Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 36

NHÀ CÔNG NGHIỆP 1 TẦNG

ĐẶC ĐIỂM , PHẠM VI ỨNG DỤNG


Ưu điểm:
Tốc độ xây dựng nhanh
- Dễ bố trí dây chuyền sản xuất năm ngang, liên tục
- Dễ mở rộng diện tích
- Kỹ thuật xây dựng đơn giản
Phù hợp với công nghệ sản xuất có thiết bị máy móc lớn, nặng
- Dễ xử lý đối với sản phẩm của quá trình chế tạo nặng, cồng kềnh, tải trọng lớn, di chuyển
nặng nề theo cả hai phương
- Thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên tốt
- Bố trí giao thông tốt với khu sản xuất. Bố trí được các loại thiết bị vận chuyển hạng nặng
- Mở rộng lưới cột và mở rộng được nhịp của nhà
- Tổ chức an toàn lao động và PCCC thuận lợi

Nhược điểm:
- Diện tích chiếm đất xây dựng lớn
- Chi phí bảo dưỡng tốn kém
- Chi phí xây dựng tường bao che, đường ống kỹ thuật … lớn
- Một số loại hình nhà máy thiếu chiều cao để tổ hợp không gian và điểm nhấn kiến trúc

Sử dụng nhà công nghiệp 1 tầng:v


- Các xưởng có máy móc và hàng hoá tương đối năng
- Các kho hàng
- Các xưởng có dây chuyền sản xuất liên tiếp để tạo ra sản phẩm: Nhà máy in, Nhà máy
chế biến thực phẩm, Nhà máy sản xuất bao bì
- Xưởng cơ khí láp ráp
- Khối lượng, kích thước trang thiết bị máy móc, vật phẩm nguyên vật liệu… lớn, nặng
chấn động và xung lực mạnh bất lợi cho việc tổ chứcc dây chuyền thẳng đứng và đặt các
thiết bị trên sàn lầu.
- Địa chất thuỷ văn của địa điểm xây dựng không tốt, bất lợi cho việc xây nhà nhiều tầng
- Do hạn chế của vốn đầu tư, yêu cầu tuổi thọ công trình ngắn hoặc yêu cầu xây dựng
nhanh để đưa vào sử dụng:

THIẾT KẾ MẶT BẰNG


1 Mực tiêu thiết kế:
Trên cơ sở dây chuyền công nghệ, quy cách và đặc điểm vận hành của thiết bị máy móc trong
quá trình sản xuất, cần nghiên cứu thiết lập phương án thiết kế mặt bằng đáp ứng những yêu cầu
sau:
- Tổ chức dây chuyền công nghệ sản xuất hợp lý
- Xác định không gian kiến trúc tối ưu
- Chọn lựa hệ thống kết cấu phù hợp
- Tổ chức không gian sản xuất với môi trường lao động- phục vụ sinh hoạt phù hợp cho
công nhân

2 Mặt bằng chung


- Mặt bằng chung của nhà xưởng công nghiệp cơ bản có 3 dạng
thường dùng :

 Theo dạng đường thẳng: các bộ phân chức năng cơ bản của đây
chuyền công nghệ được sắp xếp trên một đường thẳng, tạo nên một mặt
bằng có dạng hình chữ nhật. Đây là dạng thông dụng nhất vì có chiều
dài dòng vât liệu ngắn nhất.

 Theo dạng chữ L: các bộ phân chức năng cơ bản của dây chuyền công
nghệ được sắp xếp trên một đường gãy khúc theo yêu cầu của công
nghệ, hoặc địa hình khu đất, mặt bằng được tạo nên có dạng chữ L.

 Theo dạng chữ U: các bộ phận chức năng cơ bản của dây chuyền công
nghệ đuợc sắp xếp Thành hình chữ u, dẫn đến mặt bằng có dạng chữ U,
hoặc chữ nhât. Đây là dạng tạp trung, thường được sử dụng cho các
nhà sản xuất có yêu cầu vệ các thông số không gian của các bộ phận
này giống nhau. Khi tổ chức như vậy, tính linh hoạt của nhà tăng lên.
song sẽ khó khăn cho việc tổ chức thông gió tự nhiên.

- Dây chuyền sản xuất của nhà công nghiệp một tầng đẹp chủ yếu được
bố trí trên mặt phẳng nằm ngang; có thể theo phương dọc, ngang hoặc
kết hợp. Trên cơ sở đó, mặt bằng nhà đẹp thường có các dạng vuông,
chữ nhật chữ L, E, T.

- Mỗi một loại thiết kế xây dựng đều có những ưu, nhược điểm riêng,
nên chọn những giải pháp nào có thể đáp ứng tốt nhất các yêu cầu linh
hoạt của nhà công nghiệp, tổ chức chiều sáng, thông gió thuận lợi, mà
rộng và phát triển dễ dàng, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa.
Thực tế cho thấy - về mặt hợp lý kinh tế - nếu công nghệ sản xuất cho
phép. nên chọn mặt bằng nhà xưởng có dạng hình chữ nhật đơn giản,
có các nhịp song song với nhau, có lưới cột thống nhất.

3 Giải pháp bố cục


 Bố cục hợp khối
- Khái niệm: hợp khối trong xây dựng công nghiệp được hiểu như là
việc tập trung các bộ phận chức năng trong một hệ thống không gian
chung nhằm nâng cao hiệu quả về kinh tế cũng như sử dụng đất

- Ưu điểm *Giảm thời gian và chi phí vận chuyển qua việc rút ngắn
dòng vật liệu
*Giảm chiều dài đường giao thông , hệ thống cung cấp đảm
bảo kĩ thuật
*Tạo điều kiện cho việc sử dụng chung một số các bộ phận
chức năng như phục vụ sinh hoạt
*Dây chuyển sản xuất liền mạch
*Tiết kiệm đất, tổng thể gọn, rút ngắn việc liên hệ trong sản
xuất và trong sinh hoạt thuận lợi
*Các hệ thống kỹ thuật ( điện, nước, thông gió ) ngắn gọn,
tiết kịêm .
*Hình khối, mặt nhà dễ biểu đạt hình đồ sộ, hoành tráng, gây
được cảm xúc mạnh.
*Dễ quản lý, bảo vệ công trình .

