Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

BÀI TẬP BÀI 2

Phần 1: Lưu ý quan trọng


a) Chiếu các véctơ theo các trục tọa độ cho trước.
b) Để giải các bài toán động lực học, ta cần nhận định đầy đủ tất cả các lực tác
dụng lên vật cần khảo sát, có thể gồm các lực sau
+ Trọng lực P : đặt tại trọng tâm của vật.
+ Phản lực N : đặt tại mặt tiếp xúc và vuông góc với mặt tiếp xúc giữa hai vật (có
giá đi qua trọng tâm của vật).
+ Lực căng dây Tc : đặt tại điểm treo dây và hướng theo phương sợi dây

+ Lực ma sát f ms : đặt tại mặt tiếp xúc, ngược chiều với chiều chuyển động của vật
Chú ý: dựa vào độ lớn các lực để vẽ độ dài các mũi tên thích hợp
c) Để tìm gia tốc của chuyển động và độ lớn các đại lượng liên quan, ta cần chiếu
các véctơ lực theo hai phương, phương chuyển động của vật (thường được cho là trục
Ox), phương vuông góc với phương chuyển động (thường được chọn là trục Oy, gia tốc
chuyển động bằng 0 do vật không chuyển động theo phương này)
d) Ví dụ minh họa
Một khối hộp có khối lượng m  200kg đặt trên mặt sàn nằm ngang, người ta
muốn kéo hộp đi dọc theo sàn bằng một lực có độ lớn thay đổi phụ thuộc vào số người
F  150n (N), n là số người kéo. Hệ số ma sát giữa khối hộp và mặt bàn là 0,2; gia tốc
trọng trường g = 10 9,8 m/s2.
a) Có những lực nào tác dụng lên khối hộp, vẽ hình.
b) Nếu có 2 người tham gia kéo khối hộp thì nó có di chuyển không, vì sao?
c) Cần ít nhất bao nhiêu người có thể kéo được khối hộp đi, tính lực kéo của người
khi đó
d) Tính gia tốc chuyển động của khối hộp trong trường hợp c).
Lời giải
a) Từ hình vẽ, ta nhận thấy có 4 lực tác dụng lên khối hộp (hình vẽ) bao gồm:
+ Trọng lực P của khối hộp (đặt tại khối tâm)
+ Lực kéo F của người (đặt tại điểm kéo)
+ Lực ma sát f ms do mặt sàn tác dụng lên khối hộp (đặt tại mặt tiếp xúc)

+ Phản lực N do mặt sàn tác dụng lên khối hộp (đặt tại mặt tiếp xúc)

b) Để xem xét vật có chuyển động hay không, ta cần quan tâm đến phương chuyển
động của vật (phương ngang), sau đó so sánh giữa lực ma sát nghỉ cực đại và lực kéo
tác dụng lên vật. Nếu lực kéo tác dụng lên vật lớn hơn lực ma sát nghỉ cực đại, vật sẽ
chuyển động, ngược lại vật sẽ dứng yên.
+ Lực ma sát nghỉ cực đại của vật:

f msn  k0 N  k0 P  0,2.200.9,8  396 (N)

Để kéo vật đi được, lực kéo phải lớn hơn hoặc bằng lực ma sát nghỉ cực đại, do đó

150.n  398
Hay

n  2,65
Vậy n =3, nếu 3 người kéo sẽ làm dịch chuyển khối hộp trên. Khi đó lực kéo độ lớn là
F  150.3  450 (N)
c) Áp dụng định luật II Newton cho các lực tác dụng lên vật, ta có

F  Fms  P  N  ma (*)
Để tìm gia tốc của chuyển động, ta chiếu phương trình (*) theo hai trục tọa
độ (hình vẽ)
+ Chiếu theo phương Ox: F  Fms  ma (2*)
+ Chiếu theo phương Oy: N  P  0 (vật không chuyển động theo Oy) (3*)
Từ phương trình (**), ta thu được gia tốc của chuyển động là:
F  Fms
a (4*)
m
Lực ma sát trong trường hợp này chính là lực ma sát trước, khi vật chuyển
động ma sát nghỉ chuyển thành ma sát trượt với hệ thức:
Fms   N (5*)
Kết hợp với phương trình (3*), ta có

