Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Lý thuyết Đơn thức

1. Đơn thức và đơn thức thu gọn

• Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số hoặc một biến, hoặc có dạng tích của những
số và biến.

Ví dụ: Tìm đơn thức trong các biểu thức sau:

3; – x; x + y; 3x2y; (x + 1)y; x2/2;


2𝑦/𝑥; 2√ xy; (1 – √ 3 )xy; 2|𝑥|y.
Hướng dẫn giải

+ Biểu thức x + y không là đơn thức vì có phép cộng.

+ Biểu thức (x + 1)y không là đơn thức vì có phép cộng của biến.

+ Biểu thức 2yx2𝑦𝑥 không là đơn thức vì có phép chia cho biến 2y : x
+ Biểu thức 2√ x y không là đơn thức vì có chứa căn bậc hai của biến.
+ Biểu thức (1 – √ 3 )xy dù có phép trừ nhưng 1 – √ 3 cho kết quả là một số cụ thể nên (1
– √ 3 )xy là đơn thức.
Vậy các đơn thức là: 3; – x; 3x2y; x2/2; (1 – √ 3 )xy.
• Đơn thức thu gọn là đơn thức chỉ gồm một số, hoặc có dạng tích của một số với những
biến, mỗi biến chỉ xuất hiện một lần và đã được nâng lên lũy thừa với số mũ nguyên dương.

• Đơn thức chưa là đơn thức thu gọn có thể thu gọn bằng cách áp dụng các tính chất của
phép nhân và phép nâng lên lũy thừa.

• Tổng số mũ của các biến trong một đơn thức thu gọn với hệ số khác 0 gọi là bậc của đơn
thức đó.

• Trong một đơn thức thu gọn, phần số còn gọi là hệ số, phần còn lại gọi là phần biến. Khi
viết một đơn thức thu gọn, ta thường viết hệ số trước, phần biến sau; các biến viết theo thứ
tự trong bảng chữ cái.

Ví dụ:

+ Đơn thức A = 2x2y3z là đơn thức thu gọn. Đơn thức B = 3xy2(–2)x2yz là đơn thức chưa
thu gọn vì ta thấy trong B có hai số (3 và –2), biến x; y xuất hiện 2 lần.

+ Thu gọn đa thức B = 3xy2(–2)x2yz ta làm như sau:

B = 3xy2(–2)x2yz = 3 . (–2) . (x . x2) . (y2 . y) . z = – 6x3y3z.

+ Đơn thức A = 2x2y3z có tổng các số mũ của x, y và z là 2 + 3 + 1 = 6 nên A có bậc là 6.


+ Đơn thức – 6x3y3z có hệ số là – 6, phần biến là x3y3z.

Chú ý:

• Với các đơn thức có hệ số là + 1 hay – 1, ta không viết số 1.

Chẳng hạn, đơn thức xy có hệ số là 1; đơn thức – x2 có hệ số là – 1.

• Mỗi số khác 0 là một đơn thức thu gọn bậc 0.

• Số 0 cũng được coi là một đơn thức. Nó không có bậc.

2. Đơn thức đồng dạng

• Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức với hệ số khác 0 và có phần biến giống nhau.

• Nhận xét:

- Hai đơn thức đồng dạng thì có cùng bậc.

- Hai số khác 0 cũng được coi là hai đơn thức đồng dạng.

Ví dụ: Đơn thức A = 2xy2 và đơn thức B = – xy2 là hai đơn thức đồng dạng vì có hệ số (2
và – 1) khác 0 và có cùng phần biến là xy2.

• Muốn cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và
giữ nguyên phần biến.

Ví dụ: Cho các đơn thức đồng dạng A = x2y; B = – 5x2y; C = 4x2y. Khi đó ta có:

A – B + C = [1 – (–5) + 4] x2y = 10x2y.

Câu 1. Trong các biểu thức sau, biểu thức nào là đơn thức?
A. 2+x2y
B. (−1/5).x4y5
C. (x+y3)/3y
D. (−3/4)x3y

Câu 2. Đơn thức −3x2y3 có hệ số là


A. −3x2y3
B. 3x2y3
C. 3
D. -3
Câu 3. Có mấy nhóm đơn thức đồng dạng với nhau trong các đơn thức sau?
−2/3.x3y; −xy2; 5x2y; 6xy2; 2x3y; 3/4; ½.x2y
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 4. Các đơn thức −10;1/3.x;2x2y;5x2.x2 có bậc lần lượt là


A. 0; 1; 3; 4
B. 0; 3; 1; 4
C. 0; 1; 2; 3
D. 0; 1; 3; 2

Câu 5. Cặp đơn thức nào sau đây không đồng dạng với nhau?
A. 7x3y và 1/15.x3y
B. −1/8.(xy)2x2 và 32x2y3
C. 5x2y2 và −2x2y2
D. ax2y và 2bx2y (a, b là những số khác 0)

Câu 6. Sau khi thu gọn đơn thức 2.(−3x3y)y2 ta được đơn thức:
A. −6x3y3
B. 6x3y3
C. x3y2
D. −6x2y3

Câu 7. Giá trị của đơn thức 5x4y2z3 tại x=−1; y=−1; z=−2 là
A. 10
B. 20
C. – 40
D. 40
Câu 8. Tổng các đơn thức 3x2y4 và 7x2y4 là
A. 10x2y4
B. 9x2y4
C. -9x2y4
D. -4x2y4

Câu 9. Hiệu của hai đơn thức −9y2z và −12y2z là


A. −21y2z
B. −3y2z
C. 3y4z2
D. 3y2z

Câu 10. Thu gọn các đơn thức đồng dạng trong biểu thức ½.xy2−1/3.y2−(−2/5.xy2)+2/5.y2
ta được
A. 9/10.xy2+1/15.y2
B. 1/15.xy2+9/10.y2
C. 9/10.xy2 - 1/15.y2
D. - 9/10.xy2+1/15.y2

Câu 11. Kết quả sau khi thu gọn biểu thức đại số 9(x2y2)4x−(−2xy)3x2y+3(2x)4xy4 là
A. 59x5y4
B. 49 x5y4
C. 65 x5y4
D. 17 x5y4

Câu 12. Xác định hằng số a để các đơn thức axy3,−4xy3,7xy3 có tổng bằng 6xy3
A. a = 9
B. a = 1
C. a = 3
D. a = 3
1 1
Câu 13. Kết quả sau khi thu gọn đơn thức 1 4 x2y(−6/5.xy)(−2 3 xy) là

A. 7/2.x4y3
B. ½.x3y3
C. −7/2.x4y3
D. −1/2.x2y2

Câu 14. Cho các biểu thức A=4x3y(−5xy),B=−17x4y2. Đa thức A.B là


A. 74x8y4
B. 740x4y2
C. −740x8y4
D. 340x8y4

Câu 15. Cho đơn thức A=(2a2+1/a2)x2y4z6 (a≠0) . Chọn khẳng định đúng:
A. Giá trị của A luôn không âm với mọi x, y, z.
B. Nếu A = 0 thì x = y = z = 0
C. Chỉ có 1 giá trị của x để A = 0
D. Chỉ có 1 giá trị của y để A = 0

You might also like