Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 27

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC UEH


TRƯỜNG KINH TẾ, LUẬT VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC UEH
KHOA KINH TẾ

DỰ ÁN NGHIÊN CỨU:
KHẢO SÁT ĐỊNH HƯỚNG VÀ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN UEH
Giảng viên hướng dẫn : Cô Nguyễn Thảo Nguyên
Môn học : Thống kê ứng dụng trong Kinh tế và Kinh doanh
Sinh viên thực hiện : Lê Phạm Hoàng Khôi
Nguyễn Phạm Minh Huy
Phạm Hữu Anh Toàn
Đỗ Hồng Phúc
Lớp – Khóa : IVP001 – K49
Mã lớp học phần : 24D1STA50800551

TP Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 03 năm 2024

1
Mục lục
I/ TÓM TẮT............................................................................................................................................2
II. GIỚI THIỆU DỰ ÁN NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ..........................................................................3
1/ Đặt vấn đề và lý do lựa chọn đề tài:....................................................................................................3
2/ Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................................4
3/ Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát:........................................................................................4
4/ Quy trình thực hiện:.............................................................................................................................4
5/ Phương pháp nghiên cứu:....................................................................................................................5
6/ Kỳ vọng:..............................................................................................................................................5
III/ CƠ SỞ LÝ THUYẾT:.......................................................................................................................5
1/ Định nghĩa về sinh viên UEH:.............................................................................................................5
2/ Định nghĩa định hướng nghề nghiệp:..................................................................................................5
3/ Bảng câu hỏi, kiểu dữ liệu và các loại thang đo được sử dụng:..........................................................5
IV/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...............................................................................10
1/ Đặc điểm của mẫu khảo sát...............................................................................................................10
2/ Phân tích, xử lý kết quả của dữ liệu...................................................................................................13
2.1/ Khả năng xác định nghề nghiệp......................................................................................................13
2.2/ Sự hứng thú của sinh viên UEH đối với các ngành nghề...............................................................15
2.3/ Mức độ quan trọng của định hướng nghề nghiệp...........................................................................17
2.4/ Độ tuổi định hướng phù hợp:..........................................................................................................20
2.5/ Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp......................................................................21
2.6/ Mức độ hài lòng của ,các bạn sinh viên đối với chuyên ngành đang học:.....................................24
2.7/ Công tác định hướng nghề nghiệp mà sinh viên UEH cảm thấy là hữu ích...................................25
2.8/ Thời lượng hợp lý cho công tác định hướng theo các bạn sinh viên:.............................................26
VI/ KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...............................................................................................28
1/ Kết luận..............................................................................................................................................28
2/ Khuyến nghị.......................................................................................................................................28
VII/ HẠN CHẾ......................................................................................................................................30

2
I/ TÓM TẮT

Ngày nay, để phục vụ cho sự phát triển và đi lên của đất nước thì có rất nhiều
trường Đại học đã và đang quyết định mở rộng thêm nhiều ngành nghề mới
trong nhiều lĩnh vực khác nhau, góp phần cho công tác đào tạo ra được những
nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng cho nhu cầu của xã hội. Tuy điều
này vừa tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người có thể lựa chọn cho mình một
ngành nghề phù hợp với bản thân, nhưng đồng thời nó cũng đặt ra một thách
thức không nhỏ khi đứng trước quá nhiều sự lựa chọn như vậy. Qua vấn đề trên,
để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc lựa chọn được ngành nghề thích hợp
với bản thân thì nhóm chúng em đã có một bài nghiên cứu mang tên: “Khảo sát
định hướng và yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên
UEH”. Bài khảo sát được chúng em thực hiện thông qua hình thức đặt câu hỏi
để thu thập câu trả lời bằng công cụ “Google Forms” với quy mô là các bạn sinh
viên đến từ Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH). Kết hợp với đó là
việc sử dụng những phần mềm SPSS để hỗ trợ cho thống kê suy diễn và Excel
để thực hiện thống kê mô tả. Cũng giống như tiêu đề của bài khảo sát này thì
thông qua nó, chúng em hi vọng mình có được cái nhìn tổng quan hơn trong
việc lựa chọn nghề nghiệp của các bạn sinh viên kinh tế. Cùng với đó là có thể
đưa ra được những góp ý cho công tác định hướng nghề nghiệp ở UEH. Nhìn
chung, kết quả mà chúng ta có thể rút ra từ bài khảo sát này có thể kể đến như
hiện trạng của các bạn sinh viên khi được hỏi về nghề nghiệp tương lai, lĩnh vực
mà các bạn hứng thú hay độ tuổi phù hợp để lựa chọn nghề nghiệp,... Ngoài ra,
chúng ta còn có thể biết thêm về cảm nhận của các bạn đối với các công tác
định hướng đang diễn ra tại UEH cũng như thời lượng mong muốn mà các bạn
muốn các buổi định hướng được diễn ra. Chung quy lại, chúng em mong bài
khảo sát này sẽ phần nào giúp các bạn sinh viên khi tham gia sẽ có sự cân nhắc
kỹ lưỡng hơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.

3
II/ GIỚI THIỆU DỰ ÁN NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ

1/ Định nghĩa

a/ Định nghĩa về sinh viên UEH:


Sinh viên UEH là những người đã và đang trong quá trình theo học tại Đại học
Kinh Tế TP.HCM(UEH).

b/ Định nghĩa định hướng nghề nghiệp:


Định hướng nghề nghiệp là quá trình xác định rõ các mục tiêu nghề nghiệp cá
nhân dựa trên khả năng, sở thích, giá trị,… Nó liên quan đến việc đánh giá khả
năng cá nhân, tìm hiểu về các ngành nghề và lĩnh vực làm việc khác nhau để
xác định con đường nghề nghiệp phù hợp nhất.

