Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 32

SEMINAR 1

KỊCH BẢN
Mở đầu MC ( Đặng Hoàng Hưng ) giới thiệu sơ về buổi thuyết trình
Giai đoạn thuyết trình
Hoàng Hưng sẽ thuyết trình về A. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG THIẾT KẾ
KIẾN TRÚC CÔNG NGHIỆP
Trọng Chính +Nam Phương sẽ thuyết trình Phân cấp Phân Loại cho đến hết mục 2
của Các yếu tố Ảnh Hưởng Giải Pháp Thiết Kế
Phương sẽ thuyết trình về phần còn lại của Các yếu tố ảnh hưởng giải pháp
thiết kế kiến trúc công nghiệp
Duy Khang lên tiếp tục thuyết trình CÔNG NGHIỆP HÓA TRONG THIẾT KẾ-
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CÔNG
NGHIỆP
Duy Khang sẽ thuyết trình từ mục I Công nghiệp hóa trong thiết kế và hết mục
II Định Hình Hóa Nhà Công Nghiệp sau đó mời bạn
Quốc Khang lên thuyết trình tiếp phần còn lại
Quốc Khang sẽ thuyết trình tiếp phần Thống Nhất Hóa nhà công nghiệp và kết
thúc cảm ơn mọi người đã theo dõi nhóm thuyết trình
MC Hưng sẽ mời nhóm phản biện đặt câu hỏi để tiếp tục buổi seminar
Dự kiến giải đáp 5 câu hỏi, sau đó thông báo cho lớp nghỉ giải lao 10 phút.
Sau khi kết thúc phần giải lao, nhóm sẽ tiếp tục trở lại buổi thuyết trình và giải
đáp các câu hỏi còn lại của nhóm phản biện.
Kết thúc buổi seminar đầu tiên.

Phía hỗ trợ gồm :


Khải, Vũ, Sĩ hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ tìm tài liệu trả lời câu hỏi, và có thể sẽ đại

CÂU HỎI PHẢN BIỆN VÀ TRẢ LỜI


Câu 1: Theo các bạn, vị trí địa lý có tác động như thế nào thiết kế kiến trúc công
nghiệp?
Đáp án:
-Vị trí địa lí là nhân tố thường ảnh hưởng đến sự phân bố và xây dựng cơ sở sản xuất
công nghiệp
-Gần các tuyến giao thông đường bộ, đường hàng không, đường biển, khu đô thị.
Đối với những xí nghiệp có khối lượng vận chuyển nhiều hàng hoá cổng kênh, hay
những xí nghiệp được bố trí trong các khu công nghiệp có mạng lưới giao thông bằng
đường sắt ... có thể tổ chức đường sắt để vận chuyển. Nếu tính toán hợp lý vận chuyển
bằng đường sát có hiệu quả kinh tế cao hơn vận chuyển bằng ôtô
-Có nguồn cung cấp nguyên vật liệu và lao động vd: mỏ khoáng sản,..
=> Làm giảm chi phí vận chuyển, có điều kiện mở rộng trong điều kiện khu công
nghiệp.
-Ví dụ Nhà máy quy mô nhỏ đến vừa hầu hết được xây dựng trong đất liền, đối với
nhà máy quy mô lớn như khai thác dầu khí hay sắt thép do phải vận chuyển xuất nhập
nguyên liệu và hàng hoá lớn, nên thường được đặt ở các khu vực ven sông, ven biển.
Câu 2: Nguyên tắc chung của các xu hướng xây dựng công nghiệp hiện đại?
Đáp án: Nguyên tắc chung của các xu hướng xây dựng công nghiệp hiện đại là:
+Có khả năng tồn tại lâu dài:
=> Xây dựng bản lộ thiên và lộ thiên.
=>đáp ứng nhu cầu dễ dàng thay đổi day chuyển sản xuất va thiết bị trong tương lai
+Giảm trọng lượng công trình xây dựng đến mức tối thiểu
=> Xây dựng bằng kết cấu kim loại nhẹ và nhịp lớn
=> +đáp ứng tốt yêu cầu công nghiệp hoá xây dựng,
+khối lượng vận chuyển nhỏ thì công nhẹ nhàng, dễ dàng, linh hoạt, nhanh
+không gian bên trong rộng lớn, dễ dàng đáp ứng yêu cầu - linh hoạt và vạn năng
trong tổ chức sản xuất
+Có sức mạnh biểu thị thẩm mỹ cao và có giá xây dựng thấp => Nghiên cứu tìm ra
những vật liệu xây dựng mới có tính năng tốt hơn các vật liệu đã có
Câu 3: Nhà công nghiệp 1 tầng dành cho nhóm ngành sản xuất công nghiệp đặc
thù nào?
Đáp án: Sử dụng nhà công nghiệp 1 tầng:
-Các xưởng có máy móc và hàng hoá tương đối năng -Các kho hàng
-Các xưởng có dây chuyền sản xuất liên tiếp để tạo ra sản phẩm: Nhà máy in, Nhà
máy chế biến thực phẩm, Nhà máy sản xuất bao bì
-Xưởng cơ khí láp ráp
-Khối lượng, kích thước trang thiết bị máy móc, vật phẩm nguyên vật liệu… lớn, nặng
chấn động và xung lực mạnh bất lợi cho việc tổ chứcc dây chuyền thẳng đứng và đặt
các thiết bị trên sàn lầu.
-Địa chất thuỷ văn của địa điểm xây dựng không tốt, bất lợi cho việc xây nhà nhiều
tầng
-Do hạn chế của vốn đầu tư, yêu cầu tuổi thọ công trình ngắn hoặc yêu cầu xây dựng
nhanh để đưa vào sử dụng
Câu 4: Yếu tố về vệ sinh môi trường sản xuất ảnh hưởng ntn đến giải pháp thiết
kế kiến trúc công nghiệp?
Đáp án:Các yêu cầu về vệ sinh và bảo vệ môi trường Để bảo đảm vệ sinh môi trường
cho xí nghiệp tương lai, khi bắt đầu tiến hành nghiên cứu hoạch mặt bằng chung nhà
máy, người thiết kế cần phải nắm vững các yêu cầu, quy phạm, chuẩn và vệ sinh và
bảo vệ môi trường trong xây dựng công nghiệp và dân dụng. Với mục đích ngăn ngừa
sự ô nhiễm môi trường, trong thực tế sử dụng hai biện pháp sau :
- Biện pháp kỹ thuật : dùng máy móc để loại trừ hoàn toàn hoặc một phần các chất
thải hại, ô nhiễm môi trường. Đây là biện pháp tích cực nhất, song đòi hỏi vốn đầu tư
lớn
- Biện pháp quy hoạch kiến trúc và tổ chức không gian ; sử dụng các khoảng cách
ly, cô 2 phần khu vệ sinh, lựa chọn hướng nhà, v. v. Một số quy định chủ yếu cần biết
như sau :
+ Hướng nhà : để bảo đảm thông gió và chiếu sáng tự nhiên tốt, đồng thời giảm
bức xạ trực tiếp của mặt trời, trục dọc của toà nhà phải tạo thành một góc không nhỏ
hơn 45° so với hướng gió mát chủ đạo của từng vùng - khí hậu

Khi nhà có dạng mặt bằng chữ E, U thì phần lớn phải quay về hướng đón gió
mát.
+ Khoảng cách giữa các nhà : để bảo đảm thông gió, chiếu sáng tự nhiên và phòng
hoả tốt, khoảng cách giữa các nhà có thể tạm được xác định như sau
Câu 5: Biện pháp an toàn khi hỏa hoạn có ảnh hưởng gì đến giải pháp thiết kế
kiến trúc công nghiệp không?

Đáp án:- Để tránh được những sự cố về hoả hoạn xảy ra trong quá trình tiến hành sản
xuất, khi thiết kế cần phải xác định đúng mức độ có khả năng sinh ra hoả hoạn của xí
nghiệp, của từng công trình, bậc chịu lửa bắt buộc của các công trình đó,
thông thường, những toà nhà, công trình có nguy cơ cháy, nổ phải được bố trí ở cuối
các hướng gió chủ đạo, đồng thời phải có giải pháp ngăn cháy hàng các khoảng trống,
các dải cây xanh, tường ngăn cháy, Khoảng cách giữa các toà nhà, công trình, hệ
thống đường giao thông dùng cho phòng hoa phải hợp lý. Khi thiết kế tổng mặt bằng
xí nghiệp công nghiệp cần phải tuân theo các tiêu chuẩn quy phạm về thiết kế và xây
dựng các xí nghiệp, nhà, công trình công nghiệp .

