước 3: Đun nóng phần đáy ống nghiệm bằng đèn cồn. Thay ống dẫn khí bằng ống vuốt nhọn rồi đốt khí thoát
ra ở đầu ống dẫn khí.
Bước 4: Dẫn dòng khí lần lượt vào các ống nghiệm đựng dung dịch brom hoặc dung dịch thuốc tím.
Cho các phát biểu sau:
(a) Vôi tôi xút là hỗn hợp gồm NaOH và CaO.
(b) Ở bước 1, ống nghiệm phải khô, natri axetat phải được làm khan và hỗn hợp bột cần trộn đều trước khi tiến
hành thí nghiệm.
(c) Ở bước 4, dung dịch brom và thuốc tím đều không bị nhạt màu.
(d) Sau khi kết thúc thí nghiệm, cần tắt đèn cồn trước khi rút ống dẫn khí.
(e) Trộn vôi tôi xút là để ngăn thủy tinh không phản ứng NaOH ở nhiệt độ cao làm thủng ống nghiệm.
Số phát biểu đúng là.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 42: (Sở Vĩnh Phúc, lần 2/2021) Tiến hành thí nghiệm chứng minh tính chất hóa học của etanol theo các bước
sau:
– Bước 1: Đốt nóng sợi dây đồng đã cuộn thành lò xo trên ngọn lửa đèn cồn đến khi ngọn lửa không còn màu xanh
(Hình 1).
– Bước 2: Nhúng nhanh sợi dây đồng đang nóng vào ống nghiệm đựng etanol và lặp lại vài lần (Hình 2). Kết thúc
bước 2, thu được dung dịch Y.

Cho các phát biểu sau:


(a) Ở bước 2, dây đồng chuyển từ màu đỏ sang màu đen.
(b) Dung dịch Y có màu xanh của muối đồng(II).
(c) Thí nghiệm trên chứng tỏ etanol có tính oxi hóa.
(d) Dung dịch Y có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(e) Trong thí nghiệm trên, nếu thay dây đồng bằng dây sắt thì hiện tượng xảy ra tương tự.
Trong số các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

“Chỉ có hành động mới tạo ra kết quả” Trang 15


Câu 43: Thực hiện thí nhiệm như hình vẽ:

Cho các phát biểu sau về thí nghiệm trên:


(1) CuO từ màu đỏ chuyển sang màu đen.
(2) Nên đun nóng ống đựng CuO trước khi dẫn C2H5OH qua.
(3) Dùng dung dịch HCl có thể hòa tan hoàn toàn chất rắn sau phản ứng.
(4) Thí nghiệm trên điều chế và thử tính chất của etilen.
(5) Khi tháo dụng cụ, nên tháo vòi dẫn ra khỏi dung dịch AgNO3/NH3 rồi mới tắt đèn cồn.
(6) Sau thí nghiệm, trong ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3/NH3 có Ag kết tủa.
(7) Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 44: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm một ít phenol.
Bước 2: Nhỏ tiếp 2 ml nước cất vào ống nghiệm rồi lắc đều, sau đó nhúng mẩu giấy quỳ tím vào trong ống
nghiệm.
Bước 3: Nhỏ tiếp 2 ml dung dịch NaOH đặc vào ống nghiệm.
Bước 4: Sục khí CO2 (dư) vào ống nghiệm.Cho các phát biểu sau:
(1) Sau bước 2 phenol rất ít tan trong nước, quỳ tím không đổi màu.
(2) Sau bước 2 phenol tan hết trong nước, quỳ tím chuyển sang mầu đỏ.
(3) Sau bước 3 phenol tan hết trong dung dịch NaOH.
(4) Sau bước 4 phenol tách ra làm dung dịch bị vẩn đục và sản phẩm có muối NaHCO3.
(5) Ở bước 4 nếu thay CO2 bằng HCl thì cũng thu được phenol và muối NaCl.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 45: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho nước vào ống nghiệm chứa benzen sau đó lắc đều.
(b) Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm, lắc đều. Đun cách thủy 5-
6 phút, làm lạnh và thêm vào 2 ml dung dịch NaCl bão hòa.
(c) Cho vào ống nghiệm 2 ml metyl axetat, sau đó thêm vào dung dịch NaOH dư, đun nóng nhẹ.
(d) Cho dung dịch NaOH dư vào ống nghiệm chứa dung dịch phenylamoni clorua, đun nóng.
(e) Cho 1 ml C2H5OH vào ống nghiệm chứa nước cất.
Số thí nghiệm có hiện tượng chất lỏng phân lớp sau khi hoàn thành thí nghiệm là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.