2/ Đặt vấn đề và lý do lựa chọn đề tài:


Lựa chọn nghề nghiệp là một quyết định rất quan trọng, đặc biệt là đối với
sinh viên, nguồn lao động tương lai của đất nước. Một công việc tốt, ổn định
chính là mục tiêu mà hầu hết mọi người nhắm đến. Việc định hướng nghề
nghiệp đúng đắn sẽ giúp sinh viên có được một công việc phù hợp với năng lực,
sở thích, xu hướng phát triển của bản thân, từ đó đạt được những thành công tốt
đẹp.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy một số sinh viên đang gặp vướng mắc trong việc
lựa chọn nghề nghiệp cho mình. Người lựa chọn theo ý muốn của người thân,
bạn bè hoặc theo xu hướng mà quên mất những yếu tố quan trọng không kém.
Điều này dẫn đến tình trạng thất nghiệp, làm trái ngành, ảnh hưởng đến sự phát
triển cá nhân và xã hội. Mất định hướng nghề nghiệp ở sinh viên

Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng trong
việc lựa chọn nghề nghiệp cũng như để giúp đỡ sinh viên UEH định hướng
đúng đắn cho tương lai của bản thân.

3/ Mục tiêu nghiên cứu


 Khảo sát định hướng nghề nghiệp của sinh viên UEH
 Khả năng định hướng nghề nghiệp của sinh viên UEH
 Khảo sát những yếu tố tác động đến quyết định nghề nghiệp của
sinh viên UEH

4
 Nghề nghiệp nào được các bạn sinh viên UEH chọn nhiều nhất
 Phân tích xem những yếu tố nào là quan trọng và có ảnh hưởng
nhất đến sinh viên UEH

4/ Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát:


 Đối tượng nghiên cứu: Định hướng và yếu tố ảnh hưởng đến lựa
chọn nghề nghiệp của sinh viên UEH
 Đối tượng khảo sát: Sinh viên theo học tại UEH
 Phạm vi khảo sát: Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
 Quy mô khảo sát: 257 sinh viên
 Số câu trả lời hợp lệ: 241

5/ Phương pháp nghiên cứu


a/ Quy trình thực hiện

b/ Bảng câu hỏi

STT CÂU HỎI ĐÁP ÁN DỰ THẢO KIỂU THANG


DỮ ĐO
LIỆU
1 Bạn có đang hoặc đã từng Có Định Danh
theo học tại UEH? Không tính nghĩa
2 Giới tính của bạn là gì? Nam Định Danh
Nữ tính nghĩa
Khác
3 Bạn là sinh viên khóa bao K49 Định Thứ bậc
nhiêu của UEH? K48 tính
K47
K46

5
Khác
4 1. Tôi chưa xác định Định Thứ bậc
được. tính
2. Tôi vẫn còn phân vân.
3. Tôi chỉ mới xác định
được gần đây.
4. Tôi đã tìm hiểu sâu
vào nghề nghiệp
Nhận định nào dưới đây 5. Tôi đã bắt đầu chuẩn
phản ánh đúng tình trạng bị các kỹ năng cần
của bạn trong việc xác định thiết cho công việc
nghề nghiệp cho bản thân: 6. Tôi đang có công việc
đúng với mong muốn

5 Bạn có hứng thú với nhóm Công nghiệp và sản Định Danh
lĩnh vực nào sau đây: xuất tính nghĩa
Kinh doanh và Quản

Công nghệ Thông tin
Y tế
Nghệ thuật và Thiết
kế
Giáo dục và Đào tạo
Khoa học và Nghiên
cứu
Xã hội và Nhân văn
Môi trường và Năng
lượng
Dịch vụ và Du lịch
6 Theo bạn thì việc lựa chọn 1- Không quan trọng Định Khoảng
nghề nghiệp có thật sự quan 2- Ít quan trọng lượng
trọng trong khi thị trường 3- Bình thường
lao động chuyển biến nhanh 4- Khá quan trọng
như ngày nay? (Hãy đánh 5- Rất quan trọng
giá mức độ quan trọng từ 1
đến 5)
7 Bạn bắt đầu suy nghĩ về <6 Định Thứ bậc
nghiệp của bạn từ khi nào? 6 - 10 danh

6
(Đơn vị: tuổi) 11 - 15
15 - 17
>18
8 Theo xu hướng của Định Khoảng
nghề nghiệp lượng
Mức lương hấp dẫn
và cơ hội thăng tiến
Vị trí của công việc
trong xã hội và định
kiến xã hội
Đúng với chuyên
ngành đang theo học
Hãy đánh giá mức độ ảnh Nguyện vọng và điều
hưởng của các yếu tố sau kiện gia đình
đến quyết định lựa chọn Môi trường làm việc
nghề nghiệp của bạn (đánh (trong nước, ngoài
giá từ 1 đến 5): nước)
Sở thích và đam mê
của bản thân
Tính có ích và đóng
góp cho xã hội
9 Mức độ hài lòng của bạn về Định Khoảng
chuyên ngành bạn đang theo 1- Hoàn toàn không lượng
học (Đánh giá từ 1 đến 5): hài lòng
2- Không hài lòng
một số mặt
3- Bình thường
4- Hài lòng
5- Rất hài lòng
10 Công tác định hướng nghề 1- Chưa thực hiện tốt Định Khoảng
nghiệp cho sinh viên ở UEH 2- Thực hiện chưa tốt lượng
khiến cho bạn hài lòng như một vài mặt
thế nào: (Đánh giá từ 1 đến 3- Bình thường
5) 4- Thực hiện khá tốt
5- Thực hiện tốt
11 Công tác định hướng nghề Tổ chức các buổi giới Định Danh
nghiệp nào ở UEH mà bạn thiệu chuyên ngành tính nghĩa
nghĩ là hữu ích? cho sinh viên
Các buổi sinh hoạt