Câu 6: Việc thống nhất hóa nhà công nghiệp có làm ảnh hưởng đến các yêu cầu
đa dạng không?
Đáp án: Là giai đoạn đầu tiên và cũng bao trùm của quá trình điển hình hóa và tiêu
chuẩn hóa. Việc điển hình hóa và tiêu chuẩn hóa các cấu kiện, bộ phận kiến trúc
thường chỉ được nghiên cứu đề xuất khi đã có thể thấy được khả năng thống nhất hóa
được các kích thước và hình kiểu, nghĩa là từ vô số các loại kiểu được quyết định một
cách tùy tiện người ta tiến đến thống nhất còn chỉ một
số lượng hạn chế để áp dụng rộng rãi và có thể thay thế cho nhau mà vẫn thỏa mãn
các yêu cầu
đa dạng. Thống nhất hóa mức thấp từ các kích thước, sau đến kiểu loại, tiến tới mức
cao các đơn
vị không gian ba chiều (như các lớp học, các khối vệ sinh, các nhà bếp…).
Câu 7: Cho biết những thuận lợi và khó khăn trong quá trình công nghiệp hóa
trong thiết kế xây dựng công trình công nghiệp diễn ra như thế nào?
Đáp án:
a. Thuận lợi
-Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp. Một
số ngành công nghiệp như: điện, điện tử, công nghệ thông tin và viễn thông, chế tạo
thiết bị năng lượng, dệt may, da giày, xây dựng… đã có những bước phát triển mạnh
mẽ.
-Tuy nhiên, công nghiệp hoá-hiện đại hoá không chỉ bao gồm sự phát triển của ngành
công nghiệp mà còn bao gồm sự chuyển biến trong nội bộ các ngành kinh tế và đời
sống xã hội theo kiểu công nghiệp, hiện đại hóa.
-Trong nông nghiệp, nhiều hộ nông dân sản xuất hàng hóa quy mô lớn hơn đã từng
bước áp dụng quy trình sản xuất theo kiểu công nghiệp, nhất là trong chăn nuôi, nuôi
trồng thủy sản, trồng cây trong nhà kính, nhà lưới...
-Các ngành công nghiệp đã tạo ra ngày càng nhiều việc làm, thu nhập cho người lao
động, đóng góp lớn nhất cho ngân sách nhà nước.
-Công nghiệp hóa gắn liền với đô thị hóa đóng vai trò nòng cốt thúc đẩy quá trình
phát triển toàn diện kinh tế xã hội ở hầu hết các địa phương trong cả nước.
-Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng giá trị công nghiệp và
dịch vụ, giảm tỷ trọng giá trị nông nghiệp; cơ cấu lao động cũng chuyển dịch theo
hướng tăng tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động nông
nghiệp; quá trình đô thị hóa diễn ra khá nhanh; sự phát triển con người cũng được bảo
đảm toàn diện.

b. Khó khăn
-Bên cạnh những thành tựu đạt được về mặt kinh tế - xã hội, quá trình thực hiện công
nghiệp hoá-hiện đại hoá vẫn còn tồn tại một số hạn chế về:
+ Tốc độ phát triển và quy mô của nền kinh tế
+ Cơ cấu các ngành kinh tế còn nhiều bất hợp lý
+ Hạn chế trong quá trình đô thị hóa, bất cập của sự phát triển kinh tế tri thức hay sự
phát triển của con người.
+Tư duy nhận thức về công nghiệp hoá-hiện đại hoá nền kinh tế chưa xuất phát từ
thực trạng đất nước và bối cảnh quốc tế, còn tiếp tục thực hiện mô hình kế hoạch hóa
tập trung trong một thời gian dài, thiếu căn cứ khoa học và thực tiễn.
+Thể chế kinh tế thị trường chưa theo kịp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất
nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
+Sự phát triển, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực
cho công nghiệp hoá-hiện đại hoá còn thấp.
+Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông chưa đáp ứng nhu cầu đẩy nhanh công nghiệp
hoá-hiện đại hoá và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
+Tăng trưởng kinh tế nước ta vẫn dựa nhiều vào đầu tư vốn và tăng trưởng tín dụng,
chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu, dựa trên khoa học công nghệ và tri thức.
→Do đó, nền kinh tế nước ta phát triển thiếu bền vững, chất lượng tăng trưởng không
cao.Năng suất lao động của Việt Nam nói chung, và ngành công nghiệp nói riêng vẫn
đang ở mức độ thấp, khi so với các nước phát triển
→ Hội nhập quốc tế mặc dù có những đóng góp to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội,
cho công nghiệp hoá-hiện đại hoá nhưng vẫn chưa mang lại kết quả như mong đợi.

BỔ SUNG
PHẦN MÔ ĐUN
Hệ mô đun thống nhất là hệ môđun mà tất cả các thông số về quy hoạch hình khối và
chi tiết kết cấu đều là bội số của môđun gốc ký hiệu M=100mm và các mô đun mở
rộng

Môdun mở rộng gồm hai loại:


Môdun bội số: 2M; 3M; 6M; 12M; 15M; 30M và 60M được sử dung chủ vốn để thiết
kế điều phối kích Thước có giới hạn giá trị các chiều của mặt bằng, chiều cao ngôi
nhà phố, nhà xưởng
Môdun ước số : 1/2M; 1/5M; 1/10M; 1/20M; 1/50M; và 1/100M được sử dụng chủ
yếu để thiết kế điều phối kích thước có giới hạn các giá trị bộ phận kết cấu có kích
thước nhỏ như cột. dầm, các tấm vật liệu mỏng, v.v...

Hệ môđun không những đáp ứng được nhiệm vụ tiêu chuẩn hoá trong thiết kế mặt
bằng, mặt cắt, mặt đứng của nhà mà còn xác định được kích thước bước cột, khẩu
độ, chiều cao, kích thước các tấm sàn, tấm mái, cửa sổ, cửa
đi…

SEMINAR 2
KỊCH BẢN
NHIỆM VỤ- YÊU CẦU : Nguyễn Đình Quốc
CƠ SỞ THIẾT KẾ PHẦN 1,2: Phạm Thế Hải
CƠ SỞ THIẾT KẾ PHẦN 3,4,5,6: Nguyễn Vũ Trọng Nhân
BỐ TRÍ CÁC HẠNG MỤC CHỨC NĂNG TRONG MẶT BẰNG TỔNG THỂ:
Nguyễn Tuấn Kiệt
CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH CHUNG-TỔNG MẶT BẰNG XÍ NGHIỆP CÔNG
NGHIỆP: CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH CHUNG-TỔNG MẶT BẰNG XÍ
NGHIỆP CÔNG NGHIỆP: Nguyễn Văn Chinh
TỔ HỢP HẠNG MỤC TRONG CÔNG TRÌNH: Phan Minh Tâm

CÂU HỎI PHẢN BIỆN VÀ TRẢ LỜI


1.Chúng ta cần giải quyết những vấn đề nào khi thiết kế tổng mb?
=>Đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của phương án thiết kế về các phương diện sử dụng
đất, mật độ xây dựng, tổ chức hệ thống giao thông vận chuyển. mạng lưới cung cấp kỹ thuật
và các chỉ tiêu khác so với công suất xí nghiệp.
2.Cơ sở thiết kế tổng mặt bằng?
=>Các tài liệu về thiên nhiên - khí hậu xây dựng và các nguyên tắc tổ hợp kiến trúc xí
nghiệp
3.Cơ sở để lựa chọn giải pháp quy hoạch?
=>Dựa trên miếng đất, mục đích mở rộng và phát triển thêm, hoàn cảnh (vdu), yêu cầu tổ
chức không gian cảnh quan.
4.Phương hướng công trình (hướng tốt/xấu ưu tiên cho khối nhà nào?) vì sao?
=>Để đảm bảo thông gió và chiếu sáng tự nhiên tốt, đồng thời giảm bức xạ trực tiếp của mặt
trời, trục dọc của tòa nhà phải tạo thành một gốc không nhỏ hơn 45 độ so với hướng gió mát
chủ đạo của từng vùng khí hậu. Khi nhà có dạng mặt bằng chữ E, U thì lõm phải quy về
hướng đón gió mát. (không phân theo hướng tốt/xấu
5.Tại sao phải đảm bảo phân kỳ xây dựng và hoàn thành giải pháp kiến trúc đã xác
định qua từng giai đoạn?
=>Để tính trước khu nào sẽ sử dụng lâu dài, khu nào có thể cải tạo khi không dùng nữa, khu
nào bị bỏ
6.Mục đích giải pháp mở rộng quy hoạch ?
=>Gia tăng công suất, phục vụ cho nhiều hoạt động đổi mới về loại sản phẩm, ngoài ra thay
thế 1 số loại máy móc, thiết bị cũng dẫn đến việc cần thêm không gian.
7.Giải pháp hợp khối gia tăng bề rộng mặt công năng nhưng gây khó khăn trong thông
gió và chiếu sáng tự nhiên. nêu giải pháp cho trường hợp này?
=>Lựa chọn hình dạng công trình chữ U, L hoặc tạo sân trong
8.Tại sao quyết định vị trí của công trình trong xí nghiệp có thể ảnh hưởng đến hiệu
suất sản xuất và công việc hằng ngày?
- Tiện lợi và tiết kiệm thời gian
- Tiện ích hạ tầng
- An toàn làm việc
- Lượng khí thải và ô nhiễm
- Khả năng mở rộng
9.Khi tổ chức bố trí các đường ống kỹ thuật thì nhưng đường ống nào không được
phép bố trí chung 1 hầm dẫn hoặc 1 đường ống chính? ·
=> Đường áp lực điện và điện chiếu sáng với đường dẫn khí đốt · Đường ống dẫn nhiệt với
đường ống dẫn chất lỏng dễ cháy và nhiên liệu lỏng · Đường ống nước lạnh, đường cấp
nước chữa cháy với đường ống dẫn nhiên liệu lỏng, chất lỏng dễ bắt lửa · Đường cáp điện
lực áp thấp với các đường ống dẫn nước

