Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 37

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

Ô TÔ CHUYÊN DÙNG
THIẾT KẾ XE NÂNG

Sinh viên thực hiện: Thái Duy Quí

MSSV: 207OT10750
Lớp: 231_DOT0410_04 GVHD: Phạm Hoàng Tú

TP.HCM ,ngày 22 tháng 12 năm 2023


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG, PHÂN LOẠI VÀ CÁC THÔNG SỐ CỦA XE


NÂNG.............................................................................................................................1

1.1. Mục đích sử dụng.................................................................................................1

1.2. Phân loại...............................................................................................................1

1.2.1. Kiểu thiết kế..................................................................................................1

1.2.2. Kiểu động cơ.................................................................................................2

1.2.3. Thành phần xe nâng......................................................................................2

1.3. Các thông số của xe nâng.....................................................................................2

CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC VÀ NGUYÊN LÝ VẬN HÀNH CỦA XE NÂNG.............9

2.1. Cấu trúc................................................................................................................9

2.2. Nguyên lý vận hành............................................................................................10

2.3. Sơ đồ thủy lực....................................................................................................12

2.4. Các nguyên tắc vận hành an toàn.......................................................................14

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ XE NÂNG............................................................................18

3.1. Chọn phương án thiết kế....................................................................................18

3.2. Thiết kế hệ thống thủy lực..................................................................................18

3.2.1. Phân tích quy trình làm việc của xe nâng....................................................18

3.2.2. Phát triển sơ đồ hệ thống thủy lực...............................................................18

3.2.3. Tinh toán và lựa chọn các bộ phận của hệ thống thủy lực..........................20

3.3. Lựa chọn động cơ...............................................................................................23

3.4. Thiết kế phần càng nâng.....................................................................................23

3.4.1. Tính toán ứng suất uốn................................................................................24

3.4.2. Tinh toán ứng suất cắt.................................................................................25

3.5. Thiết kế phần cột nâng.......................................................................................26


3.6. Thiết kế cơ cấu nâng hạ......................................................................................30
LỜI NÓI ĐẦU
Xe nâng là một loại thiết bị cơ khí được sử dụng để nâng, hạ và di chuyển các vật
nặng trong các ngành công nghiệp, kho bãi, xây dựng, nông nghiệp và giao thông vận
tải. Xe nâng có thể hoạt động bằng động cơ đốt trong, điện hoặc khí nén.
Xe nâng đầu tiên ra đời năm 1906 bởi hãng đường sắt Pennsylvania dưới dạng
những cần trục chạy bằng tay dùng để nâng tải. Đến năm 1917 công ty Clark ở Hoa kỳ
phát triển xe này thành xe nâng dưới dạng máy kéo chạy bằng điện (gần giống xe nâng
bán tự động bây giờ). Năm 1919 công ty Towmotor và Yale & Town tham gia thị
trường sản xuất xe nâng ở Mỹ tiếp tục phát triển những chiếc xe này với hệ thống thủy
lực cũng như xe nâng điện đầu tiên. Cùng với nó là sự ra đời của chiếc pallet chứa
hàng tiêu chuẩn vào cuối năm 1930 đưa xe nâng vào ứng dụng phổ biến trong công
nghiệp. Bắt đầu thế chiến thứ 3 những chiếc xe nâng được phát triển lên 1 tầm cao mới
khi nâng hạ & di chuyển các khí tài quân sự nặng hơn với tốc độ nhanh hơn. Đến năm
1954 công ty Lansing Bagnall thuộc tập đoàn Kion phát triển dòng xe nâng điện dùng
cho lối đi hẹp đầu tiên. Điều này mở ra cuộc cách mạng trong lưu trữ hàng hóa với các
kho hàng có các hàng kệ cao với lối đi hẹp hơn. Cuối những năm 1960 vấn đề an toàn
của người lái xe nâng được đề cao do vậy các bộ phận, tính năng bảo về dùng trong xe
nâng được phát triển đơn cử như: tấm tựa lưng, tấm chắn cabin lái, kính chắn cabin…
Vào cuối năm 1980 thiết kế công thái học bắt đầu được ứng dụng trên xe nâng cải
thiện sự thoải mái của lái xe, giảm chấn thương và tăng cường năng suất làm việc của
xe nâng.
Trải qua hàng chục năm năm phát triển, xe nâng ngày nay có vai trò quan trọng
trong thực tiễn cuộc sống bởi vì chúng giúp tăng hiệu quả lao động, tiết kiệm thời
gian, chi phí và năng lượng, giảm thiểu tai nạn lao động và bảo vệ môi trường. Xe
nâng cũng góp phần phát triển kinh tế và xã hội bằng cách hỗ trợ cho các hoạt động
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và hậu cần.
Bài tiểu luận này sẽ giới thiệu chi tiết về xe nâng cũng như trình bày quá trình thiết
kế một chiếc xe nâng với tải trọng cho trước qua 3 chương.
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU BẰNG VIỆC GIỚI THIỆU MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG,
PHÂN LOẠI VÀ CÁC THÔNG SỐ CỦA XE NÂNG.
CHƯƠNG 2: SẼ TRÌNH BÀY CẤU TRÚC VÀ NGUYÊN LÝ VẬN HÀNH CỦA
MỘT CHIẾC XE NÂNG.
CHƯƠNG 3: LÀ QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ MỘT CHIẾC XE NÂNG VỚI TẢI
TRỌNG CHO TRƯỚC.
Em cũng xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Hoàng Tú đã hướng dẫn và giúp đỡ em
tận tình trong quá trình học môn cực kì quan trọng là Ô Tô Chuyên Dùng. Sau thời
gian học tập và trải nghiệm, em đã có được nhiều bài học và rút ra được nhiều kinh
nghiệm về phương pháp thiết kế, cấu trúc và nguyên lý vận hành các loại ô tô chuyên
dùng nói chung, và xe nâng nói riêng.

Sinh viên thực hiện


Thái Duy Quí
Tiều Luận Cuối kì GVHD: Lê Hoàng Tú

CHƯƠNG 1: MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG, PHÂN LOẠI VÀ CÁC THÔNG SỐ CỦA


XE NÂNG
1.1. Mục đích sử dụng
Mục đích sử dụng xe nâng là để vận chuyển, nâng hạ và xếp dỡ các hàng hóa có
trọng lượng lớn một cách an toàn và hiệu quả. Xe nâng là thiết bị không thể thiếu
trong các ngành công nghiệp như sản xuất, kho bãi, logistics, xây dựng, nông nghiệp
và nhiều ngành khác. Xe nâng có thể giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân công và
tăng năng suất làm việc.