“Chỉ có hành động mới tạo ra kết quả” Trang 16


CACBON NUNG ĐỎ
Câu 46. Dẫn 0,2 mol hỗn hợp gồm CO2 và hơi H2O qua than nóng đỏ, thu được hỗn hợp X gồm CO, H2 và CO2. Cho X
đi chậm qua dung dịch chứa NaOH và Ba(OH)2, sự phụ thuộc khối lượng kết tủa và số mol CO2 được biểu diễn
theo đồ thị sau:

Nếu cho X đi qua ống sứ chứa Fe2O3 dư, nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy khối lượng ống sứ
giảm m gam. Giá trị của m là
A. 2,56. B. 3,20. C. 2,88. D. 3,52.
nBaCO3 max = 0,04 ⟶ a = 0,04
Đoạn nằm ngang tạo ra NaHCO3 ⟶ nNaHCO3 = nCO2 đoạn này = a = 0,04
Khi nCO2 = x thì các sản phẩm là BaCO3 (0,02), Ba(HCO3)2 (0,04 – 0,02 = 0,02) và NaHCO3 (0,04)
Bảo toàn C ⟶ x = 0,1
Đặt nX = u ⟶ nC phản ứng = u – 0,2
Bảo toàn electron: 4nC phản ứng = 2nCO + 2nH2
⟶ nCO + nH2 = 2u – 0,4
⟶ nX = (2u – 0,4) + x = u ⟶ u = 0,3
nO bị lấy = nCO + nH2 = 0,2
⟶ m giảm = mO bị lấy = 3,2 gam

“Chỉ có hành động mới tạo ra kết quả” Trang 17


Câu 47. Dẫn 0,2 mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO2) qua cacbon nung đỏ, thu được a mol hỗn hợp Y gồm CO,
H2 và CO2; trong đó có x mol CO2. Cho Y đi qua dung dịch hỗn hợp gồm Ca(OH)2 và KOH, ta quan sát hiện tượng
theo đồ thị hình vẽ.

Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,26 B. 0,36 C. 0,425 D. 0,475
Khi nCO2 = 0,015 ⟶ nCaCO3 = 0,015
Khi nCO2 = 0,045 ⟶ nCaCO3 = 0,015 và nNaHCO3 = 0,045 – 0,015 = 0,03
Khi nCO2 = x thì các sản phẩm gồm CaCO3 (0,01), Ca(HCO3)2 (0,015 – 0,01 = 0,005) và NaHCO3 (0,03)
Bảo toàn C ⟶ x = 0,05
nC = nY – nX = a – 0,2
nCO + nH2 = nY – nCO2 = a – 0,05
Bảo toàn electron: 4nC = 2nCO + 2nH2
⇔ 4(a – 0,2) = 2(a – 0,05) ⟶ a = 0,35
Câu 48. Dẫn 26,88 lít (đktc) hỗn hợp X gồm hơi nước và khí cacbonic qua than nung đỏ thu được a mol hỗn hợp khí
Y gồm CO, H2, CO2; trong đó có V1 lít (đktc) CO2. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 vào dung dịch có chứa 0,06b mol
Ca(OH)2, khối lượng kết tủa tạo ra phụ thuộc vào thể tích khí CO2 được ghi ở bảng sau:

Thể tích khí CO2 ở đktc (lít) V V + 8,96 V1


Khối lượng kết tủa (gam) 5b 3b 2b

Giá trị của a gần nhất giá trị nào sau đây:
A. 1,48 B. 1,28. C. 1,36 D. 1,42.
Đặt x = V/22,4
TH1: Khi nCO2 = x thì kết tủa chưa bị hòa tan.
⟶ x = 0,05b (1)
Khi nCO2 = x + 0,4 thì nCaCO3 = 0,03b và nCa(HCO3)2 = 0,03b
⟶ x + 0,4 = 0,03b + 0,03b.2 (2)
(1)(2) ⟶ x = 0,5; b = 10
Khi nCO2 = V1/22,4 lít thì nCaCO3 = 0,2 và nCa(HCO3)2 = 0,4
Bảo toàn C ⟶ nCO2 = 1
nC = nY – nX = a – 1,2
Bảo toàn electron: 4nC = 2nCO + 2nH2
⟶ nCO + nH2 = 2a – 2,4
⟶ nY = 2a – 2,4 + 1 = a
⟶ a = 1,4
TH2: Khi nCO2 = x thì kết tủa đã bị hòa tan (tự làm)

“Chỉ có hành động mới tạo ra kết quả” Trang 18


Câu 49: Dẫn hơi nước qua than nóng đỏ, thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm CO2, CO, H2 có tỉ khối so với H2 là
7,8. Toàn bộ X khử vừa đủ 24 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 nung nóng, thu được chất rắn Y chỉ có hai kim loại. Cho
Y vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 4,48 lít khí H2. Giá trị V là
A. 13,44. B. 10,08. C. 8,96. D. 11,20.
nCuO = u và nFe2O3 = v ⟶ 80u + 160v = 24
nH2 = nFe = 2v = 0,2
⟶ u = v = 0,1
⟶ nO = u + 3v = 0,4
X gồm CO2 (a), CO (b), H2 (c)
mX = 44a + 28b + 2c = 15,6(a + b + c)
nO = b + c = 0,4
Bảo toàn electron: 4a + 2b = 2c
⟶ a = b = 0,1 và c = 0,3
⟶ V = 11,2 lít