SEMINAR 3

KỊCH BẢN
1.Mở Đầu
Nhóm làm công tác chuẩn bị
Sắp xếp phòng chỗ để chuẩn bị thuyết trình
Chuẩn bị máy chiếu , máy lạnh, chìa khóa
Điều chỉnh máy chiếu hình ảnh , âm thanh ,kỹ thuật micro
Tài liệu , bảng tên thành viên điểm danh cho thầy
2.Nhóm bắt đầu trình bày phần thuyết trình
Giai Đoạn Thuyết Trình:
Mở Đầu MC Nguyễn Đức Nghĩa giới thiệu phần trình bày của nhóm
Nguyễn Đức Nghĩa trình bày phần giới thiệu và nêu lên đặc điểm , phạm vi
áp dụng của thiết kế nhà công nghiệp 1 tầng
Cùng lúc đó nhận câu hỏi từ thầy và nhóm phản biện – trả lời câu hỏi và tiếp
nhận câu trả lời của nhóm phản biện. Các thành viên còn lại hỗ trợ trả lời câu
hỏi.
Phạm Hoàng Yến Nhung trình bày phần đảm bảo thuận lợi , môi trường và
hình thức , hệ thống lưới cột
Nguyễn Võ Anh Khoa trình bày phần lựa chọn hình thức mặt bằng cho công
Cùng lúc đó nhận câu hỏi từ thầy và nhóm phản biện – trả lời câu hỏi và tiếp
nhận câu trả lời của nhóm phản biện. Các thành viên còn lại hỗ trợ trả lời câu
hỏi.
Nguyễn Thanh Ngân sẽ trình bày phần tổ chức không gian sản xuất trong
kiến trúc nhà công nghiệp 1 tầng
Cùng lúc đó nhận câu hỏi từ thầy và nhóm phản biện – trả lời câu hỏi và tiếp
nhận câu trả lời của nhóm phản biện. Các thành viên còn lại hỗ trợ trả lời câu
hỏi.
Nguyễn Thành Nhân trình bày phần lựa chọn lưới cột cho công trình
Cùng lúc đó nhận câu hỏi từ thầy và nhóm phản biện – trả lời câu hỏi và tiếp
nhận câu trả lời của nhóm phản biện. Các thành viên còn lại hỗ trợ trả lời câu
hỏi.
Nguyễn Quế Anh sẽ nói về vấn đề và mở rộng của công trình công nghiệp 1
tầng
Trần Phan Mỹ Lộc sẽ trình bày phần thiết kế mặt cắt , yêu cầu thiết kế
Cùng lúc đó nhận câu hỏi từ thầy và nhóm phản biện – trả lời câu hỏi và tiếp
nhận câu trả lời của nhóm phản biện. Các thành viên còn lại hỗ trợ trả lời câu
hỏi.
Nguyễn Điền Nhân sẽ trình bày phần cuối là nội dung và trình tự thiết kế của
kiến trúc công nghiệp 1 tầng.

Cùng lúc đó nhận câu hỏi từ thầy và nhóm phản biện – trả lời câu hỏi và tiếp
nhận câu trả lời của nhóm phản biện. Các thành viên còn lại hỗ trợ trả lời câu
hỏi.
3.
MC mời cả lớp đặt câu hỏi ,nhóm trình bày trả lời
MC tiếp tục mời nhóm phản biện đặt câu hỏi đã chuẩn bị trước ,nhóm trình bày trả
lời .
MC mời thầy đặt câu hỏi, nhóm trình bày trả lời.
Nhóm trình bày cảm ơn và đợi thầy cho nhận xét ,công bố điểm
Nguyễn Thanh Ngân sẽ trình bày phần tổ chức không gian sản xuất trong
kiến trúc nhà công nghiệp 1 tầng

CÂU HỎI PHẢN BIỆN VÀ TRẢ LỜI


Câu 1: Làm thế nào để phân chia không gian sản xuất theo từng công đoạn?
Để phân chia không gian sản xuất theo từng công đoạn, có thể áp dụng các phương
pháp sau:

- - Xác định các công đoạn sản xuất và xây dựng các khu vực riêng biệt cho
mỗi công đoạn, nhằm tạo điều kiện làm việc tối ưu cho nhân viên và quy trình
sản xuất.
- - Sử dụng hệ thống dòng chuyền sản xuất để giữ các công đoạn liên tục và
đảm bảo quy trình sản xuất hiệu quả.
- - Xác định các khu vực để lưu trữ nguyên vật liệu và sản phẩm thành phẩm,
đảm bảo sự tiện lợi và an toàn trong quá trình sản xuất.

Câu 2: Theo bạn, làm thế nào để ngăn chia các thành phần thuộc một phân vùng
hay bộ phận thuộc phân khu trong xưởng?
Có các giải pháp ngăn cách sau:

 Ngăn cách ước lệ bằng đường giao thông.


 Ngăn cách hoàn toàn bằng tường kín: có cháy nổ, ô nhiễm, nguy hiểm, vệ sinh

 Ngăn chia thoáng: bằng rào lưới để không cản trở lấy sáng và thông gió.
 Ngăn lửng: bằng tường đặc, dùng cho các khu vực có sản xuất ảnh hưởng
không lớn đến xung quanh.

Câu 3: Căn cứ vào đâu để xác định là nên dùng dạng một nhịp hay dạng nhiều
nhịp?
Căn cứ vào điều kiện vật liệu, công nghệ, các thiết bị máy móc,số lượng cầu trục, chế
độ làm việc....
Câu 4:Bởi vì xu hướng tự đông hóa mang tính chuyên môn cao, vì vậy trong quá
trình xây dựng nhà công nghiệp sẽ gặp cản trở gì và biện pháp khắc phục ?

Khó khăn, cản trở:xu hướng tự động hóa có những yêu cầu cao về Hệ thống thông
gió, chiếu sáng , điều hòa khí hậu => khó khăn trong việc này thay đổi dây chuyền
công nghệ và hiện đại hóa thiết bị mặc dù khi nhà công nghiệp có lưới cột lớn
Biện pháp

 Nhà 1 tầng có tầng hầm: để bố trí các đường ống kĩ thuật


 Nhà một tầng có bố trí tầng kỹ thuật trong không gian kết cấu chịu lực mái
Khi nhịp nhà từ 18m trở lên ,chiều cao giàn mái >3m
Ưu điểm :giảm chi phí đầu tư xây dựng phù hợp với các nhà sản xuất đòi hỏi điều hòa
vi khí hậu trong nhà

 Nhà công nghiệp có tầng kỹ thuật ngầm và ở trong không gian mái
Ưu điểm: tính linh hoạt và tiện nghị cao.
Câu 5:Theo bạn tại sao kết cấu thép lại được sử dụng để làm kết cấu nhà nhịp
lớn?
Kết cấu thép được sử dụng để làm kết cấu nhà nhịp lớn vì:

· Kết cấu đơn giản, dễ dàng trong việc vận chuyển.


· Biện pháp thi công nhà kết cấu thép đơn giản, dễ thực hiện, ít phụ thuộc vào
thời tiết.
· Khả năng chống chịu lực ngoại cảnh tuyệt vời nên không bị móp méo, biến
dạng trong quá trình sử dụng.

Câu 6: Khi mở rộng sản xuất thì nó có ảnh hưởng gì đến giải pháp quy hoạch
ban đầu của công nghiệp không? vì sao?
Không vì khi thiết kế mặt bằng chung thì người ta đã phải dự tính trước vị trí và diện
tích cho công trình dự kiến xây dựng mở rộng.
Khi Mở rộng phần xưởng đã có, tăng thêm dây chuyền
=> Dưa trên đặc điểm sản xuất và đặc điểm khu đất mà bố trí đất dự trữ hợp lí để
không ảnh hưởng tới quy hoạch mặt bằng. Để làm được điều trên, kiến trúc sư phải đề
xuất được dự kiến mở rộng công trình,đường xá, hệ thống kỹ thuật trong tương lai.
Câu 7.Trong các loại hình thức mặt bằng của nhà công nghiệp 1 tầng (hình chữ
nhật, dạng chữ L, dạng chữ U), hình thức nào thông dụng nhất, vì sao?

--->> Hình thức mặt bằng hình chữ nhật thông dụng nhất do các yếu tố sau:

+ Dây chuyền công nghệ gọn

+ Tiết kiệm diện tích xây dựng

+ Dễ thi công

+ Thống nhất hóa mạng lưới đầy đặn.

Dạng chữ L ít thông dụng hơn do:

+ Khó thi công phần mái (vì kèo)

+ Xử lý thoát nước--> tốn kém.

