Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 40

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.

HỒ CHÍ MINH

VIỆN CƠ KHÍ

BÁO CÁO THỰC TẬP ĐIỆN - ĐIỆN TỬ Ô TÔ

HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG BẰNG


ĐỘNG CƠ ĐIỆN

Nghành: Kỹ Thuật Ô Tô

Chuyên nghành: Kỹ Thuật Ô Tô

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thành Sa

Sinh viên thực hiện: Trần Minh Khải

MSSV: 2051130289 Lớp: CO20D

TP. Hồ Chí Minh, 2024


Báo cáo thực tập chuyên môn SVTH: Trần Minh Khải

Viện: Cơ khí
Bộ môn: Cơ khí ô tô

BẢN NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


(Phiếu này được đặt sau trang bìa của báo cáo TT)

1. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài:

Trần Minh Khải MSSV: 2051130289 Lớp: CO20D


Ngành : Kỹ thuật ô tô
Chuyên ngành : Cơ khí ô tô
2. Tên đề tài: Hệ thống khởi động bằng động cơ điện
3. Nhận xét:
a) Về tinh thần, thái độ làm việc của sinh viên:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
b) Những kết quả đạt được:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
c) Những hạn chế:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
4. Điểm chấm:
TP. HCM, ngày … tháng … năm 2024
Giảng viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)
Báo cáo thực tập chuyên môn SVTH: Trần Minh Khải

LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này, đầu tiên em xin gửi đến
thầy Nguyễn Thành Sa - người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài
báo cáo thực tập này lời cảm ơn sâu sắc nhất.

Trong khoảng thời gian thực tập, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình
và hết mình của các anh, em trong GARA 247 AUTO. Đặc biệt là anh Lê Văn Khiêm -
chủ GARA 247 AUTO đã tận tình giúp đỡ và chỉ dẫn em như một người học trò, nhờ
có anh mà em đã đúc kết được rất nhiều kinh nghiệm quý báu cho tương lai của mình.

Do còn thiếu nhiều kinh nghiệm và kiến thức nên bài báo cáo thực tập chắc chắn
sẽ còn nhiều sai sót. Em mong nhận được sự thông cảm đóng góp ý kiến của các thầy
cô và các bạn.

Em xin chân thành cảm ơn.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 5 năm 2024

Sinh viên thực hiện

Khải

TRẦN MINH KHẢI

1
Báo cáo thực tập chuyên môn SVTH: Trần Minh Khải

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................... 1

MỤC LỤC............................................................................................................................ 2

PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP...........................................................3

1.1 Tổng quan về nơi thực tập....................................................................................... 3

1.2 Khái quát về xưởng thực tập....................................................................................4

1.2.1 Đồng phục xưởng.......................................................................................... 4

1.2.2 Khu vực sửa chữa..........................................................................................5

1.2.3 Các trang thiết bị trong xưởng...................................................................... 5

PHẦN 2: NỘI DUNG........................................................................................................ 25

2.1 Cấu tạo................................................................................................................... 25

2.2 Nguyên lý hoạt động..............................................................................................29

2.3 Cách kiểm tra các thành phần của máy khởi động................................................33

KẾT LUẬN........................................................................................................................ 38

2
Báo cáo thực tập chuyên môn SVTH: Trần Minh Khải

PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP


1.1 Tổng quan về nơi thực tập

 Tên doanh nghiệp: Gara 247 Auto

 Địa chỉ: 14 đường số 9, khu phố 5, phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, thành
phố Hồ Chí Minh.

 Thời gian bắt đầu hoạt động: 6/7/2021

 Thời gian làm việc: Thứ 2 đến Chủ Nhật (8h tới 18h)

 Hotline: 0967646412

 Email: gara247auto@gmail.com

 Website: suachuaoto247.com

 Fanpage: https://www.facebook.com/gara247auto

 Khu vực tiếp nhận dịch vụ rộng rãi, có phòng chờ máy lạnh cho khách hàng.

 Khu vực bảo dưỡng, sửa chữa gồm 2 cầu nâng; thiết bị, dụng cụ đầy đủ.

 Chuyên sửa chữa ô tô, xe hơi uy tín. Dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng các dòng xe
nhập: Audi, Acura, BMW, Porsche, Landrover, Jaguar,...