7
lớp, giao lưu với cố
vấn học tập
Các buổi talkshow,
workshop, giao lưu
chia sẻ kiến thức,
kinh nghiệm thực tế
từ doanh nghiệp
Các buổi tham quan
doanh nghiệp, chương
trình ngoại khóa
Cổng thông tin việc
làm UEH

12 Bạn nghĩ thời lượng của Tự nhập Định Tỉ lệ


những công tác định hướng lượng
nghề nghiệp của UEH nên
kéo dài trong bao lâu là hợp
lý? (Đơn vị: phút)

c/ Phương pháp chọn mẫu


Chúng em tiến hành chọn mẫu phi xác suất thông qua bảng câu hỏi được khảo
sát theo hình thức trực tuyến bằng công cụ google form. Form câu hỏi này được
gửi đến các bạn sinh viên đã và đang đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Mọi câu trả lời đều được ghi lại để chúng em tiến hành phân tích sau khi đã đạt
đủ số lượng với chỉ tiêu đề ra.
d/ Phương pháp thống kê
Sau khi đã thu thập đầy đủ số liệu, nhóm bắt tay vào công việc xử lý dữ liệu
và số liệu bằng thống kê mô tả và thống kê suy diễn. Xử lý và phân tích dữ liệu
qua những phần mềm SPSS, Excel để thực hiện thống kê suy diễn và thống kê
mô tả.

6/ Kỳ vọng:
Nghiên cứu này mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích về các yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên UEH. Qua đó
giúp sinh viên có được những định hướng đúng đắn trong việc lựa chọn nghề
nghiệp cho bản thân, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đất
nước.

8
III/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

1/ Đặc điểm của mẫu khảo sát


a/ Theo giới tính:

Trong tổng số người tham gia khảo sát thì có tới 152 sinh viên nam, chiếm tỉ lệ
xấp xỉ 63% và sinh viên nữ là xấp xỉ 37% với 89 bạn tham gia.
b/ Phân loại theo khóa:

9
Trong những đáp viên của bài khảo sát thì tỉ lệ chiếm đa số là các bạn tân sinh
viên khóa 49 với 162 bạn, chiếm hơn một nửa và cụ thể là 67%. Tiếp theo đó là
các anh sinh viên khóa trên với khóa 48 là 45 người, chiếm 19% và khóa 47 là
38 người, chiếm 16%. Đối với các anh sinh viên năm cuối sắp ra trường thì tỉ lệ
này chỉ chiếm 2% và cũng là tỉ lệ thấp nhất với sự tham gia của 4 người. Còn
những người chọn khác thì là các bạn không học UEH hoặc là sinh viên đã ra
trường là 8 người, chiếm 3%.

2/ Phân tích, xử lý kết quả của dữ liệu

2.1/ Khả năng xác định nghề nghiệp

a/ Tổng quan sinh viên UEH

Từ bảng dữ liệu thu được từ 241 sinh viên UEH chúng ta có thể thấy rằng hầu
hết những bạn sinh viên vẫn còn phân vân trong việc chọn nghề nghiệp để làm
trong tương lai hoặc là chỉ mới xác định gần đây, với số liệu trước là chiếm
29% trong tổng số bạn (70 bạn) còn số liệu sau là chiếm 22% trong tổng số (52
bạn). Ngược lại, rất ít bạn đang đi làm công việc mà đúng với mong muốn của
mình cụ thể hơn là chỉ 5% trong tổng số mẫu (2 bạn).

Để tăng độ tin cậy và khái quát hơn về vấn đề này nhóm đặt ra kiểm định giả
thuyết rằng: “ Ít nhất 60% UEH còn mông lung về việc định hướng nghề nghiệp
cho bản thân và cần sự hỗ trợ từ những người có kinh nghiệm” với độ tin cậy là
95%
Trong 241 sinh viên UEH thực hiện khảo sát có 152 bạn đang còn mông lung
(chưa xác định đươc, phân vân và chỉ mới xác định được gần đây) về việc định
hướng nghề nghiệp cho bản thân.
p: là tỷ lệ tổng thể sinh viên UEH mông lung về việc định hướng nghề nghiệp
cho bản thân
p: là tỷ lệ mẫu sinh viên UEH mông lung về việc định hướng nghề nghiệp cho
bản thân
p=15 2 /241=0 , 63
H 0: p ≥ 0 ,6
H a : p<0 , 6
α =0 , 05

10
Kiểm định giả thuyết:
p− p 0 0 ,63−0 , 6
z= = =0 , 95

=> z >−z α =−1 , 64


√ p0 (1−p 0)
n √ 0 , 6(1−0 , 6)
241

=> Ủng hộ H 0: “ Ít nhất 60% UEH còn mông lung về việc định hướng nghề
nghiệp cho bản thân và cần sự hỗ trợ từ những người có kinh nghiệm”

Từ những phép tính trên cho thấy sinh viên UEH còn mông lung về việc định
hướng nghề nghiệp cho bản thân và cần sự hỗ trợ từ những người có kinh
nghiệm.

b/ Theo giới tính


Nhóm lấy dữ liệu từ 152 nam và 89 nữ rồi thực hiện phân tích so sánh về khả
năng định hướng của 2 nhóm giới tính này.

Nữ:
Từ bảng dữ liệu thu được từ nhóm nữ chúng ta có thể thấy rằng hầu hết những
bạn sinh viên nữ vẫn còn phân vân trong việc chọn nghề nghiệp để làm trong
tương lai hoặc là chỉ mới xác định gần đây, với số yếu tố Tôi vẫn còn phân vân
chiếm 30% trong tổng số bạn nữ (27 bạn) còn Tôi chỉ mới xác định được gần
đây chiếm 24% trong tổng số (21 bạn). Ngược lại, rất ít bạn đang đi làm công
việc mà đúng với mong muốn của mình cụ thể hơn là chỉ 2% trong tổng số mẫu
(2 bạn). Còn lại là những bạn chưa xác định được, đã bắt đầu chuẩn bị các kỹ
năng cần thiết cho công việc và đã tìm hiểu sâu vào nghề nghiệp với số liệu lần
lượt là 19%, 13% và 11% trong tổng số bạn làm khảo sát.