SEMINAR 4
KỊCH BẢN
1.MỞ ĐẦU : Nhóm làm công tác chuẩn bị gồm:
-Sắp xếp phòng
-Điều chỉnh âm thanh ,kỹ thuật ,2 micro
-Máy chiếu ,máy lạnh, chìa khoá
-Tài liệu nộp cho thầy
2.NHÓM BẮT ĐẦU TRÌNH BÀY :
GIAI ĐOẠN THUYẾT TRÌNH :

 MC Trần Trịnh Nguyễn Trường giới thiệu phần trình bày của nhóm
 Lê Trâm Anh sẽ trình bày phần I la mã – khái niệm, nội dung, yêu cầu, ưu
nhược điểm so sánh với nhà công nghiệp 1 tầng.
 Cùng lúc đó nhận câu hỏi từ thầy và nhóm phản biện – trả lời câu hỏi và tiếp
nhận câu trả lời của nhóm phản biện. Các thành viên còn lại hỗ trợ trả lời câu
hỏi.
 Nguyễn Lê Thiên Thiên sẽ trình bày phần II la mã – thiết kế mặt bằng: tổ
chức không gian, lựa chọn mạng lưới cột, hình dáng mặt bằng, quy hoạch trên
mặt bằng.
 Cùng lúc đó nhóm nhận câu hỏi từ thầy và nhóm phản biện – trả lời câu hỏi và
tiếp nhận câu trả lời của nhóm phản biện . Các thành viên còn lại hỗ trợ trả lời
câu hỏi.
 Nguyễn Hồng Phúc sẽ trình bày phần III la mã – thiết kế mặt cắt : xác định số
tầng, chiều cao ; Trần Trịnh Nguyễn Trường sẽ trình bày tiếp III la mã – kết
cấu, khung kết cấu không gian, phương hướng nâng cao.
 Cùng lúc đó sẽ nhận câu hỏi từ thầy và nhóm phản biện – trả lời câu hỏi và
tiếp nhận câu trả lời của nhóm phản biện . Các thành viên còn lại hỗ trợ trả lòi
câu hỏi.

 MC mời cả lớp đặt câu hỏi ,nhóm trình bày trả lời .
 MC tiếp tục mời nhóm phản biện đặt câu hỏi đã chuẩn bị trước ,nhóm trình
bày trả lời .
 MC mời thầy đặt câu hỏi, nhóm trình bày trả lời.
 Nhóm trình bày cảm ơn và đợi thầy cho nhận xét ,công bố điểm .

CÂU HỎI PHẢN BIỆN VÀ TRẢ LỜI


1. Nhà công nghiệp cao tầng có thể dùng cho công nghiệp nặng được không ? Tại
sao ?
- Không vì công nghiệp nặng tạo ra chấn đôngj lớn và có tải trọng
lớn tạo áp lược nhiều cho kết cấu coong trình. Đồng thời, quá trình
vận chuyển hàng hóa có tải trọng lớn theo phương thẳng đứng cũng
có nhiều khó khăn
2. Cao độ tầng cũng như số tầng của nhà công nghiệp có phụ thuộc vào gì hay
không ?
Có, phụ thuộc vào kích thước máy móc sản xuất, dây chuyền sản
xuất cũng như diện tích khu đất

3. Nhà công nghiệp cao tầng có lõi cứng- thang máy không ?
Có thể có thang máy nhưng không có lõi cứng để giảm chi phí và
không cần thiết vì chủ yếu là thang hàng để vận chuyển hàng hóa

4.Số tầng của nhà công nghiệp có ảnh hưởng như thế nào về cácchức năng của cô
ng trình ko ? và tại sao?
Không
bởi vì tùy vào loại hình, từ nguyên vật liệu cho đến sản phẩm sử dụng dây
chuyền công nghệ như thế nào mà tùy theo cơ chế dây chuyền đó để đáp ứng
yêu cầu công năng của dây chuyền sx đ
5.chiều cao của các công trình công nghiệp đc ước tính theo ngẫunhiên tùy thích
hay phải có những tính toán cụ thể nào không?nếu có thì cách tính như thế nào ?
Không ngẫu nhiên
Tùy thuộc vào máy móc của hệ công trình đó mà tính theo hệ số hậu tố của
modun
∙ chiều cao thường lấy 4,2 - 4,3 - 5,4 - 5,6(1 tầng thường cao 6m)
∙ Chiều rộng thường lấy bội số của 6 (6*(6+6+6))
∙ -Được dùng cho các ngành công nghiệp nhẹ như:nhà máy chế biến thực
phẩm, nhà máy may mặc, điện tử,…
Vd chiều cao của 1 tầng là 4.2m mà máy 7m thì bắt buộc phải xây 8.4m
∙ Là loại thấp hơn 6 tầng(dưới 40m):

7. Tại sao khi chia lưới cột cho nhà công nghiệp, người ta thường sử dụng bước
cột 6m mà không dùng 12m ?
Đối với nhà mái nhẹ, có thể chọn bước cột trong khoảng từ 6 – 9m
Đối với nhà mái nặng có nhịp L > 30m, chiều cao nhà H > 15m, sức trục Q > 30T thì
sử dụng bước cột B = 12m là hợp lý. Khi các thông số trên nhỏ hơn thì dùng bước cột
B = 6m sẽ tiết kiệm chi phí hơn cho quá trình xây dựng.

Nên ta ta thường chuộn chọn bước cột trong khoảng từ 6 – 9m hơn

8.Cách bố trí khe nhiệt độ như thế nào trong nhà công nghiệp có kích thước mặt
bằng lớn ?
mặt bằng nhà được chia thành các khối nhiệt độ theo phương dọc (bước cột) và
phương ngang (nhịp) được tạo bởi các khe nhiệt độ.

Khoảng cách giữa các khe nhiệt độ không quá 200m.

Tại vị trí khe nhiệt độ, bố trí 2 khung đứng cạnh nhau có trục lui về 2 phía của trục
định vị 500mm.

9.Các yếu tố quan trọng nào cần được xem xét khi thiết kế kết cấu của một nhà
công nghiệp cao tầng?
Các yếu tố quan trọng cần được xem xét khi thiết kế kết cấu của một nhà công nghiệp
cao tầng bao gồm:

Khả năng chịu tải: Kết cấu phải có khả năng chịu được tải trọng từ trọng lượng của
toàn bộ tòa nhà, các tải trọng môi trường (như gió, động đất) và tải trọng sử dụng.
An toàn và bền vững: Kết cấu phải được thiết kế để đảm bảo an toàn cho cư dân và có
khả năng chịu lực kéo dài theo thời gian.
Tiết kiệm năng lượng: Thiết kế kết cấu cần xem xét việc tối ưu hóa hệ thống cách
nhiệt và cách âm để giảm tiêu thụ năng lượng.
Thẩm mỹ và không gian sử dụng: Kết cấu cần được thiết kế sao cho phù hợp với mục
đích sử dụng và tạo ra không gian hài hòa và thuận tiện cho cư dân
10.Vật liệu xây dựng nào được sử dụng phổ biến trong xây dựng nhà công
nghiệp cao tầng và tại sao?
Vật liệu xây dựng phổ biến trong nhà công nghiệp cao tầng bao gồm:

Bê tông cốt thép: Vật liệu này được sử dụng rộng rãi trong kết cấu nhà cao tầng do
khả năng chịu lực, bền vững và khả năng chống cháy tốt.
Thép: Thép có độ cứng cao và khả năng chịu tải tốt, cho phép tạo ra các kết cấu mỏng
nhẹ và linh hoạt.
Kính: Kính được sử dụng trong các cửa sổ và bức tường để cung cấp ánh sáng tự
nhiên và tầm nhìn, tạo cảm giác mở và rộng cho không gian.
11.Đối với một nhà công nghiệp cao tầng, điều gì làm cho việc thiết kế kết cấu và
lựa chọn vật liệu trở nên phức tạp và đầy thách thức?
Các yếu tố làm cho việc thiết kế kết cấu và lựa chọn vật liệu trong nhà công nghiệp
cao tầng trở nên phức tạp và đầy thách thức bao gồm: Cân bằng giữa trọng lượng và
sức mạnh: Kết cấu phải đảm bảo độ an toàn và bền vững, đồng thời giữ cho trọng
lượng tổng thể của tòa nhà ở mức hợp lý. Tác động môi trường: Nhà công nghiệp cao
tầng phải chịu tác động của các yếu tố môi trường như gió, động đất và thay đổi nhiệt
độ, yêu cầu các kỹ thuật kết cấu phù hợp để đảm bảo an toàn. Đòi hỏi kỹ thuật và kiến
thức chuyên môn: Thiết kế và xây dựng nhà công nghiệp cao tầng đòi hỏi kiến thức
sâu về kết cấu và vật liệu, cùng với kỹ thuật tính toán và mô phỏng phức tạp. Tuân thủ
quy định và tiêu chuẩn: Xây dựng nhà công nghiệp cao tầng phải tuân thủ các quy
định và tiêu chuẩn về an toàn và kỹ thuật, đòi hỏi sự hiểu biết về các quy định xây
dựng địa phương và quốc gia. Lưu ý : việc áp dụng cụ thể của kết cấu và vật liệu
trong nhà công nghiệp cao tầng sẽ phụ thuộc vào các yếu tố cụ thể của dự án và quy
định địa phương.

