Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

ĐỀ THI THỬ KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA 2024

SỐ 18. Môn thi: Ngữ văn

Cô Trần Thùy Dương Thời gian: 120 phút, không kể thời gian phát đề.

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)


Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu sau:
Háo danh là từ có ý nghĩa tiêu cực. Đầu tiên là anh coi trọng danh tiếng trên mức cần thiết.
Thứ hai là anh coi trọng danh tiếng trên mức mà anh có. Có lẽ, háo danh phản ánh cả hai khía
cạnh đó", TS. Nguyễn Sĩ Dũng – Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chia sẻ.
Xét trên nghĩa tích cực, ai cũng có nhu cầu trở thành một người có giá trị, có đóng góp cho
cộng đồng, xã hội. Lập danh là một khát vọng chính đáng nếu khẳng định bằng chính năng lực
của mình và được xã hội công nhận. Ngược lại, cái danh trở thành phương tiện thay vì mục tiêu,
nó trở thành một thứ hàng hóa, từ đó lệch lạc giá trị đích thực.
"Công danh không phải cho cá nhân mà là hiến cho tổ quốc, cho cộng đồng thì danh tiếng
mới có giá trị. Giá trị của một doanh nghiệp, một con người, cộng đồng được xác định một cách
chính xác, nhân văn, chứ không phải là đi quảng bá, tuyên truyền rầm rộ. Điều đó không được",
PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học – nghệ thuật trung ương
cho biết.
Hội nghị văn hóa toàn quốc đã xác định giá trị của con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, cần
có giá trị cốt lõi là yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương và
sáng tạo. Trung thực là một phẩm chất quan trọng. Muốn xây dựng nó phải nhận diện và thay đổi
thói háo danh. Háo danh không kéo theo thói hư tật xấu mà còn khiến cho những người có năng
lực thực sự sẽ cảm thấy tiêu cực, chán nản và mất y chí phấn đấu. Chúng ta cần phải xứng đáng
với nhưng danh hiệu chúng ta có.
(Trích Háo danh nằm sâu trong nguồn gốc của văn hóa người Việt,
Báo điện tử vtv.vn ngày 06/4/2023).
Ngữ liệu Đọc hiểu trong Đề thi Sở Hải Phòng.
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, giá trị cốt lõi của con người Việt Nam thời kì đổi mới là gì?
Câu 3. Theo anh/chị, tại sao tác giả cho rằng: thói háo danh trong xã hội khiến cho người có
năng lực thực sự sẽ cảm thấy tiêu cực, chán nản và mất ý chí phấn đấu?

1
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm: "Công danh không phải cho cá nhân mà là cống
hiến cho tổ quốc, cho cộng đồng thì danh tiếng mới có giá trị"? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viêt một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
để trả lời câu hỏi: Tuổi trẻ cần làm gì để lập danh một cách chính đáng?
Câu 2. (5.0 điểm)
Trong Tùy bút “Người lái đò Sông Đà”, nhà văn Nguyễn Tuân đã miêu tả:
Cưỡi lên thác Sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng
hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái,
bám chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía
cửa đá ấy. Bốn năm bọn thuỷ quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra cảnh níu thuyền lôi vào tập
đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này, đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè
sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vẳng
reo tiếng hò của sóng thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá
tướng đứng chiến ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng
vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng
chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng
thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài,
cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên
vào từ động lái được lượn được. Thế là hết thác.
(Trích tùy bút Người lái đò sông Đà”, tập Sông Đà, Nguyễn Tuân)
Phân tích vẻ đẹp người lái đò sông Đà trong đoạn trich trên. Từ đó, nhận xét cho ý văn “cuộc
sống của họ là giành sự sống từ tay con thác về tay mình” để làm rõ về quan niệm con người của
nhà văn Nguyễn Tuân sau Cách mạng.

You might also like