+ Cơ cấu tổ chức

 Giám đốc: Lê Văn Khiêm

 Kỹ thuật viên gầm máy: Phan Duy Tân, Nguyễn Đức Công.

 Thợ phụ: Nguyễn Hồ Đắc Lợi, Nguyễn Long Nhật.

+ Lĩnh vực hoạt động

 Chuyên sửa chữa, đại tu.

 Bảo trì, bảo dưỡng các dòng xe.

 Đồng, sơn.

 Phục hồi xe tai nạn.

 Chuyên thay thế phụ tùng chính hãng

 Dịch vụ cứu hộ ô tô.


3
Báo cáo thực tập chuyên môn SVTH: Trần Minh Khải
1.2 Khái quát về xưởng thực tập

1.2.1 Đồng phục xưởng

4
Báo cáo thực tập chuyên môn SVTH: Trần Minh Khải
1.2.2 Khu vực sửa chữa

1.2.3 Các trang thiết bị trong xưởng

 Dụng cụ sửa chữa

5
Báo cáo thực tập chuyên môn SVTH: Trần Minh Khải

- Gồm các chi tiết:

 3 bộ cờ lê 8 - 32

 1 bộ cờ lê tháp tuy ô 8 - 15

 2 bộ tuýt lục giác dài cỡ (10; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19; 21; 22) mm.

 2 bộ tuýt đầu khẩu lục giác 3/8 khẩu cỡ từ 08 - 19 mm

 2 bộ tuýt đầu khẩu lục giác 1/2 cỡ từ 08 - 32 mm

 1 bộ khẩu E dài đầu 1/2

 2 bộ tuýt lục giác 1/4 cỡ ( 4; 4.5; 5; 5.5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 13; 14) mm.

 3 tay vặn nhanh đảo chiều (48T*146; 48T*199; 48T*250) mm.

 3 tay chữ L

 2 tay lắc léo.

 2 bộ tay nối dài (75; 125; 250) mm

 1 bộ khẩu chuyển đổi từ 1/2 - 3/8

6
Báo cáo thực tập chuyên môn SVTH: Trần Minh Khải
 1 bộ khẩu đổi ngắn từ 3/8 - 1/4

 1 bộ hoa khế 5 hoa ngắn (S2T 20; 25; 30; 40; 50; 55)

 1 bộ hoa khế (TTS25; TTS30; tua vít 4 cạnh; 2 cạnh)

 1 bộ lục giác hoa khế 6 hoa (H4 4; 5; 7; 8; 9; 10; 11)

 1 bộ hoa khế ngắn 12 hoa (M5; 6; 8; 10; 12)

 1 bộ đầu lục giác dài 10’’(từ S2T20 - S2T55)

 1 bộ hoa khế đầu lục giác 1/2*10’’ 12 hoa từ (M5 - M10)

 1 bộ chuyển đổi 1/2 - lục giác 1/2

 1 bộ chuyển đổi từ 3/8 - lục giác 3/8

 1 bộ khẩu bugi (14; 16) mm

 1 cảo mở lọc dầu đa năng 3 chân

 1 bút đầu nam châm

 2 dao cắt

 1 súng xì

 1 bộ chìa lục giác

 1 bộ đột

 1 mỏ lết

 1 bộ chìa lục giác

 1 kìm cắt

 2 kìm mỏ nhọn

 2 kìm cặp

 3 kìm chết

 1 tua vít 5*100mm

 1 tua vít 2 đầu cán trong 6*150mm

 1 tua vít dài 5*300mm

 1 kìm mỏ quạ
7
Báo cáo thực tập chuyên môn SVTH: Trần Minh Khải
 1 bộ dụng cụ nạy nhựa ( 4 cây)

 1 cây nạy chốt nhựa

 1 cảo chữ C

 1 cảo 3 chấu

 1 cảo rô tuyn

 3 phễu

 1 kéo

 1 súng bơm lốp

 Bình hút nhớt khí nén 65 lít HPMM HC-2090

 Hãng sản xuất: HPMM - China

 Model: HC - 2090

 Thể tích bình chứa: 65l

 Thể tích khay hứng dầu: 16l

 Nhiệt độ bình dầu chứa: < 80 độ C

 Dung tích bình đo dầu: 10l

 Áp suất khí nén cung cấp: 6 - 8 bar

 Nhiệt độ nhớt: 40 - 60 độ C

8
Báo cáo thực tập chuyên môn SVTH: Trần Minh Khải

 Giá đỡ hộp số kiểu đứng 2 tầng SD0302 - 0.5T, 850mm.

