Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

❖ Vai trò văn học dân gian đời sống:

Trước hết, phải nhắc đến quan điểm của Maxim Gorki khi cho rằng, "văn học
là nhân học". Văn học góp phần phát triển nhân cách của con người. Văn học luôn
xuất phát từ con người, dù nó sâu xa, thăng hoa đến đâu thì cũng luôn hướng đến con
người. Ông đã nhìn nhận vấn đề rộng hơn; bao quát hơn thay vì chỉ nói đến truyện cổ
tích, ông đã bàn đến nền văn học nói chung, nhưng hướng tới vai trò của nó đối với
việc hình thành nhân cách của con người.

Cùng với đó, của nhà giáo dục lỗi lạc người Nga Xukhomlinxki đưa ra quan điểm về
vai trò của truyện cổ tích đối với sự phát triển nhân cách của thế hệ trẻ: “Truyện cổ
tích là môi trường nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, là ngọn gió tươi mát thổi bùng lên ngọn
lửa tư duy, ngôn ngữ của trẻ em”. Nhà văn đề cao vai trò của truyện cổ tích đối với
việc hình thành nhân cách của con người, đặc biệt là của thế hệ trẻ.

Trên thế giới, quốc gia nào cũng có một kho tàng truyện cổ tích của riêng mình, và
Việt Nam cũng vậy. Truyện cổ tích gắn liền với tuổi thơ của mỗi người, quyết định
việc hình thành nhân cách, đạo đức của họ. Cùng với sự hoàn thiện dần về thể chất sự
phát triển tư duy và đặc điểm tâm sinh lý của con người có thể lấy nền tảng cơ sở từ
đây. Vậy nên, truyện cổ tích luôn góp phần không nhỏ trong công tác giáo dục ở nhà
trường và gia đình; là người bạn đồng hành, gắn bó, thân thiết và dần trở thành một
phần quan trọng trong tâm hồn của mỗi người.

Cuộc sống luôn đặt con người vào những khó khăn, thử thách, để tồn tại và phát triển
thì con người buộc phải đấu tranh. Chính điều đó đôi khi khiến con người trở nên mệt
mỏi và đầy lo lắng. Truyện cổ tích có vai trò giúp con người vượt qua khó khăn, coi
đó như là thử thách của cuộc đời mà họ phải cố gắng vượt qua. Đồng thời, thông qua
truyện cổ tích người đọc dễ dàng khơi mở trí tưởng tượng và phát triển khả năng tư
duy.

Truyện cổ tích có vai trò giúp cho người đọc có cơ hội nhận biết về thế giới, về nền
văn hóa của các dân tộc. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với nhiều mẩu chuyện khác nhau
giúp người đọc có cơ hội có sự phân tích, so sánh thông qua đặc điểm, tính cách của
các nhân vật. Đồng thời, kho tàng truyện cổ tích Việt Nam mang đến cho người đọc
vô vàn những câu chuyện cổ tích bốn phương viết về cuộc đời con người mang theo
những thông điệp khác nhau. Chính điều này đã tạo ra sự mới mẻ, hấp dẫn trong từng
câu chuyện, nhưng điều quan trọng hơn cả là bài học giáo dục về niềm tin và sự chân
thành mà mỗi người nhận được.

M.Gorki đã từng nói cảm nhận của mình về truyện cổ tích như sau: “Tôi càng lớn
càng thấy sự khác nhau rõ rệt giữa truyện cổ tích và cuộc sống tẻ nhạt, nghèo nàn, đầy
tiếng thở than của những người tham lam không cùng và đầy lòng ghen tỵ đến thành
bản năng. Trong truyện cổ tích người ta bay lên không trung, ngồi lên tấm thảm biết
bay, đi hài bảy dặm, phục sinh những người đã chết,… Nói chung, truyện cổ tích đã
mở ra trước mắt tôi cánh cửa sổ để trông vào cuộc sống khác nhau, trong đó có lực
lượng tự do không biết sợ nào đó đang tồn tại và hoạt động, mơ tưởng đến cuộc đổi
đời tốt đẹp hơn” [dẫn theo: 55, tr. 201]. Truyện cổ tích đã mở ra trước mắt con người
cuộc sống tràn đầy hạnh phúc được xây dựng bằng chính tình yêu thương và sự bình
đẳng.

