Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

Phương pháp dạy học thể loại văn học

………………
A - PHẦN LÝ THUYẾT
1. Khái niệm loại thể văn học
- Loại thể văn học là: “Phạm trù phân loại các tác phẩm văn học, vốn đa dạng đồng thời
có sự giống nhau, từng nhóm một, về một số dấu hiệu nhất định. Các nhóm lớn nhất là
những “loại”; mỗi loại gồm những nhóm nhỏ hơn là những thể (hoặc “thể loại”, “thể
tài”).”(Lại Nguyên Ân; 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, H. 1999,
tr.190).
- Loại thể văn học thuộc về ý thức, về cách thể hiện cuộc sống trong văn học cũng như
cách cấu tạo và biểu hiện nội dung trong tác phẩm văn học cụ thể. Tác phẩm văn học tồn
tại trong những hình thức của các loại thể văn học.
2. Các loại thể văn học
- Ở Việt Nam sử dụng cả cách chia ba và cách chia bốn. Cách chia bốn gồm thơ ca (chỉ
chủ yếu là thơ trữ tình), truyện (gồm cả tiểu thuyết và truyện thơ), kịch và kí. Khái niệm
kí nghiêng về các tác phẩm viết về người thật, việc thật, cốt truyện không được quan tâm
như truyện. Loại này cũng bao hàm các tác phẩm văn xuôi nghệ thuật như tản văn, tùy
bút… Ngoài ra, có lúc xuất hiện cách chia năm, tức là ngoài các loại trên còn thêm loại
văn nghị luận, chính luận.
- Tuy nhiên, việc chia ba loại: tự sự, trữ tình, kịch là tương đối ổn định
- Mỗi loại nói trên lại có nhiều thể, thậm chí một thể lại có nhiều dạng. Ví dụ loại tự sự
có các thể: truyện, kí… trong thể kí lại có các dạng: phóng sự, kí sự…
3. Một số đặc điểm của loại tự sự, trữ tình và kịch.
3.1. Loại tự sự:
- Phản ánh đời sống trong tính khách quan (tương đối) qua con người, hành vi, sự kiện
được kể lại bởi một người kể chuyện nào đó. Tác phẩm tự sự hầu như không bị hạn chế
bởi không gian và thời gian. Có thể kể về những khoảnh khắc hay những sự kiện xảy ra
hàng trăm năm. Tầm bao quát cuộc sống trong tác phẩm rộng lớn.
- Nhịp điệu trong tác phẩm nhẹ nhàng, khoan thai.
- Nhân vật tự sự được khắc họa đầy đặn nhiều mặt: bên trong, bên ngoài, cả điều nói ra
và không nói ra, cả ý nghĩ và cả cái nhìn, cả cảm xúc, tình cảm, ý thức và vô thức, cả quá
khứ, hiện tại và tương lai.
- Hệ thống chi tiết nghệ thuật của tác phẩm tự sự phong phú, đa dạng hơn hai loại trữ tình
và kịch.
- Tác phẩm tự sự nào cũng có hình tượng người trần thuật của nó. Hình tượng người trần
thuật, kể chuyện rất đa dạng: khách quan, ngôi thứ nhất, thông suốt, thông suốt có chọn
lựa… và cũng có khi người kể chuyện như một nhân vật… khi nhập thân, khi gián cách,
khi đứng ngoài, khi hòa nhập… ít nhiều ta vẫn nhận ra thái độ của họ.
- Lời văn của loại tự sự có thể là văn vần hay văn xuôi nhưng luôn hướng người đọc ra
thế giới đối tượng, khác hẳn lời trữ tình hướng sự chú ý tới cảm xúc, ý định chủ quan của
người nói, khác hẳn lời thoại trong kịch.
- Lời nói của nhân vật tự sự là một thành phần, một yếu tố của văn tự sự. Nó xuất hiện
gắn liền với sự miêu tả. Trong tự sự, không có chỗ cho những lời thổ lộ trữ tình độc lập,