 Mã sản phẩm: SD0302

 Thương hiệu: Titano

 Nơi sản xuất: Trung Quốc

9
Báo cáo thực tập chuyên môn SVTH: Trần Minh Khải
 Chiều cao nhỏ nhất: 850 mm

 Chiều cao nâng lớn nhất: 1795 mm

 Hành trình nâng: 480 mm + 465 mm

 Trọng lượng: 62kg

 Trọng tải: 0.5

 Giá treo động cơ model JTC-ES450

 Được thiết kế để bảo dưỡng động cơ xe du lịch và xe tải nhẹ.


 Thiết kế được trang bị 4 giá đỡ có thể điều chỉnh để dễ dàng treo và bảo dưỡng
động cơ.
 Cơ chế xoay đặc biệt cho phép xoay thiết bị được bảo dưỡng theo góc mong muốn,
mang lại khả năng tiếp cận thuận tiện nhất.

10
Báo cáo thực tập chuyên môn SVTH: Trần Minh Khải
 Việc sử dụng cài đặt cho phép giảm số lượng thợ máy tham gia sửa chữa.
 Bốn bánh xe xoay mang lại khả năng cơ động và ổn định.
 Thiết kế có thể gập lại giúp tiết kiệm không gian lưu trữ.
 Tải trọng cho phép: 1000lbs ~ 500 kg.
 Kích thước của chân đế lắp ráp: chiều dài 878 mm,
 Chiều rộng: 710 mm, chiều cao: 1050 mm.
 Kích thước tổng thể: 830/240/200 mm. (L / W / H)
 Trọng lượng: 24kg

11
Báo cáo thực tập chuyên môn SVTH: Trần Minh Khải
 Vam tháo lò xo giảm xóc

 Kích thước : 300*700*1120 (mm)


 Hành trình ép : 430 mm
 Trọng lượng : 35,5 kg
 Làm được cho mọi loại giảm sóc cứng Mercedes, BMW, bán tải,...
 Thanh vitme lớn

12
Báo cáo thực tập chuyên môn SVTH: Trần Minh Khải
 Bình bơm dầu nhớt hộp số tự động bằng khí nén

 Dung tích bình: 5l

 Áp suất tối đa: 10 bar

 Áp suất lí tưởng: 6 - 8 bar

 Đường dây dẫn dầu dài 1,5m

 Trọng lượng: 1,8 kg

13
Báo cáo thực tập chuyên môn SVTH: Trần Minh Khải
 Bình tích khí nén PEGASUS

 Hãng sản xuất: PEGASUS

 Mã sản phẩm: BT - 1000l

 Xuất xứ: Việt Nam

 Chiều cao: 2,5m

 Độ rộng: 0,8m

 Áp lực làm việc: 0 -12,5 kg/cm3

 Dung tích: 1000l

14
Báo cáo thực tập chuyên môn SVTH: Trần Minh Khải
 Cẩu móc động cơ

 Model: AT-0802Z

 Tải trọng nâng: 2 tấn

 Chiều cao lớn nhất: 1500 mm

 Chiều lài lớn nhất: 1650 mm

 Trọng lượng: 90kg

15
Báo cáo thực tập chuyên môn SVTH: Trần Minh Khải
 Mễ kê ô tô

 Số lượng: 8

 Tải trọng nâng: 6 tấn

 Chiều cao ban đầu: 410 mm

 Chiều cao khi nâng: 592 mm

 Hành trình nâng: 182 mm

 Thiết kế chuyên dụng nâng bánh xe , thay lốp, kiểm tra ô tô.