Nam:
Từ bảng dữ liệu thu được từ nhóm nam chúng ta có thể thấy rằng hầu hết những
bạn sinh viên nam vẫn còn phân vân trong việc chọn nghề nghiệp để làm trong
tương lai hoặc là đã tìm hiểu sâu vào nghề nghiệp, với số liệu trước là chiếm
28% trong tổng số bạn nữ (43 bạn) còn số liệu sau là chiếm 22% trong tổng số
(33 bạn). Ngược lại, rất ít bạn đang đi làm công việc mà đúng với mong muốn
của mình cụ thể hơn là chỉ 7% trong tổng số mẫu (11 bạn). Còn lại là những bạn
chưa xác định được, đã bắt đầu chuẩn bị các kỹ năng cần thiết cho công việc và

11
chỉ mới xác định gần đây, với số liệu lần lượt là 9%, 14% và 20% trong tổng số
bạn làm khảo sát.
So sánh:
Từ những phân tích trên nhóm ra được những so sánh về 2 nhóm giới
tính.
Chúng ta có thể thấy vẫn còn một số sinh viên nam và nữ còn phân vân
về việc xác định nghề nghiệp cho bản thân, nhưng mà tần suất phần trăm số nữ
sẽ cao hơn tần suất phần trăm số nam ở dữ liệu này cụ thể là hơn 2% (Nữ:30%
> Nam:28%).
Ở số liệu đứng cao thứ hai của hai nhóm giới tính có sự khác nhau. Trong
nhóm nữ số liệu cao thứ hai là của những bạn chỉ mới xác định gần đây (24%)
còn ở nhóm nam số liệu này là của các bạn đã tìm hiểu sâu vào nghề nghiệp
(22%). Còn những số liệu còn lại xếp thứ tự từ cao xuống thấp gần như giống
nhau. Cuối cùng có những sự khác nhau khác là ở những số liệu như là: “Tôi
chưa xác định được” (Nam:9% < Nữ:19%), “Tôi đã bắt đầu chuẩn bị những kĩ
năng cần thiết cho công việc” (Nam:14% > Nữ:13%).
Để tăng độ tin cậy và khái quát hơn về vấn đề này nhóm đặt ra kiểm định
giả thuyết rằng: “Nhóm sinh viên nam của UEH có định hướng nghề nghiệp tốt
hơn so với sinh viên nữ” với độ tin cậy là 95%
p1: tỷ lệ tổng thể sinh viên nam “có định hướng” nghề nghiệp
p2: tỷ lệ tổng thể sinh viên nữ “có định hướng” nghề nghiệp
H 0: p1− p2 ≤ 0
H a : p1− p2 >0
α =0 , 05
n1 p1+ n2 p 2 152∗43 %+ 89∗26 %
p= = =36 , 72 %
n1 + n2 152+ 89
p1 −p 2 43 %−26 %
z= = =2 , 64

√ 1 1
p (1− p)( + )
n1 n2
=> z > z α =1,645
√ 36 ,72 % (1−36 , 72 %)(
1 1
+ )
152 89

=> Bác bỏ H 0
=> Ủng hộ H a : “Nhóm sinh viên nam của UEH có định hướng nghề nghiệp tốt
hơn so với sinh viên nữ”

Kết luận:
Qua những phép tính và số liệu trên nhóm kết luận nhóm sinh viên nam
của UEH có định hướng nghề nghiệp tốt hơn so với sinh viên nữ.

12
2.2/ Sự hứng thú của sinh viên UEH đối với các ngành nghề
a. Tổng quan sinh viên UEH

Dựa vào biểu đồ đã cho trên, phần lớn sinh viên UEH có hứng thú
nhiều nhất với nhóm ngành ”kinh doanh và quản trị” trong khi chỉ có số ít
quan tâm đến các nhóm ngành “dịch vụ, du lịch” cũng như “môi trường
và năng lượng.”
Một cách chi tiết hơn, có đến 72% sinh viên UEH được khảo sát có niềm
yêu thích với các ngành học trong lĩnh vực kinh doanh và quản trị, tỉ lệ
lớn hơn rất nhiều so với số lượng chọn các lĩnh vực còn lại, kế đến là các
ngành trong lĩnh vực công nghệ thông tin và các ngành nghệ thuật, thiết
kế với tỉ lệ lần lượt là 29% và 24%.
Bên cạnh đó, tần suất các nhóm ngành bao gồm công nghiệp sản xuất,
giáo dục, dịch vụ du lịch và môi trường đều ít được ưa thích hơn với chưa
đến 20% lựa chọn mỗi nhóm ngành này. Đặc biệt đối với các ngành nghề
trong hai nhóm lĩnh vực du lịch và môi trường thì sinh viên UEH lại có ít
hứng thú nhất với chỉ 10% có hứng thú với Dịch vụ và du lịch và 8%
hứng thú với môi trường và năng lượng.