“Chỉ có hành động mới tạo ra kết quả” Trang 19


CHO TỪ TỪ H+ VÀ {CO32- & HCO3-}
Câu 50. Dẫn 0,45 mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO2) qua cacbon nung đỏ, thu được 0,7 mol hỗn hợp Y gồm
CO, H2 và CO2. Cho Y vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3 thu được 200 ml dung dịch Z. Lấy 100 ml
dung dịch Z cho từ từ vào 300 ml dung dịch HCl 0,5M thu được 2,688 lít khí (đktc). Mặt khác, 100 ml dung dịch
Z tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 39,4 gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 0,06. B. 0,1. C. 0,15. D. 0,2.
nC phản ứng = nY – nX = 0,25
Bảo toàn electron: 4nC phản ứng = 2nCO + 2nH2
⟶ nCO + nH2 = 0,5
⟶ nCO2 = nY – (nCO + nH2) = 0,2
nHCl = 0,15; nCO2 = 0,12; nBaCO3 = 0,2
nCO2 < nBaCO3 ⟶ HCl phản ứng hết
nCO2 < nHCl < 2nCO2 ⟶ Z chứa CO32-, HCO3-, K+
Đặt u, v là số mol CO32-, HCO3- đã phản ứng
nCO2 = u + v = 0,12
nHCl = 2u + v = 0,15
⟶ u = 0,03; v = 0,09 (Tỉ lệ 1 : 3)
⟶ 100ml Z còn lại chứa CO32- (a), HCO3- (3a) và K+ (5a)
nBaCO3 = a + 3a = 0,2 ⟶ a = 0,05
⟶ 200ml Z chứa CO32- (0,1), HCO3- (0,3), K+ (0,5)
Bảo toàn K ⟶ x + 2y = 0,5
Bảo toàn C ⟶ 0,2 + y = 0,1 + 0,3
⟶ x = 0,1; y = 0,2
Câu 51. Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 vào dung dịch chứa x mol NaOH và y mol Na2CO3, thu được dung dịch X
chứa 15,56 gam chất tan. Cho từ từ 120 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch X, thu được V lít khí CO2 và dung dịch
Y. Cho lượng dư nước vôi trong vào dung dịch Y, thu được 8 gam kết tủa. Tổng giá trị x + y là
A. 0,20. B. 0,18. C. 0,12. D. 0,14.
nHCl = 0,12 và nCaCO3 = 0,08
⟶ Y chứa Cl- (0,12), HCO3- (0,08), bảo toàn điện tích ⟶ nNa+ = x + 2y = 0,2 (1)
Ban đầu: nH2CO3 = nCO2 = 0,12
Nếu X không chứa OH- ⟶ nH2O = x ≤ 0,12.2
Bảo toàn khối lượng: 0,12.62 + 40x + 106y = 15,56 + 18x (2)
(1)(2) ⟶ x = 0,08; y = 0,06
Nghiệm thỏa mãn ⟶ x + y = 0,14
Nếu X chứa OH- ⟶ nH2O = 0,12.2 < x
Bảo toàn khối lượng: 0,12.62 + 40x + 106y = 15,56 + 18.0,24 (3)
(1)(3) ⟶ Vô nghiệm.

“Chỉ có hành động mới tạo ra kết quả” Trang 20


HỖN HỢP Na, Na2O, Ba, BaO
Câu 52. Hỗn hợp X gồm Na, Na2O, Ba và BaO (trong đó oxi chiếm 6,79% về khối lượng hỗn hợp). Cho 23,56 gam X
vào nước dư, thu được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Sục khí CO2 vào Y, sự phụ thuộc khối lượng kết tủa và
số mol CO2 được biểu diễn theo đồ thị sau:

