Dan toc thieu so

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Chính sách giáo dục đối với dân tộc thiểu số, miền núi ở

Việt Nam
1. Thực trạng
❖ Chênh lệch giàu nghèo
Vùng đồng bào dân tộc thiểu số so với mặt bằng chung cả nước, chênh lệch
giàu nghèo giữa các vùng miền, giữa các dân tộc còn cao và có nguy cơ ngày càng
rộng ra, thể hiện ở tỷ lệ biết chữ của trẻ em dân tộc thiểu số chỉ đạt tỷ lệ 78% so
với tỷ lệ biết chữ chung, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số trên 30% (hiện còn hơn
2.000 xã và trên 18.000 thôn, bản đặc biệt khó khăn). Tỷ lệ mù chữ, tái mù chữ
trong đồng bào còn khá cao, tỷ lệ người có trình độ học vấn cao là rất thấp (dân tộc
Brâu là dân tộc chưa có người đi học đại học).
❖ Thiếu sót về kinh tế, cơ sở vật chất và giáo dục
Quá trình thực hiện chính sách phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số
còn nhiều thiếu sót từ chương trình sách giáo khoa, phương pháp giáo dục và dạy
học đến chính sách đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Đội ngũ giáo viên
thường thiếu và yếu, chính sách sử dụng, đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên dạy ở
các vùng dân tộc thiểu số còn nhiều bất hợp lý, chưa tạo động lực về vật chất và
tinh thần để khuyến khích, thu hút giáo viên có tâm huyết với nghề, với sự phát
triển sự nghiệp giáo dục.
❖ Về gia đình, văn hóa:
- Học sinh DTTS cấp THCS, THPT là lao động chính trong gia đình, nên
các em phải đi làm để phụ giúp gia đình.
- Một số phong tục, tập quán của một số DTTS còn lạc hậu ảnh hưởng đến
việc học tập của học sinh. DTTS có số dân ít nên vẫn còn hiện tượng kết hôn giữa
những người cùng dòng họ; hiện tượng kết hôn cận huyết thống đã làm tăng tỉ lệ
trẻ khuyết tật trong cộng đồng DTTS. Tỷ lệ người DTTS có trình độ đại học, thạc
sỹ còn thấp hơn nhiều so với các DTTS khác; trong số 16 DTTS vẫn còn 03 dân
tộc chưa có người học đại học (Mảng, Brâu, Rơ Măm).
- Đối với đồng bào dân tộc thiểu số, câu hỏi: học để làm gì đang là vấn đề có
liên quan trực tiếp đến quyết định của các gia đình có cho con đi học hay không.
Chỉ khi nào đồng bào thấy lợi ích của việc học hành thì họ mới có quyết tâm cho
con em đi học.
⇒ Hệ lụy:
● Trình độ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở vùng dân tộc thiểu số còn
hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của các địa
phương: Tỷ lệ cán bộ là người dân tộc thiểu số trong các cơ quan cấp tỉnh,
cấp huyện còn thấp (khoảng 11,32%). Trong tổng số 48.200 cán bộ dân tộc
thiểu số cấp xã, số người có trình độ học vấn trung học cơ sở chiếm 45,7%,
tiểu học 18,7%, chỉ có 1,9% có trình độ cao đẳng và đại học. Đội ngũ cán bộ
thôn, bản, phum, sóc năng lực, trình độ còn thấp hơn nhiều.
● Lực lượng trong độ tuổi lao động của vùng dân tộc thiểu số đã qua đào tạo
mới đạt 10,5%. Nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số có trình độ đại học và
trên đại học mới đạt 2,8%, riêng người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 1,1%,
thấp hơn 4 lần so với toàn quốc.
⇒ Do đó việc đào tạo nghề đối với học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học
cơ sở và trung học phổ thông là vấn đề cốt lõi cho công tác phát triển giáo dục ở
vùng dân tộc thiểu số hiện nay. Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước có nhiều
chính sách ưu tiên đối với con em đồng bào các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp
giáo dục. Nhưng nếu chúng ta không có những giải pháp đồng bộ thì công tác giáo
dục ở vùng dân tộc thiểu số thì không chỉ trẻ em không được phát triển mà còn là
lực cản trong việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Mục tiêu
- Về định hướng phát triển giáo dục dân tộc:
● Hoàn thiện cơ cấu hệ thống và mạng lưới cơ sở giáo dục, đa dạng hóa
hình thức tổ chức dạy học.
● Từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện linh hoạt các
chương trình giáo dục phù hợp với điều kiện học tập của người học;
gắn giáo dục với thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội, đặc điểm văn hoá
của địa phương.
● Phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD đảm
bảo đủ về số lượng, chuẩn về nghề nghiệp, hợp lý về cơ cấu. Thực
hiện đầy đủ chính sách cho người dạy và người học.
● Tăng cường đầu tư ngân sách, cơ sở vật chất cho giáo dục dân tộc.
Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, huy động các nguồn lực
xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục.
⇒ Mục tiêu:
+ Định hướng đến năm 2025:
● Phổ cập giáo dục tiểu học: Tỷ lệ trẻ em nhập học đúng độ tuổi
cấp tiểu học của từng DTTS trên 97%; Tỷ lệ trẻ em hoàn thành
chương trình tiểu học của từng DTTS trên 97%.
● Về xóa mù chữ đối với các DTTS: Tỷ lệ người từ 15 tuổi đến
60 tuổi biết chữ của từng DTTS trên 98%.
● Tăng cường bình đẳng giới trong giáo dục đối với các DTTS:
Tỷ lệ mù chữ ở phụ nữ của từng DTTS dưới 10%; Tỷ lệ học
sinh nữ DTTS (trong tổng số học sinh DTTS) ở cấp tiểu học,
trung học cơ sở, trung học phổ thông đạt 50%; Phấn đấu bình
quân các chỉ tiêu tăng hoặc giảm từ 0,5 đến 1%/năm.
+ Định hướng đến năm 2030:
● Tỷ lệ học sinh DTTS đi học đúng tuổi gần với mức bình quân
của cả nước ở tất cả các cấp học.
● Số sinh viên người DTTS (đại học, cao đẳng) đạt từ 200 - 250
sinh viên/vạn dân. Đào tạo sau đại học cho người DTTS, phấn
đấu đến năm 2030 là 0,7% trong tổng số lao động DTTS đã qua
đào tạo, ưu tiên các dân tộc chưa có người ở trình độ sau đại
học.
3. Đối tượng thụ hưởng
● Trẻ em không có điều kiện đi học do vấn đề tài chính trong gia đình, bị
người thân bóc lột sức lao động
● Trẻ em mồ côi, không có gia đình, nơi nương tựa
● Gia đình có con em đang tuổi đến trường
● Chủ doanh nghiệp, công ty ở vùng miền đó cần nguồn lao động chất lượng
● Người lớn còn sức lao động, cần học để phục vụ cho công việc, đời sống, ...
● Người già lớn tuổi cần học để sinh sống, tồn tại, tránh được những cạm bẫy,
lừa đảo từ cuộc sống hàng ngày
4. Quy trình thực hiện
a. Ban hành văn bản và kế hoạch triển khai chính sách
Trên cơ sở chủ trương, đường lối đúng đắn, kịp thời của Đảng, thời gian
qua, Quốc hội và Chính phủ đã có những chính sách phù hợp nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Theo đó, nổi bật một số
nội dung sau:
- Chính sách đối với giáo viên và cán bộ quản lý
Theo quy định tại Nghị định số 61/2006/NĐ-CP, cán bộ, giáo viên công tác
ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian được luân
chuyển là 3 năm đối với nữ và 5 năm đối với nam. Nếu hết thời hạn nói trên, cán
bộ quản lý giáo dục, giáo viên tình nguyện ở lại tiếp tục công tác và ổn định cuộc
sống lâu dài thì được xét để cấp đất làm nhà, làm kinh tế trang trại, kinh tế gia đình
và được vay vốn với lãi suất ưu đãi trả dần trong 10 năm…
Bên cạnh đó, họ còn được hưởng nhiều chính sách về phụ cấp như: phụ cấp
ưu đãi, phụ cấp thu hút, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp trách nhiệm, ...
