Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 24

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA THƯƠNG MẠI


-----oOo-----

HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 1

Giảng viên hướng dẫn: TS. Hoàng Chí Cương

Mã lớp học phần: 232_71BUSI40153_01

TP. HCM, 2024


DANH SÁCH NHÓM
STT Họ và tên Mã sinh viên Mức độ đóng Ghi chú
góp
1 Lê Thanh Nga 2273401200145 100% Nhóm trưởng
2 Nguyễn Thị Thủy Tiên 2273401200291 100% Tb2
3 Nguyễn Thị Huỳnh Như 2273401200201 100% chưa
4 Nguyễn Tạ Trúc Mai 2273401200132 100% chưa
5 Cao Hoàng Hồng Diễm 2273401200038 100% chưa
6 Phan Hồng Tiên Nhi 2273401200190 100% chưa
7 Trần Thùy Bảo Trân 2273401200305 100% chưa
8 Nguyễn Thị Mỹ Xuân 2273401200342 100% Tb1
9 Nguyễn Thị Mai 2273401200133 100% chưa
10 Dương Nguyễn Khánh Linh 2273401200114 100% chưa
8.6

1
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Chủ đề: Những yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại

Việt Nam
MỞ ĐẦU

1. Tóm tắt đề tài nghiên cứu

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chủ đề nghiên cứu thu hút nhiều học giả. Nghiên
cứu nhằm đánh giá các yếu tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam,
nhóm tác giả đã xây dựng mô hình lực hấp dẫn (mô hình Gravity) kết hợp sử dụng mô
hình OLS, mô hình tĩnh (FEM), mô hình ngẫu nhiên (REM), mô hình GLS và sử dụng
dữ liệu bảng (panel data) trong giai đoạn 2000-2022 của 21 đối tác FDI của Việt Nam.
Với thời gian hơn 2 tháng nghiên cứu, kết quả dự kiến mô hình lực hấp dẫn (mô hình
Gravity) có tác động lớn đến FDI Việt Nam. Và Covid 19 có tác động tiêu cực đến
FDI Việt Nam từ đó đưa ra được các giải pháp khắc phục.

2. Sự cấp thiết của đề tài nghiên cứu.

FDI là chủ đề nghiên cứu thu hút nhiều học giả trong và ngoài nước. Tại Việt Nam,
vào giai đoạn phục hồi kinh tế toàn cầu 2013, sau sự kiện khủng hoảng tài chính 2008,
FDI tăng trưởng mạnh, đặc biệt vào giai đoạn 2013 - 2019 và tăng nhẹ vào giai đoạn
2019 - 2022 (World Bank,2022) vì năm 2019 trải qua đại dịch Covid19. Việt Nam đã
nằm trong top 20 quốc gia thu hút nhiều FDI nhất trên thế giới năm 2020. (UNCTAD,
2021). Dựa vào các FDI, cho thấy rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những
yếu tố quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng và hội nhập kinh tế thế giới. Sự tăng trưởng
FDI mang tính thời gian và phù hợp từng thời kỳ khác nhau. Việc nghiên cứu về FDI
để giúp cho chính phủ và các doanh nghiệp có thể xây dựng kế hoạch và đưa ra các
chính sách phù hợp trong từng thời kỳ. Mặc dù đã có nhiều nhà nghiên cứu trong và
ngoài nước dùng nhiều phương pháp khác nhau để kiểm tra các yếu tố tác động đến
FDI. Nhưng bên cạnh đó, các nghiên cứu không đồng nhất về mặt kết quả. Do đó
chúng tôi đã chọn chủ đề “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào Việt Nam” để
đưa ra biện pháp khắc phục.

3. Giả thuyết nghiên cứu


2
Mô hình lực hấp dẫn thương mại là một lý thuyết trong kinh tế học dự đoán dòng chảy
FDI trong nền kinh tế. Mô hình đầu tiên được áp dụng bởi Tinbergen (1962) và
Linnemann (1966). Mô hình thường sử dụng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), GDP
bình quân đầu người, Tổng sản phẩm quốc dân (GNP), và GNP bình quân đầu người -
và khoảng cách giữa hai đối tác thương mại/đầu tư.

