Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 46

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ VẬN TẢI

BÀI GIẢNG
QUẢN TRỊ KHO HÀNG VÀ HÀNG TỒN KHO
Mã HP: 416038
GV: Ths Trần Thị Hường
Email: huongtt@ut.edu.vn

1
CHƯƠNG 3:
TỔNG QUAN VỀ KHO HÀNG

1. KHÁI NIỆM VỀ KHO HÀNG

2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA KHO HÀNG

3. NHỮNG CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA KHO HÀNG

4. CÁC LOẠI KHO HÀNG

5. TRANG THIẾT BỊ TRONG KHO HÀNG

2
KHÁI NIỆM KHO HÀNG

- Kho hàng là loại hình cơ sở logistics được sử dụng cho việc lưu trữ, dự trữ, bảo
quản hàng hóa hay vật tư của doanh nghiệp nhằm cung ứng hàng hóa hay
nguyên liệu cho khách hàng một cách nhanh chóng và chi phí thấp nhất.

- Phân biệt kho hàng và trung tâm phân phối?

3
TRUNG
KHO HÀNG & TRUNG TÂM PHÂNTÂM
PHỐIPHÂN
CHỈ TIÊU KHO HÀNG
PHỐI
Duy trì số lượng hàng
Dự trữ tất cả các loại
Hàng hóa dự trữ hóa ở một mức nhất
hàng hóa
định
2 khâu: nhập kho, xuất
4 khâu: nhập kho, dự
kho
trữ, phân loại, xuất kho
Hoạt động liên quan Chú trọng: đóng gói,
Chú trọng: bảo quản
trưng bày, chăm sóc
hàng hóa
khách hàng
Cách thức theo dõi Thu thập dữ liệu theo Thu thập dữ liệu theo
4
hàng hóa đầu kỳ/ cuối kỳ từng thời điểm
VAI TRÒ CỦA KHO HÀNG

- Gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp:


+ Hạn chế hao hụt, mất mát, hư hỏng, đảm bảo QTSX diễn ra liên tục
+ Gom nhiều lô hàng nhỏ thành lô hàng lớn, giảm chi phí vận chuyển
- Nâng cao khả năng cạnh tranh của DN:
+ Duy trì nguồn cung ứng ổn định
+ Hỗ trợ chính sách dịch vụ khách hàng
+ Giảm hiện tượng thiếu hàng
- Thỏa mãn nhu cầu khách hàng nhanh chóng
- Giúp cho hoạt động logistics ngược thực hiện thành công
(Thu hồi các phụ phẩm, phế liệu, phế phẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường
phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng về để tái chế hoặc xử lý)
CHỨC NĂNG CỦA KHO HÀNG

1. Hỗ trợ cho sản xuất


2. Tổng hợp hàng hóa
3. Gom hàng
4. Tách hàng
CHỨC NĂNG CỦA KHO HÀNG – Hỗ trợ sản xuất

- Đầu vào của quá trình sản xuất?


- Kho hàng đảm bảo cho việc sản xuất được diễn ra một cách bình
thường liên tục.
→ Kho hàng có chức năng hỗ trợ đắc lực cho hoạt động sản xuất của
doanh nghiệp.
CHỨC NĂNG CỦA KHO HÀNG – Tổng hợp hàng hóa

- Nguồn cung cấp nguyên vật liệu phục vụ sản xuất của doanh nghiệp?
- Đầu ra của doanh nghiệp được phân phối? (địa điểm, thời gian…)
→ Kho hàng có chức năng tổng hợp hàng hóa (bao gồm cả nguyên vật
liệu và thành phẩm) để doanh nghiệp đạt được mục tiêu trong hoạt động
sản xuất kinh doanh
CHỨC NĂNG CỦA KHO HÀNG – Gom hàng

→ Kho hàng có chức năng gom hàng: trong trường hợp để đáp ứng một
đơn hàng lớn thì DN phải thực hiện việc tập trung các lô hàng nhỏ từ
nhiều nguồn về tại kho để đáp ứng các đơn hàng lớn.
CHỨC NĂNG CỦA KHO HÀNG – Tách hàng