13
b/ Theo giới tính

Nam:
Từ dữ liệu từ nhóm sinh viên nam, có thể thấy lĩnh vực được yêu thích
nhất vẫn là kinh doanh với 109 sinh viên nam tương ứng với tần suất
phần trăm là 37%. Hai nhóm ngành được quan tâm kế tiếp vẫn là công
nghệ thông tin cùng với nghệ thuật và thiết kế với lần lượt 14% và 10%
số sinh viên hứng thú. Tuy nhiên đối với nhóm sinh viên nam thì tần suất
phần trăm các ngành trong nhóm lĩnh vực công nghiệp và sản xuất lại cao
hơn so với các ngành nghệ thuật và thiết kế với 11% tương ứng với 32
sinh viên lựa chọn.
Các nhóm ngành khoa học và nghiên cứu, giáo dục và đào tạo, xã hội và
nhân văn, dịch vụ và du lịch, môi trường và năng lượng vẫn giữ ở mức
dưới 10% tương tự như với tổng thể sinh viên UEH. Đặc biệt, đối với
nhóm nam, chỉ có 8 sinh viên ứng với 3% có sự yêu thích đối với nhóm
ngành dịch vụ và du lịch, thấp hơn cả số sinh viên hứng thú với nhóm
ngành môi trường và năng lượng với chỉ 4%.
Nữ:
Tương đồng so với nhóm nam, số lượng sinh viên nữ có hứng thú với
nhóm ngành kinh doanh, quản trị cũng là cao nhất với 33% số sinh viên
khảo sát. Tuy nhiên số sinh viên nữ quan tâm đến nhóm lĩnh vực nghệ
thuật và thiết kế theo khảo sát lại cao hơn so với nhóm ngành công nghệ
thông tin (15%>14%), trái ngược lại so với số liệu phía các sinh viên
nam.
Bên cạnh đó, sự ưu tiên của các sinh viên nữ đối với các nhóm ngành
nghiên cứu khoa học, công nghiệp và sản xuất, giáo dục, xã hội và nhân
văn, dịch vụ và du lịch, môi trường và năng lượng là tương đối thấp với
tần suất phần trăm lần lượt là 9%, 4%, 7%, 8%, 8%, 4%. Trong đó lĩnh
vực công nghiệp và sản xuất cùng với môi trường và năng lượng có số
lượng sinh viên nữ có hứng thú thấp nhất với chỉ 7 sinh viên nữ yêu thích
mỗi ngành (4%).
So sánh:

14
Nhóm lĩnh vực Kinh doanh và quản trị có tỷ lệ yêu thích cao nhất đối với
sinh viên nam lẫn sinh viên nữ với 37% số sinh viên nam và 33% số sinh
viên nữ.
Bên cạnh đó, sinh viên nam có xu hướng thích những nhóm ngành Công
nghệ thông tin (14%) và Công nghiệp (11%) hơn trong khi đó sinh viên
nữ lại thiên về các ngành thuộc nhóm lĩnh vực Công nghệ thông tin và
thiết kế với tần suất phần trăm lần lượt là 14% và 15%.
Các nhóm ngành Giáo dục và đào tạo, Xã hội và Nhân văn, Dịch vụ và du
lịch cùng với Môi trường và năng lượng đều ít được đề cao bởi các sinh
viên nam và nữ ở UEH với tần suất phần trăm lựa chọn ở cả ba bảng trên
đều ở mức dưới 10%.

2.3/ Mức độ quan trọng của định hướng nghề nghiệp


Theo bạn thì việc lựa chọn nghề nghiệp có thật sự quan trọng trong khi thị
trường lao động chuyển biến nhanh như ngày nay?

Đánh giá từ 1 đến 5


1: Không quan trọng
2: Ít quan trọng
3: Bình thường
4: Khá quan trọng
5: Rất quan trọng

15
Trên 50% sinh viên được khảo sát (55%) đánh giá việc định hướng nghề nghiệp
là rất quan trọng và có 30% sinh viên đánh giá việc định hướng quan trọng.

Với giá trị trung bình xấp xỉ 4,31 cùng với độ lệch chuẩn gần bằng 0,98.
Hơn nữa, mode là 5 cho thấy số lượng đáp viên đánh giá việc định hướng
nghề nghiệp rất quan trọng là nhiều nhất. Với độ tin cậy 95%, thì các
đánh giá của đáp viên dao động từ 4.2 đén 4.4.

Kết luận: Từ dữ liệu thu thập được, có thể đánh giá việc định hướng nghề
nghiệp tương lai là vô cùng quan trọng

2.4/ Độ tuổi định hướng phù hợp:

16
Biểu đồ histogram (lệch trái)
Nhận xét:
 Qua thống kê cho thấy: Trong tổng số 241 đáp viên cho rằng định hướng
nghề nghiệp có thể bắt đầu ở nhiều độ tuổi. Nhiều nhất là ở độ tuổi từ 15
đến 18 tuổi với 139 người lựa chọn, chiếm tới 57,68%. Theo sau đó là độ
tuổi từ 11 đến 15 tuổi với 61 người đồng tình (25,31%). Độ tuổi có tần
suất ít nhất là ở mức dưới 6 tuổi, chỉ chiếm 0,83% với 2 người lựa chọn.
Lớn hơn là từ 6 đến 11 tuổi có 6 người tham gia lựa chọn, chiếm 2,49%.
Cuối cùng là những người ở từ 18 tuổi trở lên chiếm 13,69%, cụ thể là có
33 người cho rằng đây là độ tuổi phù hợp để định hướng nghề nghiệp.