1.2. Phân loại


Xe nâng có nhiều loại khác nhau, được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí trong đó
phổ biến nhất là các tiêu chí phân loại

1.2.1. Kiểu thiết kế


 Xe nâng tay thô sơ
 Xe nâng dạng vận tải hạng hóa không có chức năng nâng hạ
 Xe nâng bán tự động dạng xếp chồng stacker
 Xe nâng điện reach truck
 Xe nâng có đối trọng counterbalance
 Xe nâng đứng lái
 Xe nâng tầm cao reach stacker
 Xe nâng người nhặt hàng theo đơn order picker
 Xe nâng có đối trọng dùng cho lối đi hẹp (xe nâng điện đứng lái 3 bánh)
 Xe nâng dùng cho lối đi rất hẹp VNA
 Xe nâng dùng cho lối đi rất hẹp chạy trên ray dẫn hướng
 Xe nâng dầu tải trọng lớn (xe nâng tải trọng lớn)

Các dòng xe nâng chuyên dụng:

 Xe nâng kéo hàng towtracktor


 Xe nâng dùng cho lối đi rất hẹp vna
 Xe nâng reachtruck
 Xe nâng 3 chiều

MSSV: 207OT10750 1 Lớp: 231_DOT0410_04


Tiều Luận Cuối kì GVHD: Lê Hoàng Tú

 Xe nâng tự hành có gắn định vị toàn cầu dùng trong nghiên cứu khoa học
 Xe nâng chống cháy
 Xe nâng địa hình
 Xe nâng tự động robotics

1.2.2. Kiểu động cơ


Xe nâng dùng động cơ đốt trong:

 Xe nâng chạy dầu diesel


 Xe nâng chạy xăng
 Xe nâng chạy gas hóa lỏng lpg

Xe nâng dùng động cơ điện:

 Xe nâng dùng bình điện ắc quy axit chì


 Xe nâng dùng bình điện lithium-ion

1.2.3. Thành phần xe nâng


 Xe nâng có đối trọng
 Xe nâng không có đối trọng

1.3. Các thông số của xe nâng


Tải trọng xe – Load Capacity (kg)

Tải trọng xe nâng là thông số cơ bản và quan trọng nhất của một chiếc xe nâng. Tải
trọng xe nâng – Load Capacity chính là khối lượng hàng hóa tối đa mà xe nâng có thể
nâng hạ hoặc bốc dỡ.

Trọng tâm tải – Load center (kg)

Trọng tâm tải – Load center là khoảng cách giữa trọng tâm của xe nâng và hàng
hóa.

MSSV: 207OT10750 2 Lớp: 231_DOT0410_04


Tiều Luận Cuối kì GVHD: Lê Hoàng Tú

Chiều cao nâng – Lift height (mm)

Chiều cao nâng – Lift height là khoảng cách giữa mép trên của càng xe và mặt đất.
Tùy thuộc vào loại hàng hóa mà mục đích sử dụng mà có thể lựa chọn chiều cao xe
nâng phù hợp.

Chiều cao nâng tự do – Free lift (mm)

MSSV: 207OT10750 3 Lớp: 231_DOT0410_04


Tiều Luận Cuối kì GVHD: Lê Hoàng Tú

Chiều cao nâng tự do – Free lift là chiều cao nâng tính từ mặt đất lên tới điểm cao
nhất của càng nâng. Nơi mà tại đó thanh nâng đầu tiên của xe vẫn chưa bị nâng lên
theo.

Kiểu lái – Operator position

Hiện nay trên thị trường chỉ có 2 kiểu lái đó là đứng lái hoặc ngồi lái,…

Độ nghiêng thanh nâng – Tilt angle

Độ nghiêng thanh nâng – Tilt angle là góc đo của thanh nâng khi được đặt tại vị trí
đứng thẳng, với khi chúng ngả về phía trước hoặc ngã về phía sau.

Chiều dài từ đuôi xe đến mặt càng – Length to face fork (mm)

Chiều dài từ đuôi xe đến mặt càng – Length to face fork sẽ giúp xác định được
chiều dài thực tế của xe nâng hàng là bao nhiêu.

Bán kính chuyển hướng – Turning radius

Bán kính chuyển hướng – Turning radius là bán kính được tạo ra khi xe đánh hết
bánh lái và quay tròn lại. Với bán kính chuyển hướng, người lái xe nâng có thể canh
đường đi và hàng hóa khi vận chuyển.

MSSV: 207OT10750 4 Lớp: 231_DOT0410_04


Tiều Luận Cuối kì GVHD: Lê Hoàng Tú

Chiều rộng đường cho xe nâng quay góc 90 độ – Right aisle stacking width (mm)

Chiều rộng đường cho xe nâng quay góc 90 độ là chiều rộng tối thiểu để xe đang
thực hiện động tác tiến hoặc lùi có thể thực hiện việc quay góc 90 độ sang bên trái
hoặc sang bên phải.

Khoảng cách gầm xe – Ground clearance (mm)

Khoảng cách gầm xe – Ground clearance là khoảng cách từ gầm xe xuống mặt đất.
Theo đó, có thể tính toán khả năng di chuyển của chiếc xe này tại các đoạn đường gồ
ghề, hoặc những nơi có vật cản.

MSSV: 207OT10750 5 Lớp: 231_DOT0410_04


Tiều Luận Cuối kì GVHD: Lê Hoàng Tú

Chiều cao của xe khi thanh nâng hạ thấp nhất – Mast lowered height (mm)

Chiều cao của xe khi thanh nâng hạ thấp nhất – Mast lowered height chobiết khả
năng di chuyển qua cửa của từng loại xe nâng.

Chiêu cao của xe khi thanh nâng lên cao nhất – Mast extended height (mm)

Chiều cao của xe khi thanh nâng lên cao nhất – Mast extended height cho biết khả
năng trạm trần của từng loại xe nâng khi càng nâng được nâng cao ở mức tối đa.

Chiều cao giá đỡ càng – Backrest height (mm)

Chiều cao giá đỡ càng – Backrest height cho biết khả năng đỡ hàng trên cao của xe
nâng là bao nhiêu m. Chẳng hạn nếu chiều cao đỡ hàng của xe nâng là 2m thì tức là xe
nâng này có thể đỡ hàng hóa tại chiều cao là 2m.

Độ mở càng – Fork spread

Độ mở càng – Fork spread là khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất của càng nâng hàng
hóa khi thực hiện động tác đẩy hoặc thu nó vào.