- Chính sách đối với học sinh, sinh viên
+ Chính sách miễn, giảm học phí: học sinh trường phổ thông DTNT, trường
dự bị đại học, khoa dự bị đại học, hay học tập ở những địa phương có điều kiện
khó khăn được miễn học phí theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP. Cũng theo Nghị
định đó, trẻ em học mẫu giáo và học sinh là người DTTS ở vùng có điều kiện kinh
tế - xã hội đặc biệt khó khăn được giảm học phí 70% khi học tập ở nơi khác.
+ Trợ cấp xã hội: Theo Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 194/2001/QĐ-TTg
học sinh, sinh viên ở vùng cao, vùng sâu và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn học tại các trường đào tạo công lập, hệ chính quy, dài hạn tập trung
được trợ cấp 140.000 đồng/tháng.
+ Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh: Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày
09/5/2017 quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu
giáo, HSSV các DTTS rất ít người. Theo đó, hỗ trợ học tập đối với trẻ em, học
sinh, sinh viên 16 DTTS rất ít người (có số dân dưới 10.000 người) học tại các cơ
sở giáo dục, hỗ trợ về học tập hằng tháng từ 30% đến 100% mức lương tối thiểu
chung. Bên cạnh đó, khi xét tuyển đại học họ được cộng điểm vùng ưu tiên.
+ Thực hiện chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao
đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và được hưởng nhiều mức học
bổng trong suốt thời gian học tập.
b. Phổ biến, tuyên truyền chính sách
- Đẩy mạnh công tác truyền thông phổ biến chính sách làm cho mọi người
nhận thức được ý nghĩa của giáo dục đối với việc bảo tồn và phát triển bền
vững các dân tộc ít người
- Vận động các gia đình dân tộc ít người tạo điều kiện cho con em đến trường
- Huy động các nguồn lực cộng đồng
- Phối hợp với các cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình trung ương và
địa phương để phổ biến chính sách đến toàn cộng đồng
- Biên soạn tài liệu tuyên truyền, thiết kế và triển khai các chương trình phát
thanh, truyền hình, tổ chức hội thảo ở trung ương và địa phương
c. Tổ chức bộ máy và phân công phối hợp thực hiện chính sách
- Bộ Giáo dục và Đào tạo:
+ Là cơ quan thường trực tổ chức thực hiện chính sách
+ Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo, xây dựng chi
tiết, cụ thể những nội dung của chính sách để triển khai thực hiện theo từng
giai đoạn, từng năm
+ Kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện chính sách theo từng giai
đoạn, định kỳ báo cáo lên Chính phủ
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, phân bổ
nguồn vốn đầu tư cho các địa phương để thực hiện chính sách.
- Bộ Tài chính: phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, bố trí ngân sách đảm
bảo kinh phí thực hiện chính sách, thanh tra kiểm tra tài chính theo quy định
của Luật Ngân sách.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào
tạo, hỗ trợ học sinh sinh viên vùng cao, dân tộc thiểu số ít người học nghề,
tạo việc làm sau khi ra trường.
- Ủy ban Dân tộc: phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, trung ương và địa
phương tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức về vai trò của
giáo dục đối với các dân tộc vùng cao ít người.
d. Huy động, bố trí nguồn lực
Đẩy mạnh công tác huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước thông
qua đóng góp, đầu tư của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, cộng đồng và đông
đảo nhân dân (gọi chung là các nguồn lực của xã hội) cho phát triển giáo dục vùng
cao, dân tộc thiểu số.
Phân bổ nguồn lực một cách phù hợp, có hiệu quả để đạt được kết quả tốt
nhất, tránh việc thiếu/thừa hay thất thoát nguồn lực.
e. Kiểm tra, giám sát quá trình trình thực hiện
Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả
triển khai chính sách theo năm, giai đoạn và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Tài chính kiểm tra, thanh tra tài chính theo các quy định hiện hành của Luật
Ngân sách. Ủy ban dân tộc phối hợp với cái Bộ, ngành kiểm tra việc thực hiện
chính sách.