16
Báo cáo thực tập chuyên môn SVTH: Trần Minh Khải
 Đội cá sấu

 Số lượng: 2

 Tải trọng tối đa: 3,5 tấn

 Chất liệu: Thép chất lượng cao

 Mã sản phẩm: T100204

17
Báo cáo thực tập chuyên môn SVTH: Trần Minh Khải
 Máy ép thủy lực

 Model: SD0402B
 Thương hiệu: DBK
 Dung tích: 12 tấn
 Hành trình: 130 mm
 Chiều cao: 1300 mm
 Phạm vi làm việc tối đa: 710 mm
 Chiều rộng khung: 560 mm

18
Báo cáo thực tập chuyên môn SVTH: Trần Minh Khải
 Máy nén khí

 Model: TM-V-0,25/8-180L

 Loại: Máy nén khí dây đai

 Hãng: PEGASUS

 Điện áp: 220V

 Công suất: 3 Hp

 Lưu lượng khí: 250 lít/phút

 Áp lực: 8 Kg/cm

 Dung tích bình chứa: 180 lít

19
Báo cáo thực tập chuyên môn SVTH: Trần Minh Khải
 Thanh chống gầm

 Số lượng: 2

 Vật liệu: Thép hợp kim và cao su

 Chiều cao min: 1100 mm

 Chiều cao max: 1800 mm

 Trọng lượng: 13 Kg

 Tăng đưa bằng tay với ti ren vuông.

20
Báo cáo thực tập chuyên môn SVTH: Trần Minh Khải
 Xe nằm chui gầm

 Số lượng: 2
 Bàn nằm chui gầm Hongma 40inch HM1903
 Model: HM1903
 Màu sắc: Đỏ
 Trọng lượng: 4.6/5.2kg
 Kích thước: 1020x480x115 mm

21
Báo cáo thực tập chuyên môn SVTH: Trần Minh Khải
 Máy bắn trấu

 Thiết bị có vỏ làm bằng hợp kim nhôm chắc chắn.


 Dung tích bình chứa đạt 30L.
 Ống dẫn khí nén dài 3,5m.
 Nguyên liệu sử dụng là vỏ óc chó xay nhiễn.
 Nguồn điện sử dụng: 220V.
 Sử dụng khí nén tối thiểu 7bar trở lên.
 5 bộ đầu giắc chuyên dụng hỗ trợ sử dụng cho nhiều dòng xe.

22
Báo cáo thực tập chuyên môn SVTH: Trần Minh Khải
 Cầu nâng ô tô di động cắt kéo

 Tảỉ trọng nâng: 3 tấn

 Model: PL-Z30M

 Hệ thống thủy lực 2 xilanh

23
Báo cáo thực tập chuyên môn SVTH: Trần Minh Khải
 Cầu nâng ô tô 2 trụ giằng trên
 Model No: K-4000B
 Nhãn hiệu: KONIA /Trung Quốc
 Sức nâng max: 4 tấn
 Chiều cao nâng: 1850 mm
 Chiều cao toàn bộ: 3600 mm
 Chiều rộng toàn bộ: 3390 mm
 Chiều rộng trong lòng: 2800 mm
 Công suất môtơ: 2.2kw
 Điện áp: 220/380V
 Tay nâng: 800-1230 mm

24
Báo cáo thực tập chuyên môn SVTH: Trần Minh Khải

PHẦN 2: NỘI DUNG


2.1 Cấu tạo

Hệ thống khởi động đòi hỏi yêu cầu không cao về bảo dưỡng. Đơn giản, chỉ cần ắc
quy được nạp điện đầy đủ và tất cả các mối nối điện sạch và không gỉ kín.

Triệu chứng đặc trưng của sự cố về hệ thống khởi động bao gồm:

+ Động cơ không quay.

+ Động cơ quay chậm.

+ Chốt bộ khởi động chạy.

+ Máy khởi động quay nhưng động cơ không quay.

+ Máy khởi động không cài khớp hoặc không nhả dứt khoát.

Máy khởi động bao gồm: Công tắc từ ( rơ le gài khớp), phần ứng, phần cảm, chổi
than và giá đỡ chổi than, bộ truyền bánh răng giảm tốc, ly hợp một chiều, bánh răng
bendix và then xoắn.

2.1.1 Công tắc từ (rơ le gài khớp)

Công tắc từ hoạt động như là một công tắc chính của dòng điện chạy tới motor
và điều khiển bánh răng bendix bằng cách đẩy nó vào ăn khớp với vành răng khi
bắt đầu khởi động và kéo nó ra sau khi khởi động. Cuộn hút được quấn bằng dây có

25
Báo cáo thực tập chuyên môn SVTH: Trần Minh Khải
đường kính lớn hơn cuộn giữ và lực điện từ của nó tạo ra lớn hơn lực điện từ được
tạo ra bởi cuộn giữ.