- Nhược điểm: Không gian không được thông thoáng .Nếu công trình
nằm trong khu vực quẩn gió và tự nhiên cho công trình sx không tốt ,
nhất là nơi công trình có thải ra nhiệt thừa, hơi nước, bụi, các chất khí
độc hại sẽ gây ra hậu quả xấu cho môi trường
Dễ lây lan khi gặp sự cố như cháy nổ
Nền móng, kết cấu phức tạp, nhất là công trình có nhiều loại
không gian, hình dáng kích thước khác nhau .
Chế độ ánh sáng, thông gió tự nhiên kém, dễ gây ồn bởi các
không gian gần nhau
Thi công xây dựng khó, khó phân đợt xây dựng .

 Bố cục phân tán


- Khái niệm: phân tán là các khối chức năng được phân bố cách xa
nhau và liên hệ với nhau bằng hệ thống giao thông (hành lang,
cầu nối;...)
- Ưu điểm : Các khu vực hoạt động được phân chia khu vực rõ
ràng, tương đối độc lập .
Giao thông liên hệ mạch lạc, đơn giản, dễ thoát hiểm .
Nền móng, kết cấu dễ xử lý, dễ phân dợt xây dựng .
Chiếu sáng và thông gió tự nhiên tốt, có thể xen kẽ
cây xanh, sân vườn vào các khu chức năng sử dụng,
tạo cảnh quan quanh công trình đẹp .
- Nhược điểm: Mặt bằng bị trải rộng, chiếm nhiều đất xây dựng
Giao thông bị kéo dài, tốn dịên tích phụ, khó
bảo vệ công trình .
Các hệ thống kỹ thuật ( điện, nước, thông hơi ..)
bị kéo dài, gây tốn kém .
Hình khối, mặt đứng bị kéo dài, không cho hình
khối đồ sộ, hoành tráng .

 Bố cục hỗn hợp


- Khái niệm: là dùng giải pháp hợp khối với các bộ phận chức năng sử
dụng gắn bó chặt chẽ và thường xuyên, kết hợp với giải pháp phân tán
với khối chức năng có tính độc lập tương đối, hoặc quan hệ không
thường xuyên với các khối khác
- Ưu điểm: Sử dụng đất đai xây dựng vừa phải, dễ áp dụng ở các nơi .
Giao thông rõ ràng, mạch lạc, ít tốn dịên tích phụ và đường
ống kỹ thuật .
Giải quyết được một phần chủ yếu về ánh sáng, thông gió tự
nhiên, sân trong cải tạo vi khí hậu tốt, cảnh quan đẹp, phù
hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như ở VN .
Hình khối, mặt đứng dễ đạt được hịêu quả thẩm mỹ vì bố
cục thể hiện rõ khối chính, phụ .
- Nhược điểm: Giải quyết nền móng, kết cấu công trình còn phức tạp,
nhất là chỗ tiếp giáp giữa các khối có không gian kích thước lớn nhỏ
khác nhau .
Phân đợt xây dựng công trình phải tuỳ theo đặc thù về
đất đai xây dựng, vốn đầu tư, và sự phát triển của
công trình trước mắt và lâu dài. .
Tổ hợp hình khối, mặt đứng công trình phải chú ý sự
thống nhất, hài hoà giữa khối chính và khối phụ, tránh
tình trạng chắp vá kiến trúc ..
Căn cứ để lựa chọn
- Yêu cầu công nghệ
- Yêu cầu môi trường
- Hình dạng khu đất
III THIẾT KẾ THEO DÂY CHUYỀN
Căn cứ lựa chọn : Căn cứ để lựa chọn
- Đặc điểm các công đoạn sản xuất
- Đặc điểm dây chuyền thiết bị công nghệ sản xuất
- Khả năng áp dụng các thiết bị vận chuyển
Tổng mặt bằng lựa chọn giải pháp phân tán để hạn chế ô nhiễm chéo và sử dụng
thiết bị vận chuyển tạo mối quan hệ giữa các hạng mục
mỗi một nhà máy ,xí nghiệp đều có 1 quy trình công nghệ hoặc dây chuyền sản xuất riêng biệt .sơ đồ
dây chuyền công nghệ của mỗi nhà máy biểu hiện quá trình liên tục từ lúc đưa nguyên liệu vào nhà
máy ,qua các quá trình gia công chế biến trong các phân xưởng ,tạo ra các sản phẩm để xuất ra khỏi
nhà máy .
Sơ đồ dây chuyền sản xuất toàn xí nghiệp biểu hiện mối quan hệ sản xuất qua lại của các phân
xưởng ,công trình ,thiết bị sản xuất của nhà máy trong quy trình chung

Sơ đồ dây chuyền công nghệ của phân xưởng cho thấy mối quan hệ sản xuất của các công đoạn sản
xuất trong xưởng với nhau và các phân xưởng xung quanh :
Các phương án bố trí :
Dây chuyền sản xuất thường bao gồm :
+ trục chính : biểu hiện quá trình sản xuất chủ yếu của xí nghiệp
+ các đường nhánh : biểu hiện các dây chuyền sản xuất phụ _ phụ vụ cho dây chuyền chính
Trong mỗi loại sản xuất nhiều khi có nhiều phương pháp sản xuất khác nhau
Mỗi phương pháp đều có dây chuyền sản xuất riêng biệt ,có ảnh hưỡng rõ rệt đến cấu trúc mặt
bằng ,hình khối của các phân xưởng cũng như giải pháp quy hoạch không gian ,mặt bằng của xí
nghiệp
Ngoài ra,các dây chuyền công nghệ chung của từng công đoạn sản xuất có thể có những điểm khác
nhau về phương pháp sản xuất : gia công nóng,gia công nguội ,gia công khô ,gia công không
ướt ,phản ứng hóa học . do đó ,các phân xưởng thường đòi hỏi phải có các giải pháp tổ chức không
gian ,mặt bằng phù hợp ,và những đặc điểm sản xuất đó ,cùng với các yếu tố khác ảnh hưởng khá lớn
đến các giải pháp quy hoạch mặt bằng chung của xí nghiệp công nghiệp
Các phân khu chức năng trên mặt bằng phân xưởng sản xuất ( có đầy đủ các bộ phận chức năng như
quy mô XHCN hay KCN
-Phân khu theo phương ngang
-Phân khu theo phương dọc
-Kiểu hỗn hợp
-Một số dạng khác
MB phân xưởng sản xuất động cơ – Hãng AirFrance
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ

HỆ THỐNG LƯỚI CỘT NHÀ CÔNG NGHIỆP 1 TẦNG

CÁC DẠNG MẠNG LƯỚI CỘT THƯỜNG DÙNG


-Dạng nhịp: 12, 15, 18, 21, 30, 36, 42,…60m
-Bước cột: 6, 9,12 ,18 24m
_Loại ô vuông 12x12m, 15x15, 18x18m

Căn cứ để lựa chọn và xác định:


-Yêu cầu bố trí dây chuyền công nghệ
-Yêu cầu bố trí thiết bị vận chuyển
-Tổ hợp hình khối kiến trúc của khối nhà
-Yêu cầu bố trí thông thoáng và chiếu sáng
-Định hướng tổ chức tính linh hoạt trong không gian nhà CN
-Tổ chức mạng lưới kỹ thuật trong nhà CN
-Tính thống nhất hoá trong xây dựng

NHỊP VÀ BƯỚC CỘT LÀ GÌ ?


Bố trí hệ lưới cột là tìm kích thước hợp lý giữa các cột theo hai phương:
Phương ngang nhà gọi NHỊP kí hiệu là L. Nhịp L thường được chọn theo mô đun là 6m:
L=12,18,24,30,36
Phương dọc là BƯỚC CỘT kí hiệu là B. Bước cột B thường gặp B=6,12m

Đối với nhà mái nặng có nhịp L>30m, chiều cao nhà H>15m, sức trục Q>30T thì sử dụng bước
cột B=12m là hợp lý. Khi các thông số trên nhỏ hơn thì dùng bước cột B=6m kinh tế hơn.

Đối với nhà mái nhẹ, bước B có thể chọn trong khoảng từ 6m÷9m
Xác định nhịp nhà
Kích thước nhịp được xác định theo yêu cầu của công nghệ sản xuất, đặc điểm sản phẩm, diện tích
cần thiết để bố trí thiết bị, tổ chức lao động, phương tiện vận chuyển, giải pháp kết cấu và sự hợp lý –
kinh tế :
- Kích thước thiết bị lớn, bố trí chặt chẽ  kích thước nhịp phụ thuộc vào yêu cầu công nghệ
sản xuất.
Ví dụ: nhà máy nhiệt điện loại đốt bằng than đá, nhịp của phân xưởng xử lý than, lò hơi, khử khí,
tuabin được thay đổi theo cách sắp xếp của công nghệ và công suất.
- Kích thước thiết bị nhỏ, bố trí linh hoạt: ( cơ khí, dệt, điện tử, may mặc,…)  kích thước nhịp
phụ thuộc vào giải pháp kết cấu và tính kinh tế.

- Theo tài liệu nghiên cứu của nhiều nước, khi diện tích xưởng không đổi, nếu thay đổi khẩu độ
nhỏ bằng khẩu độ lớn ( thay 3 nhịp 12m thành 2 nhịp 18m ) sẽ tiết kiệm được vật tư, hạ giá
thành xây dựng và tăng diện tích sử dụng, nhưng nếu sử dụng nhịp xưởng quá lớn giá thành
công trình sẽ tăng lên.
- Kích thước nhịp tăng tỉ lệ thuận với sức trục của cầu trục. Khi sử dụng cầu trục cổng trong
nhà công nghiệp, kích thước nhịp còn phải tăng lên thêm 3 :6m theo yêu cầu hoạt động của
thiết bị
- Để bảo đảm yêu cầu công nghiệp hóa xây dựng, kích thước nhịp nhà công nghiệp 1 tầng đêu
phải phù hợp với các quy định thống nhất của Nhà nước: nhịp dưới 18m lấy theo bội số của
3m, còn khi nhịp nhà lớn hơn 18m – lấy theo bội số của 6m.
- Nhà không có cầu trục hoặc chỉ có cần trục treo: nhịp nhà bằng 6 : 9 : 12m là kinh tế nhất
- Nhà có cầu trục lấy: 18 : 24 : 30m hoặc lớn hơn
-Tổ hợp hình khối kiến trúc của khối nhà
-Yêu cầu bố trí thông thoáng và chiếu sáng
-Định hướng tổ chức tính linh hoạt trong không gian nhà CN
-Tổ chức mạng lưới kỹ thuật trong nhà CN
-Tính thống nhất hoá trong xây dựng
Bước cột phụ thuộc vào vật liệu làm kết cấu, loại kết cấu, quy định thống nhất hóa và tính kinh tế.
Thông thường bước cột nên lấy bằng 6:12m trong các trường hợp đặc biệt có thể lên đến 18 hoặc
24m.
Với 1 số trường hợp bước cột phụ thuộc vào bước máy. VD: trong phân xưởng dệt bước cột cũng
không thống nhất, phục thuộc vào cách sắp xếp thiết bị sản xuất có lợi nhất.
Khi sản xuất cần thiết bị hoặc sản phẩm kích thước lớn ( xưởng máy bay, tàu thủy,…) hoặc cần không
gian và mặt bằng rộng rãi,có thể lấy nhịp nhà trên 100m, bước cột lấy theo bội số 6m.
cột 12x18m và 12x24m là tối ưu nhất với nhà công nghiệp 1 tầng với nhiêu ngành sản xuất.
 Để tăng tính linh hoạt: bước cột biên lấy 6m, cột giữa 12m, nhịp lấy 12,18,24m
 Để thông gió và chiếu sang tự nhiên tốt: chiều rộng nhà không quá 72m
Ngoài ra, tính linh hoạt của xưởng tăng lên khi bước cột giữa tăng (vd từ 6 lên 12m ), song giá thành
xây dựng cũng tăng lên. Với kết cấu BTCT hoặc thép bước cột hợp lý nhất cho phép đến 12m. Với
kết cấu gỗ  bước cột đến 4m.