Nó được đặt tên là “mô hình lực hấp dẫn” tương tự với định luật vạn vật hấp dẫn của
Isaac Newton khi tính toán lực hút tương tác giữa hai vật thể Fij, tỷ lệ thuận với khối
lượng Mi, Mj và tỷ lệ nghịch với khoảng cách, với công thức đơn giản:

Mi∗Mj
Fij = G*
Dij

Mi: GDP bình quân đầu người nước i

Mj: GDP bình quân đầu người nước j

Dij: Khoảng cách giữa 2 quốc gia

Để ước lượng được mô hình lực hấp dẫn thì lấy log 2 vế. G khi log đưa về beta 0, từ
đó ta có mô hình log 2 vế:

LnFij = β 0+ β 1 LnMi + β 2LnMj – β 3LnDij

4. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu này nhằm đánh giá và giải thích được các yếu tố tác động đến FDI Việt
Nam. Mục tiêu của nghiên cứu này giải thích được thêm yếu tố tác động đến FDI của
nước Việt Nam. Dựa trên kịch bản này để đưa ra được giải pháp để có thể tăng trưởng
FDI tại Việt Nam.

5. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu gồm 21 quốc gia đối tác FDI Việt Nam. Qua đó lấy số liệu
GDP bình quân đầu người ở Việt Nam (GDP vnt), GDP bình quân đầu người nước đối
tác j (GDPjt), Sản lượng nhập khẩu của nước đối tác j (Import jt), Sản lượng xuất khẩu
của nước đối tác j (Export jt), Chi tiêu chính phủ Việt Nam (Policitics vnt); Khoảng cách
giữa Việt Nam và quốc gia đối tác j (Distance vnj); Covid19 để thực hiện nghiên cứu
này.

3
6. Phạm vi nghiên cứu.

Nghiên cứu được thực hiện bằng việc thu thập các số liệu, thông tin của 21 quốc gia
đối tác của Việt Nam trong việc đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn năm 2000 -
2022. Các số liệu được lấy từ World Bank và từ phần số liệu của nhà nghiên cứu
trước. Nghiên cứu được làm trong 2 tháng. Có nhiều nghiên cứu trước đó đã nghiên
cứu về các yếu tố tác động đến FDI, ở bài nghiên cứu này nhóm tác giả tập trung đánh
giá các yếu tố GDP, yếu tố không nằm trong kiểm soát đại diện là khủng hoảng kinh
tế năm 2008 và Covid 19 có tác động như thế nào đến FDI.

7. Phương pháp nghiên cứu.

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi sử dụng dữ liệu bảng (panel data) trong
giai đoạn 2000-2022 của 21 đối tác FDI của Việt Nam. Sau đó thực hiện kiểm định t
và sự tương quan bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS) với
mô hình tuyến tính, mô hình tĩnh (FEM) và mô hình ngẫu nhiên (REM) và mô hình
GLS. Trước khi kiểm định chúng tôi xây dựng mô hình lực hấp dẫn thương mại
(Gravity Model) để đưa vào phân tích.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN.

Năm 2008, Demi Hen, E, & Masca, M. xác định các yếu tố tác động đến FDI của 38
quốc gia đang phát triển giai đoạn 2000 -2004, sử dụng mô hình phân tích dữ liệu
chéo, bao gồm: quy mô thị trường, tỷ lệ lạm phát, cơ sở hạ tầng, chi phí lao động, độ
mở nền kinh tế, rủi ro và thuế đều ảnh hưởng tích cực đến FDI. Phan Anh Tú và Đỗ
Thùy Hương (2018) đã ứng dụng mô hình lực hấp dẫn nghiên cứu tác động của
khoảng cách, quy mô thị trường và dòng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2006-2015
cho thấy rằng quy mô thị trường không có ý nghĩa thống kê. Điều này khá bất ngờ với
các nghiên cứu khác, tác giả cho rằng có thể trong nghiên cứu do áp dụng GDP không
thay đổi. Neha Saini và Monica Singhania nghiên cứu bằng Panel OLS, GMM thì số
liệu cũng khá ngạc nhiên khi GDP ảnh hưởng tiêu cực với FDI (2017).

Ở các nghiên cứu trước sự tăng trưởng FDI, quy mô thị trường mỗi nghiên cứu đều có
kết quả khác nhau nếu để GDP ở trạng thái tĩnh sẽ gây ra thay đổi kết quả vì thực tế
GDP là thể hiện sự tăng trưởng. Các nghiên cứu trước đây chưa giải thích hết được

4
các yếu tố tác động đến FDI. Nghiên cứu này chúng tôi đề xuất thêm biến giả Covid
19 để khám phá thêm yếu tố tác động FDI.