Giá trị của V là


A. 4,032. B. 3,136. C. 2,688. D. 3,584.
nO = 23,56.6,79%/16 = 0,1
Quy đổi X thành Na (x), Ba (y) và O (0,1)
mX = 23x + 137y + 0,1.16 = 23,56 (1)
Đoạn 1 có nCO2 = nBaCO3 ⇔ a = 0,08
Khi nCO2 = 5a = 0,4 thì các sản phẩm tạo ra gồm BaCO3 (0,08), Ba(HCO3)2 (y – 0,08) và NaHCO3 (x)
Bảo toàn C ⟶ 0,08 + 2(y – 0,08) + x = 0,4 (2)
(1)(2) ⟶ x = 0,24; y = 0,12
Bảo toàn electron: nNa + 2nBa = 2nO + 2nH2
⟶ nH2 = 0,14
⟶ V = 3,136 lít
Câu 53. Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Na, Ba, Na2O và BaO vào lượng dư H2O, thu được dung dịch X (có chứa 0,6 mol
NaOH) và 6,72 lít H2. Dẫn từ từ khí CO2 vào X, kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:
Thể tích khí CO2 (lít, đktc) Khối lượng kết tủa (gam)
a x
a + 13,44 x
a + 16,80 29,55
Giá trị của m là
A. 59,7. B. 69,3. C. 64,5. D. 54,9
TN1: nCO2 = u thì nBaCO3 = v
TN2: nCO2 = u + 0,6 thì nBaCO3 = v
Vì nNaOH = 0,6 nên nBa(OH)2 = u = v
TN3: nCO2 = u + 0,75 thì thu được BaCO3 (0,15), Ba(HCO3)2 (u – 0,15), NaHCO3 (0,6)
Bảo toàn C:
u + 0,75 = 0,15 + 2(u – 0,15) + 0,6
⟶ u = 0,3
Quy đổi hỗn hợp ban đầu thành Na (0,6), Ba (0,3) và O
Bảo toàn electron: nNa + 2nBa = 2nO + 2nH2
⟶ nO = 0,3
⟶ m = 59,7

“Chỉ có hành động mới tạo ra kết quả” Trang 21


Câu 54. Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Na, Ba, Na2O và BaO vào lượng dư H2O, thu được dung dịch X (có chứa 0,4 mol
NaOH) và 4,48 lít H2. Dẫn từ từ khí CO2 vào X, kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:
Thí nghiệm Thể tích khí CO2 (lít, đktc) Khối lượng kết tủa (gam)
Thí nghiệm 1 a 985a/112
Thí nghiệm 2 a + 6,72 985a/112
Thí nghiệm 3 a + 11,2 19,7
Giá trị gần nhất của m là
A. 39,8. B. 47,5. C. 43,0. D. 36,6.
Đặt a = x/22,4
TN1: nCO2 = a ⟶ nBaCO3 = a
TN2: nCO2 = a + 0,3 ⟶ nBaCO3 = a
TN3: nCO2 = a + 0,5 ⟶ nBaCO3 = 0,1
Nhận xét:
TN1 có nBaCO3 = nCO2 nên chưa hòa tan kết tủa. TN2 lượng CO2 tăng 0,3 nhưng nNaOH = 0,4 nên vẫn chưa hòa tan
kết tủa. Mặt khác, nBaCO3 không đổi nên nBa(OH)2 = a
TN3 tạo ra nBaCO3 = 0,1, nBa(HCO3)2 = a – 0,1 và nNaHCO3 = 0,4
Bảo toàn C: a + 0,5 = 0,1 + 2(a – 0,1) + 0,4
⟶ a = 0,2
Quy đổi hỗn hợp ban đầu thành Ba (0,2), Na (0,4) và O
Bảo toàn electron: 2nBa + nNa = 2nO + 2nH2
⟶ nO = 0,2
⟶ m = 39,8

“Chỉ có hành động mới tạo ra kết quả” Trang 22


HIĐROCACBON
Câu 55. Nung nóng m hỗn hợp X gồm butan và propan trong bình kín (với xúc tác thích hợp), thu được 0,428 mol
hỗn hợp Y gồm H2 và các hiđrocacbon mạch hở (CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C3H8, C4H8, C4H10). Cho toàn bộ Y vào bình
chứa dung dịch Br2 dư thì có tối đa 0,188 mol Br2 phản ứng, khối lượng bình tăng 6,608 gam và thoát ra hỗn hợp
khí Z. Đốt cháy hoàn toàn Z cần dùng vừa đủ 0,612 mol O2, thu được CO2 và H2O. Giá trị của m là
A. 12,8. B. 11,68. C. 9,5. D. 11,54.
nAnken = nBr2 = 0,188
⟶ nZ = nAnkan + nH2 = 0,428 – 0,188 = 0,24
Đốt Z ⟶ nH2O = u và nCO2 = v
⟶ u – v = 0,24 và u + 2v = 0,612.2
⟶ u = 0,568; v = 0,328
mX = 6,608 + 2u + 12v = 11,68
Câu 56: Hỗn hợp X gồm metan, etilen, propin, vinylaxetilen và hiđro. Dẫn X qua Ni nung nóng, sau phản ứng hoàn
toàn thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với khí nitơ đioxit là 1. Biết 5,6 lít hỗn hợp Y (đktc) làm mất màu vừa đủ
72 gam brom trong dung dịch. Hỏi 5,6 lít hỗn hợp X (đktc) làm mất màu vừa đủ bao nhiêu gam brom trong dung
dịch?
A. 26 gam. B. 35 gam. C. 60 gam. D. 29 gam.
Phản ứng xảy ra hoàn toàn, Y không no (có làm mất màu Br2) nên Y không chứa H2 dư.
Y dạng CnH2n+2-2k với k = nBr2/nY = 1,8
⟶ MY = 14n + 2 – 2k = 46
⟶ n = 3,4
Vậy Y là C3,4H5,2. Các hiđrocacbon trong X có cùng 4H nên:
C3,4H4 + 0,6H2 ⟶ C3,4H5,2
x……………..0,6x
nX = x + 0,6x = 0,25 ⟶ x = 0,15625
k’ = (3,4.2 + 2 – 4)/2 = 2,4
⟶ nBr2 = k’.x = 0,375 mol
⟶ mBr2 = 60 gam
Câu 57: Đun nóng V lít (đktc) hỗn hợp X gồm etilen, vinylaxetilen và hiđro (theo tỉ lệ mol tương ứng 1 : 1 : 3) với xúc
tác Ni một thời gian, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với hiđro bằng 10,75. Cho toàn bộ Y vào dung dịch brom
dư thấy có tối đa 0,3 mol brom phản ứng. Giá trị của V là
A. 33,6. B. 22,4. C. 11,2. D. 44,8.
X gồm nC2H4 = nC4H4 = x; nH2 = 3x
nH2 phản ứng = y
Bảo toàn liên kết pi: x + 3x = y + 0,3 (1)
nH2 phản ứng = nX – nY ⟶ nY = 5x – y
Bảo toàn khối lượng:
28x + 52x + 3x.2 = 10,75.2(5x – y) (2)
(1)(2) ⟶ x = y = 0,1
⟶ VX = 11,2 lít

