Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

TRƯỜNG THCS BẠCH ĐẰNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

MÔN NGỮ VĂN 8 - THỜI GIAN 90 PHÚT


NĂM HỌC: 2023 – 2024
( HS làm bài ra giấy)
I. TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
Đất Vị Hoàng
Có đất nào như đất ấy không?
Phố phường tiếp giáp với bờ sông.
Nhà kia lỗi phép con khinh bố,
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng.
Keo cú người đâu như cứt sắt(1),
Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng(2).
Bắc Nam hỏi khắp người bao tỉnh,
Có đất nào như đất ấy không?
(Trần Tế Xương, Tuyển tập thơ trung đại, NXB Văn học, 2012)
Chú thích:
(1)
cứt sắt: Chất thải ra từ sắt nung, ý cả câu: không còn đẽo gặm gì được nữa
(2)
hơi đồng: Hơi tiền bạc. Ngày xưa tiền đúc bằng đồng.
Chọn chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 – 8:
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
B. Thất ngôn bát cú Đường luật
C. Ngũ ngôn
D. Lục bát
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính trong bài thơ là gì?
A. Biểu cảm
B. Miêu tả
C. Tự sự
D. Nghị luận
Câu 3. Bài thơ phê phán những thói hư, tật xấu gì của con người?
A. Tham lam, ăn của đút lót.
B. Ngu ngốc, gàn dở, làm những chuyện ngược đời
C. Bất hiếu, lỗi đạo, keo kiệt, tham lam
D. Hèn nhát, nhu nhược để người khác đè đầu cưỡi cổ.
Câu 4. Dòng nào không phải là điểm đặc biệt trong cấu trúc bài thơ?
A. Bài thơ chia làm 2 phần: Bốn câu đầu – bốn câu sau.
B. Mở đầu - kết thúc đều là câu hỏi tu từ.
C. Câu mở đầu lặp lại nguyên vẹn ở câu kết.
D. Không phải chỉ có hai câu, bài thơ có đến bốn câu tả thực (3-4, 5-6).
Câu 5. Giọng điệu chủ đạo của bài thơ là gì?
A. Hài hước, bông đùa
B. Đả kích
C. Trữ tình sâu lắng
D. Trữ tình vẫn mang màu sắc tếu táo, đùa vui
Câu 6. Tác dụng chính của những câu hỏi tu từ trong bài thơ là gì?
A. Nhấn mạnh, tạo ấn tượng về một vùng đất lạ lùng, khác biệt.
B. Nhấn mạnh nỗi đau xót, ám ảnh của nhà thơ trước hiện thực.
C. Giúp lời thơ thêm cân xứng, hài hòa.
D. Giúp lời thơ tăng thêm tính gợi hình, biểu cảm.
Câu 7. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu thơ luận Keo cú người đâu như
cứt sắt - Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng?
A. Phép đối
B. Phép so sánh
C. Phép đối, so sánh
D. Phép cường điệu, phóng đại
Câu 8. Dòng nào không liên quan đến nội dung bài thơ?
A. Tú Xương kịch liệt lên án, tố cáo những thói hư tật xấu của con người lúc bấy giờ
B. Phê phán hiện thực thối nát, cái xấu, cái ác, trắng đen lẫn lộn.
C. Thể hiện nỗi đau đớn trước hiện thực đất nước.
D. Thể hiện niềm nhớ tiếc về đất nước thời thái bình, thịnh trị.
Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:
Câu 9. Nhận xét về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
- Tâm trạng của nhân vật trữ tình:
+ Lên án, phê phán những thói hư tật xấu, sự xuống cấp về đạo đức của một xã hội kim tiền.
+ Thể hiện nỗi đau quê nhà, xót cho thói đời đen bạc, buồn cho cảnh đất nước bị mất chủ
quyền, quê cũ làng xưa đổi thay, bao chuyện đau lòng ngày một thêm nhiều cứ bày ra.
- Nhận xét: Tâm trạng của nhân vật trữ tình đã cho ta thấy tấm lòng của một người yêu quê
hương, yêu đất nước rất đáng trân trọng.
Câu 10. Từ nội dung bài thơ, anh/chị hãy viết đoạn văn khoảng 5-7 dòng nêu suy nghĩ về ý
nghĩa của việc giữ gìn những giá trị văn hóa, đạo đức của dân tộc.
*Hình thức: Viết đoạn văn, đảm bảo dung lượng và hình thức đoạn văn.
*Nội dung: HS nêu được suy nghĩ về ý nghĩa của việc giữ gìn những giá trị văn hóa, đạo đức
của dân tộc:
- Giữ gìn những giá trị văn hóa, đạo đức dân tộc giúp con người biết trân trọng những giá trị
truyền thống, tự hào về quê hương, đất nước.
- Giúp mỗi người biết sống đúng đạo lí, hoàn thiện nhân cách, hình thành lối sống đẹp ở mỗi
cá nhân.
- Góp phần tạo nên cộng đồng, xã hội lành mạnh, gắn kết, là sức mạnh tạo nên sự phát triển
của đất nước.

II. VIẾT: (4.0 điểm)
Viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về vấn đề Lạm dụng mạng xã hội của giới
trẻ ngày nay .
a. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Lạm dụng mạng xã hội của giới trẻ ngày nay .
2. Thân bài:
a. Giải thích:
Mạng xã hội là nền tảng trực tuyến giúp mọi người chia sẻ, cập nhật tin tức, dễ dàng kết nối
với nhau.
b. Thực trạng sử dụng mạng xã hội trong giới trẻ ngày nay
- Mạng xã hội được mọi người sử dụng rộng rãi, phổ biến, đặt biệt là giới trẻ.
- Thời gian sử dụng mạng xã hội ngày càng tăng.
c. Mặt lợi và mặt hại của việc sử dụng mạng xã hội
- Lợi ích của mạng xã hội:
+ Trên mạng xã hội, người trẻ được tự do bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề đời sống,
xã hội.
+ Mạng xã hội có tính giải trí cao với nhiều lĩnh vực giải trí khác nhau được cập nhật liên tục.
+ Mạng xã hội có nhiều thông tin hữu ích, lí thú.
- Mặt hại của việc lạm dụng mạng xã hội:
+ Dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội, ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập, công việc.
+ Thiếu sự kết nối với mọi người xung quanh trong cuộc sống đời thực.
+ Bên cạnh những thông tin hữu ích, mạng xã hội còn có những thông tin không lành mạnh,
tiêu cực.
d. Cách sử dụng mạng xã hội hữu ích
- Sử dụng mạng xã hội như là một công cụ hữu ích.
- Hạn chế khoảng thời gian sử dụng mạng xã hội.
- Biết chắt lọc thông tin khi sử dụng mạng xã hội.
e. Liên hệ bản thân
- Cần ý thức được mặt lợi, mặt hại của mạng xã hội để không mất thời gian vào những vấn đề
vô bổ trên mạng xã hội.
- Tập trung vào cuộc sống đời thực.
………..
c. Kết bài:
+ Khẳng định VĐNL
+ Nêu suy nghĩ về hướng rèn luyện của bản thân em.

------------------------- Hết -------------------------

You might also like