Fms   P  mg  398 (N) (6*)


Vậy, gia tốc của chuyển động là:

450  398
a  0, 26 (m/s2)
200
Phần 2: Bài tập
Câu hỏi 1: Một vật có khối lượng m  2kg đang chuyển động thẳng không vận tốc đầu

với gia tốc a  1, 2m / s 2 trên mặt phẳng nằm ngang. Tính


a) Lực tác dụng lên vật trong quá trình chuyển động
b) Tính động lượng của vật trong giây thứ 2 thứ 10
c) Tính động năng của vật trong giây thứ 3 và thứ 7
Câu hỏi 2: Một khối hộp có khối lượng m được đặt trên mặt sàn nằm ngang, người ta
dùng một lực F có độ lớn F0 theo phương hợp với phương ngang một góc  , hệ số
ma sát của khối hộp với sàn là  , gia tốc trọng trường g (hình vẽ).

Hãy
a) Vẽ hình xác định các lực tác dụng lên vật
b) Tính gia tốc chuyển động của vật (theo các đại lượng đã biết)
c) Thay F0  150 N ,  300 ,   0.24, g  9.8m / s 2 , m  1kg để tìm gia tốc
d) Sau bao lâu vật đi được 40m so với lúc đầu
Câu hỏi 3: Có hai khối hộp có khối lượng lần lượt là m1 = 40 kg và m2 = 60 kg được
nối với nhau bởi một sợi dây không dãn và bỏ qua khối lượng của dây. Hệ số ma sát
giữa vật m1 và m2 với mặt sàn lần lượt là 1  0,1 và 2  0, 2 . Người ta kéo vật m1 một

lực F có độ lớn 500 N lệch với phương ngang một góc   400 (hình vẽ).

Hãy
a) Vẽ hình và xác định các lực tác dụng lên vật
b) Tính gia tốc chuyển động của hệ hai vật
c) Tính lực căng dây giữa hai vật
Câu hỏi 4: Có hai khối hộp có khối lượng lần lượt là m1 = 10 kg và m2 = 15 kg được
nối với nhau bởi một sợi dây không dãn bắt qua ròng rọc, bỏ qua khối lượng của dây và
ròng rọc. Hệ số ma sát giữa vật m2 với mặt sàn và 2  0,25 . Vật m1 lúc đầu được giữ
cách mặt đất 2m sau đó thả vật ra (hình vẽ).

Hãy
a) Phân tích các lực tác dụng lên vật và tính gia tốc chuyển động của hệ vật và lực
căng của dây
b) Sau khi hệ di chuyển được 1,2 s, vật m1 cách mặt đất bao nhiêu cm?
c) Tính vận tốc của vật m2 khi vật m1 vừa chạm đất.
Câu hỏi 5: Một chất điểm có khối lượng m = 0,2 kg được ném xiên từ mặt đất tại O
với vận tốc đầu v0  5m / s , góc nghiêng   500 so với phương ngang, g = 9,8 m/s2.
Xác định chiều, độ lớn của véctơ động lượng và lực tác dụng lên vật:
+ Trường hợp 1, vật đang ở độ cao cực đại
+ Trường hợp 2, vật đang ở thời điểm t = 1,5 s
Câu hỏi 6: Hai vật m1 = 2kg, m2 = 5kg đặt trên mặt phẳng nàm ngang không ma sát, vật
m1 chuyển động với vận tốc 12 m/s đến va chạm vào vật m2. Tính vận tốc mỗi vật sau
va chạm nếu
a) Va chạm giữa hai vật là va chạm đàn hồi
b) Va chạm giữa hai vật là va chạm mềm

You might also like