Cấu tạo của công tắc từ gồm 8 bộ phận:

1. Cuộn hút

2. Cuộn giữ

3. Bi thép

4. Lò xo hoàn lực

5. Trục lõi

6. Lõi

7. Lò xo dẫn động

8. Tiếp điểm chính.

2.1.2 Phần ứng ( Lõi của motor khởi động)

Phần ứng và ổ bi có chức năng sinh ra mô men đồng thời giữ cho đông cơ điện ở
tốc độ cao.

 Ổ bi

 Cổ góp

 Lõi phần ứng

 Khung dây phần ứng.

2.1.3 Phần cảm

Phần cảm có chức năng tạo ra từ trường cần thiết cho động cơ điện và là chỗ bố
trí cuộn dây kích từ, lõi cực của nó đồng thời là nơi đi qua của đường sức.Cả cực và
lõi cực được chế tạo bằng lõi sắt, nghĩa là chúng dễ dàng dẫn từ. Cuộn cảm được mắc
nối tiếp với phần ứng.

Có 3 kiểu đấu dây cuộn kích: Nối tiếp, song song và hỗn hợp.
26
Báo cáo thực tập chuyên môn SVTH: Trần Minh Khải

 Phần cảm

 Chổi than

 Lõi cực

 Cuộn dây kích từ.

2.1.4 Chổi than và giá đỡ chổi than

Chổi than và giá đỡ chổi than cho phép dòng điện chạy qua phần ứng một chiều,
đồng thời giữ ổn định lõi ép chổi than. Chổi than được tì vào cổ góp của phần ứng bởi
các lò xo để cho dòng điện đi từ cuộn dây tới phần ứng theo một chiều nhất định.

Chổi than được chế tạo bằng hợp kim đồng và cacbon. Cho phép dẫn nhiệt tốt và
chống mòn. Các lò xo chổi than nén vào cổ góp phần ứng và làm cho phần ứng dừng
lại ngay sau khi máy khởi động bị ngắt.

Nếu các lò xo chổi than bị yếu đi hoặc các chổi than bị mòn có thể làm cho tiếp
điểm điện giữa chổi than và cổ góp không đủ để dẫn điện. Điều này làm cho điện trở ở
chỗ tiếp xúc tăng lên làm giảm dòng điện cung cấp cho motor và dẫn đến giảm
moment.

 Giá đỡ chổi than

 Khung nối mass

 Lò xo chổi than

 Chổi than

2.1.5 Bộ truyền bánh răng giảm tốc

Hộp số giảm tốc làm nhiệm vụ truyền mômen của mô tơ tới bánh răng bendix
và làm tăng mômen xoắn bằng cách làm chậm tốc độ của mô tơ.
27
Báo cáo thực tập chuyên môn SVTH: Trần Minh Khải
Tỷ số truyền của hộp số giảm tốc từ 1/3 - 1/4 và có ly hợp một chiều được lắp
bên trong.

 Bánh răng phần ứng

 Bánh răng phần trung gian

 Bánh răng ly hợp

 Ổ lăn

2.1.6 Li hợp khởi động (li hợp 1 chiều)


Li hợp khởi động truyền chuyển động quay của motor tới động cơ thông qua bánh
răng bendix. Bi đũa được đặt bên trong hộp truyền động, cho phép bánh răng bendix
quay trơn theo chỉ một chiều.

Để bảo vệ máy khởi động khỏi bị hỏng bởi số vòng quay cao được tạo ra khi
động cơ đã được khởi động, người ta bố trí li hợp khởi động này. Đó là li hợp khởi
động loại một chiều có các con lăn.

 Bánh răng ly hợp.

 Bi đũa.

 Lò xo ly hợp.

 Chốt trục.

 Bánh răng bendix

 Trục bendix

 Lò xo hoàn lực

28
Báo cáo thực tập chuyên môn SVTH: Trần Minh Khải
2.1.7 Bánh răng bendix và then xoắn

Bánh răng bendix và vành răng truyền lực quay từ máy khởi động tới động cơ
nhờ sự ăn khớp an toàn giữa chúng. Bánh răng bendix được vát mép để ăn khớp
được dễ dàng. Then xoắn chuyển lực quay vòng của motor thành lực đẩy bánh răng
bendix, trợ giúp cho việc ăn khớp và ngắt sự ăn khớp của bánh răng bendix với
vành răng.