KHE BIẾN DẠNG


Nhà công nghiệp thường có kich thước lớn về chiều dài và chiều rộng với nhiều loại kết cấu chịu lực
khác nhau vì vậy bố trí hệ thống lưới cột trên mặt bằng cần chú ý bố trí khe lún, khe nhiệt độ chống
biến dạng

1/Phân loại:

-Khe lún: Khi công trình quá dài, nền đất không đồng đều, công trình
sử dụng nhiều loại cầu trục có sức nâng khác nhau. Trong một công
trình có nhiều chiều cao chênh lệch nhau lớn,….
Bố trí khe lún khi:
-Đất chịu tải không đều, mặt bằng nhà lớn
-Giữa hai nhà có chênh lệch nhiệt độ cao
-Giữa hai nhà có bố trí tải trọng
khác nhau trên mặt nền nhà

-Khe nhiệt (khe co giãn): Dùng để triệt tiêu ứng suất phát sinh do
nhiệt tác động vào kết cấu, nên chia nhà thành nhiều đoạn có độ dài
khác nhau bằng khe.
-Tình hình nhiệt độ bên trong
_Khoảng cách tuỳ thuộc vào hình thức kết cấu

Có thể kết hợp với khe phòng chấn động nếu có


Tổng hợp thành khe biến dạng. Và nên bố trí tại các vị trí thay đổi chức năng trong không gian – ví
dụ: khoảng cách chuyển tiếp giữa các phân xưởng, giữa phân xưởng và kho
Xác định chiều dài cụ thể của các khối biến dạng

2/Xác định khe biến dạng:


Phải xác định khe biến dạng cùng với xác định lưới cột, vì nhà công nghiệp có kích thước lớn, nhiều
kết cấu chịu lực khác nhau nên chúng có tác động rất khác nhau đến công trình.

3/Khe nhiệt độ:

Khi nhà có kích thước mặt bằng lớn, khi có sự thay đổi về nhiệt độ, trong các thành phần kết cấu có
thể xuất hiện thêm các ứng suất phụ gây tác dụng không có lợi cho kết cấu.

Trong các trường hợp cần thiết, mặt bằng nhà được chia thành các khối nhiệt độ theo phương dọc và
ngang được tạo bởi các khe nhiệt độ.

Khoảng cách giữa các khe nhiệt độ không quá 200m

Tại vị trí khe nhiệt độ, bố trí hai khung đứng cạnh nhau có trục lui về hai phía của trục định vị
500mm.
*Lưu ý:
-Tầng hầm: tránh khe nhiệt độ, khe lún. Đưa tất cả ứng suất do nhiệt vào trong tính toán
-Nếu tổng chiều ngang nhà < 150m -> không có khe nhiệt độ, không cần tính toán
-Nếu tổng chiều ngang nhà > 150m -> không có khe nhiệt độ nhưng phải tính ứng suất do nhiệt để
đưa vào khung ngang.

Khe biến dạng ngang: độ dài mỗi đoạn được qui định (theo QPXD
63-74) như sau: + Kết cấu chịu lực bắng gạch đá: 60m.
+ Kết cấu khung bê tông cốt thép toàn khối: 40 ÷

48m. + Kết cấu bê tông cốt thép lắp ghép: 60m.

+ Kết cấu hỗn hợp BTCT – thép: 60m.

+ Kết cấu thép: 120 ÷ 150m.

Khe biến dạng dọc: được bố trí thêm khi nhà có nhiều nhịp, hoặc có tải
trọng các nhịp chên lệch nhau lớn (xem thêm QPXD 57-73).

Nguyên lí thiết kế công nghiệp


Vật Liệu:
a. Bê tông cốt thép (BTCT)

- Ưu điểm: Chịu được lực nén và lực kéo tốt,


- khả năng tạo hình đa dạng
- Chống được cháy, ăn mòn, ẩm, xâm thực của môi trường
- giá thành rẻ

- Nhược điểm: Kết cấu nặng nề, chịu tải trọng động kém. Hiện tại do khoa
học kỹ thuật phát triển trong nhà công nghiệp sử dụng loại BTCT dự ứng
lực, vòm vỏ mỏng do vậy kết cấu BTCT không những vượt được khẩu độ
lớn mà hình dáng cũng thanh thoát, thẩm mỹ cao.
b. Vật liệu thép

- Ưu điểm: Chịu được lực kéo tải trọng lớn,


- chịu được các lực gây tác động biến dạng như lực xô, động đất, chịu
được nhiệt độ cao,
-có trọng lượng bản thân nhỏ, thi công lắp đặt nhanh, dễ dàng tạo được các
loại hình dạng khác nhau, kết cấu thanh mảnh nhưng cực kì bền chắt.

- Nhược điểm: Chịu lực nén kém, tốn thêm một khoản chi phí sơn chống
gỉ chống cháy... giá thành vật liệu cao hơn so với BTCT.
-Tránh khu vực gần biển, sản xuất dùng nước nhiều
c. Gạch - gỗ

- Ưu điểm : Là vật liệu địa phương giá thành không cao, thi công đơn giản.

- Nhược điểm: Độ bền, chịu nén, kéo đều kém, không chịu được các tác
động mạnh. Riêng gỗ dễ cháy và mục nát.
- phạm vi sử dụng nhịp nhỏ

Đối với nhà có khẩu độ <30m : bê tông cốt thép hoặc thép
Đối với nhà có khẩu độ >30m :thép hoặc kết cấu không gian
Đối với nhà có khẩu độ < 12m có thể dùng gỗ - gạch – đá

Thông gió
Khái quát
-Che mưa che nắng: Thể hiện được đặc trưng của kiến trúc nhiệt
đới
Chiếu sáng tự nhiên >50%
Thông thoáng tự nhiên:
-Vùng áng gió, áp lực dương
_Vùng khuất gió, áp lực âm

1. Những ảnh hưởng xấu khi nhà xưởng không sử dụng giải
pháp thông gió:

- Không khí trong nhà xưởng ngày càng xấu đi, nhiệt độ tăng cao, gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất, chất lượng máy móc cũng
như sản phẩm công nghiệp
- Sức khỏe người lao động không được đảm bảo, đồng nghĩa với năng
suất công việc bị giảm sút
- Lượng khói bụi, khí độc hại ứ động, gây ô nhiễm môi trường
- Nhiệt lượng máy móc tăng cao gây nguy cơ cháy nổ, nguy hiểm cho hoạt
động sản xuất