Lực kéo tối đa – Max Drawbar Pull (N)

Lực kéo tối đa – Max Drawbar Pull là mức kéo hàng hóa tối đa mà xe nâng có thể
thực hiện được. Khi phải dùng xe nâng để kéo hàng từ container ra đuôi công, cần phải
nắm được tham số này để biết xe có khả năng kéo bao nhiêu tấn hàng.

Hệ thống xe nâng tự động khóa an toàn – Auto-lock suspension system

Hệ thống xe nâng tự động khóa an toàn – Auto-lock suspension system là hệ thống


tự động bảo vệ xe nâng hàng khi người lái không còn ở vị trí. Lúc này, hệ thống sẽ tự
động kích hoạt và tắt chức năng di chuyển. Đồng thời phát cảnh báo để báo động, để
tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Khả năng xe nâng leo dốc – Grade ability

Khả năng xe nâng leo dốc – Grade ability là thông số dùng để chỉ độ cao của dốc
mà xe có thể lên được khi đang không nâng hoặc nâng hàng hóa.

MSSV: 207OT10750 6 Lớp: 231_DOT0410_04


Tiều Luận Cuối kì GVHD: Lê Hoàng Tú

Tốc độ di chuyển – Travel speed (m/s)

Tốc độ di chuyển – Travel speed là thông số dùng để chỉ vận tốc của xe nâng là bao
nhiêu khi đang không nâng hoặc nâng hàng hóa.

Một số ví dụ về thông số của xe nâng:

Thông số xe nâng điện Komatsu 2.5 tấn FB25

 Model: FB25
 Tải trọng nâng: 2500kg)
 Trung tâm tải: 500(mm)
 Bình điện: 48V – 565Ah/5HR
 Chiều cao nâng (mm): 3000
 Kích thước càng (mm): 1070x122x40
 Độ nghiêng: 6/12(độ)
 Chiều dài xe không có càng nâng: 2245(mm)
 Chiều rộng gồm bánh xe: 1150(mm)
 Chiều cao trụ nâng: 1995(mm)
 Chiều cao trụ nâng khi nâng cao nhất: 4030(mm)
 Bán kính quay vòng: 2000(mm)
 Trọng lượng xe với ắc quy tiêu chuẩn: 3820(kg)
 Hộp số: Hộp số tự động POWER SHIFT

MSSV: 207OT10750 7 Lớp: 231_DOT0410_04


Tiều Luận Cuối kì GVHD: Lê Hoàng Tú

 Loại lốp: Đặc


Thông số xe nâng dầu cũ Komatsu 3.5 tấn FD35NT-10

 Chiều cao cơ sở: 2850 mm


 Model: FD35NT-10
 Hộp số (Transmission) Tự động
 Xuất xứ: Nhật Bản
 Van điều khiển: 2
 Năm sản xuất: 2013
 Loại lốp (Tire): Lốp đặc/đơn
 Tổng chiều dài xe có càng: 1.800 mm
 Loại xe: Xe nâng Forklift, ngồi lái
 Tổng chiều rộng xe: 1.100 mm
 Tải trọng (Rated capacity): 3500 kg
 Động cơ (Engine): Komatsu 4D95LE phun dầu điện tử
 Trọng lượng thân xe: 6340 kg
 Trang bị an toàn: Có
 Chiều cao trục nâng (Lift height): 4.500 mm
 Trung tâm tải: 500 mm
 Khung nâng (Mast): 2 tầng không container
 Chiều cao giá tựa hàng: 870 mm

MSSV: 207OT10750 8 Lớp: 231_DOT0410_04


Tiều Luận Cuối kì GVHD: Lê Hoàng Tú

 Nhiên liệu (Fuel) Diesel

MSSV: 207OT10750 9 Lớp: 231_DOT0410_04


Tiều Luận Cuối kì GVHD: Lê Hoàng Tú

CHƯƠNG 2: CẤU TRÚC VÀ NGUYÊN LÝ VẬN HÀNH CỦA XE NÂNG


2.1. Cấu trúc

Cột nâng (mast): Gồm 2 trụ kim loại lớn, đóng vai trò làm trụ đỡ cho toàn bộ hệ
thống nâng. Độ nghiêng cột nâng được điều chỉnh bởi người lái để giữ hàng hóa ổn
định hơn khi vận chuyển.

Xy lanh nghiêng (tilt cylinder): Là các ống thủy lực có nhiệm vụ điều chỉnh độ
nghiêng của cột nâng.

Giàn nâng (carriage): Giàn nâng là một khung kim loại chắc chắn được gắn trực tiếp
với hệ thống nâng hạ cơ học. Các bộ phận nâng gián tiếp đều được gắn trên giàn nâng.

Xích/xy lanh nâng (lift chain/cylinder): Bộ phận này có cấu tạo gồm các sợi xích
gắn với mô tơ nâng hoặc xi lanh thủy lực. Nhiệm vụ của nó là kéo giàn nâng đi lên và
giữ giàn nâng khi hạ xuống.

Càng nâng (fork): Càng nâng gồm hai thanh kim loại có hình dạng giống như các
mũi của chiếc nĩa nên được gọi là fork. Người lái xe nâng sẽ điều khiển để đưa càng
vào bên dưới kệ hàng, sau đó nâng lên và di chuyển. Khoảng cách giữa hai càng có thể
được điều chỉnh để phù hợp với nhiều loại hàng hóa khác nhau.

MSSV: 207OT10750 10 Lớp: 231_DOT0410_04


Tiều Luận Cuối kì GVHD: Lê Hoàng Tú

Giá đỡ (Backrest): bộ phận này được lắp trên càng nâng để cho hàng hóa tựa vào khi
cột nâng nghiêng về phía sau giúp hàng được giữ vững hơn. Với giá đỡ, việc vận
chuyển hàng trên các mặt đường gồ ghề sẽ an toàn hơn.

Động cơ (Engine): Là bộ phận của xe nâng quan trọng nhất. Nó phát ra công suất để
cung cấp động lực cho xe nâng. Hiện tại, động cơ 4 kỳ xăng hoặc dầu diesel là được sử
dụng rộng rãi nhất. Động cơ thường bao gồm các bộ phận như thanh truyền, xi lanh,
piston và hệ thống trục khuỷu.