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

Thu thập số liệu và sử dụng dữ liệu bảng (panel data) trong giai đoạn 2000-2022 của
21 đối tác FDI của Việt Nam. Các đối tượng được thu thập số liệu là GDP bình quân
đầu người (GDP) của Việt Nam và quốc gia đối tác j (GDP vnt và GDPjt); Sản lượng
xuất nhập khẩu của nước đối tác j (Export jt và Importjt); Chi tiêu chính phủ Việt Nam
(Policiticsvnt); Khoảng cách giữa Việt Nam và quốc gia đối tác j (Distance vnj);
Covid19.

Mẫu nghiên cứu được xác định: lớn hơn 114 mẫu, để đảm bảo độ tin cậy của số mẫu
nghiên cứu cần thu thập hơn 400 mẫu.

Các số liệu được thu thập từ các nguồn World Bank, Tổng cục thống kê Việt Nam…
Sau khi hoàn thành xong bảng dữ liệu, xử lý số liệu và phân tích số liệu bằng phần
mềm STATA. Sử dụng mô hình OLS, REM, FEM, GLS để đưa ra phân tích chuẩn
xác nhất. Trước khi phân tích các yếu tố phụ thuộc đến FDI, chúng tôi nghiên cứu xây
dựng mô hình lực hấp dẫn thương mại (Gravity Model) để đưa vào:

LnFDIt = β0 + β1LnGDPvnt + β2LnGDPjt + β3LnDistancevnj + β4LnExportjt +


β5LnImportjt + t + β6 LnEXRATEt + β7LnPoliticvnjt + β8Covid19t + εit

Gravity Model:

LnFij = β0 + β1LnGDPvnt + β2LnGDPjt - β3LnDistancevnj

CHƯƠNG 3. DỰ KIẾN KẾT QUẢ

Sẽ xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến FDI Việt Nam.

Kết quả 1. Mô hình lực hấp dẫn thương mại có tác động đến FDI Việt Nam.

Kết quả 2. Tỷ giá hối đoái có tác động đến FDI Việt Nam.

Kết quả 3. Covid 19 có tác động đến FDI Việt Nam

CHƯƠNG 4. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

Để thực hiện nghiên cứu nhóm nhân lực chúng tôi có 10 thành viên.
5
Thu thập các số liệu và thông tin trên các trang web có độ tin cậy cao: World Bank,
Tổng cục thống kê Việt Nam và thư viện trực tuyến: Google Scholar.

Thời gian thực hiện nghiên cứu 2 tháng để có thể thu thập đủ dữ liệu cần và tiến hành
phân tích.

Khó khăn có thể gặp trong nghiên cứu này là các số liệu không có đầy đủ trên các
trang thông tin số liệu. Để khắc phục tình huống này chúng tôi nghĩ rằng có thể liên hệ
các nhà nghiên cứu trước để tìm thêm thông tin số liệu phù hợp. Nhưng để nhờ các
nhà nghiên cứu thì chi phí dự kiến tôi dành cho 1 nhà nghiên cứu là 200.000 VNĐ/
người. Để số liệu có tính chất lượng thì khi xảy ra tình huống ấy thì phải cần 10 nhà
nghiên cứu hỗ trợ tổng chi phí là 2.500.000 VNĐ cho chi phí hỗ trợ và bao gồm chi
phí đi lại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Jayasekara, S.D. (2014). Determinants of foreign direct investment in Sri Lanka.


Journal of the University of Ruhuna 2. http://dx.doi.org/10.4038/jur.v2i1-2.7849

Demi Hen, E. & Masca, M. (2008). Determinants of foreign direct investment flows to
developing countries: A cross-sectional analysis. Prague Economic Papers
2008(4):356-369. http://dx.doi.org/10.18267/j.pep.337

Saini, N., & Singhania, M. (2018). Determinants of FDI in developed and developing
countries: a quantitative analysis using GMM. Journal of Economic Studies, 45(2),
348–382. https://doi.org/10.1108/JES-07-2016-0138

Blonigen, B. A., & Piger, J. (2014). Determinants of foreign direct investment.