2. Hiệu quả của thông gió hợp lí trong công trình công nghiệp

- Tạo khả năng trao đổi không khí trong phòng tốt nhất theo yêu cầu để
hạn chế sự tác động xấu của chế độ gió và bức xạ mặt trời
- Thải lượng nhiệt thừa do máy móc và con người hoạt động sinh ra
- Thải khói bụi, độc hại sản xuất ra ngoài và thay thế bằng không khí sạch
- Tạo chế độ nhiệt - ẩm phù hợp với các yêu cầu của sản xuất và con người

3. Các hình thức thông gió cho nhà công nghiệp:

- Thông gió tự nhiên


- Thông gió nhân tạo
- Kết hợp giữa thông gió tự nhiên và thông gió nhân tạo

I. Các hình thức thông gió

1. Thông gió tự nhiên


a) Thông gió tự nhiên có 2 dạng :
- Thông gió không tổ chức, không định hướng
- Thông gió tự nhiên có tổ chức, có định hướng

 Thông gió không tổ chức, không định hướng:


- Nhờ sự thâm nhập của không khí qua các khe hở, các lỗ thoáng trong kết
cấu bao che ; thông gió không tổ chức qua các lỗ cửa sổ, cửa đi, lỗ
thoáng
- Có thể thay thổi phần nào thành phần không khí, nhiệt độ trong các
phòng sản xuất ít sinh nhiệt thừa nhưng có hiệu quả không lớn, không
đạt yêu cầu mong muốn

 Thông gió tự nhiên có tổ chức, có định hướng:


- Thông gió tự nhiên bằng đối lưu: Thông thường nhiệt độ không khí trong
nhà (do con người và quá trình hoạt động sản xuất sinh ra) cao hơn
nhiệt độ không khí ngoài nhà – đặc biệt vào mùa hè – sẽ tạo ra một
luồng gió thổi liên tục từ ngoài vào nhà, bay lên cao và thoát ra qua các
cửa sổ phía trên, nhờ thế làm chế độ không khí trong phòng được thay
đổi tốt hơn
- Thông gió tự nhiên bằng áp lực: Khi gió thổi vào mặt nhà sẽ tạo nên áp
lực dương ở phía đón gió và áp lực âm ở phía khuất gió. Nếu các mặt
tường có lổ cửa, gió sẽ đi từ phía có áp lực dương sang áp lực âm làm
thay đổi chế độ không khí trong phòng

Trong thực tế, cả 2 biện pháp thông gió này thường tác động đồng thời, vì
vậy cần nghiên cứu kết hợp khi tổ chức thông gió tự nhiên

Bonus hình:
2. Thông gió nhân tạo:

- Trong các nhà công nghiệp có chế độ vi khí hậu đặc biệt hoặc trong các
nhà sản xuất không gian bị phân chia thành nhiều phòng khác nhau do
yêu cầu sản xuất và sử dụng, nhất thiết phải sử dụng biện pháp thông
gió nhân tạo
- Thông gió nhân tạo có thể dưới dạng:
+ Cục bộ
+ Toàn bộ
 Thông gió nhân tạo dạng cục bộ:
Được sử dụng khi nguồn sinh nhiệt không phân bố đều hoặc nguồn nhiệt
chênh lệch lớn. Tại những nơi sinh nhiệt thừa có thể dùng quạt làm mát
hoặc hệ thống thông gió thổi – hút cục bộ
 Thông gió nhân tạo dạng toàn bộ:
Với các xưởng yêu cầu chế độ nhiệt - ẩm đặc biệt cho toàn phòng ( sợi,
dệt, điện tử, cơ khí chính xác,…) cần sử dụng biện pháp thông gió nhân
tạo toàn bộ
- Hệ thống thông gió nhân tạo thường bao gồm phòng máy điều hòa, hệ
thống ống dẫn không khí và các thiết bị điều chỉnh. Các phòng đặt thiết
bị thông gió có thể bố trí trên mái, bên cạnh nhà, bên trong xưởng hoặc
dưới tầng hầm, còn các đường ống thông gió có thể được treo dưới
hoặc đặt trong không gian thừa của kết cấu mái, sàn ; trong các tầng kĩ
thuật hoặc trong các hộp thông gió ở các lớp mái
 Các thiết bị điều hòa không khí sẽ chiếm 1 diện tích đáng kể
3. Kết hợp giữa thông gió tự nhiên và thông gió nhân tạo :

Lấy ví dụ thông gió trong nhà máy cơ khí:

Ở các khâu chế tạo, lắp ráp, sửa chữa : vừa có thể sử dụng thông gió tự
nhiên và thông gió nhân tạo

Ở các kho thành phẩm, phôi liệu nên sử dụng hệ thống thông gió nhân
tạo
A. Chiếu sáng:
Hệ thống chiếu sáng để đảm bảo chế độ ánh sáng tiện nghi trong phòng sản
xuất là 1 trong những yếu tố quan trọng xác định chất lượng môi trường vi
khí hậu bên trong xưởng. Tùy theo yêu cầu và đặc điểm của sản xuất, trong
phòng phải có hệ thống chiếu sáng thích hợp, nhằm đảm bảo ánh sáng đầy
đủ nơi làm việc, chiếu sáng đều khắp đối tượng lao động, bảo đảm độ tương
phản rõ ràng của đối tượng và phông nền, không có bóng đổ hoặc phản
chiếu ở bề mặt làm việc, đồng thời phải thỏa mãn các yêu cầu nội, ngoại
thất nhà.