Bánh tải (drive wheel): là hai bánh xe nằm ở phía trước, được gắn với động cơ tải,
giúp xe nâng di chuyển tiến lùi. Ngoài ra, bộ phận này còn đóng vai trò như tâm đối
trọng. Nói cho dễ hiểu thì xe nâng là một đòn bẩy, trong đó bánh tải là tâm đòn bẩy,
còn bộ phận đối trọng với hàng hóa là hai đầu của đòn bẩy.

Bánh lái (rear wheel): là hệ thống bánh phía sau, đảm nhận nhiệm vụ điều chỉnh
hướng xe nâng sang hai bên. Bánh lái thường không được truyền lực tải từ mô tơ tải.

Đối trọng (counter-weight): bộ phận này có vai trò tạo nên đối trọng với trọng lượng
hàng hóa, giúp xe nâng thăng bằng khi bốc dỡ. Tải trọng của xe nâng phụ thuộc nhiều
vào bộ phận này.

Buồng lái (cabin): là nơi người lái đứng hoặc ngồi trong quá trình điều khiển xe

Mui xe (overhead guard): Công dụng chính của bộ phận này là bảo vệ người lái khỏi
các vật thể hàng hóa hóa rơi vào người.

Vô lăng (steering wheel): dùng để điều khiển xe di chuyển. Tuy nhiên, một số loại xe
nâng không có bộ phận này, thay vào đó là tay cầm.

2.2. Nguyên lý vận hành


Quá trình nâng hạ hàng hóa lên xuống của xe:

Đây là phần đáng quan tâm nhất, công việc chính của nó là nhấc hàng hoá có khối
lượng lớn lên xuống ở những độ cao nhất định.

Khi càng xe nâng được đưa vào vị trí pallet hàng hóa để nâng hàng. Bộ phận bơm
dầu thuỷ lực sẽ bắt đầu đẩy dầu nhiều hơn vào trong xi lanh nâng và khung nâng sẽ
được đẩy lên cao. Các tầng kim loại bắt đầu trượt trên ray thông qua các con lăn dẫn

MSSV: 207OT10750 11 Lớp: 231_DOT0410_04


Tiều Luận Cuối kì GVHD: Lê Hoàng Tú

hướng và mỡ chịu nhiệt để đi lên. Hệ thống bánh đà trên xe khiến cho dây xích chạy,
con lăn trên giá nâng di chuyển trong ray giúp kéo càng nâng và pallet lên cao. Xilanh
nghiêng ngả về phía sau giúp cho hàng hoá không bị ngả về phía trước, đảm bảo an
toàn tuyệt đối trong suốt quá trình vận hành.

Khi khung nâng di chuyển đến độ cao cần thiết, xilanh sẽ không được bơm dầu vào
thêm nữa. Hàng hoá sau đó sẽ được đặt vào vị trí mong muốn. Sau khi hàng hoá đã đặt
ở vị trí ổn thỏa, dầu trong xilanh sẽ chảy ngược trở lại về thùng chứa. Xilanh nâng lúc
này sẽ bắt đầu hạ xuống làm khung nâng cũng dần hạ xuống vị trí ban đầu.

Tiếp đó, xe nâng được di chuyển đến vị trí đặt trong kho. Xích trên puly chạy ngược
vòng để càng nâng và giá nâng trở bề vị trí thấp nhất. Xilanh nâng hạ và xilanh
nghiêng cũng được xả hết dầu về thùng chứa nhiên liệu để xe trở lại trạng thái bình
thường như lúc đầu.

MSSV: 207OT10750 12 Lớp: 231_DOT0410_04


Tiều Luận Cuối kì GVHD: Lê Hoàng Tú

2.3. Sơ đồ thủy lực

Các phần tử thủy lực trong sơ đồ thủy lực của xe nâng bao gồm:

1. Bể dầu: Đựng lượng dầu cần thiết cho sự vận hành của hệ thống.
2. Van an toàn: Đảm bảo áp suất của hệ thống không vượt quá giá trị cho phép,
đảm bảo an toàn cho các thiết bị hệ thống không bị phá hỏng.
3. Bơm nguồn: Cung cấp lưu lượng và áp suất cho toàn hệ thống thủy lực.
4. Đồng hồ đo áp suất: Đo áp suất tại đầu ra của bơm nguồn.
5. Van phân phối 2B2: Ở vị trí thường mở để xả dầu giảm tải cho bơm khi hệ
thống chưa làm việc.

MSSV: 207OT10750 13 Lớp: 231_DOT0410_04


Tiều Luận Cuối kì GVHD: Lê Hoàng Tú

6. Cụm van tiết lưu và van một chiều: Vai trò của chúng là khi nâng tải cho
dòng dầu đi qua van một chiều để đảm bảo tốc độ nâng. Khi hạ tại thì cho dòng
dầu qua van tiết lưu để giảm tốc độ, tránh va đập.
7. Xi lanh thủy lực: Tạo lực để nâng và hạ tải ở độ cao cần thiết.
8. Van một chiều có điều kiện: Lắp sát đầu dưới của xi lanh, sử dụng dòng ở
đường cao áp để mở.
9. Van phân phối 4/3: Điều khiển hoạt động của xi lanh cho phép nâng hạ tải dễ
dàng.
10. Cụm các thiết bị làm mát: Thiết bị làm mát mắc song song với một khóa. Nó
có vai trò làm mát dầu của hệ thống, tránh dầu quá nóng dẫn đến dầu bị sôi.
11. Cụm lọc dầu: Được lắp ở đường xả của hệ thống với vai trò lọc cặn bẩn do dầu
và thiết bị trong hệ thống sinh ra.

Nguyên lý làm việc của sơ đồ thuỷ lực:


Chế độ chờ

Đây là chế độ khi bơm đã hoạt động như chưa nâng tải. Lúc này, van số 5 ở trạng
thái mở có vai trò xả dầu giảm tải cho bơm. Van phân phối 4/3 ở vị trí trung gian còn
các van khác chưa hoạt động.

Chế độ nâng tải

Lúc này, van số 5 đóng, dầu từ bơm được cấp cho hệ thống. Van phân phối số 9 làm
việc ở vị trí bên trái. Cụm van số 6 làm việc ở chế độ van một chiều; Van một chiều có
điều khiển số 8 làm việc như van một chiều bình thường. Trong hệ thống có hai dòng
dầu liên tục là:

 Dòng dầu 1: Bắt đầu từ bể dầu số 1  Bơm dầu số 3  Van phân phối số 9 
Cụm van số 6  Van một chiều có điều khiển số 8  Đầu dưới của xi lanh
thủy lực số 7.
 Dòng dầu 2: Bắt đầu từ đầu trên của xi lanh thủy lực số 7  Van phân phối số 9
 Cụm làm mát số 10  Cụm lọc dầu số 11  Bể dầu số 1.