→ Kho hàng có chức năng tách hàng: trong trường hợp để đáp ứng một
đơn hàng nhỏ, lẻ
PHÂN LOẠI KHO HÀNG

1. Căn cứ theo chức năng


- Kho hỗ trợ sản xuất
- Kho trộn hàng
- Kho gom hàng
- Kho tách hàng
2. Căn cứ theo quyền sở hữu:
- Kho riêng
- Kho công cộng
3. Căn cứ theo công dụng của kho hàng:
- Kho bảo thuế
- Kho ngoại quan
PHÂN LOẠI KHOA HÀNG – THEO CHỨC NĂNG

1. Kho hỗ trợ sản xuất

Lưu trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm phục vụ quá trình sản xuất
PHÂN LOẠI KHOA HÀNG – THEO CHỨC NĂNG

2. Kho trộn hàng

Thay vì mỗi NCC giao cho mỗi khách hàng thì sẽ trộn hàng lại tại kho,
thay thế NCC giao cho khách hàng.
Ví dụ?
PHÂN LOẠI KHOA HÀNG – THEO CHỨC NĂNG

3. Gom hàng

Tận dụng phương tiện để tối ưu hóa chi phí vận tải, gom các đơn hàng
nhỏ lại thành các đơn hàng lớn để giao.
Ví dụ?
PHÂN LOẠI KHOA HÀNG – THEO CHỨC NĂNG

4. Tách hàng

Nhận hàng nguyên đai, nguyên kiện sau đó tách nhỏ lô hàng ra giao cho
khách hàng.
Kết hợp (3) + (4) → CFS : Container Freight Station
PHÂN LOẠI KHO HÀNG – THEO QUYỀN SỞ HỮU

2. Căn cứ theo quyền sở hữu:


- Kho riêng
- Kho công cộng
KHO BẢO THUẾ

Khái niệm: Kho bảo thuế là kho dùng để chứa nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được
thông quan nhưng chưa nộp thuế để sản xuất hàng hóa xuất khẩu của chủ kho bảo
thuế. (Khoản 9, điều 4 của Luật hải quan (2014))
+ Nguyên vật liệu, vật tư được lưu giữ tại kho bảo thuế không quá 12 tháng kể từ ngày
được gửi vào kho.
Gia hạn: Chi cục trưởng chi cục hải quan (khoản 2; điều 61 của Luật Hải quan (2014)
+ Kho bảo thuế thành lập trong khu vực nhà máy của DN SXHH xuất khẩu (Theo
khoản 2, điều 62 của Luật hải quan (2014)
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CHỦ KHO BẢO THUẾ

- Lưu giữ hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để SXHH xuất khẩu
- Thông báo cho cơ quan hải quan kế hoạch dự kiến đưa nguyên liệu, vật tư trong
kho bảo thuế vào SX
- Định kỳ 3 tháng 1 lần thông báo với cục hải quan quản lý kho bảo thuế về hiện
trạng hàng hóa và tình hình hoạt động kho bảo thuế
- Chậm nhất ngày 31 tháng 01 hàng năm phải lập bảng tổng hợp các tờ khai hải
quan nhập khẩu
( Theo khoản 2, Điều 63 của Luật Hải quan 2014)
KHO NGOẠI QUAN

Khái niệm: Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan
được gửi để chờ xuất khẩu; hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra
nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam. (Theo khoản 10, Điều 4 của Luật hải quan 2014)
Hàng hóa gửi kho ngoại quan được lưu giữ không quá 12 tháng.
Hàng trong kho ngoại quan là hàng hóa nước ngoài. Kho ngoại quan có thể do tư nhân
hoặc hải quan lập ra nhưng bắt buộc phải do hải quan giám sát.
KHO NGOẠI QUAN

Kho ngoại quan được thành lập tại:


+ Cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế, cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng
được thành lập trong nội địa, cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận
+ Khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu phi thế quan và các khu vực khác theo
quy định của pháp luật.
QUYỀN, NGHĨA VỤ - KHO NGOẠI QUAN

- DN kinh doanh kho ngoại quan được thực hiện hợp đồng nhận hàng hóa gửi kho,
di chuyển HH trong kho theo thỏa thuận với chủ hàng

- Định kỳ 3 tháng 1 lần phải thông báo với cục hải quan đang quản lý về hiện trạng
HH và tình hình hoạt động của kho ngoại quan

- Việc chuyển HH từ kho này sang kho khác phải được sự đồng ý của cục trưởng
cục hải quan đang quản lý
XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ KHO HÀNG

- Xác định vị trí kho hàng là quá trình phân tích và lựa chọn các vùng và địa điểm
để đặt vị trí kho hàng nhằm đảm bảo thực hiện những mục tiêu chiến lược kinh
doanh của doanh nghiệp đã lựa chọn.

- Một số trường hợp:

+ Mở rộng kho hàng hiện tại của doanh nghiệp

+ Duy trì năng lực sản xuất ở kho hàng hiện tại và mở rộng thêm những kho hàng ở
vị trí khác.

+ Gia tăng thêm số lượng kho hàng

+ Bỏ hẳn cơ sở cũ và chuyển sang cơ sở mới….


XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ KHO HÀNG- CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

- Điều kiện tự nhiên: địa hình, địa chất, thủy văn, tài nguyên, môi trường sinh thái…

- Điều kiện xã hội: Chính sách phát triển kinh tế xã hội của các vùng; sự phát triển
của các ngành bổ trợ trong vùng; các hoạt động kinh tế của địa phương….

- Nhân tố kinh tế: thị trường tiêu thụ; nguồn nguyên liệu; nhân tố lao động, yếu tố
vận tải….

Yếu tố về diều kiện địa lý, điều kiện cơ sở hạ tầng tác động rất lớn đến quyết định xác
định vị trí kho hàng của doanh nghiệp vì nó liên quan đến vấn đề chi phí vận tải .
CÁC TRANG THIẾT BỊ TRONG KHO HÀNG

- Các thiết bị trong kho hàng thường thực hiện các công việc chủ yếu sau:

+ Bốc dỡ và xếp hàng các loại hàng hóa từ phương tiện vận chuyển để chuyển hàng
vào kho hoặc xuất kho các loại hàng hóa từ trong kho đến các phương tiện vận
chuyển.

+ Di chuyển các loại hàng hóa nhằm đảm bảo quá trình xuất kho, nhập kho

+ Đảo kho khi cần thiết

+ Đảm bảo việc dự trữ các loại hàng hóa trong kho hàng…
MỘT SỐ TRANG THIẾT BỊ TRONG KHO HÀNG

- Pallet

- Xe nâng

- Thiết bị nâng tay

- Xe đẩy hàng

- Khung kệ…..
PALLET

1. Khái niệm

2. Một số loại pallet

3. Tiêu chuẩn hóa các loại pallet chủ yếu

4. Cách xếp hàng lên pallet

27
KHÁI NIỆM PALLET

Pallet ( skid hoặc cao bản) là một cấu trúc vận tải phẳng nhằm hỗ trợ hàng
hóa ổn định trong khi được nâng lên; là một đơn vị tải trọng (Unit load)
cho phép lưu trữ, vận chuyển hàng hóa bằng container một cách hiệu quả.