Để tăng độ tin cậy và tìm hiểu về thời lượng hợp lý cho một buổi định hướng
nghề nghiệp tại UEH nhóm đã đặt kiểm định giả thuyết rằng: “ Có ít nhất 75%
Sinh viên UEH cho rằng nên có định hướng từ 11 đến 18 tuổi ” với độ tin cậy là
95%
Trong 241 sinh viên UEH thực hiện khảo sát có 200 bạn cho rằng nên có
định hướng từ 11 đến 18 tuổi.
p: là tỷ lệ tổng thể sinh viên cho rằng nên có định hướng từ 11 đến 18 tuổi
p: là tỷ lệ mẫu sinh viên cho rằng nên có định hướng từ 11 đến 18 tuổi
p=200 /241=0 , 8 3
H 0: p ≥ 0 ,75
H a : p<0 , 75
α =0 , 05
Kiểm định giả thuyết:

17
p− p 0 0 ,8 3−0 , 7 5
z= = =2, 8 68

=> z >−z α =−1 , 64


√ p0 (1−p 0)
n √ 0 , 7 5(1−0 ,7 5)
241

=> Ủng hộ H 0: “ Có ít nhất 75% Sinh viên UEH cho rằng nên có định hướng từ
11 đến 18 tuổi”
Kết luận:
Qua phân tích trên, ta có thể nhận ra là đa phần sinh viên UEH (ít nhất 75%) sẽ
có định hướng hoặc được định hướng ở độ tuổi từ 11 đến 18 tuổi.

2.5/ Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp
a/ Tổng quan

Từ đồ thị trên: Mặt bằng chung các yếu tố đều có sự ảnh hưởng nhất định đến định
hướng nghề nghiệp của sinh viên với hầu hết các yếu tố được phần lớn sinh viên
đánh giá khá ảnh hưởng hoặc rất ảnh hưởng với tỉ lệ trung bình trên 50%
Nghề nghiệp phù hợp với điểm mạnh của bản thân được sinh viên đánh giá cao nhất
với 35,27% sinh viên đánh giá khá ảnh hưởng và 40,66% sinh viên đánh giá rất ảnh
hưởng, tiếp đến là mức lương và cơ hội thăng tiến với lần lượt 48,13% và 26,97%
số sinh viên đánh giá khá ảnh hưởng hoặc rất ảnh hưởng. Ngược lại, nguyện vọng
và điều kiện gia đình ít được đánh giá cao với chỉ 33,61% sinh viên đánh giá khá
ảnh hưởng và chỉ 7,47% sinh viên đánh giá rất ảnh hưởng.
Các yếu tố Sở thích, đam mê, tính đóng góp cho xã hội và môi trường làm việc
được các viên đánh giá khá đồng đều với số lượng sinh viên đánh giá khá ảnh
hưởng nằm trong khoảng 34,02% đến 37,34% số sinh viên và 24,48% đến 26,14%
số sinh viên đánh giá mỗi yếu tố năm điểm. Tương tự, ở mức độ thấp hơn, vị trí của
18
ngành nghề trong xã hội, xu hướng nghề nghiệp cũng như việc làm đúng với
chuyên ngành theo học cũng được đánh giá khá đồng đều với 30,71% đến 35,68%
sinh viên đánh giá khá ảnh hưởng và 13,69% đến 17,43% số sinh viên đánh giá mỗi
yếu tố rất quan trọng.
b/ So sánh các yếu tố

Từ dữ liệu ở bảng trên với cùng số quan sát là 241 , giá trị trung bình của yếu tố
Nghề nghiệp phù hợp với điểm mạnh lớn hơn so với Nguyện vọng và điều kiện gia
đình (4.14>3.18). Bên cạnh đó, độ lệch chuẩn và sai số chuẩn của yếu tố Nguyện
vọng và điều kiện gia đình cũng lớn hơn so với độ lệch chuẩn và sai số chuẩn của
yếu tố Nghề nghiệp phù hợp với điểm mạnh của bản thân.

Kết luận: Từ các phân tích trên, dữ liệu của yếu tố Nghề nghiệp phù hợp điểm
mạnh tập trung hơn so với Nguyện vọng và điều kiện của gia đình.

2.6/ Mức độ hài lòng của ,các bạn sinh viên đối với chuyên ngành đang học:

Từ bảng dữ liệu thu được từ 241 sinh viên UEH chúng ta có thể thấy
rằng hơn một nửa số sinh viên đều hài lòng với chuyên ngành mà họ đang
học, với số liệu chiếm 54% (130 bạn) trong tổng số các sinh viên được

19
khảo sát. Ngược lại, không có bạn sinh viên nào trong cuộc khảo sát cảm
thấy “Hoàn toàn không hài lòng”. Còn lại là những bạn “Không hài lòng
một số mặt”, “Rất hài lòng” và “Bình thường” với số liệu lần lượt là 4%
(10 bạn), 13% (31 bạn) và 29% (70 bạn) trong tổng số các sinh viên làm
khảo sát.

Từ dữ liệu của bảng trên, ta có thể thấy trung bình là 3,76, gần bằng trung vị cùng
với độ lệch chuẩn chỉ xấp xỉ 0,726. Bên cạnh đó, mode = 4 cho thấy đa số sinh viên
đánh giá hài lòng về chuyên ngành đang theo học. Với độ tin cậy là 95% thì các
sinh viên được khảo sát đánh giá mức độ hài lòng về chuyên ngành đang học từ 3.7
đến 3.8.

Để tăng độ tin cậy và khái quát hơn về vấn đề này nhóm đặt ra kiểm định giả
thuyết rằng: “ Có ít nhất 60% sinh viên UEH cảm thấy hài lòng với chuyên
ngành họ đang học” với độ tin cậy là 95%

20
Trong 241 bạn thực hiện khảo sát có 161 bạn hài lòng với chuyên ngành mà các
bạn ấy đang học.
p: là tỷ lệ tổng thể sinh viên hài lòng với chuyên ngành đang học
p: là tỷ lệ mẫu sinh viên hài lòng với chuyên ngành đang học
p=161 /241=0,668
H 0: p ≥ 0 ,6
H a : p<0 , 6
α =0 , 05
Kiểm định giả thuyết:
p− p 0 0,688−0 , 6
z= = =2 , 15

=> z >−z α =−1 , 64


√ p0 (1−p 0)
n √ 0 , 6(1−0 , 6)
241

=> Ủng hộ H 0: “ Ít nhất 60% sinh viên UEH cảm thấy hài lòng với chuyên
ngành họ đang học”
Kết luận: Từ những phép tính trên ta có kết quả là có ít nhất 60% sinh viên
UEH cảm thấy hài lòng với chuyên ngành họ đang học.