Kết quả là cần xi lanh thủy lực được nâng lên, đồng thời tải trọng cũng được nâng
lên theo.

MSSV: 207OT10750 14 Lớp: 231_DOT0410_04


Tiều Luận Cuối kì GVHD: Lê Hoàng Tú

Chế độ hạ tải

Ở chế độ này van số 5 đóng, dầu từ bơm được cấp cho hệ thống; Van phân phối số 9
làm việc ở vị trí bên phải; Cụm van số 6 làm việc ở chế độ van tiết lưu; Van một chiều
có điều khiển số 8 làm việc ở chế độ ngược, hai van này được mở nhờ dòng dầu ở
đường cao áp. Hệ thống có hai dòng dầu liên tục là:

 Dòng dầu 1: Bắt đầu từ bể dầu số 1  Bơm dầu số 3  Van phân phối số 9 
Đầu trên của xi lanh thủy lực số 7.
 Dòng dầu 2: Bắt đầu từ đầu dưới của xi lanh thủy lực số 7  Van một chiều có
điều khiển số 8  Cụm van số 6  Van phân phối số 9  Cụm làm mát số 10
 Cụm lọc dầu số 11  Bể dầu số 1.

Kết quả là cần xi lanh thủy lực được hạ xuống và tải trọng được hạ xuống theo.

Chế độ giữ tải

Đây là chế độ mà khi đó tải trọng được giữ ở một độ cao nào đó. Lúc này van số 5
mở xả dầu giảm tải cho bơm; Van phân phối số 9 ở vị trí trung gian; Van một chiều có
điều khiển số 8 làm việc ở chế độ khóa, do dòng dầu cao áp lúc này được nối ra bể
dầu. Dầu bắt đầu từ bể dầu số 1  Van số 5  Bể dầu số 1. Do tác dụng khóa của van
một chiều có điều khiển số 8, không cho dầu ở đầu dưới của xi lanh chảy về bể  Kết
quả là cần xi lanh được giữ ở một độ cao nào đó  Tải trọng được giữ ở vị trí độ cao
nhất định.

Chế độ quá tải

Là chế độ mà khi hệ thống đã hoạt động nhưng gặp sự cố nào đó  Kết quả của nó
là áp suất làm việc trong hệ thống vượt quá giá trị tính toán cho phép. Khi đó van an
toàn số 2 mở xả dầu giảm tải cho bơm, bảo vệ bơm và các thiết bị thủy lực khác. Ở chế
độ này dòng dầu bắt đầu từ bể dầu số 1  Bơm dầu số 3  Van an toàn số 2  Bể
dầu số 1.

2.4. Các nguyên tắc vận hành an toàn


Hướng dẫn quy trình vận hành xe nâng:
Bước 1: Trước khi khởi động xe

MSSV: 207OT10750 15 Lớp: 231_DOT0410_04


Tiều Luận Cuối kì GVHD: Lê Hoàng Tú

Trước khi khởi động xe nâng hàng người lái xe cần điều chỉnh ghế ngồi sao cho
thoải mái nhất. Tuy nhiên, một điều mà bạn cần chú ý khi điều chỉnh ghế ngồi là phải
cần đảm bảo chìa khóa xe nâng ở vị trí OFF. Ghi nhớ thắt dây an toàn trước khi vận
hành xe nâng hàng.

Bước 2: Khởi động xe

 Kéo thắng tay, đưa cần nâng hạ về vị trí trung gian.


 Cắm chìa khóa vào ổ, bật chìa khóa sang vị trí ST động cơ sẽ được khởi động.

Bước 3: Sau khi khởi động xe

Cần làm mát động cơ cho đến khi đồng hồ đo nhiệt độ nước chỉ 50 độ và kiểm tra
các hạng mục dưới đây trong khi làm mát động cơ:

 Tất cả các đồng hồ báo


 Kiểm tra xe động cơ có gây ra tiếng động khác thường nào hay không
 Xem màu khói xả có bình thường không

Vận hành các cần điều khiển: cần điều khiển xa nâng, cần điều khiển nghiêng để
chắc chắn các cần điều khiển đều hoạt động bình thường.

Bước 4: Khi lái xe nâng

Trong quá trình vận hành xe nâng, người lái nên chắc rằng khu vực xung quanh đã
an toàn trước khi khởi động.

 Lưu ý không được vận hành càng xe nâng trong khi đạp bàn đạp ga
 Nâng càng nâng lên cách mặt đất khoảng 15 – 20cm, nghiêng trụ nâng về phía
sau hoàn toàn.
 Trong khi đạp bàn đạp cắt số/thắng, kéo cần số tiến lùi về phía trước hoặc sau,
sau đó thả thắng tay và bàn đạp cắt số trong khi đạp bàn đạp ga dần dần.
 Luôn sang số khi xe nâng đã được dừng hẳn để đảm bảo ăn toàn và bảo vệ các
thiết bị.

Bước 5: Dừng và đỗ xe nâng

MSSV: 207OT10750 16 Lớp: 231_DOT0410_04


Tiều Luận Cuối kì GVHD: Lê Hoàng Tú

 Khi dừng xe bạn thả chân ra khỏi bàn đạp ga (hoặc bàn đạp điều khiển tiến lùi)
và đạp thắng để giảm tốc độ xe.
 Bên cạnh đó, hãy hạ càng nâng xuống sát sàn và nghiêng trụ nâng về phía trước
khi đỗ xe và tiếp theo kéo thắng tay và đưa cần nâng hạ về vị trí trung gian.
 Sau đó, bật chìa khóa về vị trí OFF và rút chìa khóa khi không vận hành xe
nâng.
 Trong trường hợp chìa khóa đang bật ở vị trí ON thì khoảng 3 phút sau động cơ
sẽ tắt và có âm thanh cảnh báo.

Những quy định về vận hành xe nâng hàng:


Người lái xe cần thực hiện đúng những quy định dưới đây để đảm bảo an toàn cho
chính bản thân mình khi vận hành xe nâng hàng.