BỔ SUNG
1.Sự khác nhau giữa sản xuất linh hoạt và sản xuất vạn năng
Nhà sản xuất kiểu linh hoạt :là kiểu nhà công nghiệp thường xuyên gắn bó với một
ngành sản xuất nhất định dễ dàng thỏa mãn yêu cầu hiện đại hóa dây chuyên sản xuất
và thiết bị của ngành sản xuất đó.Khi công nghệ và thiết bị thay đổi ,cấu trúc nhà có
thể đc giữ nguyên hoặc chỉ phải sửa chữa rất ít để phù hợp với dây chuyền công nghệ
mới.
Nhà sản xuất vạn năng:Là loại nhà có thể đap ứng được nhiều loại công nghệ sản
xuất khác nhau của một hay nhiều ngành công nghiệp khác nhau,Sự thay đổi công
nghệ và thiết bị ko ảnh hưởng đến cấu trúc của nhà
2. Ưu nhược điểm nhà công nghiệp một tầng, nhiều tầng.
a) Nhà công nghiệp một tầng:
 Ưu điểm:
 Dễ xây dựng, cho phép bố trí tự do và di
chuyển dễ dàng thiết bị khi cần hiện đại
hoá,
 Thuận lợi trong việc bố trí thiết bị vận chuyển nâng,
 Tổ chức chiếu sáng tự nhiên cho phân xưởng thuận lợi.
 Nhược điểm:
 Chiếm nhiều diện tích,
 Về mặt kinh tế thì chi phí cho xây dựng
tường bao che, đường ống kỹ thuật ...
lớn.
b. Nhà công nghiệp nhiều tầng:
 Ưu điểm:
 Tiết kiệm diện tích, giảm khoảng cách giữa các phân
xưởng,
 Phù hợp với công nghệ và vận chuyển nhờ trọng lực,
 Dễ tạo mỹ quan kiến trúc,
 Giảm chi phí năng lượng cho giải pháp điều hoà vi khí
hậu,
 Chi phí xây dựng kết cấu bao che trên
một đơn vị diện tích nhỏ.
 Nhược điểm:
 Không sử dụng được đối với công nghệ
gây chấn động và tải trọng lớn,
 Phức tạp trong việc tổ chức giao thông
vận chuyển hàng hoá và đi lại, giá thành
xây dựng đắt.

3. Phân biệt trục định vị trong nhà CN: một tầng và nhiều tầng
a) Nhà CN một tầng:
 Phương pháp chia trục định vị không đóng kín:
- Trục dọc nhà:
+ Đi qua hàng cột giữa.
+ Đi qua mép ngoài hàng cột biên 1 đoạn 200mm.

- Trục ngang nhà:


+ Đi qua tim cột, tường đầu hồi cách trục định vị một khoảng 500mm.

 Phương pháp chia trục định vị đóng kín:


- Trục định vị dọc nhà:
+ Đi qua tim của các hàng cột giữa.
+ Đi qua mép ngoài cùng của các hàng cột biên.
- Trục định vị ngang nhà:
+ Đi qua tim của các hàng cột bên trong.
+ Đi qua mép trong của tường đầu hồi, tim các hàng cột đầu hồi cách trục định
vị một khoảng 500mm.
b) Nhà CN nhiều tầng:
 Kiểu sàn có dầm:
- Trục dọc nhà: đi qua tim cột, mép trong tường biên cách trục định vị 500mm.
- Trục ngang nhà: đi qua tim các hàng cột giữa; đi qua mép trong tường đầu
hồi; tim hàng cột đầu hồi cách trục định vị 600mm

 Kiểu sàn không dầm: trục định vị dọc ngang đều đi qua tim cột, khoảng cách
từ tường biên và tường đầu hồi đến trục định vị đều do độ lớn nhỏ của mũ cột
quyết định.
4. Chọn lưới cột:
Các thông số kích thước mặt bằng nhà CN một tầng được quy định như sau:
- Nhịp L > 12m lấy bội số 6m : 12, 18, 24m...
- Nhịp L < 12m lấy bội số 3m : 6, 9m.
- Bước cột b = 6m hay bmr = 12m.
Đối với nhà CN nhiều tầng:
- Yêu cầu công nghệ cần đường đi giữa xưởng: còn các công đoạn sản xuất bố trí ở
hai bên, thường dùng hệ lưới cột sau: ( 7 + 3 + 7 )m x 6m;
( 6 + 2,4 + 6 )m x 6m
( 6 + 6 + 3 + 6 + 6 ) x 6m.
- Khi công nghệ sản xuất yêu cầu bố trí thiết bị liên tục: đường đi chính của công
đoạn không nhất thiết bố trí ở giữa thì có thể chọn lưới cột:
( 6 + 6 + 6 + 6...) x 6m.
-Trong xưởng có thể bố trí 2 nhịp lệch nhau: nhịp lớn bố trí công đoạn sản xuất chính,
nhịp nhỏ bố trí bộ phận phục vụ sản xuất hoặc sinh hoạt, chọn hệ lưới cột:
( 9 + 3 + 5 ) x 6m.
5. Bố trí khe lún và khe nhiệt độ:
Lúc bố trí hệ thống lưới cột cần chú ý bố trí khe lún và khe nhiệt độ.
*Tác dụng khe nhiệt độ: triệt tiêu ứng lực phát sinh trong nội bộ kết cấu lúc nhiệt độ
thay đổi.
*Tác dụng khe lún: để phòng lún không đều xảy ra lúc nhà có nhiều loại cầu chạy sức
trục khác nhau, sức chịu tải của đất nền không đồng nhất hoặc nhà có độ cao thấp
khác nhau.
Tại vùng có địa chấn mạnh căn cứ vào quy phạm động đất mà tính toán bố trí khe
phòng chấn.
Đồng thời giải quyết khe lún, khe nhiệt độ, khe phòng chấn bố trí thống nhất tại một
khe. Tại đó bố trí 2 hàng cột.
Khe nhiệt là gì?
Khe nhiệt (khe co giãn) được cấu tạo dành cho các công trình với chiều dài tương đối
lớn, đặc biệt là công trình nhà công nghiệp (công trình lớn với kích thước từ 50 – 60
mét). Mục đích của khe nhiệt đó chính là khắc phục hiện tượng co giãn của kết cấu
dưới các tác động từ bên ngoài của nhiệt độ môi trường.
Khi thực hiện công trình xây dựng thì việc tính toán về độ giãn nở của khe nhiệt một
cách chính xác là vô cùng quan trọng giúp cho quá trình lắp đặt trở nên chuẩn xác,
đảm bảo tính an toàn và thẩm mỹ. Còn nếu độ giãn nở của khe nhiệt bị tính sai lệch có
thể gây nên những ảnh hưởng lớn cho quá trình thi công, nhất là về việc đảm bảo an
toàn.
Về cấu tạo thì khe nhiệt chỉ cần cắt qua thân (không cần cắt qua móng và hầm) và
phân công trình thành nhiều phần từ trên của móng đến phần mái. Khe nhiệt được làm
chung ở các vị trí móng nhưng đối với vị trí tường thì khe nhiệt cần được tách ra.

SEMINAR 5

KỊCH BẢN
I - KHÁI NIỆM VÀ YÊU CẦU – QUY MÔ
(LÊ HOÀNG TRÍ)
(Giới thiệu tên, nội dung trình bày, thuyết trình)
Khái niệm chung
I - KHÁI NIỆM VỀ CÔNG NGHIỆP
Khái niệm về công nghiệp khá rộng, về cơ bản đó là những hoạt động kinh tế với kỹ
thuật sản xuất…
1. CÔNG TRÌNH HÀNH CHÁNH
Công trình hành chính là một loại hình kiến trúc công cộng bao gồm các công trình
kiến trúc có phương tiện vật chất và con người…
2. CÔNG TRÌNH PHÚC LỢI
Công trình phúc lợi công nhân là công trình được xây dựng để phục vụ cho nhu cầu
dân sinh của công nhân….
3. YÊU CẦU CỦA CÔNG TRÌNH PHÚC LỢI CÔNG NHÂN
4. QUY MÔ
II – NHÀ HÀNH CHÁNH QUẢN LÝ
(LÊ QUỐC HÀO) NHÓM TRƯỞNG
(Giới thiệu về nội dung trình bày và thuyết trình)
1. Đặc điểm
- Là bộ phận quan trọng nâng cao thẩm mỹ kiến trúc của xí nghiệp công nghiệp (Dễ
xử lý thành đẹp và thường đứng ở vị trí dễ thấy phía trước nhà máy).
- Phục vụ cho người làm việc là chủ yếu.
- Quản lý nhà máy (Quản lý điều hành đối nội, đối ngoại..)
- Khu thí nghiệm và nghiên cứu khoa học
2. Các phân loại của công trình hành chánh
Hành chính quản lý trong XNCN được phân thành:
Bộ phận hành chính quản lý bố trí phân tán tại nơi sản xuất. Văn phòng phân
xưởng, phòng kỹ thuật, ...
Bộ phận hành chính quản lý tập trung: đây là bộ phận có quan hệ gián tiếp với
bộ phận sản xuất như thường trực quản lý, nghiên cứu phát triển, kiểm tra
đoàn thể,...

a. Bốn mức độ cơ cấu tổ chức hành chính:


b. Một số tiêu chuẩn tính toán về diện tích

3. VỊ TRÍ BỐ TRÍ NHÀ HÀNH CHÁNH – QUẢN LÍ


1. Giải phía trước nhà máy
2. Tập trung thành điểm trước nhà máy
3. Phân tán

III – NHÀ SINH HOẠT – PHÚC LỢI CÔNG NHÂN


(TẠ QUỐC THẮNG)
(giới thiệu tên, nội dung trình bày và thuyết trình)
1.Đặc điểm
2.Tính toán thiết bị
Phòng thay đồ công nhân: Tỷ lệ chiếm 40%, tổng diện tích các phòng WC 0,035 –
0,1m2/người….
3.Quy cách thiết bị
Thiết kế tủ phải dựa vào ca của số công nhân nhiều nhất
Liên thông với các khu vực vệ sinh, tắm công nhân
Phòng thay đồ nam và nữ khác nhau….
4.Bố trí thiết bị
5.Nguyên tắt bố trí

CÂU HỎI PHẢN BIỆN VÀ TRẢ LỜI


Câu 1: quy cách thiết bị là gì?