21
2.7/ Đánh giá công tác định hướng nghề nghiệp tại UEH

Qua dữ liệu thống kê, đánh giá công tác định hướng nghề nghiệp của UEH dao
động từ 3.5 đến 3.8. Kết quả này thể hiện phần lớn sinh viên đánh giá công tác
định hướng của UEH ở trên mức bình thường.

22
Từ dữ liệu từ bảng, đa số sinh viên được khảo sát đánh giá công tác định hướng
nghề nghiệp ở UEH ở mức 3 và 4 điểm, cụ thể là 37.8% số sinh viên đánh giá 3
điểm và 33.6% số sinh viên đánh giá 4 điểm.

2.8/ Công tác định hướng nghề nghiệp mà sinh viên UEH cảm thấy là hữu ích.

Số liệu thống kê cho thấy các buổi tham quan doanh nghiệp cũng như các
chương trình hướng nghiệp ngoại khóa được 85,48% sinh viên được khảo sát
đánh giá là phù hợp. Tiếp đến là các buổi workshop, chia sẻ kiến thức, kinh
nghiệm từ doanh nghiệp khi hoạt động này được 76,76% trong số các sinh viên
khảo sát đề cao trong việc định hướng. Tuy nhiên, trong tổng số sinh viên được
khảo sát, chỉ có chưa tới 40% sinh viên (cụ thể là 38,17%) được khảo sát cho
rằng cổng thông tin việc làm là hữu ích.
Các hoạt động sinh hoạt lớp, giao lưu cùng cố vấn và các buổi giới thiệu chuyên
ngành có số lượng đánh giá là tương đương nhau với lần lượt 46,47% và
46,06% sinh viên cho rằng các hoạt động này là hữu ích trong các công tác định
hướng nghề nghiệp của UEH.

23
2.9/ Thời lượng hợp lý cho công tác định hướng theo các bạn sinh viên:

Thống kê mô tả:
Khi gom các dữ liệu vào để tính toán, ta có thể tính được trung bình thời lượng
là hơn 73 phút (73.26) và trung vị sẽ là 70 phút cho một buổi công tác định
hướng Độ lệch chuẩn rơi vào xấp xỉ 26,92 cùng với đó là phương sai 724,45. Hệ
số bất đối xứng là hơn 0,45 cùng với đó là trung bình lớn hơn trung vị khiến cho
đồ thị lệch phải vừa phải.
Thống kê suy diễn
Để tăng độ tin cậy và tìm hiểu về thời lượng hợp lý cho một buổi định hướng
nghề nghiệp tại UEH nhóm đã đặt kiểm định giả thuyết rằng: “Nhóm sinh viên
quan tâm tới các chương trình định hướng nghề nghiệp ảnh hưởng đến biến
định lượng là khoảng thời gian chương trình diễn ra không quá 73 phút” với độ
tin cậy là 95%
H a : μ>73
H 0: μ ≤73
α =0 , 05
x−μ0 7 3 , 26−73
t= = =0,148
s / √ n 26 , 92/ √ 241
=> ρ−value> 0 ,20≥0 , 05
=> Ủng hộ H 0 : “Nhóm sinh viên quan tâm tới các chương trình định hướng
nghề nghiệp ảnh hưởng đến biến định lượng là khoảng thời gian chương trình
diễn ra không quá 73 phút”.

24
IV/ KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1/ Kết luận
Sau khi thực hiện nghiên cứu và phân tích kết quả khảo sát thu được từ 257 đáp
viên, nhóm chúng em rút ra được một số kết luận cho sinh viên UEH.

a/ Sự hứng thú đối với các ngành nghề của sinh viên UEH: Phần lớn sinh viên
UEH đề cao các nhóm ngành Kinh doanh và quản trị, Công nghệ thông tin và
các Ngành nghệ thuật và thiết kế với tỷ lệ các bạn sinh viên yêu thích lần lượt là
72%, 29% và 24%.

b/ Khả năng định hướng ngành nghề của sinh viên: Phân tích cho thấy sinh viên
UEH còn mông lung về việc định hướng nghề nghiệp cho bản thân và cần sự hỗ
trợ từ những người có kinh nghiệm với 22% số sinh viên vẫn còn đang phân vân
về lựa chọn của bản thân và 12% số sinh viên vẫn chưa xác định được. Bên
cạnh đó, số liệu cho thấy sinh viên nam của UEH có định hướng nghề nghiệp
tốt hơn so với sinh viên nữ khi chỉ có lần lượt 9% và 28% sinh viên nam chưa
xác định được nghề nghiệp hoặc còn đang phân vân so với 19% và 30% sinh
viên nữ chưa xác định được hoặc đang phân vân.

c/ Những yếu tố quan trọng và có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề
nghiệp của sinh viên UEH: Qua khảo sát, các yếu tố quan trọng nhất có ảnh
hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên UEH là Nghề nghiệp
phù hợp với thế mạnh bản thân, Mức lương hấp dẫn và cơ hội thăng tiến, Sở
thích và đam mê của bản thân, Tính có ích và đóng góp cho xã hội và Môi
trường làm việc. Trong đó, yếu tố nổi trội nhất là Nghề nghiệp phù hợp với thế
mạnh bản thân với 40,66% sinh viên đánh giá rất ảnh hưởng. Các yếu tố còn lại
là khá tương đương nhau với tỉ lệ sinh viên đánh giá rất ảnh hưởng từ 7.47%
đến 26,97%.