 Người sử dụng xe nâng hạ phải được đào tạo, có chứng chỉ vận hành xe nâng.
 Thiết bị bảo hộ lao động phải gọn gàng như quần áo, mũ cứng, giày dép phải
tốt. Tránh mặc quần áo rộng, tóc xù, giày trơn.
 Biết sử dụng thiết bị chữa cháy và thiết bị cần thiết.
 Không để thiết bị tiếp xúc với nhiên liệu. Không hút thuốc bên cạnh bình xăng.
Tắt toàn bộ công tắc nguồn khi đổ đầy bình. Pha loãng nhiên liệu ở nơi thoáng
khí.
 Hiểu cấu trúc, sử dụng và bảo trì bảo dưỡng xe nâng.
 Biết các tín hiệu điều khiển và quy tắc giao thông. Để biết và hiểu các tín hiệu
cầm tay trao đổi giữa người lái xe và người lái xe.

Những điều cần chú ý trong quá trình vận hành xe nâng
Để đảm bảo an toàn cho quá trình vận hành, hãy đảm bảo thực hiện đúng theo
những quy tắc sau:

 Tuyệt đối tránh lật xe. Xe nâng không có hàng dễ lật hơn khi có hàng.
 Tránh xe cua đột ngột chỗ nền nghiêng .
 Lên xuống xe phải đúng kỹ thuật .
 Luôn giữ cho xe của bạn sạch sẽ, quần áo, giày dép, tay cầm, bàn đạp ly hợp,
phanh, không có dầu mỡ hoặc trơn trượt.

MSSV: 207OT10750 17 Lớp: 231_DOT0410_04


Tiều Luận Cuối kì GVHD: Lê Hoàng Tú

 Khi khởi động động cơ để ngồi ngay ngắn trên ghế trên cabin, cần tiến lùi về vị
trí trung gian khi khởi động động cơ.
 Ghế có thể điều chỉnh để dễ dàng thao tác của người lái.
 Khi khởi động xe nâng, sau đó tiến hành kiểm tra còi và chắc chắn không có
người hay vật cản ở gần xe
 Phải kiểm tra công việc bình thường và tác dụng tốt của phanh, ly hợp. Kiểm
tra thao tác nâng hạ .
 Không ai khác ngoài người lái xe sẽ ngồi trên cabin hoặc càng nâng trong khi
xe đang hoạt động.
 Không được phép có người giữ hàng khi vận chuyển hàng hóa.
 Đừng để xe vào nơi tầm nhìn bị che khuất. Khi xe trên đường cong phải đi
chậm, bấm còi cho mọi người biết.
 Luôn quan sát hướng đi của xe.
 Không sử dụng gương chiếu hậu khi lùi xe. Gương chiếu hậu cho người lái xe
phía sau khi xe đang di chuyển, không sử dụng gương chiếu hậu để lùi xe. Luôn
luôn nhìn về hướng của xe

MSSV: 207OT10750 18 Lớp: 231_DOT0410_04


Tiều Luận Cuối kì GVHD: Lê Hoàng Tú

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ XE NÂNG


3.1. Chọn phương án thiết kế
 Xe nâng sử dụng động cơ đốt trong
 Cơ cấu nâng hạ bằng hệ thống thủy lực
 Tải trọng hàng hóa tối đa 3000 kg
 Chiều cao nâng tối đa 3m

3.2. Thiết kế hệ thống thủy lực


3.2.1. Phân tích quy trình làm việc của xe nâng.
Quá trình nghiêng: piston xi lanh nghiêng dẫn động để tạo ra chuyển động quay
(giống như chuyển động bản lề của khung cửa). Chuyển động quay của bản lề khung
cửa điều khiển chuyển động của càng nâng. Vận tốc của xi lanh thủy lực trong quá
trình này tương đối chậm, tốc độ trung bình là 0,1 m/s, tải trọng làm việc khoảng
2000N. Khi khối lượng của hàng hóa được tải thay đổi, tốc độ của xi lanh thủy lực
thậm chí còn ít đòi hỏi hơn.

Quá trình nâng hạ: Tốc độ trung bình trong quá trình này khoảng 0,5 m/s, độ ổn
định của tốc độ là cần thiết, tải trọng P = m.g = 3000.10 = 30000 N. Trong quá trình
nâng, chuyển động của càng nâng hoạt động bằng cách kéo dài thanh truyền piston của
xi lanh nâng để đạt được chức năng nâng hàng hóa.

3.2.2. Phát triển sơ đồ hệ thống thủy lực


a. Xác định nguồn cung cấp

Tải trọng càng lớn, tốc độ nâng chậm hơn khi xi lanh thủy lực xe nâng làm việc.
Xét từ yếu tố tiết kiệm năng lượng, giảm nhiệt lượng, nguồn bơm thủy lực nên sử dụng
bơm thể tích không đổi để bơm dầu. Vì thế, bơm thủy lực được áp dụng là bơm cánh
gạt một chiều.

b. Van điều khiển chế độ làm việc.

Hệ thống sử dụng các van thủ công có đặc điểm là cấu trúc đơn giản, điều chỉnh chế
độ làm việc thuận tiện hơn, lắp đặt van dễ dàng hơn.

c. Kiểm soát tốc độ làm việc

MSSV: 207OT10750 19 Lớp: 231_DOT0410_04


Tiều Luận Cuối kì GVHD: Lê Hoàng Tú

Xi lanh thủy lực đều sử dụng van tiết lưu tốc độ đầu vào, mạch điều khiển van này
có hiệu suất cao, nhiệt lượng nhỏ và tốc độ ổn định.

d. Sử dụng xi lanh thủy lực nhiều tầng tác động kép (double-acting multi-stage
hydraulic cylinder)

Mục đích: Để tránh và giảm tỷ lệ hỏng động cơ do di chuyển trên đường sốc với
hàng hóa trống, giảm không gian chiếm dụng của xi lanh thủy lực, đồng thời cải thiện
tải trọng hàng hóa của xe.

Sau khi xét các yếu tố trên, phát triển được sơ đồ thủy lực như sau:

MSSV: 207OT10750 20 Lớp: 231_DOT0410_04


Tiều Luận Cuối kì GVHD: Lê Hoàng Tú

1 - Van an toàn; 2 - Van tiết lưu; 3,4 - Van phân phối 6/3; 5,6,7,8 - Van 1 chiều tiết lưu

3.2.3. Tinh toán và lựa chọn các bộ phận của hệ thống thủy lực
Cho thông số kỹ thuật của xy lanh nâng hạ và xi lanh nghiêng:

Đường
Áp suất Đường kính Độ dày Hành Chiều
Áp suất
thất kính thanh thành xy trình dài tổng
làm việc
thoát trong truyền lanh piston thể
(MPa)
(MPa) (mm) piston (mm) (mm) (mm)
(mm)