Canadian Journal of Economics/Revue Canadienne D’économique, 47(3), 775–812.
https://doi.org/10.1111/caje.12091

Hang, B. P. (2016). Determinants of FDI into Developing Countries. Mark A. Israel


'91 Endowed Summer Research Fund in Economics. Truy cập ngày 20/3/2024 tại:
https://digitalcommons.iwu.edu/israel_economics/4

6
TS. Lê Thanh Tùng. (2014). Mối quan hệ giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và độ
mở thương mại tại Việt Nam. Tạp chí phát triển và hội nhập UEF. Truy cập ngày
20/3/2024 tại: https://www.uef.edu.vn/newsimg/tap-chi-uef/2014-09-10-18/6.pdf

Phan Anh Tú & Đỗ Thùy Hương. (2018). Tác động của khoảng cách, quy mô thị
trường và dòng vốn fdi vào việt nam giai đoạn 2006-2015 - ứng dụng mô hình lực hấp
dẫn. Tạp chí Kinh tế Đối ngoại. Truy cập ngày 20/3/2024 tại:
https://www.researchgate.net/publication/375723812

PHỤ LỤC

7
ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chủ đề: Những yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại

Việt Nam

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC BẢNG VÀ ĐỒ THỊ

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ KÝ TỰ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU

I. NỘI DUNG:

Chương 1: Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và thực trạng thu hút
FDI tại Việt Nam

1.1 Định nghĩa và phân loại FDI

1.1.1 Định nghĩa về FDI

1.1.2 Phân loại FDI

1.2 Vai trò và tác động của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam

1.2.1 Vai trò của FDI đến kinh tế Việt Nam

1.2.2 Những tác động của FDI đến Việt Nam

1.3 Thực trạng thu hút FDI tại Việt Nam

1.3.1 Quy mô và cơ cấu thu hút FDI

1.3.2 Lĩnh vực và nguồn vốn FDI

1.3.3 Hiệu quả thu hút FDI

1.4 Phân tích SWOT về thu hút FDI tại Việt Nam

8
Chương 2: Lý thuyết về các yếu tố tác động đến thu hút FDI

2.1 Các thuyết về FDI

2.1.1 Thuyết chiết trung (Dunning,1977)

2.1.2 Thuyết vòng đời sản phẩm (Vernon, 1966)

2.1.3 Lý thuyết quốc tế (Buckley và Casson, 1976)

2.1.4 Lý thuyết chiến lược FDI (Graham, 1978)

2.2 Các yếu tố tác động đến thu hút FDI

2.2.1 Yếu tố kinh tế

2.2.2 Yếu tố chính trị - thể chế

2.2.3 Yếu tố xã hội - văn hóa

2.2.4 Yếu tố hạ tầng

2.2.5 Yếu tố nguồn nhân lực

Chương 3: Phân tích thực tiễn các yếu tố tác động đến thu hút FDI tại Việt Nam

3.1 Phân tích tác động của các yếu tố kinh tế

3.1.1 Tăng trưởng kinh tế

3.1.2 Thị trường tiềm năng

3.1.3 Môi trường kinh tế vĩ mô

3.2 Phân tích tác động của các yếu tố chính trị - thể chế

3.2.1 Hệ thống pháp luật và chính sách thu hút FDI

3.2.2 Sự ổn định chính trị

3.2.3 Mức độ minh bạch và chống tham nhũng

3.3 Phân tích tác động của các yếu tố xã hội - văn hóa

3.3.1 Môi trường văn hóa cởi mở và thân thiện

3.3.2 Chất lượng cuộc sống

9
3.3.3 An ninh trật tự xã hội

3.4 Phân tích tác động của yếu tố hạ tầng

3.4.1 Hệ thống giao thông vận tải

3.4.2 Hệ thống điện lực, nước sạch

3.4.3 Hệ thống viễn thông

3.5 Phân tích tác động của yếu tố nguồn nhân lực

3.5.1 Trình độ tay nghề lao động

3.5.2 Chi phí lao động

3.5.3 Năng suất lao động

Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả thu hút FDI tại Việt Nam

4.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách thu hút FDI

4.2 Nâng cao tính minh bạch và chống tham nhũng

4.3 Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

4.4 Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

4.5 Xây dựng và nâng cấp hệ thống hạ tầng

4.6 Tăng cường quảng bá hình ảnh quốc gia

4.7 Hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi giá trị toàn cầu

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

10
BÀI BÁO KHOA HỌC

Những yếu tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam:

Mô hình Gravity và các yếu tố ảnh hưởng đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tác giả: Nguyễn Thị Thủy Tiên, Lê Thanh Nga, Nguyễn Thị Huỳnh Như, Nguyễn Tạ
Trúc Mai, Cao Hoàng Hồng Diễm, Phan Hồng Tiên Nhi, Trần Thùy Bảo Trân,
Nguyễn Thị Mỹ Xuân, Nguyễn Thị Mai, Dương Nguyễn Khánh Linh.