Truyện cổ tích Việt Nam phản ánh đời sống hiện thực xã hội, với cốt truyện xoay
quanh cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong mối quan hệ gia đình, trong tình
yêu đôi lứa, tình bạn hay tình cảm giữa những con người với nhau. Nội dung cốt
truyện này đã tác động mạnh đến suy nghĩ, hành động của mỗi con người. Bà
Goddard Blythe - Giám đốc Viện nghiên cứu tâm sinh lý học thần kinh ở nước Anh
cho biết: “Truyện cổ tích dạy trẻ cách phân biệt cái đúng và cái sai, không phải thông
qua việc giáo dục trực tiếp, nhưng là qua những ngụ ý mà truyện muốn truyền tải”.

Vì vậy, truyện cổ tích đến với mỗi người thật sớm để tô vẽ lên đó những điều tốt đẹp
nhất, khẳng định tư tưởng cái thiện luôn chiến thắng cái ác, góp phần xây dựng xã hội
tươi đẹp trong mắt vạn trẻ thơ. Không những vậy, nó còn có thể giúp con người tưởng
tượng ra những tình tiết câu chuyện theo lối tư duy, cách hiểu của bản thân, từ đó còn
có thể định hướng và hình thành nhân cách, nghề nghiệp và lối sống cho mỗi người
sau này.

Mặt khác, truyện cổ tích còn giúp người đọc nhận thức các chuẩn mực đạo đức, thông
qua nội dung cốt truyện, qua cuộc đời của các nhân vật có trong truyện mà hình thành
chuẩn mực đạo đức của xã hội. Đặc biệt, lứa tuổi thiếu nhi sẽ rút ra bài học cho bản
thân cần phải rèn luyện và phấn đấu theo các chuẩn mực đạo đức đó. Chuyên gia
nghiên tâm lý học trẻ em - Bruno Bettelheim, người Mỹ gốc Áo, đã khẳng định những
câu chuyện sẽ giúp trẻ vượt qua được những lo sợ. Trong những mẫu chuyện thần
tiên, nhân vật chính là các anh hùng nhỏ tuổi, dũng cảm đấu tranh chống lại cái xấu và
luôn kết thúc trong chiến thắng huy hoàng.

“Ý nghĩa đạo đức của truyện thể hiện rõ thái độ đồng tình, hay phê phán, ngợi ca hay
châm biếm, mỉa mai… đối với nhân cách và hành động” [34, tr. 38]. Quan trọng là nó
đã giúp người đọc học cách đối nhân xử thế từ các nhân vật trong truyện, dạy con
người hãy sống từ bi và nhân hậu không chỉ với con người mà với muôn loài.

❖ Văn hoá:
- Khái niệm truyện cổ tích: Là thể loại truyện cổ dân gian ra đời trong thời kì xã hội
đã phân chia giai cấp nên mang chủ đề xã hội, phản ảnh những xung đột đặc trưng cho
các thời kì lịch sử khi đã có chế độ tư hữu tài sản, có gia đình riêng, có mâu thuẫn và
đấu tranh giai cấp. Vừa miêu tả và lí giải hiện thực, vừa thể hiện mơ ước của người
lao động về một cuộc sống tốt đẹp hơn thực tại. Ở một bộ phận chủ yếu, yếu tố tưởng
tượng thần kì còn mang lại cho cổ tích 1 đặc trưng nổi bật trong phương thức phản
ánh.