25
2/ Khuyến nghị

 Các bạn sinh viên UEH chưa có định hướng có thể tham khảo các bài
nghiên cứu về các xu hướng nghề nghiệp kèm theo các yếu tố ảnh hưởng
để giúp bản thân có định hướng về tương lai, chẳng hạn tại bài khảo sát
yếu tố nghề nghiệp phù hợp thế mạnh của bản thân có mức độ rất ảnh
hưởng cao nhất thì trong công tác định hướng các bạn nên xác định rõ thế
mạnh của bản thân và thông qua các bài kiểm tra tính cách để có định
hướng tốt hơn
 Đối với các bạn đã có cho mình định hướng nghề nghiệp có thể dựa vào
các nghiên cứu, khảo sát về nghề nghiệp để hiểu rõ hơn về thị trường lao
động, các bạn sẽ biết được lĩnh vực nào đang thu hút số đông các bạn trẻ,
từ đó đưa ra phương hướng phát triển bản thân phù hợp, ví dụ đối với
sinh viên UEH thì nhóm lĩnh vực Kinh doanh và Quản trị được quan tâm
nhiều nhất, từ đó các bạn có thể tham gia các khóa học và kỹ năng bổ trợ
nghề nghiệp để tăng tính cạnh tranh của bản thân trên thị trường lao động
 Các đơn vị giáo dục có thể căn cứ vào độ tuổi mà đa số các bạn quan tâm
đến việc định hướng để có những hoạt động ngoại khóa bên cạnh chương
trình học để giúp các bạn hiểu biết sâu sắc hơn về định hướng nghề
nghiệp, trong bài nghiên cứu cho thấy sinh viên UEH thường quan tâm
đến việc định hướng ở độ tuổi từ 15-18 tuổi, vì thế công tác tuyển sinh
hoặc định hướng nên được thực hiện đa dạng đối với các bạn thuộc bậc
học THPT sẽ cho hiệu quả tốt hơn
 Các đơn vị tuyển dụng có thể xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định lựa chọn nghề nghiệp và lĩnh vực quan tâm của các bạn để có những
phương án tuyển dụng phù hợp, cụ thể trong trường hợp các bạn sẽ có
định hướng nghiên về nhóm Kinh doanh và Quản trị thì các đơn vị tuyển
dụng có thể đưa ra các Job Description liên quan đến nhóm lĩnh vực này
nhằm thu hút ứng viên
 Tại UEH đã có những hoạt động định hướng nghề nghiệp cho sinh viên
và các hoạt động nhìn chung được đánh giá ở mức hài lòng, trong đó các
buổi tham quan doanh nghiệp và các chương trình ngoại khoá được các
bạn sinh viên yêu thích, UEH có thể tiếp tục phát triển đa dạng hoá các
loại hình doanh nghiệp các bạn có thể tham quan (ví dụ: doanh nghiệp
sản xuất, cơ quan luật, các loại hình từ tư nhân đến nhà nước,...) để các
bạn sinh viên có cái nhìn đa diện nhiều chiều về các môi trường làm việc
khác nhau
 Các kết quả khảo sát về thời lượng chương trình định hướng có thể đưa ra
giải pháp cho UEH để tổ chức các chương trình hợp lý và đạt được mục
đích truyền đạt tối đa, thời lượng hợp lý được ước tính là từ 70 đến 77
phút vì thế các chương trình trong tương lai UEH nên xây dựng và tổ
chức với độ dài thời gian phù hợp nhằm đáp ứng mong muốn của sinh

26
viên đồng thời đạt được hiệu quả cao nhất. Với thời lượng được ước tính,
UEH sẽ có thể lên kế hoạch từng phần trong các chương trình để thực
hiện

V/ HẠN CHẾ

Dù bài khảo sát đã hoàn thành theo đúng tiến độ mà nhóm chúng em đã đề ra
trước đó, nhưng vẫn còn đó những hạn chế nhất định khiến cho bài khảo sát này
vẫn chưa được hoàn hảo và thực tế như mong đợi. Điển hình nhất chính là hạn
chế về quy mô đối tượng khảo sát và phương pháp thống kê.

Về đối tượng khảo sát của bài nghiên cứu thì nó vẫn chỉ được thực hiện trên quy
mô nhỏ, cụ thể là các bạn sinh viên đang theo học tại UEH. Chưa tạo được sự
thu hút với số lượng đáp viên lớn hơn khiến mức độ khách quan còn hạn hẹp.
Ngoài ra, phân phối đối tượng của khảo sát cũng bị lệch khi các đáp viên nam
cao hơn hay là chiếm đa số khảo sát là tân sinh viên khóa 49. Những vấn đề trên
dẫn tới việc là bài khảo sát vẫn chưa được tiếp cận tới đồng đều giới tính hay
lứa tuổi làm kết quả khảo sát bị chênh lệch đáng kể. Không những thế, có thể có
một số ít người tham gia đưa ra những câu trả lời có phần qua loa, chưa có độ
xác thực cao. Vì vậy số liệu chỉ mang tính tổng quan hơn là khách quan chứ
chưa thật sự chi tiết và chính xác về việc định hướng và các yếu tố ảnh hưởng
đến việc chọn nghề nghiệp của sinh viên UEH.

Về phương pháp thống kê thù còn đó vẫn có nhiều thiếu sót về các loại thang đo
và biểu đồ. Các câu hỏi có thể vẫn chưa bao quát được trọn vẹn toàn bộ nội
dung của chủ đề để người khảo sát có thể bày tỏ nhiều hơn hay người đọc bài
nghiên cứu hiểu sâu hơn về nội dung. Làm cho kết quả bài khảo sát chỉ mang
tính lý thuyết hơn là thực tế.

Vì vậy ở những đợt nghiên cứu sau thì nhóm sẽ cố gắng chú trọng hơn về
những hạn chế trên để các bài khảo sát sau này được cụ thể và hoàn chỉnh hơn

27

You might also like