Email: nguyentien2004lx@gmail.com

Cơ quan: Trường Đại học Văn Lang

Tóm tắt

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chủ đề nghiên cứu thu hút nhiều học giả. Nghiên
cứu nhằm đánh giá các yếu tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam,
nhóm tác giả đã xây dựng mô hình lực hấp dẫn (mô hình Gravity) kết hợp sử dụng mô
hình OLS, mô hình tĩnh (FEM), mô hình ngẫu nhiên (REM), mô hình GLS và sử dụng
dữ liệu bảng (panel data) trong giai đoạn 2000-2022 của 21 đối tác FDI của Việt Nam.
Với thời gian hơn 2 tháng nghiên cứu, kết quả như dự đoán lực hấp dẫn (mô hình
Gravity) có tác động lớn đến FDI Việt Nam. Và Covid 19 có tác động tiêu cực đến
FDI Việt Nam

Từ khóa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), mô hình Gravity, mô hình lực hấp dẫn,
Covid 19, Việt Nam

1. Giới thiệu

1.1 Giới thiệu đề tài

FDI là chủ đề nghiên cứu thu hút nhiều học giả trong và ngoài nước. Tại Việt Nam,
vào giai đoạn phục hồi kinh tế toàn cầu 2013, sau sự kiện khủng hoảng tài chính 2008,

11
FDI tăng trưởng mạnh, đặc biệt vào giai đoạn 2013 - 2019 và tăng nhẹ vào giai đoạn
2019 - 2022 (World Bank,2022). Việt Nam đã nằm trong top 20 quốc gia thu hút
nhiều FDI nhất trên thế giới năm 2020. (UNCTAD, 2021). Dựa vào các FDI, cho thấy
rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự
tăng trưởng và hội nhập kinh tế thế giới, tạo ra nhiều việc làm. Năm 2008, Demi Hen,
E, & Masca, M. xác định các yếu tố tác động đến FDI của 38 quốc gia đang phát triển
giai đoạn 2000 -2004, sử dụng mô hình phân tích dữ liệu chéo, bao gồm: quy mô thị
trường, tỷ lệ lạm phát, cơ sở hạ tầng, chi phí lao động, độ mở nền kinh tế, rủi ro và
thuế đều ảnh hưởng tích cực đến FDI. Mặc dù đã có nhiều nhà nghiên cứu trong và
ngoài nước dùng nhiều phương pháp khác nhau để kiểm tra các yếu tố tác động đến
FDI. Nhưng bên cạnh đó, các nghiên cứu khác nhau không đồng nhất về mặt kết quả.
Do đó nhóm tác giả đã chọn chủ đề “Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào Việt
Nam” để đánh giá tác động của mô hình lực hấp dẫn đến FDI. Nghiên cứu này nhằm
đánh giá mô hình lực hấp dẫn (mô hình Gravity) có tác động lớn đến FDI Việt Nam.

1. 2. Giả thuyết nghiên cứu

1.2.1. Mô hình lực hấp dẫn (Mô hình Gravity)

Mô hình lực hấp dẫn thương mại là một lý thuyết trong kinh tế học dự đoán dòng chảy
FDI trong nền kinh tế. Mô hình đầu tiên được áp dụng bởi Tinbergen (1962) và
Linnemann (1966). Mô hình thường sử dụng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), GDP
bình quân đầu người, Tổng sản phẩm quốc dân (GNP), và GNP bình quân đầu người -
và khoảng cách giữa hai đối tác thương mại/đầu tư.

Nó được đặt tên là “mô hình lực hấp dẫn” tương tự với định luật vạn vật hấp dẫn của
Isaac Newton khi tính toán lực hút tương tác giữa hai vật thể Fij, tỷ lệ thuận với khối
lượng Mi, Mj và tỷ lệ nghịch với khoảng cách, với công thức đơn giản:

Mi∗Mj
Fij = G*
Dij

Mi: GDP bình quân đầu người nước i

Mj: GDP bình quân đầu người nước j

Dij: Khoảng cách giữa 2 quốc gia


12
Để ước lượng được mô hình lực hấp dẫn thì lấy log 2 vế. G khi log đưa về beta 0, từ
đó ta có mô hình log 2 vế:

LnFij = β 0+ β 1 LnMi + β 2LnMj – β 3LnDij

1.2.2. Độ mở thương mại

Hiện nay, độ mở thương mại của nền kinh tế được tính bằng cách lấy giá trị tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu của một thời kỳ chia cho giá trị của tổng sản phẩm trong nước
trong thời kỳ đó.

E xport + Import
Open =
G DP

Open: Độ mở thương mại.