2.2 Nguyên lý hoạt động

2.2.1 Công tắc từ

Khi khởi động động cơ công tắc từ thực hiện theo 3 bước: Hút, giữ và hồi vị

 Giai đoạn 1: Hút

Khi khoá điện ở vị trí Star lõi của công tắc từ được hút bởi sức từ động của cuộn hút
và cuộn giữ.

Khi bật khoá điện lên vị trí START, dòng điện của accu đi vào cuộn giữ và cuộn hút.
Sau đó dòng điện đi từ cuộn hút tới phần ứng qua cuộn cảm xuống mass. Việc tạo ra
lực điện từ trong các cuộn giữ và cuộn hút sẽ làm từ hoá các lõi cực và do vậy piston
29
Báo cáo thực tập chuyên môn SVTH: Trần Minh Khải
của công tắc từ bị hút vào lõi cực của nam châm điện. Nhờ sự hút này mà bánh răng
bendix bị đẩy ra và ăn khớp với vành răng bánh đà đồng thời đĩa tiếp xúc sẽ bật công
tắc chính lên.
Để duy trì điện áp kích hoạt công tắc từ, một số xe có relay khởi động đặt giữa khoá
điện và công tắc từ.

 Giai đoạn 2: Giữ

Khi tiếp điểm chính đóng, động cơ điện quay để khởi động động cơ. Khi tiếp điểm
chính đóng lõi được giữ bằng sức từ động của cuộn giữ.

Khi công tắc chính được bật lên, thì không có dòng điện chạy qua cuộn hút vì hai
đầu cuộn hút bị đẳng áp, cuộn cảm và cuộn ứng nhận trực tiếp dòng điện từ accu.
Cuộn dây phần ứng sau đó bắt đầu quay với vận tốc cao và động cơ được khởi động.
Ở thời điểm này piston được giữ nguyên tại vị trí chỉ nhờ lực điện từ của cuộn giữ vì
không có dòng điện chạy qua cuộn hút.

 Giai đoạn 3: Hồi vị

Khi động cơ đã nổ, trả công tắc máy về vị trí OFF. Lõi trả về làm tiếp điểm hở ra,
máy khởi động ngừng quay.

30
Báo cáo thực tập chuyên môn SVTH: Trần Minh Khải
Khi khoá điện được xoay từ vị trí START sang vị trí OFF, tại thời điểm này, tiếp
điểm chính vẫn còn đóng, dòng điện đi từ phía công tắc chính tới cuộn hút rồi qua
cuộn giữ.
Đặc điểm cấu tạo của cuộn hút và cuộn giữ là có cùng số vòng dây quấn và quấn
cùng chiều. Ở thời điểm này, dòng điện qua cuộn hút bị đảo chiều, lực điện từ được
tạo ra bởi cuộn hút và cuộn giữ triệt tiêu lẫn nhau nên không giữ được piston. Do đó
piston bị đẩy trở lại nhờ lò xo hồi về và công tắc chính bị ngắt làm cho máy khởi động
dừng lại.

2.2.2 Ly hợp máy khởi động

Khi khởi động


Khi bánh răng li hợp (bên ngoài) quay nhanh hơn trục then (bên trong) thì con lăn li
hợp bị đẩy vào chỗ hẹp của rãnh và do đó lực quay của bánh răng li hợp được truyền
tới trục then.

31
Báo cáo thực tập chuyên môn SVTH: Trần Minh Khải
Sau khi khởi động động cơ
Khi trục then (bên trong) quay nhanh hơn bánh răng li hợp (bên ngoài), thì con lăn li
hợp bị đẩy ra chỗ rộng của rãnh làm cho bánh răng li hợp quay không tải.

Cơ cấu ăn khớp

- Hoạt động ăn khớp:


Các mặt đầu của bánh răng bendix và vành răng đi vào ăn khớp với nhau nhờ tác
động hút của công tắc từ và ép lò xo dẫn động lại. Sau đó tiếp điểm chính được bật lên
và lực quay của phần ứng tăng lên. Một phần lực quay được chuyển thành lực đẩy
bánh răng bendix nhờ then xoắn. Nói cách khác bánh răng bendix được đưa vào ăn
khớp với vành răng bánh đà nhờ lực hút của công tắc từ, lực quay của phần ứng và lực
đẩy của then xoắn.
Bánh răng bendix và vành răng được vát mép để việc ăn khớp được dễ dàng.
Cơ cấu nhả khớp