- Định nghĩa văn hoá: theo UNESCO, “Văn hoá được coi là hệ thống các đặc điểm về
tinh thần, vật chất, trí tuệ và cảm xúc của xã hội hay một nhóm người trong xã hội và
văn hóa bao gồm nghệ thuật, văn học, phong cách sống, cách thức chung sống, hệ
thống giá trị, truyền thống và tín ngưỡng” (UNESCO, 2001). Định nghĩa về văn hoá
này có liên hệ mật thiết với cách thức mà xã hội, một nhóm người trong xã hội hay
cộng đồng xác định bản sắc của mình.
- Vai trò truyện cổ tích trong đời sống:

- Vai trò, tác dụng đối với lứa tuổi tiểu học
Truyện cổ tích gắn liền với cái đẹp góp phần phát triển các cảm xúc thẩm mỹ.
Nhờ có truyện cổ tích, trẻ nhận thức thế giới không chỉ bằng trí tuệ mà còn bằng cả
trái tim. Và trẻ em không phải chỉ có nhận thức mà còn đáp ứng lại sự kiện và hiện
tượng của thế giới xung quanh, tỏ thái độ của mình với điều thiện và điều ác. Là ngọn
nguồn phong phú và không có gì thay thế được để giáo dục tình yêu tổ quốc. Giờ kể
chuyện, đặc biệt là kể chuyện cổ tích góp phần hình thành phẩm chất nhân cách đem
lại những xúc cảm thẩm mỹ lành mạnh cho tâm hồn học sinh. Kể chuyện có một sức
mạnh riêng trong việc giáo dục trẻ. Đó là các tác phẩm văn học nghệ thuật dùng để kể
ở các lớp. Điều đặc biệt trong giáo dục trẻ ở kể chuyện là giáo dục bằng hình tượng
nghệ thuật chứ không phải bằng những triết lí khô khan, trừu tượng. Vì vậy, giáo dục
qua kể chuyện có sức hấp dẫn riêng và sâu sắc. - Tác dụng: Truyện cổ tích góp phần
giải quyết về mặt kiến thức, kỹ năng hình thành tư tưởng, tình cảm, thái độ cho học
sinh trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường tiểu học. Không những thế,
truyện cổ tích giúp các em nhận thức một cách đúng đắn, toàn diện lịch sử của nhân
dân mình, đất nước mình để tìm hiểu thêm đất nước trong hiện tại và tương lai. Bên
cạnh đó, còn giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của nền văn hóa đậm đà bản sắc dân
tộc thông qua ngôn ngữ được sử dụng trong từng câu chuyện sẽ giúp các em có được
cách ứng xử hợp lý, có văn hóa, những câu chuyện đó còn góp phần giúp các em có
lối sống đẹp,đó là lối sống nhân ái, thẳng thắn, biết bênh vực đấu tranh cho cái đúng,
loại trừ những điều xấu xa. Trên cơ sở đó góp phần xây dựng nhân cách cho các em,
nhân cách của con người xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, nó có vai trò, ý nghĩa hết sức quan
trọng trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học.
❖ Ca Dao:
- Khái niệm: Là phần lời của bài hát dân gian (dân ca), là thơ ca dân gian truyền
thống.
-Về giá trị nội dung: Nội dung ca dao vô cùng phong phú, nhưng nổi bật nhất và sâu
sắc nhất là nội dung phản ánh tình cảm gia đình và các mối quan hệ cộng đồng. Thông
qua những lời ru của mẹ, lời của cha mẹ, ông bà nói với con cháu, lời của con cháu
nói về cha mẹ, ông bà gợi tình cảm gia đình, răn dạy mỗi người phải luôn ghi nhớ và
báo đáp công ơn của cha mẹ, bày tỏ hương.

Khi đề cập tới tình yêu và quan niệm hôn nhân, ca dao đã bày tỏ mọi cung bậc tình
cảm sâu kín của người lao động từ việc tỏ tình nỗi niềm tương tư, trách móc, thề
nguyện đến khát vọng hạnh phúc.