Trong nhà công nghiệp có thể sử dụng ba dạng chiếu sáng:

- Chiếu sáng tự nhiên


- Chiếu sáng nhân tạo
- Chiếu sáng kết hợp

1. Chiếu sáng tự nhiên:


Chiếu sáng tự nhiên chỉ được sử dụng cho các xưởng sản xuất làm việc ban
ngày cho các nhà công nghiệp 1 tầng, tầng trên cùng của nhà công nghiệp
nhiều tầng hoặc cho 1 phần diện tích mặt bằng sát tường ngoài các tầng
dưới của nhà công nghiệp nhiều tầng

Tổ chức chiếu sáng tự nhiên nhà công nghiệp thường được thực hiện theo 3
kiểu:

+ Chiếu sáng bên (qua cửa sổ)

+ Chiếu sáng bề mặt (qua hệ thống cửa mái)

+ Chiếu sáng hỗn hợp ( qua cửa sổ và cửa mái)

Mỗi loại chiếu sáng có hiệu quả khác nhau. Chiếu sáng bề mặt có sự phân bố
đều hơn cả, song tốt nhất nên tổ chức chiếu sáng hỗn hợp: cửa bên nhiều
lớp, cửa mái nhiều dải

Do tận dụng ánh sáng tự nhiên, nên cần phải sử dụng nhiều loại cửa sổ và
cửa mái khác nhau để lấy sáng phú hợp với yêu cầu cụ thể của từng loại sản
xuất và vệ sinh lao động
 Thiết kế cửa chiếu sáng phải kết hợp với thông gió, không chiếu trực
tiếp vào nơi làm việc. Nên bố trí hướng sáng theo hướng Bắc Nam
 Nhìn chung chiếu sáng tự nhiên có tổ chức ảnh hưởng rất lớn đến
việc lựa chọn kiểu, giải pháp bố trí, xác định diện tích cửa sổ, cửa
mái ; biện pháp chống tia trực xạ, loại kết cấu chịu lực và tổ hợp kiến
trúc nhà công nghiệp

Hạn chế: phụ thuộc vào tự nhiên như ban đêm, trời mưa, không đạt độ sáng
với xưởng có kết cấu che phủ cao, không ổn định, khó kiểm soát

2. Chiếu sáng nhân tạo:

Trong các nhà công nghiệp của 1 số ngành sản xuất, sản xuất được tiến
hành suốt cả ngày đêm ; trong các nhà có chiều rộng lớn nhưng không có
cửa mái, trong các nhà công nghiệp nhiều tầng; hoặc trong 1 số nhà công
nghiệp có yêu cầu chiếu sáng đặc biệt bắt buộc phải tổ chức chiếu sáng
nhân tạo

Tùy theo yêu cầu và đặc điểm của từng loại sản xuất mà có thể tổ chức
chiếu sáng dưới 2 loại :
+ Chiếu sáng đều
+ Chiếu sáng đều kết hợp cục bộ (nơi cần tăng cường)
 Nhìn chung tổ chức chiếu sáng nhân tạo chỉ ảnh hưởng chủ yếu đến
nội thất nhà, ít ảnh hưởng đến kết cấu và hình thức kiến trúc bên
ngoài của nhà công nghiệp

 Yêu cầu của chiếu sáng nhân tạo :


- Chia không gian của phòng ra nhiều phòng nhỏ, mỗi không gian có chế
độ chiếu sáng riêng
- Thiết kế gần với chiếu sáng tự nhiên nhất có thể
- Phân bố thiết bị chiếu sáng phù hợp với điều kiện riêng, bảo vệ mắt,
bảo vệ nguồn sáng, có thể thay đổi quang phổ khi cần thiết

 Chọn giải pháp phân bố ánh sáng nhân tạo hợp lí:
- Phân bố trực tiếp: 90% ánh sáng rọi xuống bề mặt làm việc, ít tốn
nặng lượng nhưng dễ tạo bóng
- Phân bố bán trực tiếp: 60-90% rọi trực tiếp, sử dụng màu sáng để tăng
khả năng phản xạ
- Phân bố gián tiếp: >90% hướng lên trên tạo ánh sáng phản xạ, loại này
ít sử dụng trong nhà công nghiệp

Phân luồng giao thông giữa người và hàng

http://jf-design.pl/hala-przemyslowa-z-czescia-biurowa-krakow/

Định nghĩa : Phân luồng giao thông giữa người và hàng


Nguyên tắc chung là:
 Tuân theo nguyên tắc 2 luồng: luồng hàng và luồng người phải độc lập
với nhau.Ưu tiên trọng tâm giao thông vận hành hàng hoá phục vụ sản
xuất – sau đó xét đến luồng di chuyển đi lại của công nhân
 Tổ chức 2 luồng giao thông ngược chiều, đan xen nhau. Trường hợp 2
luồng cùng chiều thì tách vị trí tiếp cận phân xưởng
 Tổ chức ngắn gọn, không giao cắt, tiếp cận được nơi cần thiết và tiếp nối
được giao thông bên ngoài.
 Tận dụng những vị trí chuyển tiếp công nghệ để bố trí các luồng giao
thông đi lại trong nhà xưởng. Chú ý các vị trí đầu mối giao thông – vị trí
nhập và xuất hàng
 Trường hợp có nhiều giao cắt trên tuyến, cần phải có giải pháp khắc phục
cục bộ như cầu vượt hoặc đường hầm
 Cửa luồng hàng: kích thước được xác định theo khối lượng hàng hoá lớn
nhất đi qua cửa đó
 Cửa luồng người: Khoảng cách cửa theo tiêu chuẩn thoát người
Việc tổ chức phân luồng giao thông là cơ sở để xác định:
-Vị trí hạng mục phục vụ sản xuất, vệ sinh, phòng sinh hoạt… Trong các nhà
xưởng lớn
-Văn phòng xưởng, phòng kỹ thuật, phòng thí nghiệm
-phòng vệ sinh cho công nhân – bao gồm vệ sinh và thay đồ
Không gian sinh hoạt khác: y tế, nghỉ giao ca, căn tin

Giao thông trên mặt bằng ( theo phương nằm ngang )


 Được bố trí theo phân vùng công năng sản xuất và thiết bị công nghệ,
tham gia phân chia các bộ phận này và phân khu thoát hiểm.
 Bao gồm các tuyến xuyên qua khu sản xuất hoặc tạo thành hành lang
ngang dọc nhà, giữa nhà hay chu vi nhà.
 Yêu cầu phải ngắn nhất, thuận lợi nhất, nối liền từ nút giao thông theo
phương đứng của tầng tới các bộ phận sản xuất, tới các cửa hoặc lối thoát
hiểm.
 Chiều rộng phụ thuộc vào lượng người, lượng hàng và tiêu chuẩn thoát
hiểm
Giao thông trên mặt bằng:
-Hành lang, lối đi cho người
-Đường vận chuyển hàng hóa

 Thường để tiết kiệm diện tích người ta kết hợp lối đi cho người và vận
chuyển hàng hóa chung một đường. Đối với nhà sản xuất có hành lang
giữa hoặc hành lang bên người ta sử dụng hành lang này làm hành lang
giao thông cho người và hàng hóa.(*)
 Đối với nhà sản xuất không có hành lang (không gian chung) khi bố trí
thiết bị đồng thời bố trí hành lang giao thông dọc nhà, ngang nhà hoặc kết
hợp cả hành lang ngang và dọc để cho phương tiện giao thông và người
qua lại.(**)

Mạng lưới giao thông trong nhà công nghiệp thường được thiết lập theo
các nguyên tắc chung như sau:
Bố trí đường theo tuyến, thiết lập theo các phương dọc và phương ngang nhà,
phù hợp với loại nhà xưởng có qui mô sản xuất lớn, có dây chuyền sản xuất trải
rộng theo phương dọc hoặc ngang.