32
Báo cáo thực tập chuyên môn SVTH: Trần Minh Khải

- Hoạt động nhả khớp:


Khi bánh răng bendix làm quay vành răng thì xuất hiện áp lực cao trên bề mặt răng
của hai bánh răng. Khi tốc độ quay của động cơ (vành răng) trở nên cao hơn so với
bánh răng bendix khi khởi động động cơ, nên vành răng làm quay bánh răng bendix.
Một phần của lực quay này được chuyển thành lực đẩy dọc trục nhờ then xoắn để ngắt
sự ăn khớp giữa bánh răng bendix và vành răng.
Cơ cấu ly hợp máy khởi động ngăn không cho lực quay của động cơ truyền tới bánh
răng bendix từ vành răng bánh đà. Kết quả là áp lực giữa các bề mặt răng của hai bánh
răng giảm xuống và bánh răng bendix được kéo ra khỏi sự ăn khớp một cách dễ dàng.
Vì lực hút của công tắc từ bị mất đi nên lò xo hồi về đang bị nén sẽ đẩy bánh răng
bendix về vị trí cũ và hai bánh răng sẽ không còn ăn khớp nữa.

2.3 Cách kiểm tra các thành phần của máy khởi động

2.3.1 Kiểm tra Rotor


Kiểm tra chạm mạch các khung dây rotor
Đặt rotor lên máy kiểm tra chạm mạch, đặt lưỡi cưa song song với lõi và quay rotor
bằng tay. Nếu khung dây bị chạm mạch thì sẽ làm cho lưỡi cưa hút xuống.
Khung dây bị chạm là hiện tượng các lớp cách điện bị bong ra làm các khung dây
chạm nhau. điều này sẽ làm thành một mạch kín.
Trong một rotor, các khung dây được quấn ở rìa ngoài của rotor. Nhờ cấu tạo của
máy kiểm tra, số đường sức đi vào lõi rotor bằng số đường sức đi ra. Do vậy trên các
khung dây sinh ra sức điện động thuận và sức điện động ngược, tổng của chúng bằng
không nên không có dòng điện đi qua khung. Nếu có các khung bị chạm, một mạch

33
Báo cáo thực tập chuyên môn SVTH: Trần Minh Khải
kín hình thành làm mất trạng thái cân bằng, tạo dòng điện chạy qua khung. Từ trường
của dòng này sẽ hút lưỡi cưa dính vào rotor.

2.3.2 Kiểm tra stator


Kiểm tra thông mạch cuộn Stator
Dùng VOM kiểm tra thông mạch cuộn stator.
Kiểm tra cách điện stator
Đo cách điện của stator bằng cách đo điện trở từ chổi than đến vỏ máy khởi
động

2.3.3 Kiểm tra chổi than

Sử dụng thước kẹp đo chiều dài dọc tâm chổi than. Thay mới chổi than nếu kết
quả đo nhỏ hơn giới hạn, kiểm tra vị trí nứt, vỡ và thay thế nếu cần thiết.

Kiểm tra cách điện giá giữ chổi than: Đo điện trở cách điện giữa chổi than
dương và chổi than âm trên giá giữ chổi than

Kiểm tra lò xo của chổi than: nhìn bằng mắt kiểm tra lò xo không bị yếu hoặc rỉ
sét.

34
Báo cáo thực tập chuyên môn SVTH: Trần Minh Khải

2.3.4 Kiểm tra ly hợp

Nhìn bằng mắt xem bánh răng có bị hỏng hoặc mòn. Quay bằng tay
để kiểm tra ly hợp chỉ quay theo một chiều.

2.3.5 Kiểm tra cuộn hút, cuộn giữ

Thử chế độ hút

Công tắc từ còn tốt nếu bánh răng bendix bật ra khi dây 3 được nối

Thử chế độ giữ

Giữ nguyên tình trạng như khi thử chế độ hút. Công tắc từ còn tốt nếu bánh
răngbendix còn giữ còn được đẩy ra ngoài khi tháo dây thử số 1.
Ráp máy khởi động

Các điểm bôi mỡ và bảng giá trị lực siết của máy khởi động.