Quy cách thiết bị trong kiến trúc bao gồm các thông tin về kích thước, hình
dạng, chất liệu, khả năng chịu tải, tính năng kỹ thuật và mô tả chung về cách
thức sử dụng của từng loại thiết bị cụ thể. Các quy cách này được đưa ra nhằm
đảm bảo rằng thiết bị sẽ hoạt động hiệu quả, an toàn và đáp ứng đúng yêu cầu
của công trình.
Cụ thể, quy cách thiết bị có thể áp dụng cho nhiều loại thiết bị trong kiến trúc,
bao gồm:
Cửa và cửa sổ: quy cách về kích thước, vật liệu, cơ chế mở đóng, khả năng
cách âm, cách nhiệt, tính chống cháy, v.v.
Hệ thống đèn chiếu sáng: quy cách về công suất, loại bóng đèn, màu sắc ánh
sáng, hiệu suất, v.v.
Hệ thống điều hòa không khí: quy cách về công suất làm lạnh, hiệu quả năng
lượng, luồng gió, v.v.
Hệ thống thoát nước: quy cách về ống thoát, hố ga, công suất thoát nước, v.v.
Gạch, gỗ, đá: quy cách về kích thước, độ dày, màu sắc, cách lắp đặt, v.v.
Hệ thống điện: quy cách về dây điện, công suất định mức, độ an toàn, v.v.
Thiết bị vệ sinh: quy cách về vòi sen, bồn cầu, chậu rửa, v.v.
Thang máy và cầu thang: quy cách về tải trọng, kích thước không gian, tính an
toàn, v.v.

Câu 2: Đối với 1 số loại hình nhà công nghiệp đặc thù như môi trường nhà máy
điện, các chất khí độc hại, có những biện pháp gì để giảm thiểu tác động đến
công nhân?

Dưới đây là một số biện pháp quan trọng có thể được áp dụng:

-Hệ thống thông gió và xử lý không khí: Lắp đặt hệ thống thông gió
hiệu quả để giảm thiểu nồng độ chất khí độc hại trong không khí.
Có thể sử dụng các bộ lọc và thiết bị xử lý không khí để loại bỏ các
chất gây hại.

-Thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE): Cung cấp đầy đủ và chính xác các
loại PPE như khẩu trang chống hóa chất, mặt nạ bảo hộ, kính bảo
hộ, găng tay, và quần áo chống hóa chất. Đảm bảo công nhân được
đào tạo và sử dụng PPE một cách đúng đắn.

-Đào tạo và hướng dẫn: Đào tạo công nhân về nguy cơ và biện pháp
phòng ngừa liên quan đến chất khí độc hại. Điều này bao gồm cách
sử dụng PPE, nhận biết dấu hiệu cảnh báo và xử lý sự cố khẩn cấp.

-Giám sát chất khí: Đảm bảo việc giám sát thường xuyên và liên tục
về chất khí trong không khí. Sử dụng các cảm biến và hệ thống
giám sát để đo lường nồng độ và cảnh báo sớm khi có mức độ nguy
hại.

-Thiết kế an toàn: Xem xét các thiết kế công trình nhằm giảm thiểu
nguy cơ tiếp xúc với chất khí độc hại. Điều này có thể bao gồm việc
xây dựng các không gian đóng kín, lắp đặt hệ thống thông gió phù
hợp và sử dụng các vật liệu chống hóa chất.

-Quản lý nguy cơ: Đánh giá và quản lý nguy cơ từ chất khí độc hại
thông qua việc thực hiện các biện pháp kiểm soát kỹ thuật, quy trình
làm việc an toàn, và các phương pháp giảm thiểu tiếp xúc với chất
độc.

-Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Thực hiện các chương trình kiểm tra
sức khỏe định kỳ cho công nhân, để theo dõi sự ảnh hưởng của tiếp
xúc với chất khí độc hại đối với sức khỏe của họ.
Câu 3: Công trình công nghiệp có 4 cấp độ, mỗi cấp độ có những phòng
nào và gồm những cấp độ nào?
Công trình công nghiệp khu phúc lợi có 4 cấp độ gồm:
Cấp 1: Cấp xưởng(phục vụ trong phân xưởng) : Nhà vệ sinh, rửa tay, phòng
nghỉ tạm thời, phòng hút thuốc(cho các xưởng có nguy cơ cháy, nổ) – phục vụ
cho người lao động bên trong phân xưởng, cạnh nơi làm việc để đảm bảo chi phí
thời gian đi lại ít nhất.

Cấp 2: Liên xưởng(phục vụ nhóm xưởng) : Phòng gửi quần áo, vệ sinh, tắm rửa,
phòng nghỉ giữa ca, phòng ăn, quản lý xưởng – phục vụ cho toàn phân xưởng,
hoặc một số phân xưởng sản xuất gần nhau.

Cấp 3: Xí nghiệp: khu phúc lợi, hành chính, quản lý, điều hành sản xuất, nhà ăn
chung, trung tâm dạy nghề, nhà thường trực-bảo vệ , căn teen, phòng y tế,
phòng đoàn thể, quảng trường nước xí nghiệp,... phục vụ chung cho toàn xí
nghiệp.

Cấp 4: Khu công nghiệp: bồi dưỡng dịch vụ, câu lạc bộ, thương mại, sân thể
thao ngoài giờ,trạm xá đa khoa,... bao gồm các đối tượng phục vụ chung cho một
nhóm xí nghiệp hoặc khu công nghiệp.