Pallet thường được làm bằng gỗ, nhựa, kim loại, giấy

28
CÁC LOẠI PALLET

•Pallet sử dụng nhiều lần (reusable pallet ): Pallet được chế tạo nhằm mục đích sử dụng
nhiều lần
•Pallet sử dụng 1 lần (one-way pallet): Pallet được chế tạo nhằm mục đích sử dụng 1 lần
•Pallet cố định (captive pallet): Pallet sử dụng trong phạm vi hạn chế, thường sử dụng
trong các trung tâm phân phối, nhà máy
•Pallet trao đổi (exchange pallet): Pallet thống nhất theo thỏa thuận giữa các bên sử
dụng, sử dụng chủ yếu ở châu Âu
•Pallet mỏng (Slip pallet/ sheet pallet): thường sử dụng trong lưu kho, tận dụng dung
tích
•Pallet dùng chung (pool pallet): Pallet dùng chung trong các ngành sản xuất có phạm
vi rộng và các cơ quan vận tải. Thường là pallet cho thuê (rental pallet).

29
UNIT LOAD

- Unit load: là (sự) chất hàng theo


đơn vị tiêu chuẩn, chất hàng phân
nhóm. Một đơn vị tải đóng gói chặt
chẽ vào kho, container liên vận, xe
tải, và boxcars – toa chở hàng,
nhưng có thể dễ dàng chia nhỏ tại
một điểm phân phối, thường là một
trung tâm phân phối, bán buôn, cửa
hàng bán lẻ, vv...

30
CÁCH THỨC XẾP HÀNG THEO HÌNH THỨC UNIT LOAD

- -Hàng nặng xếp trước


- Tận dụng hết trọng tải cho phép của pallet
- Chỉ xếp kiện hàng vừa đến mép pallet, không thừa ra ngoài
- Khi lập và gia cố là phải ổn định trong những trường hợp như lấy hàng, khi
tàu dừng đột ngột và qua nhiều lần xếp dỡ.

31
CÁCH THỨC XẾP HÀNG THEO HÌNH THỨC UNIT LOAD

LỚP CHỒNG CHÉO LỚP CHỒNG XOAY

32
CÁCH BAO GÓI UNIT LOAD

33
XE NÂNG

Khái niệm: Xe nâng là thiết bị chuyên dùng để nâng, hạ hàng hóa trong
kho hàng
PHÂN LOẠI XE NÂNG
- Theo nhiên liệu sử dụng:
+ Xe nâng sử dụng điện
+ Xe nâng sử dụng gas
+ Xe nâng sử dụng xăng, dầu
- Theo trọng tải:
+ Xe nâng loại nhỏ: < 2,5 tấn
+ Xe nâng loại vừa: 2, 5 – 10 tấn
+ Xe nâng loại nặng: > 10 tấn
TÍNH NĂNG CỦA XE NÂNG

- Xe nâng là một dạng thiết bị điều khiển thông qua bánh sau của
xe, do đó xe nâng dễ dàng điều khiển trong khoảng không gian hẹp
- Xe nâng có hai càng dùng để nâng vật ở phía trước của tài xế, đây
là điều kiện làm việc hạn chế tầm nhìn của người điều khiển
- Xe nâng là một dạng thiết bị chuyên dùng để nâng hạ hàng hóa.
MỐI NGUY HIỂM Ở KHO
BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI SỬ DỤNG XE NÂNG

- Người điều khiển xe nâng phải được đào tạo qua trường lớp, được cấp
chứng chỉ nghề hoặc bằng nghề (QCVN-25-2015-Bộ Lao Động Thương Binh
Xã Hội, kèm theo Thông tư 51/2015/TT- Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội)

- Được cơ quan tổ chức huấn luyện kỹ thuật an toàn và cấp thẻ an toàn
- Xe nâng phải đầy đủ các tín hiệu còi, đèn. Các thiết bị an toàn phanh xe
và phanh tay. Có sổ theo dõi bảo dưỡng định kỳ
- Thường xuyên kiểm tra phanh, nâng, hạ, càng dỡ hàng đảm bảo an toàn
BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI SỬ DỤNG XE NÂNG