2.3.6 Kiểm tra điện áp

35
Báo cáo thực tập chuyên môn SVTH: Trần Minh Khải
Kiểm tra điện áp của accu

Khi máy khởi động hoạt động điện áp ở cực của accu giảm xuống do cường độ dòng
điện ở trong mạch lớn. Thậm chí ngay cả khi điện áp accu bình thường trước khi động
cơ khởi động mà máy không thể khởi động bình thường trừ khi một lượng điện áp
accu nhất định tồn tại khi máy khởi động bắt đầu làm việc. Do đó cần phải đo điện áp
cựccủa accu sau đây khi động cơ đang quay khởi động.
Thực hiện theo các bước sau:
- Bật khoá điện đón vị trí START và tiến hành đo điện áp giữa các cực của accu.
- Điện áp tiêu chuẩn: 9.6V hoặc cao hơn
- Nếu điện áp đo được thấp hơn 9.6V thì phải thay thế accu.
- Nếu máy khởi động không hoạt động hoặc quay chậm, thì trước hết phải kiểm
tra xem accu có bình thường không.
- Thậm chí ngay cả khi điện áp ở cực của accu đo được là bình thường, thì nếu
các cực của accu bị mòn hoặc rỉ cũng có thể làm cho việc khởi động khó khăn vì điện
trở tăng lên làm giảm điện áp đặt vàomotor khởi động khi bật khoá điện đón vị trí
START.
Kiểm tra điện áp ở cực 30

Bật khoá điện đón vị trí START tiến hành đo điện áp giữa cực 30 và điểm tiếp mass.

Điện áp tiêu chuẩn: 8.0 V hoặc cao hơn. Nếu điện áp thấp hơn 8.0 V, thì phải sửa
chữa hoặc thay thế cáp của máy khởi động.

Vị trí và kiểu dáng của cực 30 có thể khác nhau tuỳ theo loại motor khởi động nên
phải kiểm tra và xác định đúng cực này theo tài liệu hướng dẫn sửa chữa.

Kiểm tra điện áp cực 50

Bật khoá điện đến vị trí START, tiến hành đo điện áp giữa cực 50 của máy
khởiđộng với điểm tiếp mass.

Điện áp tiêu chuẩn 8.0 V hoặc cao hơn. Nếu điện áp thấp hơn 8.0 V phải kiểm
tracầu chì , khoá điện, công tắc khởi động số trung gian, relay máy khởi động,
relay khởi động ly hợp,...ngay lúc đó. Tham khảo sơ đồ mạch điện, sửa chữa
hoặc thay thế các chi tiết hỏng hóc.

Máy khởi động của xe có công tắc khởi động ly hợp không hoạt động trừ khi
36
Báo cáo thực tập chuyên môn SVTH: Trần Minh Khải
bànđạp ly hợp được đạp hết hành trình.’

Trong các xe có hệ thống chống trộm, nếu hệ thống bị kích hoạt thì máy khởi
động sẽ không hoạt động, vì relay của máy khởi động ở trạng thái ngắt ngay cả khi
khoá điện ở vị trí START.

37
Báo cáo thực tập chuyên môn SVTH: Trần Minh Khải

KẾT LUẬN

Ô tô đang được sự dụng rộng rãi ở nước ta như một phương tiện đi lại cá nhân cũng
như vận chuyển hành khách và hàng hóa. Sự gia tăng nhanh chóng số lượng ô tô trong
một vài năm trở lại đây, đặc biệt là các ô tô đời mới đang kéo theo nhu cầu đào tạo rất
lớn về nguồn nhân lực bão dưỡng, sữa chữa ô tô.

Xuất phát từ nhu cầu trên em đã thực hiện đề tài báo cáo thực tập chuyên môn “Hệ
thống khởi động bằng động cơ điện” nhằm cung cấp cho mọi người kiến thức cơ bản
về lý thuyết và thực hành bảo dưỡng sửa chữa hệ thống khởi động. Trong quá trình
thực hiện bài báo cáo này em đã kết hợp kinh nghiệm thực tiễn, lý thuyết về sữa chữa
ô tô để cố gắng cập nhật những kiến thức mới nhất.

Mặc dù thời gian thực hiện đề tài rất hạn chế nhưng được sự giúp đỡ của thầy
giáo hướng dẫn, các anh em trong xưởng GARA 247 AUTO, đến hôm nay em đã
hoàn thành đề tài báo cáo thực tập chuyên môn của mình. Trong bài báo cáo này
em đã cố gắng rất nhiều nhưng không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong được
sự đóng góp ý kiến để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn.

38

You might also like