“Chỉ có hành động mới tạo ra kết quả” Trang 23


PHI KIM : C – P – S
Câu 58. Cho 0,88 gam hỗn hợp X gồm C và S tác dụng hết với lượng dư dung dịch HNO3 đặc, nóng, thu được 4,928 lít
hỗn hợp khí gồm NO2 và CO2. Mặt khác, đốt cháy 0,88 gam X trong O2 dư rồi hấp thu toàn bộ sản phẩm vào dung
dịch Y chứa 0,01 mol Ba(OH)2 và 0,03 mol KOH, thu được dung dịch chứa m gam chất tan. Biết các phản ứng xảy
ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 3,58. B. 5,55. C. 5,37. D. 3,30.
Đặt a, b là số mol C và S ⟶ mX = 12a + 32b = 0,88
nCO2 = a ⟶ nNO2 = 0,22 – a
Bảo toàn electron: 4a + 6b = 0,22 – a
⟶ a = b = 0,02
Đốt X trong O2 ⟶ RO2 (0,04 mol) với R = mX/nX = 22
nOH- = 0,05 ⟶ Tạo các gốc RO32- (0,01) và HRO3- (0,03)
Kết tủa có BaRO3 (0,01) ⟶ Chất tan còn lại là KHRO3 (0,03)
⟶ mKHRO3 = 3,30 gam
Câu 59: Hòa tan 8,96 gam đơn chất X trong m gam dung dịch HNO3 63% (lấy dư), thu được 1,68 mol khí NO2 (sản
phẩm khử duy nhất của HNO3) và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch chứa 0,24 mol NaOH và 0,4 mol
KOH, thu được dung dịch chứa 68,08 gam chất tan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng HNO3 có trong
m gam dung dịch đã dùng là:
A. 151,2. B. 168,0. C. 126,0. D. 157,5.
Chất X hóa trị x, bảo toàn electron:
8,96x/X = 1,68.1 ⟶ X = 16x/3
⟶ x = 6, X = 32 là nghiệm phù hợp. X là lưu huỳnh.
X chứa H2SO4 (0,28 mol) và HNO3 dư (y mol)
TH1: OH- hết ⟶ nH2O = nOH- = 0,64
Bảo toàn khối lượng:
0,28.98 + 63y + 0,24.40 + 0,4.56 = 68,08 + 0,64.18
⟶ y = 0,32
nH+ = y + 0,56 > nOH- nên nghiệm thỏa mãn.
Bảo toàn N ⟶ nHNO3 ban đầu = nNO2 + nHNO3 dư = 2
⟶ mHNO3 = 126 gam
TH2: H+ hết ⟶ nH2O = nH+ = y + 0,56
Bảo toàn khối lượng:
0,28.98 + 63y + 0,24.40 + 0,4.56 = 68,08 + 18(y + 0,56)
⟶ y = 0,416
⟶ nH+ = y + 0,56 > nOH-: Loại
Câu 60: Hòa tan hoàn toàn 2,82 gam hỗn hợp X gồm C, S và P vào 35 gam dung dịch H2SO4 98% (đun nóng), thu được
7,84 lít (đktc) hỗn hợp Y (gồm hai khí có tỉ lệ mol là 1 : 6) và dung dịch Z. Cho dung dịch Ba(OH) 2 dư vào Z, thu
được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 17,66. B. 29,31. C. 23,30. D. 41,33.
Y gồm CO2 (0,05) và SO2 (0,3)
X gồm C (0,05), S (a) và P (b)
mX = 0,05.12 + 32a + 31b = 2,82
Bảo toàn electron: 0,05.4 + 6a + 5b = 0,3.2
⟶ a = 0,05; b = 0,02
nH2SO4 ban đầu = 35.98%/98 = 0,35
Bảo toàn S ⟶ nBaSO4 = nS + nH2SO4 – nSO2 = 0,1
Bảo toàn P ⟶ nBa3(PO4)2 = b/2 = 0,01
⟶ m↓ = 29,31 gam