1
hay tự biểu hiện một cách trực tiếp, cái đó chủ yếu dành cho nhân vật. Chính vì vậy mà
trong tự sự vẫn chấp nhận ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa, nửa trực tiếp, nủa gián tiếp.
- Văn tự sự có chức năng tái hiện, phân tích sự vật qua miêu tả và thuyết minh. Việc
khẳng định loại tự sự phải căn cứ trên cả nội dung và nghệ thuật. Nó cũng mang những
chủ đề: lịch sử dân tộc, thế sự đạo đức và đời tư.
3.2. Loại trữ tình:
- Biểu hiện trực tiếp thế giới chủ quan của con người. Trong tác phẩm trữ tình, tình cảm,
cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ ... được trình bày trực tiếp và làm thành nội dung chủ yếu
của tác phẩm. Tác giả có thể biểu hiện cảm xúc cá nhân mình mà không cần kèm theo bất
cứ một sự miêu tả biến cố, sự kiện nào.
- Tác phẩm trữ tình biểu hiện cảm xúc chủ quan của nhà thơ nhưng điều đó cũng được
xác lập trong mối quan hệ giữa con người và thực tại khách quan bởi vì mọi cảm xúc, tâm
trạng, suy nghĩ của con người bao giờ cũng đều là cảm xúc về cái gì, tâm trạng trước vấn
đề gì... Do đó, hiện tượng cuộc sống vẫn được thể hiện trong tác phẩm trữ tình. Tác phẩm
trữ tình vẫn coi trọng việc miêu tả các sự vật, hiện tượng trong đời sống khách quan bằng
các chi tiết chân thật, sinh động. Những chi tiết chân thật, sinh động trong đời sống dễ
khêu gợi những tình cảm sâu sắc, mới mẻ. Có điều những chi tiết trong tác phẩm trữ tình
bao giữ cũng hết sức cô đọng, súc tích.
- Tác phẩm trữ tình bao giờ cũng mang đậm dấu ấn riêng của nhà thơ. Ðó là những nỗi
niềm chủ quan thầm kín nhưng khi sáng tác nhà thơ luôn luôn nâng mình lên thành người
mang tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ cho một loại người, một thế hệ và cả những chân lí
phổ biến...
- Trong tác phẩm trữ tình có nhân vật trữ tình và nhân vật trong tác phẩm trữ tình. Nhân
vật trong tác phẩm trữ tình là đối tượng để nhà thơ gửi gắm tâm sự, cảm xúc, suy
nghĩ ...của mình, là nguyên nhân trực tiếp khêu gợi nguồn cảm hứng cho tác giả. Nhân
vật trữ tình không phải là đối tượng để nhà thơ miêu tả mà chính là những cảm xúc, ý
nghĩ, tình cảm, tâm trạng, suy tư...về lẽ sống và con người được thể hiện trong tác phẩm.
- Lời văn trong tác phẩm trữ tình đòi hỏi bộc lộ những tình cảm mạnh mẽ, những ý tập
trung, hàm súc do đó nó phải tìm cho mình những lời văn phù hợp với yêu cầu gây ấn
tượng mạnh, không phải chỉ bằng ý nghĩa của từ mà còn bằng cả âm thanh, nhịp điệu của
từ ngữ.
3.3. Loại kịch:
- Có hai loại: kịch bản văn học và nghệ thuật sân khấu kịch. Nghệ thuật sân khấu kịch
mang tính chất tổng hợp bao gồm nhiều hoạt động của diễn viên, đạo diễn, hóa trang, ánh
sáng, âm thanh… Kịch bản văn học chỉ là một yếu tố, dù đó có thể là một trong những
yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất của kịch.
- Kịch bản văn học được viết ra chủ yếu là để diễn trên sân khấu trước một tập thể khán
giả trong một thời gian nhất định nên nhà văn không thể xây dựng kịch bản với một thời
gian quá dài với nhiều nhân vật qua những không gian rộng lớn như trong tiểu thuyết.
Ngoài ra, nhân vật còn phải “sân khấu hóa” tất cả những gì được miêu tả. Những sự kiện,
diễn biến của cốt truyện phải được xây dựng thế nào cho phù hợp với việc thể hiện một
cách trực tiếp trên sân khấu thông qua hành động, ngôn ngữ của diễn viên. Như vậy, có
thể nói, kịch bản là một tác phẩm văn học hoàn chỉnh nhưng đồng thời gắn bó chặt chẽ