- Không nâng, di chuyển quá tải trọng cho phép


- Khi đặt hàng vào càng nâng chú ý trọng tâm của hàng trên càng xe nâng,
không nhô ra khỏi càng 1/3 càng
- Hàng đưa vào càng nâng phải cân đối
- Không đưa càng nâng vào mã hàng không có khe hở cần thiết
- Hàng trên càng nâng cao hơn mặt đất 0.5m
- Khi di chuyển lên dốc xe nâng phải chạy tới, xuống dốc xe nâng phải chạy lùi
- Tốc độ xe nâng trong kho = 6km/h, khi vào vòng rẽ = 3 km/h
- Không được dùng 2 xe nâng phối hợp để nâng một mã hàng
AN TOÀN CHO NGƯỜI LÁI XE NÂNG VÀ NGƯỜI ĐI BỘ

- Sử dụng gương cầu lồi ở góc và giao lộ mù

- Đăng làm biển báo các dấu hiệu kiểm soát giao thông

- Biển báo hạn chế tốc độ vận hành xe nâng trong kho, bãi

- Người lái xe nâng phải có tay nghề cao, mặc áo phản chiếu ánh sáng để làm
tăng khả năng hiển thị của cả hai đối tượng khi làm việc trong kho hàng
KHUNG KỆ
- Khung kệ là vật dụng để nâng đỡ và chứa hàng hóa trong kho.

- Để sử dụng hiệu quả các khung kệ hàng phải dựa vào một số nguyên tắc sau:

+ Kệ càng cao thì tải trọng các cột càng lớn

+ Tải trọng cho từng kệ phải ghi rõ để tránh xếp hàng quá tải
+ Nền nhà kho phải đủ cứng nhằm chịu lực
+ Nếu kệ có sử dụng các rãnh trượt thì các rãnh trượt này phải đủ cứng để đủ
sức nâng đỡ hàng hóa khi di chuyển…
KHUNG KỆ
1. Hệ thống kệ tự động cho hàng pallet hóa.
2. Hệ thống kệ tự động cho hàng nhỏ lẻ
Hệ thống kệ tự động cho hàng pallet hóa
- Bao gồm hệ thống kệ đơn, ở giữa các kệ có thiết bị vận chuyển là cần cẩu,
nhỏ hơn nhiều so với xe nâng.

- Hoạt động: máy tính điều khiển

- Không cần hệ thống quản lý hàng hóa, không tốn nhân lực, tận dụng độ cao
kho lên tới hàng trăm mét, mật độ lưu trữ cực cao

- Cấu tạo phức tạp, giá thành cao, phù hợp với doanh nghiệp có tiềm lực tài
chính cao
Hệ thống kệ tự động cho hàng nhỏ lẻ
- Kệ chia thành từng block, mỗi block có nhiều tầng, một tầng có nhiều slot.
- Máy tính quản lý: máy tình tìm block trống, xoay block về vị trí người đứng,
chỉ cho người ta bỏ đúng ngay vị trí đó → xoay block đi chỗ khác.

- Nếu lấy hàng chỉ cần nhìn vào bảng điện tử để biết lấy bao nhiêu

- Phương tiện vận chuyển có khả năng tự điều hướng; giống xe nâng nhưng
không cần người lái và được điều khiển tự động .

- Có những hệ thống cảm biến dưới nền kho giúp robot tự nhận diện đường đi
khi xe tự cảm biến hết điện, tự động tìm nơi sạc.
Hệ thống kệ tự động
- Ưu điểm:
+ giảm chi phí về nhân sự
+ Tăng năng suất làm việc

+ Cải thiện tính ổn định của dịch vụ: 24/7

+ Gia tăng độ chính xác


+ Cải thiện tốc độ dịch vụ

-
Hệ thống kệ tự động
- Nhược điểm:
+ Chi phí đầu tư ban đầu lớn
+ Sự cố bất chợt xảy ra, ngưng để bảo trì

+ Vấn đề liên quan đến phần mềm: bản quyền

+ Thiếu sự linh hoạt đáp ứng với sự thay đổi của môi trường
+ Đào tạo nhân sự: mua luôn dịch vụ đào tạo của hãng…

You might also like