“Chỉ có hành động mới tạo ra kết quả” Trang 24


Câu 61. Cho 5,64 gam hỗn hợp X gồm C, S và P tác dụng hết với lượng dư dung dịch HNO3 đặc, nóng, thu được 29,12
lít hỗn hợp khí gồm NO2 và CO2. Mặt khác, hoà tan hoàn toàn 5,64 gam hỗn hợp X vào 70 gam dung dịch H2SO4
98% đun nóng được 15,68 lít hỗn hợp khí Y và dung dịch Z. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Z thu được m gam
kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 47,52. B. 35,32. C. 70,64. D. 58,62.
Đặt a, b, c là số mol C, S, P
mX = 12a + 32b + 31c = 5,64 (1)
Với HNO3 ⟶ nCO2 = a và nNO2 = 1,3 – a
Bảo toàn electron: 4a + 6b + 5c = 1,3 – a (2)
Với H2SO4 đặc nóng ⟶ nCO2 = a và nSO2 = 0,7 – a
Bảo toàn electron: 4a + 6b + 5c = 2(0,7 – a) (3)
(1)(2)(3) ⟶ a = b = 0,1; c = 0,04
nH2SO4 ban đầu = 70.98%/98 = 0,7
Bảo toàn S ⟶ nSO42-(Z) = 0,2
Z + Ba(OH)2 dư ⟶ BaSO4 (0,2) và Ba3(PO4)2 (0,5c)
⟶ m↓ = 58,62

“Chỉ có hành động mới tạo ra kết quả” Trang 25


NHIỆT NHÔM
Câu 62. Nung hỗn hợp T gồm 2,43 gam Al và m gam Fe3O4 ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có oxi. Sau một thời
gian, làm nguội thu được hỗn hợp rắn X gồm Al, Fe, Al2O3, FeO và Fe3O4. Cho toàn bộ X phản ứng với dung dịch HCl
dư, thu được 2,352 lít H2 và dung dịch Y. Cô cạn Y được 27,965 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là
A. 9,28. B. 9,71. C. 7,87. D. 4,64.
nFe3O4 = x ⟶ nH2O = 4x
Bảo toàn H ⟶ nHCl phản ứng = 8x + 0,21
m muối = 2,43 + 56.3x + 35,5(8x + 0,21) = 27,965
⟶ x = 0,04 ⟶ m = 9,28 gam
Câu 63. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí), thu được 14,46
gam hỗn hợp X. Nghiền nhỏ, trộn đều và chia X thành hai phần. Cho phần một tác dụng với dung dịch NaOH dư,
thu được 0,672 lít khí H2 và 2,24 gam chất rắn không tan. Hòa tan hết phần hai trong 214,2 gam dung dịch HNO3
20%, thu được 1,344 lít khí NO và dung dịch Y chỉ chứa muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm
khối lượng của Fe(NO3)3 trong Y có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 6,5%. B. 8,7%. C. 2,2%. D. 7,9%.
Phần 1: nH2 = 0,03 ⟶ nAl dư = 0,02
Có Al dư nên Fe2O3 hết, chất rắn không tan chỉ có Fe (0,04) ⟶ nAl2O3 = 0,02
Phần 2 gồm Al (0,02x), Fe (0,04x) và Al2O3 (0,02x)
mX = 27(0,02x + 0,02) + 56(0,04x + 0,04) + 102(0,02x + 0,02) = 14,46
⟶x=2
nHNO3 = 214,2.20%/63 = 0,68; nNO = 0,06
⟶ nH+ = 4nNO + 2nO + 10nNH4+ ⟶ nNH4+ = 0,02
nFe(NO3)2 = a và nFe(NO3)3 = b
Bảo toàn Fe ⟶ a + b = 0,04x
Bảo toàn electron ⟶ 2a + 3b + 3.0,02x = 0,06.3 + 0,02.8
⟶ a = 0,02; b = 0,06
mddY = mPhần 2 + mddHNO3 – mNO = 222,04
⟶ C%Fe(NO3)3 = 6,54%
Câu 64: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm 9,66 gam hỗn hợp Al, FeO và Fe2O3, thu được rắn X. Cho X vào dung dịch
NaOH dư, thu được dung dịch Y, chất không tan Z và 0,03 mol H2. Sục khí CO2 dư vào dung dịch Y thu được 7,8
gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dung dịch H2SO4 đặc, thu được dung dịch chứa m gam muối sunfat và 0,11 mol
SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của m là:
A. 13,68 B. 15,6 C. 18 D. 23,6
nAl ban đầu = nAl(OH)3 = 0,1
nH2 = 0,03 ⟶ nAl dư = 0,02
Bảo toàn Al ⟶ nAl2O3 = 0,04
Quy đổi X thành Al (0,1), Fe và O (0,04.3 = 0,12)
mFe = mX – mAl – mO = 5,04
nSO42- (muối) = nSO2 = 0,11
⟶ m muối = 5,04 + 0,11.96 = 15,6 gam