2
với nghệ thuật sân khấu. Chính nghệ thuật này đã qui định những đặc điểm của kịch bản
văn học.
- Kịch bắt đầu từ xung đột. Đó là sự phát triển cao nhất sự mâu thuẫn của hai hay nhiều
lực lượng đối lập thông qua một sự kiện hay một diễn biến tâm lí cụ thể được thể hiện
trong mỗi màn, mỗi hồi kịch. Có thể có rất nhiều loại xung đột khác nhau. Có xung đột
biểu hiện của sự đè nén, giằng co, chống đối giữa các lực lượng, có xung đột được biểu
hiện qua sự đấu tranh nội tâm của một nhân vật, có xung đột là sự đấu trí căng thẳng và lí
lẽ để thuyết phục đối phương giữa hai lực lượng…
- Xung đột kịch được triển khai thông qua các hành động. Hành động là cơ sở của tác
phẩm kịch. Hành động là những hoạt động bao gồm cả ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ, quan
hệ…của con người trong cuộc sống xung quanh. Trong kịch, hành động được thể hiện
qua suy nghĩ của nhân vật, qua hành vi, động tác, ngôn ngữ của họ.
- Ðiểm khác nhau cơ bản giữa tác phẩm kịch với tác phẩm tự sự là kịch không có nhân
vật người kể chuyện.
- Tác phẩm kịch được viết ra chủ yếu là để diễn trên sân khấu, bị hạn chế bởi không gian
và thời gian nên số lượng nhân vật không thể quá nhiều như trong các tác phẩm tự sự và
cũng không được khắc họa tỉ mỉ, nhiều măt. Do đó, tính cách nhân vật trong kịch tập
trung, nổi bật và xác định nhằm gây ấn tượng mãnh liệt và sâu sắc cho khán giả.
- Nhân vật của kịch thường chứa đựng những cuộc đấu tranh nội tâm. Do đặc trưng của
kịch là xung đột nên khi đứng trước những xung đột đó, con người bắt buộc phải hành
động và vì vậy, con người không thể không đắn đo, suy nghĩ, cân nhắc, băn khoăn, dằn
vặt…Dĩ nhiên đặc trưng này cũng được thể hiện trong các loại văn học khác nhưng rõ
ràng được thể hiện tập trung và phổ biến nhất trong kịch.
- Một phương tiện rất quan trọng để bộc lộ hành động kịch là ngôn ngữ. Trong kịch
không có nhân vật người kể chuyện nên không có ngôn ngữ người kể chuyện. Vở kịch
được diễn trên sân khấu chỉ có ngôn ngữ nhân vật. Có thể nói đến ba dạng ngôn ngữ nhân
vật trong kịch: đối thoại, độc thoại và bàng thoại. Ðối thoại là nói với nhau, là lời đối đáp
qua lại giữa các nhân vật. Các lời đối thoại trong kịch sắc sảo, sinh động và có tác dụng
hỗ tương với nhau nhằm thể hiện kịch tính. Ðộc thoại là lời nhân vật tự nói với mình, qua
đó bộc lộ những dằn vặt nội tâm và những ý nghĩa thầm kín.
B- PHẦN GIAO VIỆC
VĂN BẢN 1:
Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:
HOA CAU
Đôi ta giàu lắm, bởi thêm nhau
Là cả nhân gian lại bắt đầu
Lại mới trời xanh, thanh nước biếc
Như vườn sáng sớm nở hoa cau