Xy lanh
16 0.8 63 40 10 1700 1894
nâng hạ

Xy lanh
10 0.8 63 40 8 200 309
nghiêng

MSSV: 207OT10750 21 Lớp: 231_DOT0410_04


Tiều Luận Cuối kì GVHD: Lê Hoàng Tú

Lưu lượng
Độ dày Độ dày nắp
chất lỏng Lưu lượng chất lỏng
nắp xy xy lanh
qua xy sau khi ra khỏi xy
lanh không tính
lanh lanh (lít/phút)
(mm) lỗ (mm)
(lít/phút)

Xy lanh nâng hạ 22 14 93.47 55.79

Xy lanh nghiêng 15 10 18.69 11.16

Áp suất làm việc của bơm xác định bời công thức:

p p= p l + ∑ ∆ p

Trong đó:

p p - áp suất làm việc tối đa của bơm

pl - áp suất làm việc tối đa của cơ cấu chấp hành

∑ ∆ p - áp suất thất thoát trên đường ống


Do đó:

p p= p l+ ∑ ∆ p=16+ 0.5=16.5 MPa

Xác định lưu lượng của bơm

Yêu cầu:

q p ≥ K L ( ∑ q )max

Trong đó:

q p - lưu lượng tối đa

K L - hệ số thất thoát, tổng quát khoảng 1.1 ~ 1.3

( ∑ q ) max - tổng lưu lượng qua xy lanh

MSSV: 207OT10750 22 Lớp: 231_DOT0410_04


Tiều Luận Cuối kì GVHD: Lê Hoàng Tú

Do đó:

q p ≥ K L ( ∑ q )max = 1,2 . 93.47 = 112,2 Lít/phút, lấy q p = 128 Lít/phút

Lựa chọn bơm thủy lực phù hợp:

Dựa vào q p và p p chọn được bơm thủy lực mã YB-E80 có thông số như sau:

 Lưu lượng bơm: 80 ml/vòng


 Tốc độ bơm: 1600 vòng/phút
 Áp suất: 16 MPa

Lựa chọn các bộ phận thủy lực phù hợp:

STT Tên bộ phận Mã bộ phận Thông số


1 Van an toàn BUCG-06 hoặc 10 Áp suất 16MPa
Lưu lượng tối đa
2 Van tiết lưu MG-20
200 lít/phút
Lưu lượng tối đa
3 Van phân phối 6/3 DMG-02
180 lít/phút
Lưu lượng tối đa
4 Van phân phối 6/3 DMG-02
180 lít/phút
Luu lượng tối đa
5, 6 Van tiết lưu 1 chiều DV-20
200 lít/phút
Lưu lượng tối đa
7, 8 Van tiết lưu 1 chiều DV-20
200 lít/phut

Xác định thể tích dầu thủy lực cần thiết trong thùng chứa:

Khi hệ thống hoạt động ở áp suất trung bình và cao (p > 6,3MPa):

V = (6 ~ 12) q p với V - thể tích dầu cần thiết, q p - lưu lượng tối đa của bơm.

Do đó lấy V = 6.128 = 768 lít.

Xác định kích thước đường ống thủy lực:

Ta có lưu lượng dầu khi nâng hàng: 93,47 lít/phút = 1557 cm3/s.

MSSV: 207OT10750 23 Lớp: 231_DOT0410_04


Tiều Luận Cuối kì GVHD: Lê Hoàng Tú

Lấy vận tốc dòng chảy là v = 10m/s = 1000cm/s.

Lấy đường kính đường ống d = 18,16 mm = 1,816 cm.

Lưu lượng qua ống xác định bằng công thức:

Q = v.A với V là vận tốc dòng chảy, A là tiết diện ống

Do đó Q = 1000.3,14.(d/2)2 = 2588 cm3/s đáp ứng yêu cầu về lưu lượng trên đường
ống, nhưng do xét nhiều yếu tố khác nên lấy đường kính trong của ống là 20mm.

3.3. Lựa chọn động cơ


Dựa vào thông số của bơm thủy lực đã tính toán ở trên, quyết định chọn động cơ đốt
trong nhiên liệu dầu diesel có thông số như sau:

 Mã hiệu: Toyota 1ZS


 Số xy lanh: 3
 Dung tích công tác: 2659 cm3
 Cơ cấu phân phối khí: DOHC 12 xupap
 Có trang bị turbo tăng áp biến thiên VGT
 Hệ thống nhiên liệu: Common rail
 Xử lý khí thải: Bầu xúc tác oxy hóa
 Làm mát bằng nước
 Công suất tối đa: 41kW tại 2200 vòng/phút
 Moment xoắn tối đa: 200Nm tại 1600 vòng /phút
 Kích thước: 562 x 650 x 710 (mm)
 Khối lượng 158kg

Để có thể trích công suất từ động cơ để dẫn động bơm thủy lực, xe phải trang bị bộ
trích công suất PTO (power take off).

3.4. Thiết kế phần càng nâng


Phần càng nâng phải nâng được khối lượng 3 tấn, càng nâng bao gồm 2 càng mỗi càng
nâng 1,5 tấn.

MSSV: 207OT10750 24 Lớp: 231_DOT0410_04


Tiều Luận Cuối kì GVHD: Lê Hoàng Tú

Để tìm hệ số an toàn FOS (Factor of safety), dạng hình học của càng nâng được thiết
kế dạng hình hộp chữ nhật kéo dài với chiều dài 1000mm, chiều rộng 150mm, chiều
cao (chiều dày) 50mm.

Vật liệu chế tạo càng nâng là thép S890QL có độ bền uốn là 890 MPa

Để tính toán ứng suất uốn, ta cho tải trọng P = m.g = 1500.10 tác dụng lên phần rìa
của càng nâng.

3.4.1. Tính toán ứng suất uốn


Hệ số an toàn:

Độ bền uốn
FOS=
Ứng suất làm việc

Ứng suất uống:

My
σ=
I

Với M - moment uốn, y - chiều dài cánh tay đòn, I - moment quán tính

Ta cần ứng suất là tối đa nên chọn điểm xa nhất tính từ điểm trung hòa, công thức trở
thành:

Mc
σ max=
I

Với σ max - ứng suất uốn lớn nhất, c - khoảng cách từ trục trung hoà đến thớ ngoài cùng
của mặt cắt ngang càng nâng.

