Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

CHUYÊN ĐỀ 14:

PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG VÀ BẢO TOÀN SỐ MOL NGUYÊN TỐ

* Một số biểu thức cần chú ý


1. Phản ứng: oxit kim loại + acid (HCl, H2SO4 loãng…) → muối + H2O
R2Ox + 2xHCl → 2RClx + xH2O
R2Ox + xH2SO4 → R2(SO4)x + xH2O
a/ Liên hệ số mol: nHCl phản ứng = 2nO/oxide phản ứng = 2nH2O
nH2SO4 phản ứng = nO/oxide phản ứng = nH2O
b/ BTKL: mmuối = mkim loại + mgốc axit
mdd sau pư = mcác chất bđ – (mkhí + mkết tủa)
2. Phản ứng: kim loại (hoặc oxide kim loại) + acid (HNO3, H2SO4 đặc)
M + H2SO4 đặc, nóng → M2(SO4)n + H2O + SO2 (hoặc H2S, S)
M + HNO3 → M(NO3)n + H2O + NxOy (hoặc NH4NO3)
Liên hệ số mol: nH2SO4 phản ứng = nSO4 (muối) + nS/sản phẩm khử (S, SO2…)
nHNO3 phản ứng = nNO3 (muối) + nN/sản phẩm khử (NO, NO2…)
3. Phản ứng: oxide kim loại + CO (hoặc H2) → chất rắn + CO2 (hoặc H2O)
a/ Liên hệ số mol: nO bị khử = nCO2 = nCO phản ứng (với chất khử CO)
nO bị khử = nH2O = nH2 phản ứng (với chất khử H2)
b/ BTKL: mrắn sau = moxit kim loại – mO bị khử
moxit kim loại + 28.nCO = mrắn sau pư + nCO.Mhh khí sau pư

* Bài tập
Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 12,4 gam hỗn hợp A gồm 3 kim loại X, Y, Z hóa trị lần lượt I, II, III trong dung
dịch H2SO4 loãng dư thu được dd B và V lít khí H2 (đkc). Cô cạn B thu được 60,4 gam muối khan. Tính V.
Câu 2: Cho hỗn hợp A gồm Al, Zn, Mg. Đem oxi hóa hoàn toàn 28,6 gam A bằng oxygen dư thu được
44,6 gam hỗn hợp oxide B. Hòa tan hết B trong dung dịch HCl thu được dung dịch D. Tính khối lượng
muối khan thu được khi cô cạn dung dịch D.
Câu 3: Để a gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian sẽ chuyển thành hỗn hợp A có khối lượng là
75,2 gam gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Cho hỗn hợp A phản ứng hết với dung dịch H 2SO4 đậm đặc, nóng
thu được 7,437 lít khí SO2 (đkc). Tìm a.
Câu 4: Cho m gam Fe tác dụng hết với oxi thu được 44,8 gam hh chất rắn A gồm 2 oxide (FeO, Fe 2O3).
Cho toàn bộ A tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được dd B và 4,958 lít (đkc) hỗn hợp khí C gồm (NO
và NO2). Tỉ khối của C so với H2 là 19. Tìm m.
Câu 5: Cho dòng khí CO qua ống sứ đựng 31,2 gam hỗn hợp CuO và FeO nung nóng. Sau thí nghiệm, thu
được chất rắn A và hỗn hợp khí B. Dẫn B sục vào 1 lít dung dịch Ba(OH)2 0,2 M thấy tạo thành 29,55 gam
kết tủa.
a/ Tính khối lượng chất rắn A.
b/ Chia rắn A thành 2 phần bằng nhau:
- Hòa tan hết phần 1 bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,05 gam H2 (đkc).
- Hòa tan hết phần 2 bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thì thu được dung dịch 2 muối sulfate trung hòa và
2,479 lít SO2 (đkc).
Tính khối lượng từng chất trong A.
Câu 6: Hỗn hợp A1 gồm Al2O3 và Fe2O3. Dẫn khí CO qua 21,1 gam A1 và nung nóng thu được hỗn hợp A2
gồm 5 chất rắn và hỗn hợp khí A3. Dẫn A3 qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có 5 gam kết tủa. Cho A2 tác
dụng vừa đủ với 1 lít dung dịch H 2SO4 0,5 M thu được dung dịch A4 và có 2,479 lít khí thoát ra (đkc). Tính
% khối lượng mỗi chất trong A1.
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 2,43 gam hỗn hợp X gồm K, Ca, CaO, K 2O trong nước dư, sau phản ứng thu
được 500 mL dung dịch Y (trong đó nồng độ Ca(OH) 2 là 0,02 M) và thoát ra 0,7437 lít H 2 (đkc). Tính nồng
độ mol của KOH trong Y.
Câu 8: Chia 78,4 gam hỗn hợp X gồm FeO và Fe2O3 thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1 tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 77,7 gam muối khan.
- Phần 2 tác dụng vừa hết với 500 mL dung dịch Y gồm hỗn hợp HCl và H 2SO4 loãng, thu được 83,95 gam
muối khan.
a/ Xác định % khối lượng mỗi chất trong X.
b/ Tính nồng độ mol mỗi chất trong Y.
Câu 9: Hỗn hợp A gồm Al, Fe 2O3, Fe3O4, CuO trong đó oxygen chiếm 25,98% khối lượng hỗn hợp. Cho m
gam A tác dụng với 12,395 lít CO (đkc). Sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối
đối với helium là 9. Cho Y tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch E và 7,437 lít khí
NO là sản phẩm khử duy nhất (đkc). Cô cạn E thu được 3,089m gam muối khan. Tìm m.
Câu 10 (không bắt buộc): Hòa tan hết m gam hỗn hợp rắn A gồm Mg, Cu(NO 3)2, Fe, FeCO3 bằng dung
dịch chứa H2SO4 và 0,054 mol NaNO3, thu được dung dịch B chỉ chứa 75,126 gam các muối (không có ion
Fe3+) và 7,296 gam hỗn hợp khí X (gồm N 2, N2O, NO, H2, CO2; trong đó có 0,024 mol H2). Cho dung dịch
NaOH 1M vào dung dịch B đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất là 38,064 gam thì dùng hết 1038 ml

dung dịch NaOH. Mặt khác, cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch B vừa đủ để kết tủa hết , sau đó thêm
tiếp dụng dịch AgNO3 (dư) vào thì thu được 307,248 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác
định thành phần phần trăm khối lượng của kim loại Fe có trong hỗn hợp A.

You might also like