“Chỉ có hành động mới tạo ra kết quả” Trang 26


KIM LOẠI + MUỐI
Câu 65: Cho m gam hỗn hợp gồm Mg, Fe và Cu vào 200 ml dung dịch chứa FeCl3 0,8M và CuCl2 0,1M. Sau khi kết thúc
phản ứng thu được dung dịch X và 11,84 gam chất rắn Y gồm 2 kim loại. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được
87,58 gam kết tủa. Tính m:
A. 11,52 B. 13,52 C. 11,68 D. 13,92
Mg Mg2+
 FeCl 3 : 0,16 Fe  AgCl : 0,52
• m gam Fe +  → Y gåm 2 kim lo¹ i  + dd X Fe2+ + AgNO3 d­ → KÕt tña : 
Cu CuCl 2 : 0,02 Cu Cl − : 0,52 Ag

11,84 gam 87,58 gam

87,58 − 143,5.0,52
→ nAg = = 0,12 → BT e: nFe2+ = nAg = 0,12 (Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag)
108
• BT § T dung dÞch X : 2nMg2+ + 2nFe2+ = nCl − → nMg2+ = 0,14
• BTKL kim lo¹ i : m + 0,16.56 + 0,02.64 = 11,84 + 0,14.56 + 0,12.56 → m = 11,68
Câu 66. Cho 4,88 gam hỗn hợp Mg và Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2, thu được chất rắn X gồm ba kim loại
và dung dịch Y gồm hai muối. Đun nóng X với dung dịch H2SO4 đặc, dư thu được 2,8 lít khí SO2 (đktc). Cho dung
dịch NaOH dư vào Y, lọc lấy kết tủa rồi nung trong không khí, thu được 4,8 gam oxit. Giả thiết các phản ứng xảy
ra hoàn toàn. Khối lượng của Fe trong X là:
A. 1,68 gam. B. 2,80 gam. C. 1,12 gam. D. 2,24 gam.
Đặt nMg = a, nFe phản ứng = b và nFe dư = c
⟶ 24a + 56(b + c) = 4,88
Bảo toàn electron: 2a + 2b + 3c = 0,125.2
m oxit = 40a + 160b/2 = 4,8
⟶ a = 0,04; b = 0,04; c = 0,03
⟶ mFe trong X = 56c = 1,68 gam
Câu 67: Cho 0,15 mol hỗn hợp rắn X gồm Mg và Fe vào dung dịch chứa FeCl3 0,8M và CuCl2 0,6M thì được dung dịch
Y và 7,52 gam rắn gồm 2 kim loại. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thu được 29,07 gam kết tủa. Nếu cho 0,15 mol
X trên vào dung dịch HNO3 loãng dư, thấy khí NO thoát ra; đồng thời thu được dung dịch Z có khối lượng tăng
4,98 gam so với dung dịch ban đầu. Cô cạn dung dịch Z thu được lượng muối khan là:
A. 33,86 B. 33,06 C. 30,24 D. 32,26
Mg2+ : a
FeCl 3 : 0,8c Cu  AgCl : 3,6c
+ → 2 kim lo¹ i  + dd Y Fe2+ : + AgNO3 d­ → KÕt tña 
CuCl 2 : 0,6c Fe d­ Cl − : 3,6c 29,07 gam  Ag
Mg : a 7,52 gam

• X 

0,15 mol Fe: b
Mg(NO3 )2 : a

+ HNO3 d­ → Muèi Fe(NO3 )3 : b + NO + H 2 O
NH NO (cã thÓcã)
 4 3

• nX = a + b = 0,15 (1) vµ BT§ T dung dÞch Y → nFe2+ = 1,8c − a → BT e: nFe2+ = nAg = 1,8c − a
→ mKÕt tña = 143,5.3,6c + 108.(1,8c − a) = 29,07 (2)
• BTKL kim lo¹ i : 24a + 56b + 56.0,8c + 64.0,6c = 7,52 + 24a + 56.(1,8c − a) (3)
• Tõ (1), (2) vµ (3) → a = 0,06 ; b = 0,09 vµ c = 0,05
• X + HNO3 → mdd = mKL tan − mNO  = 4,98  ( 24a + 56b) − 30nNO = 4,98 → nNO = 0,05
→ BT e : 2nMg + 3nFe = 3nNO + 8nNH4NO3  2a + 3b = 0,05.3 + 8nNH 4NO3 → nNH4NO3 = 0,03
→ mmuèi = 148a + 242b + 80.0,03 = 33,06 gam