Khi nói về quan hệ xã hội, ca dao trở thành lời chân tình của những tâm hồn đau khổ,
đó là tiếng hát than thân của những người đi ở, người nông dân nghèo, trẻ chăn trâu,
người đi phu. Đặc biệt là người phụ nữ, xã hội phong kiến phụ quyền tồn tại hàng
ngàn năm với những quan niệm bất công, khắt khe đã đẩy người phụ nữ xuống địa vị
thấp kém nhất trong gia đình và ngoài xã hội, khiến họ phải chịu đựng bao nỗi khổ
nhục cả về vật chất lẫn tinh thần. Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa là một tiếng
nói về cuộc sống của người dân lao động, vừa làm đẹp cho cuộc sống bằng những ý
văn thơ, đồng thời nói lên nỗi lòng của mình. Không những thế ở mỗi câu ca dao còn
thể hiện nỗi niềm chua xót, đắng cay và tình cảm yêu thương, chung thủy của người
bình dân trong xã hội cũ, lên án, tố cáo, phê phán những thế lực phong kiến đã chà
đạp quyền sống, quyền hạnh phúc, yêu thương và hạnh phúc lứa đôi của con người.
Đồng thời, qua đó tô đậm thêm vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong các câu ca.

* Vai trò, tác dụng đối với lứa tuổi tiểu học:

- Vai trò: Ca dao – tục ngữ là những kinh nghiệm, những điều hay, lẽ phải mà ông cha
ta để lại. Đó là một kho tàng quý báu. Trong chúng ta, ai cũng biết rằng cái đẹp của
nhân cách, của đạo đức là hình mẫu lý tưởng, mẫu mực mà con người luôn luôn
hướng tới, lấy nó làm mục tiêu phấn đấu, làm tiêu chuẩn để tu dưỡng bản thân. Muốn
đạt được mục đích này con người đã phải rèn luyện, học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm để
chắt lọc, sắp xếp “ cái đẹp” thành một hệ thống chặt chẽ. Đó là sản phẩm quý giá nhất
của con người và được con người gìn giữ, bảo vệ để truyền đạt cho thế hệ mai sau.
Trong hệ thống “cái đẹp” đó thì ca dao, tục ngữ là hai loại hình văn học dân gian gần
gũi, quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam.

- Tác dụng: Trước sự phong phú, đa dạng của cuộc sống, với học sinh tiểu học khả
năng để phân biệt cái hay cái đẹp chân chính với cái đẹp phi văn hoá còn nhiều hạn
chế. Các em cảm nhận theo hứng thú, theo nhu cầu bản thân mà chưa có nhận thức
đúng đắn. Vì vậy, việc giáo dục đạo đức – nhân cách cho học sinh tiểu học là vấn đề
cấp bách. Ở bậc tiểu học,việc GDĐĐ – NC thông qua môn học Đạo đức giúp các em
có những hiểu biết về cái đạo đức, nhân cách. Từ đó, nhằm hình thành ở các em nhận
thức đúng đắn trong cách nhìn nhận về đạo đức, lối sống, về cái thiện, long bao dung,
tính tự trọng, nhân cách sống … và trong các mối quan hệ với mọi người. Ngoài ra
được đúc kết từ những sự vật, hiện tượng trong cuộc sống, ca dao tục ngữ có thể được
coi là quyền từ điển chứa đựng một kho từ vựng phong phú cung cấp vốn cho trẻ, giúp
trẻ nhận thức về sự vật, sự việc và hiện tượng tự nhiên xã hội xung quanh. Các loại từ
thường gặp trong ca dao, tục ngữ có đầy đủ từ danh từ, động từ, tính từ… giúp vun
đắp vốn từ cho trẻ. Với sự thay đổi của cuộc sống ngày nay, có rất nhiều sự vật, sự
việc, hiện tượng trẻ khó có cơ hội được trải nghiệm trực tiếp. Tuy nhiên, qua những
những câu ca dao tục ngữ, trẻ có thể tưởng tượng về những điều mình chưa được trải
nghiệm. Chính những câu ca dao tục ngữ, những bài đồng dao đã phần nào giúp trí
tưởng tượng, khả năng sáng tạo của trẻ được bay xa hơn.