Hoa cau nứt mở tủa hoa ngà


Ánh sáng cùng hương lấp lánh hoa
Anh muốn tặng em hương thoảng ấy
Vô cùng dịu mát với sâu xa

3
Tình ta như thể nhánh hương cau
Cuốn cả vườn theo sức nhiệm mầu
Chim chóc ríu ran dan díu hót
Đôi ta giàu lắm, bởi thêm nhau
(https://www.thivien.net/Xu%C3%A2n-Di%E1%BB%87u/Hoa-cau/poem-
yRlFSryBP_q8y7H4oWdOGA)
1. Đọc kỹ bài thơ và điền thông tin chính vào bảng sau:
Các yếu tố chính Biểu hiện
Đề tài
Nhân vật trữ tình

Đối tượng trữ tình

Thể thơ
Cảm xúc/ cảm hứng chủ đạo

2. Thi sĩ đã dùng hình ảnh nào để diễn tả cảm xúc của lòng mình? Từ ngữ, chi tiết,
hình ảnh nào gợi lên điều đó?

3. “Thêm nhau” được hiểu như thế nào? Tình cảm của đôi ta tạo nên sự nhiệm màu
như thế nào? Đôi ta giàu có như thế nào, hình ảnh, từ ngữ nào gợi lên điều đó?

4. Điền bảng để tìm hiểu về yếu tố tượng trưng trong bài thơ:
Yếu tố tượng trưng Biểu hiện ở văn bản
Hình ảnh, biểu tượng chứa đựng nhiều
tầng nghĩa và gợi liên tưởng đa chiều.
Làm nổi bật mối tương giao giữa con
người với tạo vật, vũ trụ.
Hoà trộn cảm nhận của nhiều giác
quan.

Phối hợp các âm tiết, thanh điệu, nhịp


điệu nhằm khơi dậy cảm giác bất định,
mơ hồ.

4
Vai trò của yếu tố tượng trưng đối với
việc thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ
tình và cảm nhận của độc giả?

5. Điền thông tin trong bảng để nhận xét về tứ thơ của “Hoa cau”
Mở đầu
Hoa cau trong khổ 1
Hoa cau trong khổ 2
Hoa cau trong khổ 3
Kết thúc
Nhận xét tứ thơ:

6. Bài thơ thể hiện giá trị nhân sinh nào? Em có đồng ý với quan điểm đó không?
VĂN BẢN 2:
Đọc truyện ngắn “Chí Phèo” và trả lời các câu hỏi sau:
1. Điền các thông tin vào bảng sau:
Các yếu tố chính Biểu hiện
Đề tài
Nhân vật chính
Điểm nhìn trần thuật
Ngôi kể
Cảm hứng chủ đạo
Thể loại/ tiểu loại

2. Tóm tắt nội dung văn bản.


3. Vẽ sơ đồ mối quan hệ các nhân vật có ảnh hưởng đến số phận Chí Phèo.
4. Phân tích và làm sáng tỏ một số đặc sắc nghệ thuật của truyện Chí Phèo từ các
phương diện: cách mở đầu truyện, không gian và thời gian, sử dụng chi tiết, ngôn
ngữ kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật, ngôi kể và sự thay đổi điểm nhìn,...
5. Tìm hiểu nhân vật Chí Phèo
Các yếu tố Biểu hiện ở tác phẩm
Hoàn cảnh
Ngoại hình
Biến động cuộc đời
Tâm trạng
Cái chết của Chí Phèo

5
6. Từ truyện Chí Phèo, có thể nhận thấy những giá trị văn hoá và triết lí nhân sinh
nào?
Phụ lục: Văn bản Chí phèo.

6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

You might also like