Export + Import: tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.

Theo Dunning (1992) thì FDI tác động làm tăng độ mở thương mại của nền kinh tế.
Trong đó, FDI luôn kéo theo sự dịch chuyển, luân chuyển của nguồn lực sản xuất,
hàng hóa, dịch vụ từ thế giới vào quốc gia sở tại và ngược lại, FDI cũng thúc đẩy sự
dịch chuyển, luân chuyển từ quốc gia sở tại ra thế giới.

2. Lược sử nghiên cứu

Số liệu 2010-2021 minh hoạ cho số liệu xuất nhập khẩu gây ảnh hưởng cùng chiều
làm ảnh hưởng tích cực đến FDI Việt Nam. Phan Anh Tú và Đỗ Thùy Hương (2018)
đã ứng dụng mô hình lực hấp dẫn nghiên cứu tác động của khoảng cách, quy mô thị
trường và dòng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2006-2015 cho thấy rằng quy mô thị
trường không có ý nghĩa thống kê. Điều này khá bất ngờ với các nghiên cứu khác, tác
giả cho rằng có thể trong nghiên cứu do áp dụng GDP không thay đổi. Jayasekara S.D
(2014) nghiên cứu các yếu tố quyết định FDI tại Sri Lanka, Ấn Độ, Bangladesh và
Pakistan giai đoạn 1975- 2012, sử dụng mô hình hồi quy nhỏ nhất để phân tích các
yếu tố phân tích bao gồm: tốc độ tăng trưởng GDP, chi tiêu tiêu dùng của chính phủ,
tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất vay, tổng giá trị xuất nhập khẩu đại diện cho độ
mở thương mại, lực lượng lao động. Ở nghiên cứu này tốc độ tăng trưởng GDP có tác
động tích cực đến FDI. Giả thuyết này đã được xác nhận bởi các nghiên cứu ở các
nước đang phát triển khác.
13
Năm 2014, Ts, Lê Thanh Tùng nghiên cứu rằng độ mở thương mại có tác động đến
FDI cùng chiều. Ngoài ra, Neha Saini và Monica Singhania nghiên cứu bằng Panel
OLS, GMM thì số liệu khá ngạc nhiên khi GDP ảnh hưởng tiêu cực với FDI (2017).

3. Phương pháp nghiên cứu và số liệu

3.1 Phương pháp nghiên cứu

Bài nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định lượng. Để thực hiện mục tiêu
nghiên cứu, nhóm tác giả thu thập số liệu từ 21 quốc gia đối tác j với Việt Nam trong
đầu tư trực tiếp nước ngoài. Sau đó xây dựng mô hình Gravity và thực hiện kiểm định
t và sự tương quan bằng các mô hình: mô hình OLS, mô hình FEM, REM và mô hình
GLS như sau:

LnFDIt = β0 + β1LnGDPvnt + β2LnGDPjt + β3LnDistancevnj + β4LnExportjt +


β5LnImportjt + t + β6 LnEXRATEt + β7LnPoliticvnjt + β8Covid19t + εit

Trong đó:

FDIt: Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm t; GDP vnt: GDP bình quân đầu người tại Việt
Nam; GDPjt: GDP bình quân đầu người nước đối tác; Export jt: Sản lượng xuất khẩu từ
nước đối tác sang Việt Nam; Importjt: Sản lượng nhập khẩu từ Việt Nam sang đối tác;
Distancevnj: Khoảng cách giữa thủ đô Việt Nam và nước đối tác; EXRATE t: Tỷ giá hối
đoái; Policiticvnj: Chi tiêu chính phủ Việt Nam; Covid 19: Có dịch covid19.

GDPvnt đại diện cho quy mô nền kinh tế của quốc gia sở tại, GDP jt đại diện cho quốc
gia đối tác j và Distancevnj đại diện cho khoảng cách giữa hai quốc gia. Qua đó có mô
hình Gravity đơn giản như sau:

LnFij = β0 + β1LnGDPvnt + β2LnGDPjt - β3LnDistancevnj

Số liệu dành cho nghiên cứu được lấy từ năm 2000 đến 2022, các số liệu của các biến
được thu thập từ World Bank và Tổng cục thống kế Việt Nam, tất cả các số liệu có
đơn vị tính khác nhau để ước lượng đưa vào phương trình trên đều chuyển sang dạng
logarit tự nhiên.

14
Vì covid 19 là biến động ngẫu nhiên nên ta xây dựng biến giả covid 19 ở quốc gia j và
năm t như sau: có covid 19 thì cho hệ số = 1 và không có thì hệ số = 0 để đưa vào
phân tích.