 Đường đi dọc có thể bố trí giữa nhịp hoặc sát biên nhịp tùy thuộc vào dây
chuyền sản xuất.
 Đường đi ngang thường bố trí cách khoảng 60 ÷ 80m phù hợp với khoảng
cách lối thoát hiểm, nhưng cũng có thể ngắn hơn theo yêu cầu của sản xuất.
Trong nhà xưởng nên có tối thiểu một đường ngang.
 Bố trí đường linh hoạt, đường đi là khoảng không gian và diện tích cách ly
giữa máy móc thiết bị, được áp dụng cho các nhà xưởng có máy móc, thiết
bị có hình dáng, kích thước không đều nhau sắp đặt không phân định được
theo tuyến.
 Chiều rộng đường giao thông luồng hàng được xác định theo tính năng của
thiết bị vận chuyển, lượng hàng hóa vận chuyển, kích thước v,v…
Khi phương tiện vân chuyển là ô tô, xe điện hay xe lửa chiều rộng đường
khoảng từ 3 ÷ 4m, hoặc bằng chiều rộng xe cộng thêm 1m.
 Chiều rộng đường dành cho người đi phải > 1m
 Các loại xe nâng, người kéo đẩy, chiều rộng ≤ 2m

Các phương thức vận chuyển


Thường có 5 phương thức vận chuyển sau:

- Vận chuyển bằng đường sắt.


Thường phục vụ cho XNCN lớn và vừa, có yêu cầu khối
lượng vận chuyển lớn hơn 45.000 tấn/năm, hoặc hàng hóa có hình dạng cồng
kềnh, hay trong khu công nghiệp có mạng đường sắt phục vụ chung.
Khổ đường sắt được phân làm hai loại khổ hẹp (≤1.000mm) và khổ chuẩn
(1.435mmm).
Đường sắt ở Việt Nam phổ biến loại 1.000mm dùng trong hệ thống vận chuyển
quốc gia. Loại 600 – 750 mm dùng trong các XNCN

Nguồn: Thiết kế Kiến trúc Công nghiệp – Nguyễn Minh Thái - 1988

Nguồn: Thiết kế Kiến trúc Công nghiệp – Nguyễn Minh Thái - 1988
- Vận chuyển bằng đường ô tô.
Đường chính: là tuyến chính được nối liền với giao thông bên ngoài XNCN và nối
với các đường khu vực bên trong XNCN, có lưu lượng người và các phương tiên
vận chuyển qua lại lớn, có ≥ 2 làn xe.
Chiều rộng đường: là khoảng cách giữa hai chỉ giới xây dựng và có chiều rộng tùy
thuộc vào cách thức tổ chức giao thông, giải pháp hạ tầng kỹ thuật mà có khích
thước khác nhau:
+ XNCN có diện tích S > 100ha: chiều rộng đường từ 32 ÷ 40m.
+ XNCN có diện tích S > 50 ÷ 100ha: chiều rộng đường từ 26 ÷ 32m.
+ XNCN có diện tích S < 50ha: chiều rộng đường từ 20 ÷ 26m.
+ XNCN có diện tích S từ 10 ÷ 20ha: chiều rộng đường từ 10 ÷ 20m

Đường khu vực (giữa các phân xưởng): là đường đi lại, vận chuyển nội bộ giữa
các nhà xưởng, CTKT, phụ thuộc vào lưu lượng người và phương tiện vận chuyển
qua lại mà có từ 1 đến 2 làn xe.

https://cgvm.nl/aan-de-slag/verkeersplan/
Đường chữa cháy: là đường phục vụ cho mục đích chữa cháy, có thể được xây
dựng riêng (với các XNCN có nguy cơ cháy nổ cao) hoặc kết hợp với đường giao
thông chung của XNCN.
Nguồn: Thiết kế Kiến trúc Công nghiệp – Nguyễn Minh Thái - 1988

Kiểu đường cụt (hình 1-14a): có nhiều nhánh cụt và chỉ có chung một cổng ra vào
XNCN, thường chỉ áp dụng cho các XNCN loại nhỏ có diện tích ≤ 5,0ha.
Kiểu đường vòng (hình 1-4b): có một tuyến vòng khép kín và chung một cổng ra
vào, áp dụng cho các XNCN loại nhỏ và vừa có diện tích ≤ 5,0ha.
Kiểu xuyên qua (hình 1-14c): có ≥ 2 cổng mở khác hướng, hoặc có trục đường
chính nối vào ≥ 2 đường giao thông ngoài XNCN, áp dụng cho các XNCN vừa và
lớn có diện tích >5,0ha. Đặc biệt khi XNCN có chiều dài cạnh > 1.000m phải có 2
cửa hong ra ngoài.

- Vận chuyển bằng thiết bị nâng hạ ( giao thông vận chuyển theo
phương đứng )

- Vận chuyển bằng băng chuyền.

- Vận chuyển bằng đường ống ( Khí đốt )

Một số mặt bằng tham khảo về luồng giao thông giữa hàng hóa và luồng
người ở các Nhà máy, Xí nghiệp ở nước ta:
http://bmktcn.com/index.php?option=com_content&task=view&id=8103&Itemid=154
Tổ chức giao thông và thoát người

THIẾT BỊ VẬN CHUYỂN

CÁC LOẠI XE CHUYÊN DỤNG.