Dựa vào thông số đã cho tính được:

MSSV: 207OT10750 25 Lớp: 231_DOT0410_04


Tiều Luận Cuối kì GVHD: Lê Hoàng Tú

M = Lực . cánh tay đòn = 15000(N) . 1(m) = 15000Nm

c = 0,05/2 = 0,025m

1 3 1 3 −6 4
I= b h = 0 ,15. 0 , 05 =1,5625. 10 m
12 12

Do đó:

Ứng suất uốn lớn nhất:

Mc 15000.0,025
σ max= = =240 MPa
I 1,5625.10
−6

Hệ số an toàn:

Độ bền uốn 890


FOS= = =3,708> 1
Ứng suất làm việc 240

Với hệ số an toàn 3,708 > 1, càng nâng sẽ không bị phá hủy khi nâng hàng hóa có khối
lượng 1,5 tấn cho mỗi càng nâng.

3.4.2. Tinh toán ứng suất cắt


Công thức:

VQ
τ=
¿

Với:

τ - ứng suất cắt

V - lực cắt

Q - moment tĩnh

t - chiều dày của mặt cắt tại vị trí tính ứng suất

I - moment quán tính thẳng góc của mặt cắt ngang của càng

Công thức tính moment tĩnh Q:

Q=∑ AY

MSSV: 207OT10750 26 Lớp: 231_DOT0410_04


Tiều Luận Cuối kì GVHD: Lê Hoàng Tú

Với A - diện tích mặt cắt bên trên điểm tính ứng suất, Y - khoảng cách từ đường trung
hoà của mặt cắt đến trọng tâm của diện tích.

Dựa vào các thông số đã cho tính được:

0 , 05 −3 2
A= .0 ,15=3 , 75.10 m
2

Y = 0,05/2 = 0,025 m
−5
Q= AY =9,375.10

1 3 1 3 −6 4
I= b h = 0 ,15. 0 , 05 =1,5625. 10 m
12 12

V = 15000 N

Điểm có thể tính ứng suất cắt lớn nhất là điểm nằm trên trục trung hòa, do đó:
VQ
τ max= =6 MPa
¿

3.5. Thiết kế phần cột nâng


Có 4 dạng thiết kế cột nâng:

Loại 1 tầng

Loại này không có chiều cao nâng tự do, cột nâng phải nâng cao hơn để xếp hàng
hóa, đó là lý do tại sao xe có cột nâng dạng này được sử dụng ở khu vực ngoài trời, nơi
có nhiều không gian phía trên.

Loại 2 tầng

MSSV: 207OT10750 27 Lớp: 231_DOT0410_04


Tiều Luận Cuối kì GVHD: Lê Hoàng Tú

Loại này có chiều cao nâng tự do và thường được sử dụng để xếp chồng hàng hóa
được khoảng 2 lớp, thường được sử dụng trong nhà với không gian phía trên hạn chế.

Xe nâng cột hai tầng có tầm nhìn tốt vì không có nhiều phần cột nâng cản trở tầm
nhìn của người lái. Có một xi lanh thủy lực ở trung tâm cột nâng để đẩy tải lên trên.
Phần càng nâng có thể nâng tới độ cao nào đó khi mà cột nâng vẫn cố định.

Loại 3 tầng

MSSV: 207OT10750 28 Lớp: 231_DOT0410_04


Tiều Luận Cuối kì GVHD: Lê Hoàng Tú

Dạng cột nâng phổ biến và linh hoạt nhất là cột nâng ba tầng. Nó có hai đường ray
trượt và một đường ray cố định góc. Cột nâng ba tầng có chiều cao nâng tự do và có
thể đạt đến độ cao lớn hơn, ứng dụng phù hợp cho các nhà kho.

Loại 4 tầng

MSSV: 207OT10750 29 Lớp: 231_DOT0410_04


Tiều Luận Cuối kì GVHD: Lê Hoàng Tú

Cột nâng 4 tầng có tầm với cao nhất trong tất cả. Cột nâng này có bốn bộ đường ray
và xích di chuyển và phức tạp hơn nhiều so với các dạng cột nâng khác. Cũng cần lưu
ý rằng cột nâng 4 tầng có thể bị hạn chế tầm nhìn và yêu cầu đào tạo đặc biệt để vận
hành.

Kết luận

Do xe nâng chỉ yêu cầu chiều cao nâng tối đa 3 mét nên chọn dạng cột nâng 2 tầng
do cấu tạo đơn giản, chi phí sản xuất thấp so với dạng 3 và 4 tầng. Ở 2 cạnh bên của
cột nâng được làm từ thép chữ U do thép này được sử dụng chủ yếu cho các ứng dụng
cần phân bố đồng đều với mô men hay yêu cầu độ uốn nhỏ.

Do xe nâng cần sự cân bằng khối lượng nên cấu trúc cột nâng phải được thiết kế sao
cho đạt được sự cân bằng về khối lượng của xe. Thiết kế tổng thẻ của cột nâng được
minh họa trong hình.

MSSV: 207OT10750 30 Lớp: 231_DOT0410_04


Tiều Luận Cuối kì GVHD: Lê Hoàng Tú

3.6. Thiết kế cơ cấu nâng hạ


Cơ cấu nâng của xe nâng bao gồm xi lanh nâng, xích nâng, bánh xích dẫn hướng và
khung gắn con lăn,…

Cơ cấu nâng được minh họa ở hình. Đầu trước của xích nâng được nối với giá đỡ
cảu càng nâng, phần giữa của xích quấn vòng quanh bánh xích dẫn hướng, phần sau
của xích được cố định trên khung cửa và bánh xích dẫn hướng được lắp vào khung ở
phần trên của thanh truyền piston. Khi áp suất thuỷ lực đẩy thanh truyền piston đi lên,
càng nâng cũng nâng lên theo. Hành trình nâng được thiết kế theo tỉ lệ 2/1, ví dụ xy
lanh nâng di chuyển 10 cm thì càng nâng di chuyển 20 cm.

MSSV: 207OT10750 31 Lớp: 231_DOT0410_04


KẾT LUẬN

Trên đây là những nội dung mà em đã thực hiện Thiết kế Xe nâng. Em mong bản thân
có thể góp phần vào việc chế tạo cũng như thiết kế xe nâng hàng cho nhu cầu thị
trường hiện nay. Do trình độ bản thân còn nhiều hạn chế và bước đầu áp dụng lý luận
vào thực tiễn nên bài Tiểu luận này không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế trong
quá trình viết bài. Em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của thầy để bài viết
của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn Thầy Phạm Hoàng Tú cũng như Khoa Công
nghệ Kỹ thuật Ô tô của trường Đại Học Văn Lang đã đem đến bộ môn vừa thú vị mà
còn mang lại nhiều những kiến thức thực tế trong việc tìm hiểu và chế tạo về Xe nâng.

You might also like