“Chỉ có hành động mới tạo ra kết quả” Trang 27


ĐIỆN PHÂN
Câu 68: Đem 1 lít dung dịch X gồm CuSO4 x mol, HCl y mol, NaCl z mol điện phân với cường độ dòng điện 5A, các giá
trị pH của dung dịch ứng với mỗi thời điểm điện phân (thời gian tính theo giây) được cho trong đồ thị dưới đây.

Biết rằng khi hết thời gian điện phân là 11580s thì bắt đầu có nước điện phân ở anot. Hãy tính tổng x + y + z? Coi
thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể trong quá trình điện phân.
A. 0,5 B. 0,9 C. 0,6 D. 0,8
Đoạn 1: CuSO4 + 2NaCl ⟶ Cu + Cl2 + Na2SO4
nCu = x = 7720.5/(2.96500) = 0,2
Đoạn 2: 2HCl ⟶ H2 + Cl2
nH2 = 0,5y = (9650 – 7720).5/(2.96500) ⟶ y = 0,1
Đoạn 3: 2NaCl + 2H2O ⟶ H2 + Cl2 + 2NaOH
nH2 = 0,5(z – 2x) = (11580 – 9650).5/(2.96500) ⟶ z = 0,5
⟶ x + y + z = 0,8
Câu 69: Dung dịch X gồm Cu(NO3)2 và NaCl. Tiến hành điện phân dung dịch X với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường
độ dòng điện 0,4 A, hiệu suất điện phân là 100%. Lượng khí sinh ra từ bình điện phân và lượng kim loại Cu sinh
ra ở catot theo thời gian điện phân được cho ở bảng sau:

Thời gian điện phân (giây) t t + 9650 3,75.t

Lượng khí sinh ra từ bình điện phân (mol) a a + 0,015 0,1205

Lượng kim loại Cu sinh ra ở catot (gam) 1,792 2,752 2,752

Giá trị của a là


A. 0,02. B. 0,025. C. 0,012. D. 0,015.
Mol Cu ứng với 1,792 gam (0,028 mol); 2,752 gam (0,043 mol)
ne trong t giây = 0,028.2 = 0,056 ⟶ ne trong 3,75t giây = 0,21
Catot: nCu = 0,043 ⟶ nH2 = 0,062
Anot: nCl2 = u và nO2 = v
⟶ 2u + 4v = 0,21 và u + v + 0,062 = 0,1205
⟶ u = 0,012; v = 0,0465
Lúc t giây, tại anot: nCl2 = 0,012 ⟶ nO2 = 0,008 ⟶ a = 0,012 + 0,008 = 0,02

“Chỉ có hành động mới tạo ra kết quả” Trang 28


Câu 70: Tiến hành điện phân dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất điện
phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước và sự bay hơi của nước) với cường độ dòng điện không đổi.
Kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:

Dung dịch thu được sau


Thời gian điện phân Khối lượng catot tăng điện phân có khối lượng
Khí thoát ra ở anot
(giây) (gam) giảm so với dung dịch ban đầu
(gam)

772 m Một khí duy nhất 1,08

3088 4m Hỗn hợp khí 3,66

t 5m Hỗn hợp khí 4,444

Giá trị của t là


A. 5404. B. 4632. C. 6176. D. 3860.
Trong 1930 giây: nCu = nCl2 = a
⟶ m giảm = 64a + 71a = 2,7
⟶ a = 0,02
⟶ m = 64a = 1,28
ne trong 1930s = 2nCu = 0,04 (1)
Trong 7720 giây: nCu = 4a = 0,08; nCl2 = u và nO2 = v
m giảm = 0,08.64 + 71u + 32v = 9,15
Bảo toàn electron ⟶ 0,08.2 = 2u + 4v
⟶ u = 0,05 và v = 0,015
Trong t giây: nCu = 5a = 0,1; nH2 = x; nCl2 = 0,05 và nO2 = y
m giảm = 0,1.64 + 2x + 0,05.71 + 32y = 11,11
Bảo toàn electron ⟶ 0,1.2 + 2x = 0,05.2 + 4y
⟶ x = 0,02; y = 0,035
⟶ ne trong t giây = 0,1.2 + 2x = 0,24 (2)
(1)(2) ⟶ 1930.0,24 = 0,04t
⟶ t = 11580s

“Chỉ có hành động mới tạo ra kết quả” Trang 29


“Chỉ có hành động mới tạo ra kết quả” Trang 30

You might also like