3.2 Số liệu

Các số liệu Việt Nam thu thập từ Tổng cục thống kê Việt Nam và số liệu của 21 quốc
gia đối tác thương mại bao gồm: Lào, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philipin,
Singapore, Thái Lan, Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa… trong
giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2022 được cập nhật từ World Bank và các nhà nghiên
cứu khác.

3.3 Mẫu nghiên cứu

Để nghiên cứu và phân tích số liệu dựa trên 8 biến độc lập thì mẫu phải trên 114 mới
phù hợp nhưng để tăng độ tin cậy thì số quan sát phải trên 400. Để tăng được số quan
sát nhóm tác giả đã dùng bảng dữ liệu (Panel Data) với 483 mẫu quan sát.

4. Kết quả nghiên cứu và phân tích

Bảng 1.1. Mô hình OLS

15
Bảng 1.2.Kiểm định phương sai của mô hình OLS

Bảng 1.3. Kiểm định sự tương quan

Bảng 1.1 Mô hình OLS giải thích được 93,5% các yếu tố tác động đến FDI Việt Nam.
Trong đó giá trị xuất khẩu của nước đối tác 1 trong 2 yếu tố đại diện cho độ mở
thương mại và chi tiêu chính phủ không có ý nghĩa thống kê. Như dự đoán thì mô
hình lực hấp dẫn thương mại có tác động lớn đến FDI Việt Nam. Các yếu tố GDP bình
quân đầu người Việt Nam, khoảng cách giữa 2 quốc gia và sản lượng nhập khẩu đại
diện cho độ mở thương mại có tác động tích cực đến FDI Việt Nam. Nhưng GDP bình
quân nước đối tác j và tỷ giá hối đoái có tác động tiêu cực đến FDI Việt Nam. Ngoài
ra yếu tố biến động Covid 19 cũng như dự đoán thì yếu tố này đã ảnh hưởng tiêu cực
đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

Bảng 1.2 và 1.3 cho thấy mô hình OLS có hiện tượng thay đổi phương sai và có sự tự
tương quan, mô hình này làm cho phương trình ước lượng không chính xác và không
đáng tin cậy. Để đưa ra phương trình có tính chính xác cao hơn nhóm tác giả đã sử
dụng mô hình Hausman Taylor.

16
Bảng 2. Mô hình FEM

17
Bảng 3. Mô hình REM

Kiểm định Haumans cho thấy mô hình REM tốt hơn khi Prob > chi2 = 0.0555 có
nghĩa 5,55% > 5% nên ta chấp nhận mô hình REM, mô hình tác động ngẫu nhiên.

Prob> chibar 2 = 1,0000 > 0,05 mô hình REM không xảy ra hiện tượng phương sai
thay đổi và có hiện tượng tự tương quan như hình bên dưới 0,0000 < 0,05.

18
Sau khi đánh giá qua các mô hình OLS, FEM và REM thì mô hình REM phù hợp nhất
nhưng có hiện tượng tự tương quan. Để khắc phục tình trạng này nhóm tác giả dùng
mô hình GLS để khắc phục vấn đề.

Bảng 4. Mô hình GLS

Dựa trên mô hình GLS thì sản lượng xuất khẩu và chi tiêu chính phủ không có ý nghĩa
thống kê, không gây tác động đến FDI Việt Nam. GDP Việt Nam và Covid 19 như
mong đợi khi GDP Việt Nam tăng thì FDI tăng 2,25. Và cũng không bất ngờ khi
Covid 19 gây ảnh hưởng tiêu cực 0,22. Điều đáng bất ngờ là GDP đối tác tăng thì FDI
không tăng như mong đợi mà lại giảm 0,78. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ GDP
đối tác vừa là yếu tố tăng trưởng trong mô hình lực hấp dẫn thương mại và là yếu tố
tác động ngược lại trong độ mở thương mại nên đã gây ra vấn đề ở lúc chạy mô hình.
Ngoài ra, đáng lẽ khoảng cách càng xa thì FDI sẽ giảm nếu dựa trên mô hình Gravity
nhưng ở mô hình này khoảng cách có tác động tích cực đến FDI Việt Nam. Đặc biệt
tỷ giá hối đoái có tác động tiêu cực lớn đến FDI Việt Nam.

19
5. Kết luận.