Đối với Ủy ban Nhân dân các tỉnh thuộc chính sách kiểm tra, đánh giá, tổng
hợp kết quả thực hiện chính sách tại địa phương; định kỳ báo cáo Ban chỉ đạo cấp
trung ương; chỉ đạo, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với trẻ em,
học sinh, sinh viên vùng cao và dân tộc thiểu số.
f. Đánh giá quá trình thực hiện
- Ưu điểm:
+ Cơ sở vật chất trường, lớp tại các thôn, bản có học sinh DTTS đã được đầu
tư, xây dựng; chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ở các cơ sở
giáo dục có học sinh DTTS được nâng lên.
+ Tỉ lệ huy động trẻ em, học sinh DTTS đến trường tăng, đặc biệt là tỉ lệ huy
động trẻ mầm non 5 tuổi DTTS ra lớp; việc tăng tỉ lệ huy động trẻ em, học sinh
DTTS đến trường đã góp phần rất lớn trong việc thực hiện phổ cập giáo dục mầm
non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục
trung học cơ sở ở các tỉnh có học sinh DTTS.
+ Học sinh các DTTS được học trong các trường PTDTNT, PTDTBT và
được học 2 buổi/ngày.
+ Các nội dung giáo dục đặc thù về văn hóa dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa
truyền thống và hoạt động ngoài giờ lên lớp được tăng cường.
+ Việc dạy Tiếng Việt cho học sinh DTTS đã được chú trọng, chất lượng
giáo dục toàn diện cho học sinh DTTS đã được nâng lên.
- Nhược điểm:
+ Ở một số địa phương vẫn còn tình trạng học sinh DTTS bỏ học, nguyên
nhân là do nhận thức của một bộ phận người dân về việc học tập của con em còn
hạn chế, chưa quan tâm tạo điều kiện để con em đi học.
+ Các làng, bản có DTTS cư trú đều xa trung tâm xã và trung tâm huyện nên
một số học sinh chưa khắc phục được khó khăn khi xa nhà đi học nên đã bỏ học
sau khi học xong cấp tiểu học hoặc THCS.
+ Điều kiện kinh tế của đồng bào DTTS còn khó khăn, đa số là hộ nghèo, hộ
cận nghèo; học sinh DTTS cấp THCS, THPT là lao động chính trong gia đình, nên
các em phải đi làm để phụ giúp gia đình.
+ Một số phong tục, tập quán của một số DTTS còn lạc hậu ảnh hưởng đến
việc học tập của học sinh.
+ DTTS có số dân ít nên vẫn còn hiện tượng kết hôn giữa những người cùng
dòng họ; hiện tượng kết hôn cận huyết thống đã làm tăng tỷ lệ trẻ khuyết tật trong
cộng đồng DTTS.
+ Tỷ lệ người DTTS có trình độ đại học, thạc sĩ còn thấp hơn nhiều so với
các DTTS khác; trong số 16 DTTS, vẫn còn 03 dân tộc chưa có người học đại học
(Mảng, Brâu, Rơ Măm).
5. Biện pháp
Các biện pháp thực hiện phổ cập giáo dục cho trẻ em miền núi:
- Rà soát các chính sách, pháp luật về quyền học tập của người dân tộc thiểu
số; điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn
- Có cơ chế hỗ trợ người dân đưa con trong độ tuổi đến trường, đặc biệt là ở
vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng về sự cần thiết của phát triển toàn diện sức
khỏe và trí tuệ của trẻ từ giai đoạn trẻ thơ
- Hoàn thiện và xây dựng hệ thống tiêu chí về cơ sở hạ tầng giáo dục
- Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, có chính sách đãi
ngộ và sử dụng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục phù hợp với yêu
cầu thực tiễn để họ yên tâm với nghề nghiệp, gắn bó với địa phương
- Xây dựng, cải thiện hệ thống giao thông tại các khu vực để các em đi học
được dễ dàng hơn
- Đa dạng hóa, phát triển nhanh các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề ở
vùng dân tộc thiểu số; ưu tiên đào tạo vừa học vừa làm; đưa chương trình
dạy nghề vào các trường dân tộc nội trú; phát triển các loại mô hình trường
dạy nghề gắn với các doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế -
xã hội địa phương, trong đó ưu tiên đào tạo con em đồng bào vùng DTTS và
miền núi.

You might also like