❖ Truyện cổ tích
Khái niệm thể loại Truyện cổ tích
Văn học dân gian ra đời từ khi con con người chưa có chữ viết, dùng hình thức
truyền miệng để sáng tạo và lưu giữ các sáng tác của mình. Chính vì thế các khái niệm
thuộc về văn học dân gian chỉ được nghiên cứu và cho ra đời sau này. Về khái niệm
Truyện cổ tích, thầy Hoàng Tiến Tựu từng đề cập đến trong nghiên cứu văn học dân
gian của ông “là một truyện kể dân gian ra đời từ thời kì cổ đại, gắn liền với quá trình
tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, hình thành của gia đình phụ quyền và phân
hóa giai cấp trong xã hội; nó hướng vào những vấn đề cơ bản, những hiện tượng có
tính phổ biến trong đời đời sống nhân nhân, đặc biệt là những xung đột có tính chất
riêng tư giữa người với người trong phạm vi gia đình và xã hội. Nó dùng một thứ
tưởng tượng và hư cấu riêng (có thể gọi là “tưởng tượng và hư cấu cổ tích”), kết hợp
với các thủ pháp nghệ thuật đặc thù để phản ánh đời sống và mơ ước của nhân dân
đáp ứng nhu cầu nhận thức, thẩm mỹ, giáo dục của nhân dân trong những thời kì
những hoàn cảnh lịch sử khác nhau của những xã hội có giai cấp (ở nước ta chủ yếu
là xã hội phong kiến).” Đây là một khái niệm về Truyện cổ tích khá dài vì để bao quát
tất cả vấn đề đặc điểm, tính chất, xã hội và khu biệt với các khái niệm khác văn học
dân gian khác (thần thoại, truyền thuyết, giai thoại…). Bên cạnh đó PGS. Chu Xuân
Diên cũng nói đến khái niệm của thể loại Truyện cổ tích “bao hàm 3 yếu tố nghĩa:
Truyện cổ tích là truyện kể; truyện này có quan hệ với thời quá khứ xa xưa cả về nội
dung và nguồn gốc phát sinh; dấu tích của truyện kể này vẫn còn tồn tại cho đến
nay.” Ở định nghĩa này chỉ ra được đơn giản hình thức, quan hệ và sự phát triển của
Truyện cổ tích. Một khái niệm khác được đưa vào sách giáo khoa ngữ văn 6 chỉ ra
rằng: “Truyện cổ tích là loại hình tự sự dân gian, chủ yếu sử dụng yếu tố nghệ thuật kì
ảo để thể hiện cái nhìn hiện thực của nhân dân với đời sống, bộc lộ quan điểm về đạo
đức cũng như công lý xã hội và ước mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân dân lao
động”.
Nhìn chung các khái niệm về thể loại Truyện cổ tích đều thể hiện được những
thuộc tính, bản chất, quá trình của nó.
Đặc điểm thể loại Truyện cổ tích
Truyện cổ tích được xem như là một lĩnh vực sáng tác dân gian rộng lớn, nó
khá phức tạp và có giá trị to lớn về bề dày lịch sử. Vì vậy nên con đường chiếm lĩnh
nhận thức của truyện cổ tích không thể nào đơn giản được, về vấn đề phân loại truyện
cổ tích, bài nghiên cứu này sử dụng cách phân loại của Giáo sư Hoàng Tiến Tựu trong
giáo trình Văn học dân gian Việt Nam (NXB Giáo dục, năm 2001). Theo cách này,
truyện cổ tích được chia thành ba loại: truyện cổ tích loài vật, truyện cổ tích thần kì,
truyện cổ tích thế sự (truyện cổ tích sinh hoạt). Nói về truyện cổ tích thần kì, yếu tố
thần kì đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy cốt truyện phát triển. Với
các nhân vật, các yếu tố thần kì khi thì đóng vai người giúp đỡ, khi thì đóng vai kẻ cản