Qua nghiên cứu cho thấy rằng FDI bị sự tác động mạnh bởi mô hình lực hấp dẫn
thương mại. Ngoài ra FDI còn có sự tác động tiêu cực của sự biến động Covid 19 và
tỷ giá hối đoái. Kết quả ta rút ra được mô hình sau:

LnFDIt = 2,25 LnGDPvnt - 0,08 LnGDPjt + 0,11 LnDistancevnj + 0,06 LnImportjt -

1,22 EXRATEt - 0.22 Covid 19 + ε it.

20
Biến động Covid 19 như 1 kịch bản để cho các doanh nghiệp và chính phủ trong
tương lai gặp trường hợp tương tự có thể đưa ra chính sách kịp thời. Khi dịch bệnh
xảy ra chính phủ phải khống chế ngay từ đầu để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến FDI.
Một phần chi tiêu chính phủ không có tác động đến FDI Việt Nam nên có thể hỗ trợ
các doanh nghiệp và cung cấp chi phí để khống chế dịch bệnh để bình ổn tâm lý doanh
nghiệp và người dân.

Tăng cường thúc đẩy GDP tại Việt Nam, đưa ra các chính sách hỗ trợ kinh tế. Các
doanh nghiệp có thể khai thác thị trường nội địa đang còn tiềm năng. Năng cao sản
xuất, tăng trưởng GDP tại Việt Nam.

Tuy vậy, ở nghiên cứu này còn nhiều thiếu sót khi chưa giải thích được các yếu khác
tác động đến FDI tại Việt Nam. Chưa hoàn thiện khi đưa cả mô hình Gravity và các
yếu tố độ mở thương mại vào phương trình FDI cùng lúc.

6. Tài liệu tham khảo

Jayasekara, S.D. (2014). Determinants of foreign direct investment in Sri Lanka.


Journal of the University of Ruhuna 2. http://dx.doi.org/10.4038/jur.v2i1-2.7849

Demi Hen, E. & Masca, M. (2008). Determinants of foreign direct investment flows to
developing countries: A cross-sectional analysis. Prague Economic Papers
2008(4):356-369. http://dx.doi.org/10.18267/j.pep.337

Saini, N., & Singhania, M. (2018). Determinants of FDI in developed and developing
countries: a quantitative analysis using GMM. Journal of Economic Studies, 45(2),
348–382. https://doi.org/10.1108/JES-07-2016-0138

Blonigen, B. A., & Piger, J. (2014). Determinants of foreign direct investment.


Canadian Journal of Economics/Revue Canadienne D’économique, 47(3), 775–812.
https://doi.org/10.1111/caje.12091

Hang, B. P. (2016). Determinants of FDI into Developing Countries. Mark A. Israel


'91 Endowed Summer Research Fund in Economics. Truy cập ngày 20/3/2024 tại:
https://digitalcommons.iwu.edu/israel_economics/4

21
TS. Lê Thanh Tùng. (2014). Mối quan hệ giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và độ
mở thương mại tại Việt Nam. Tạp chí phát triển và hội nhập UEF. Truy cập ngày
20/3/2024 tại: https://www.uef.edu.vn/newsimg/tap-chi-uef/2014-09-10-18/6.pdf

Phan Anh Tú & Đỗ Thùy Hương. (2018). Tác động của khoảng cách, quy mô thị
trường và dòng vốn fdi vào việt nam giai đoạn 2006-2015 - ứng dụng mô hình lực hấp
dẫn. Tạp chí Kinh tế Đối ngoại. Truy cập ngày 20/3/2024 tại:
https://www.researchgate.net/publication/375723812

7. Lời cảm ơn

Với lòng biết ơn sâu sắc và tình cảm chân thành cho phép nhóm em gửi lời cảm ơn
chân thành nhất tới:

- Trường Đại học Văn Lang, khoa Thương mại cùng các giảng viên đã tận tình chỉ dạy
và tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài
nghiên cứu khoa học.

- Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Hoàng Chí Cương người hướng
dẫn và cũng là người đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ và động viên em
trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứu này.

- Cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn khích lệ, động viên và giúp đỡ nhóm em trong
quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng bài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót;
nhóm tác giả rất mong nhận được sự thông cảm, chỉ dẫn, giúp đỡ và đóng góp ý kiến
của các nhà khoa học, của quý thầy cô, các cán bộ quản lý và các bạn sinh viên.

Xin chân thành cảm ơn!

Hồ Chí Minh, 03 tháng 04 năm 2024

Tác giả

Tập thể nhóm 1 – Lớp 232_71BUSI40153_01

22
23

You might also like