-Xe container

-Xe đẩy hàng

-Xe móc hàng

CÁC LOẠI BĂNG TẢI


Băng tải xích: sử dụng trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp ô tô
thường sử dụng các hệ thống băng tải xích để truyền tải phụ tùng xe hơi thông qua
các nhà máy sơn.

2. Băng tải con lăn: thường dùng trong công nghiệp thực phẩm, vận chuyển các
hộp sản phẩm, giá đỡ thùng hàng. Băng tải con lăn chia ra làm 4 loại là Băng tải
con lăn nhựa, Băng tải con lăn nhựa PVC, Băng tải con lăn thép mạ kẽm, Băng tải
con lăn truyền động bằng motor.

Băng tải cao su: thường được sử dụng để vận chuyển than, kẽm, quặng …từ vùng
khai thác ra vùng tập kết. Loại này có thể lắp trên mọi địa hình và mọi khoảng
cách.
Băng tải xoắn ốc: thường dùng trong công nghiệp thực phẩm và nước giải khát,
bao bì dược phẩm, bán lẻ…Nó vận chuyển vật liệu theo một dòng liên tục

Băng tải đứng: thường vận chuyển hàng hóa giống như thang máy

Băng tải PVC trong dây chuyền chế biến thực phẩm, dược phẩm và điện tử bán
băng tải các loại cho ngành công nghiệp chất lượng cao, giá tốt nhất. Giúp doanh
nghiệp đưa ra giải pháp sản xuất tốt nhất tiết kiệm chi phí và tăng năng lực sản
xuất cho doanh nghiệp.
Loại băng tải công nghiệp được ứng dụng phổ biến nhất là băng tải PVC với dây
băng PVC chống thấm, độ bền cao, chống nước, chịu nhiệt tốt có thể chịu nhiệt độ
tới 110 độ với một thời gian nhất định

CẤU TẠO, VẬN HÀNG BĂNG TẢI

Cấu tạo băng tải gồm các cơ cấu như sau : khung băng tải , rulô chủ động , rulô bị
động , cơ cấu dẫn hướng , con lăn đỡ dây , cơ cấu tăng đơ, dây băng tải , động cơ
giảm tốc …

BĂNG TẢI ĐẶC BIỆT : Linh hoạt, có thể truyền tải hàng hóa theo nhiều
phương
Để vận chuyển nguyên vật liệu , bán thành phẩm, thành phẩm và các thiết bị SX
trong nhà công nghiệp, người ta có thể sử dụng các phương tiện vận chuyển chạy
trên nền, tường nhà xưởng như xe ôtô, xe goòng, tời, cần trục, cầu trục hoặc các
loại băng tải

Các loại vận chuyển trên đều ít nhiều ảnh hưởng đến giải pháp kiến trúc - kết
cấu nhà ông nghiệp.
DƯỚI ĐÂY CHÚNG TA SẼ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC LOẠI THIẾT BỊ VẬN
CHUYỂN NÂNG, LÀ LOẠI CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC NHÀ
CÔNG NGHIỆP
CẦN TRỤC TREO

CÁC LOAI CẦN


LOẠI KHÔNG TRỤC KHÁC
LOẠI DI DI ĐỘNG
(palăng nâng) CẦU TRỤC (cần trục
ĐỘNG
kiểu cầu)

PALĂNG NÂNG

Palăng nâng được kéo bằng tay hay điều khiển bằng điện, có sức nâng và phạm vi
hoạt động hẹp. Chúng thường được treo cố định vào kết cấu chịu lực mái

CẦN TRỤC TREO 1 RAY (MONORAIL):


Cấu tạo từ một tời điện và hệ bánh xe
treo vào cánh dưới của ray thép hình chữ I chạy dọc theo ray, ray chữ I này lại
được
neo vào cánh dưới của kết cấu chịu lực mái.
Sức nâng của loại vào khoảng 0,5 ÷ 10T, có thể nâng lên đến độ cao 18m.
Người điều khiển đứng trên mặt đất hoặc ngồi trong cabin treo dưới cần
trục.
Chỉ bảo đảm vận chuyển trong một phạm vi hẹp dọc đường ray thẳng đặt song
song hoặc xiên một góc bất kỳ theo công nghệ , hoặc được uốn cong theo yêu cầu
của công nghệ . Trong một xưởng có thể bố trí một hoặc nhiều cần trục treo một
ray

CẦN TRỤC TREO 2 RAY :


Sử dụng cho nhà công nghiệp có nhịp ≤30m, yêu
cầu vận chuyển khắp xưởng với vật cẩu nặng đến 10T.
Cấu tạo của loại cần trục này bao gồm một tời điện treo và chạy dọc một dầm ray
tiết diện chữ I . Hệ dầm - ray này lại được treo và chạy theo hai ray thép chữ I neo
cố định vào kết cấu chịu lực của mái hoặc sàn.
Vận chuyển hàng hoá theo hai phương dọc hoặc ngang nhà. Khi nhịp nhà dưới
18m nên bố trí một cần trục, còn khi nhịp nhà lớn từ 18m trở lên thì có thể bố
trí 2, 3 cần trục chạy song song

Cầu trục ( cần trục kiểu cầu)


Sử dụng để vận chuyển
theo hai phương ngang, dọc
Cầu trục có nhiều loại:
+ Loại nhỏ : 5 ÷ 50T
+ Loại trung bình : 50 ÷250T
+ Loại nặng : 250 ÷ 630T.
Để kinh tế, cầu trục thường có 2 móc cẩu có sức nâng khác nhau: một móc cẩu
có sức nâng lớn và một móc cẩu có sức nâng nhỏ
CÁC LOẠI CẦN TRỤC KHÁC
Cần trục kiểu cổng
- Có bốn chân trụ
- Được sử dụng để vận chuyển nâng trong hoặc ngoài nhà.

Cần trục kiểu công xôn :


Có 3 loại chính sau :
Loại đứng độc lập: có công xôn quay quanh trụ với bán kính hoạt động 4m, sức
nâng 1T lên cao đến 3,2m.
Loại tựa cố định lên tường hay cột với tay quay dài hơn 6m, sức nâng lên đến 5T
lên cao đến 5m.
Loại chạy dọc tường theo hệ thống ray trên, dưới, có tay với đến 8m, sức nâng
đến 10T với chiều cao nâng đến 10m

You might also like