trở. Không như truyện cổ tích thần kì, truyện cổ tích thé sự ra đời khi xã hội đang đối
diện với thực trạng chênh lệnh giàu nghèo khá rõ rệt, mâu thuẫn giai cấp trở nên gay
gắt. Truyện kể về những nội dung gần gũi với đời sống thường ngày, trong truyện có
thể ẩn chứa yếu tố thần kì nhưng chi tiết thần kì không giữ vai trò cốt yếu như truyện
cổ tích thần kì. Còn với truyện cổ tích loài vật, truyện thường kể về xã hội của các loài
vật và lấy một loài vật làm nhân vật chính. Chuyện thường mượn hình ảnh các loài vật
để mang thông điệp đến cho con người.
Nhìn chung, dù thuộc loại cổ tích nào thì truyện cổ tích đa phần muốn thể hiện
ước muốn của người nông dân về một cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc hơn. Từ
đó, đặc điểm của truyện cổ tích có ba đặc điểm đáng nói nhất: tính dị bản, các yếu tố
thần bí và tính thẩm mỹ cao.
Về tính dị bản, ngày xưa, khi chữ viết còn chưa ra đời các câu chuyện cổ tích
thường được lưu truyền bằng miệng, nay gọi là văn học dân gian. Đó là phương thức
lưu truyền vô cùng phổ biến khi mà không có giới hạn về đề tài và người bình dân ai
ai cũng có thể sáng tác chuyện cổ tích. Họ dùng các mẩu chuyện cổ tích để răn đe,
giáo dục hoặc để mua vui, giải trí trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Vì các địa
điểm, nhân vật trong chuyện cổ tích không được đề cập cụ thể, thêm vào là tư duy
thẩm mĩ của mỗi dân tộc là khác nhau nên những mẩu chuyện đã trải qua sự nhào nặn
để cho ra những tác phẩm phản ánh những giá trị tinh thần khác nhau.
Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có yếu tố thần bí làm cho thể loại này khac biệt hơn so
với các thể loại khác. Các yếu tố thần bí trong truyện cổ tích thường là sự xuất hiện
của bụt, các vị thần, phù thủy, yêu quái,... Các nhân vật này thường xuất hiện để làm
nổi bật nên mọi sự tốt đẹp của nhân vật chính. Ngoài ra, sự xuất hiện của bụt hay các
vị thần còn đại diện cho niềm tin của con người vào thế lực siêu nhiên, qua đó, họ gửi
gắm những mong muốn, ước nguyện được phù hộ, bảo vệ, che chở. Các yếu tố thần bí
xuất hiện làm câu chuyện trở nên sống động hơn, dễ tiếp cận đến độc giả hơn, từ trẻ
nhỏ cho đến trẻ em đều thích đọc.
Đặc điểm cuối cùng của truyện cổ tích là tư duy thẩm mĩ của con người. Với sự
tự do lựa chọn đề tài, người nông dân có thể thỏa thích sáng tác theo sở thích của
mình. Họ biến các sự việc, hiện tượng thông thường trở thành các câu chuyện thú vị
và cuốn hút hơn. Chủ đề chủ yếu mà người nông dân hay nhắc đến đó là sự tương
phản giữa cái xấu và cái tốt nhằm để đề cao các phẩm chất cao đẹp làm nên yếu tố
thẩm mĩ cho câu chuyện. Chuyện cổ tích thường lấy chất liệu từ cuộc sống bình dân,
đời thường để tạo ra những câu chuyện mang đậm triết lí đạo đức nhằm giáo dục con
người, cũng từ đó giúp con người cải thiện khả năng cảm thụ nghệ thuật.
Tóm lại, truyện cổ tích khác biệt so với các thể loại khác là nhờ vào các đặc
điểm như trên. Có thể thấy dù các câu chuyện tẻ nhạt, đời thường nhưng nếu được
truyện cổ tích kể qua lại trở nên vô vùng cuốn hút và thú vị biết bao.

You might also like