BỔ SUNG

THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH HÀNH CHÍNH VÀ CÔNG CỘNG


DỊCH VỤ TRONG NHÀ CÔNG NGHIỆP
1 / 25
THIẾT KẾ KIẾN TRÚC
CÔNG TRÌNH HÀNH CHÍNH VÀ CÔNG CỘNG DỊCH VỤ
TRONG XNCN
1 THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH HÀNH CHÍNH
1.1 KHÁI NIỆM CHUNG VÀ HẦNH CHÍNH, QUẢN LÝ
TRONG XNCN
1) Phân loại:
Hành chính, quản lý là một bộ phận chức năng chính của XNCN.
Hành chính, quản lý trong XNCN được phân thành:
- Bộ phận hành chính quản lý bố trí phân tán tại nơi sản xuất: Văn phòng phân
xưởng, phòng kỹ- thuật v.v;
- Bộ phận hành chính quản lý bố trí tập trung: Đây là các bộ phận có quan hệ
gián tiếp với bộ phận sản xuất như thường trực, quản lý, nghiên cứu phát triển, kiểm
tra, đoàn thể v.v. Chúng thường được bố trí tập trung tại khu vực phía trước của
XNCN, hoặc có thể hợp khối với nhà sản xuất tùy thuộc vào việc lựa chọn giải pháp
qui hoạch mặt bằng chung.
Theo cách phân loại về trụ sở cơ quan, công trình này được phân thành: Trụ sở
cơ quan quản lý tổng hợp, hành chính nghiệp vụ; Trụ sở cơ quan nghiên cứu, khoa
học kỹ thuật; Trụ sở cơ quan sản xuất, kinh doanh. Như vậy, công trình hành chính,
quản lý trong XNCN thuộc loại trụ sở cơ quan sản xuất kinh doanh.
2) Vị trí bố trí:
Nếu lấy nhà sản xuất là vị trí để so sánh thì bộ phận hành chính, quản lý có các
khả năng bố trí như sau:
a) Bộ phận hành chính quản lý bố trí tách biệt hoàn toàn khỏi nhà sản xuất tạo
thành một công trình biệt lập, thường bố trí tại phía trước của XNCN. Trường hợp
này thường xảy ra với XNCN có quy mô lớn; XNCN có các tác động bất lợi cho hoạt
động văn phòng.
b) Bộ phận hành chính quản lý bố trí kề liền với nhà sản xuất, có thể nối với nhà
sản xuất bằng hành lang cầu hoặc đặt sát nhà sản xuất. Trường hợp này thường sử
dụng cho XNCN có quy mô không lớn; có yêu cầu quản lý điều hành trực tiếp với
sản xuất...
c) Bộ phận hành chính (hay một phần của bộ phận hành chính) là một phần
không gian của nhà sản xuất.
Mặc dù bố trí trong XNCN, vị trí xây dựng nhà hành chính, văn phòng vẫn phải
đảm bảo được môi trường làm việc tốt, yên tĩnh, an toàn không bị ảnh hưởng do bụi
và ô nhiễm không khí; giao thông đi lại thuận tiện cho người lao động và người đến
giao dịch.
3) Quy mô chiếm đất:
Với tiêu chuẩn hoạt động văn phòng từ 25-30m2/người, quy mô công trình hay
không gian cho hoạt động hành chính, quản lý trong XNCN không lớn. Ví dụ một
XNCN có quy mô chiếm đất khoảng 2ha, số lao động khoảng 200 người, với tỷ lệ
khoảng 10%, số lượng lao động văn phòng khoảng 20 người. Như vậy diện tích cho
Thiết kế kiến trúc nhà hành chính, quản lý và công trình dịch vụ công cộng trong
XNCN các hoạt động văn phòng khoảng 600m2. Với quy mô này chỉ phù hợp với
một công
trình thấp tầng (1-3 tầng).
1.2 THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH HẦNH CHÍNH,
QUẢN LÝ TRONG XNCN
1) Tiêu chuẩn thiết kế:
Công trình hành chính, quản lý trong XNCN là công trình dân dụng. Công trình
nhà hành chính được thiết kế theo các tiêu chuẩn:
- Tiêu chuẩn thiết kế nhà công cộng - TCVN 346-2005;
- Tiêu chuẩn thiết kếTCVN - Trụ sở cơ quan – TCVN 4601 -1988;
- TCXD 16-1986 Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng;
- TCVN 5738-93 Hệ thống báo cháy – Yêu cầu kỹ thuật;
Các TCVN và các yêu cầu kỹ thuật chuyên ngành có liên quan khác.
2) Các bộ phận chức năng trong công trình hành chính:
Về cơ bản công trình hành chính gồm các bộ phận chức năng sau:
- Bộ phận làm việc
- Bộ phận công cộng và kỹ thuật;
- Bộ phận phụ trợ và phục vụ.
a) Bộ phận làm việc bao gồm các phòng:
- Phòng làm việc của nhân viên nghiệp vụ và kỹ thuật (Phòng tài vụ, văn thư...);
Tiêu chuẩn diện tích cho mỗi chỗ làm việc 4-7m2/chỗ (tiêu chuẩn tính cho phòng làm
việc có 2 người trở lên).
- Phòng làm việc cho cán bộ chuyên môn (Phòng kiểm tra, giám sát; Phòng
nghiên cứu phát triển; Phòng máy tính...); Tiêu chuẩn diện tích cho mỗi chỗ làm việc
4-7m2/chỗ, với phòng máy tính 9-12m2/chỗ.
- Phòng làm việc của lãnh đạo; Tiêu chuẩn diện tích cho mỗi chỗ làm việc cho
lãnh đạo cấp phòng ban khoảng 12m2/chỗ; cho các phó giám đốc khoảng 24-28m2
(bao gồm cả chỗ làm việc và tiếp khách; cho giám đốc khoảng 34-38m2 (bao gồm cả
chỗ làm việc và tiếp khách.).
b) Bộ phận công cộng và kỹ thuật bao gồm các phòng:
- Phòng khách; Tiêu chuẩn diện tích tuỳ theo quy mô của XNCN có thể lấy 18-
48m2.
- Phòng họp; Tiêu chuẩn có thể lẫy 0,8-1,5m2/chỗ; bên cạnh phòng họp có thể
thiết kế 1 đến 2 phòng phụ.
- Hội trường; Tuỳ theo quy mô của XNCN, tiêu chuẩn tính toán theo chỗ, có thể
lấy 0,8m2/chỗ không kể sân khấu. Chiều sâu của sân khấu không nhỏ hơn 5m; Cạnh
sân khấu có các phòng phụ cho chủ tịch đoàn, phòng chuẩn bị...Hội trường trong
XNCN thường là hội trường đa năng- chiếu phim, biểu diễn văn nghệ. Hội trường có
khu vực vệ sinh riêng với tiêu chuẩn 150nam/1xí, 2 tiểu; 120nữ/2 xí, tiểu
- Phòng in ấn; phô tô;
- Phòng thư viện; lưu trữ;
- Phòng thông tin, quảng bá sản phẩm;
Thiết kế kiến trúc nhà hành chính, quản lý và công trình dịch vụ công cộng trong
XNCN - 2
3 / 25
- Phòng và xưởng thí nghiệm
c) Bộ phận phụ trợ và phục vụ bao gồm các phòng:
- Sảnh ra vào chính; tiêu chuẩn diện tích khoảng 18m2;
- Sảnh phụ cho các nhà văn phòng có chiều dài hơn 100m hoặc hình dáng
phức tạp, diện tích khoảng 12-18m2;
- Phòng thường trực bảo vệ với tiêu chuẩn 6-8m2, phòng ngủ đáp ứng yêu cầu
trực đêm 9-12m2.
- Nơi gửi mũ áo và đợi của khách tại sảnh ra vào, diện tích 9-12m2.
- Khu vệ sinh được bố trí đảm bảo bán kính phục vụ không quá 45m với tiêu
chuẩn 40 nam/1xí, 1 tiểu; 30 nữ/2 xí, tiểu.
- Phòng y tế gồm chỗ làm việc cho cán bộ y tế và chỗ khám với tiêu chuẩn:
6m2/1bác sỹ; 4m2/1 hộ lý; 4-6m2/chỗ khám bệnh; 4-6m2/chỗ tiêm và phát thuốc.
- Phòng câu lạc bộ: Thiết kế đa chức năng; Số lượng lao động nhỏ hơn 200
người có thể lấy 0,2m2/người; số lượng trên 200 người lấy 0,1m2 cho mỗi người
tiếp theo. Diện tích tối thiểu phải đạt 24m2.
- Căng tin, quầy giải khát: số chỗ được tính cho khoảng 10-15% số lao động tại
ca đông nhất với tiểu chuẩn 0,8m2/chỗ. Diện tích tối thiểu 24m2 bao gồm cả quầy,
chỗ phục vụ, kho.
- Kho
- Phòng xử lý giấy loại....
2) Các yêu cầu khi thiết kế công trình hành chính:
a) Về các phòng chức năng:
Trong công trình nhà hành chính, theo các bộ phận chức năng chia ra thành
nhiều phòng. Các phòng chức năng phải được bố trí tạo điều kiện cho việc liên hệ
thuận tiện, đáp ứng chức năng sử dụng, theo từng nhóm chức năng, theo tổng thể
công trình.
b) Về chỗ làm việc:
- Các không gian làm việc phải phù hợp với đối tượng sử dụng: lãnh đạo, nhân
viên, thư ký, khách...là cơ sở cho việc bố trí diện tích và tổ chức nội thất.
- Bố trí không gian làm việc trong từng phòng chức năng phải đảm bảo phù hợp
với hệ thống trang thiết bị nội thất: Bàn làm việc, thiết bị văn phòng, tủ...
c) Về kiến trúc và xây dưng:
- Công trình phải có lưới cột hợp lý phù hợp với tổ chức các phòng làm việc và
đảm bảo sử dụng linh hoạt
- Giảm tối đa các diện tích phụ, tỷ lệ diện tích sử dụng trên diện tích sàn tối
thiểu phải đạt 60%.
- Đảm bảo không gian, hệ thống trần, sàn để bố trí thuận tiện hệ thống các
tuyến cáp thông tin; các trang thiết bị cung cấp năng lượng; điều hoà khí hậu; thiết bị
âm thanh, chiếu sáng; thiết bị vận chuyển; vệ sinh..
- Tổ hợp không gian kiến trúc trúc bên ngoài (bản thân công trình và sân vườn)
cũng như nội thất phải đáp ứng yêu cầu là một công trình mang diện mạo của XNCN
và thương hiệu của doanh nghiệp.

1. CÁC DẠNG CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG DỊCH VỤ TRONG XNCN


Công trình công cộng dịch vụ (hay còn gọi là các công trình phục vụ sinh hoạt)
thường là một nhóm các công trình có rất nhiều chức năng khác nhau như các công
trình dịch vụ ăn uống, thương mại, y tế, nghỉ ngơi, văn hóa, đào tạo v.v.
Sự tồn tại của các loại công trình này trong XNCN phụ thuộc trước hết vào qui
mô của XNCN, loại XNCN và khả năng sử dụng chung các công trình này trong
KCN và với các khu dân dụng lân cận.
Cũng như các công trình hành chính, quản lý, các công trình công cộng dịch vụ
thường một phần được bố trí phân tán tại các bộ phận chức năng của XNCN theo
nguyên tắc đảm bảo bán kính phục vụ, một phần được bố trí tập trung cùng với công
trình hành chính của XNCN.

2. THIẾT KẾ KIẾN TRÚC NHÀ PHỤC VỤ SINH HOẠT


Công trình công cộng dịch vụ (hay còn gọi là các công trình phục vụ sinh hoạt)
thường là một tổ hợp công trình hay không gian có nhiều chức năng khác nhau thuộc
nhóm I và II của các công trình dịch vụ ăn uống giải khát; dịch vụ chăm sóc y tế, sức
khoẻ; dịch vụ nghỉ ngơi giải trí với bán kính phục vụ từ 70-300m.
Trong phần dưới đây chỉ đề cập đến thiết kế kiến trúc công trình (hay phòng)
gửi quần áo và vệ sinh trong nhóm chức năng dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ phù
hợp với đặc điểm của hoạt động sản xuất công nghiệp.
Thiết kế kiến trúc các công trình phục vụ sinh hoạt khác có thể tham khảo trong
các tài liệu thiết kế kiến trúc dân dụng.
1) Thiết kế kiến trúc phòng vệ sinh, tắm rửa:
a) Tiêu chuẩn tính toán:
- Phòng tắm rửa: 0,2-0,9m2/lao động tính cho số ca đông nhất;
- Chỗ rửa, tắm tính cho 100 lao động: bẩn ít 15chỗ; bẩn vừa 20 chỗ; bẩn nhiều
25 chỗ. (bẩn nhiều được tính cho các hoạt động sản xuất có liên quan nóng, ẩm, bụi,
chất độc hại, vi khuẩn, mùi, vô trùng; trong hoạt động sản xuất thuốc, lương thực,
thực phẩm...)
- Vòi tắm: Với số lượng công nhân nhỏ hơn 150 người: 1 vòi tắm cho 30 người;
Với số lượng công nhân đến 300 người: 1 vòi tắm cho 35 người.
- Nhiệt độ phòng tắm và thay quần áo khoảng 23oC, nhu cầu dùng nước
50l/người. ngày.
- Số vệ sinh, tiểu và chậu rửa được tính theo số công nhân tại ca đông nhất:

Nam Nữ
Ngườ Xí Tiểu Chậu rửa Người X Chậu rửa
i í
1-10 1 1 1 10 1 1
25 2 2 1 20 2 1
50 3 3 1 35 3 1
75 4 4 1 50 4 2
100 5 5 2 65 5 2
130 6 6 2 80 6 2
160 7 7 2 100 7 2
190 8 8 2 120 8 3
220 9 9 3 140 9 3
250 10 10 3 160 1 3
0

b) Trang thiết bị chính: Thiết bị rửa, bệ tiểu, xí, vòi tắm...


c) Giải pháp thiết kế:
Phòng vệ sinh, tắm rửa được bố trí phân tán đảm bảo bán kính phục vụ không
quá 100m.
Phòng vệ sinh, tắm rửa nam, nữ tách riêng, quy mô một phòng không phục vụ
quá 250 nam và 160 nữ.
c)
a)

b)
d)
Hình 15: Kích thước cơ bản của phòng
vệ sinh:
a) Với buồng xí đặt ngang hoặc dọc,
mở cửa ra hoặc vào; b) Với hai buồng
xí đặt đối diện nhau; c) Với buồng xí
e)
và máng tiểu; d) Với buồng xí và bồn
tiểu; e) Với bồn tiểu đặt một và hai
hàng.

2) Thiết kế kiến trúc phòng gửi quần áo:


a) Tiêu chuẩn tính toán:
Diện tích tính toán phòng gửi quần áo: 0,5m2/người.
Chiều rộng lối đi giữa hai hàng tủ:
- Số người 100 : Chiều rộng lối đi 1,2m
- Số người 120-250: Chiều rộng lối đi 1,65-1,8m
- Số người đến 400: Chiều rộng lối đi 2,2-2,4m.
b) Trang thiết bị chính trong phòng gửi quần áo:
Thiết bị chính là tủ đựng quần áo. Mỗi một người có một ngăn tủ đựng quần áo,
hoặc hai ngăn tủ đựng quần áo sạch và bẩn.
Hình 16: Kích thước cơ bản của một số loại tủ đựng quần áo

c) Giải pháp thiết kế:


Phòng gửi quần áo được thiết kế phụ thuộc vào quy mô của XNCN, đặc điểm
sản xuất, mức độ vệ sinh công nghiệp, số lượng công nhân...
Có hai giải pháp bố trí phòng gửi quần áo trong XNCN:
- Bố trí tập trung tại một khu vực ngay lối vào của nhà máy:
Đây là giải pháp sử dụng trong trường hợp XNCN không có yêu cầu đặc biệt về
điều kiện lao động và vệ sinh công nghiệp, hoặc XNCN có quy mô nhỏ, phần lớn các
chức năng được hợp khối trong một công trình.
- Bố trí phân tán tại từng hạng mục công trình:
Do mỗi hạng mục công trình trong nhà máy thường có điều kiện lao động, vệ
sinh công nghiệp khác nhau, nên yêu cầu khác nhau về quy mô và cách bố trí phòng
gửi quần áo. Vì vậy giải pháp bố trí các phòng gửi quần áo tại từng hạng mục công
trình thường được sử dụng trong thực tế. Các phòng gửi quần áo được bố trí gần lối ra
vào của các công trình.
Chiều cao thông thủy của các phòng gửi quần áo tối thiểu 2,3m với phòng nhỏ
hơn 30m2 và tối thiểu 2,5m đối với phòng lớn hơn 30m2. Diện tích phòng gửi quần
áo tối thiểu 6m2. Phòng gửi quần áo nam và nữ bố trí riêng biệt.
Các phòng gửi quần áo không bố trí độc lập mà kết hợp với phòng tắm rửa, vệ
sinh tạo thành khu vực hay công trình phục vụ sinh hoạt.
Hình 17: Ví dụ về kích thước cơ bản của phòng gửi quần áo: Hành lang giữa hai hàng
tủ rộng 1,8m với bệ ngồi thay quần áo cố định và 1,6m với ghế ngồi thay quần áo di
động.

Hình 18: Ví dụ minh hoạ bố trí phòng gửi quần áo kết hợp với phòng vệ sinh tắm rửa
của nhà máy sản xuất thực phẩm:
1) Phòng thay quần áo bẩn của nữ; 2) Phòng tắm; 3 Phòng rửa; 4) Phòng gửi quần áo
sạch nữ; 5) Phòng thay quần áo bẩn nam; 6) Phòng gửi quần áo sạch nam; 7 Phòng vệ
sinh.
SEMINAR 6

KỊCH BẢN
MC: Bùi Quách Yến Nhi: Giới thiệu Seminar.

PHẦN 1:

* Nhóm trình bày phần thuyết trình của mình

- Trần Bảo Duy: Phần mở đầu, công trình giá đỡ ( nhóm I )

- Tô Thị Minh Nguyệt: Công trình vận chuyển ( nhóm II )

- Nguyễn Phước Thành : Bồn chứa ( nhóm III)

- Chu Ngọc Thùy Trang : Công trình kĩ thuật đặc biệt ( nhóm IV )

* Nếu nhóm phản biện có đặt câu hỏi nóng trong quá trình thuyết trình thì nhóm trình
bày trả lời câu hỏi.

PHẦN 2:

- MC mời cả lớp đặt câu hỏi, nhóm trình bày trả lời câu hỏi

- MC mời nhóm phản biện đặt câu hỏi nguội, nhóm trình bày trả lời câu hỏi.

PHẦN 3:

Kết thúc seminar, nhóm nghe thầy nhận xét hoàn thiện seminar.

CÂU HỎI PHẢN BIỆN VÀ TRẢ LỜI

1. Gối đỡ và giá đỡ khác nhau ở điểm nào?


ĐÁP ÁN: Giá đỡ có cột, có khung, các tay đỡ và các thanh đứng độc lập để
treo một vật gì đó, tuy nhiên khi để vật gì đó lên có thể sẽ bị lăn, rớt xuống thì
lúc này ta cần gối đỡ.

2. Bunke và Xilo đều chứa vật liệu khô, vậy nó khác nhau ở điểm nào?
ĐÁP ÁN: Xilo là kho (kho là để chứa), còn Bunke không phải là cái kho
(nhưng nó cũng là để chứa, kiểu chứa tạm thời).

3. Ngoài 3 giải pháp và vị trí bố trí Bunke ra còn các giải pháp nào khác
không?
ĐÁP ÁN: Bunke có thể bố trí thành nhiều nhóm hoặc đơn lẻ, trong nhà hoặc
ngoài trời và khi thành nhóm thì phần đáy rót vật liệu có thể làm liên tục hoặc
phân đoạn.

4. Các phương pháp làm nguội, phương pháp nào được sử dụng nhiều nhất?
ĐÁP ÁN: Phương pháp làm nguội ngước bằng bê tông cốt thép.
5. Ngoài tản nhiệt hình vuông thì mình có thể sử dụng tản nhiệt tròn được
không? Tại sao?
ĐÁP ÁN: Được, nhưng mà hình vuông trao đổi nhiệt tốt hơn.

6. Thiết kế bể chứa,… tại sao hình cầu, hình trụ, hình giọt nước mà không
phải là hình khác? Ví dụ như hình hộp…?
ĐÁP ÁN: Hình hộp,hình lăng trụ… có đáy HCN, hình vuông, thường thì nó
xuất hiện nhiều ở mấy chỗ như hồ bơi, mà thường được gọi là bể (bể bơi),
được dùng nhiều, người ta thường sử dụng hình này vì nó dễ xây dựng. Tuy
nhiên bồn chứa lớn người ta không làm bể, vì bể chịu lực kém. Còn hình
cầu… không phải trên dưới hình trụ tròn đều to như nhau mà phía trên nhỏ
hơn một chút và phía dưới sẽ to hơn một chút và chịu lực tốt hơn.

7. Ống khói của các nhà máy để rất cao mà khí thải công nghiệp vẫn gây ô
nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Có thể giải
thích rõ điều này?
ĐÁP ÁN: Các khí thải từ các nhà máy thường là khí SO2, CO2,... Các khí này
nặng hơn không khí nên sẽ ở dưới, còn không khí nhẹ hơn sẽ ở trên.
=> Vẫn gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe.
8. Thường được biết thì mấy cái tháp giải nhiệt này sẽ có hiện tượng như
hình thành rong rêu và tình trạng ăn mòn, vậy nguyên nhân hình thành
nên hiện tượng này là gì?
ĐÁP ÁN: Nguyên nhân gây ăn mòn và hình thành cáu cặn, rong rêu trong
tháp giải nhiệt chủ yếu xoay quanh nguồn nước.
- Trong nước chứa hàm lượng các khoáng chất như Canxi, Magie,… và các
chất hoá học gốc OH. Ở nhiệt độ thích hợp, những chất này kết hợp với ion
kim loại tạo thành kết tủa. Đó chính là cáu cặn bám trên tấm tản nhiệt, đường
ống, đầu phun,…
- Oxy hoà tan trong nước gây gỉ sét hoặc làm tắc nghẽn đường ống dẫn nước.
- Nước chứa tính axit sẽ gây ăn mòn, còn nước có tính kiềm sẽ gây cáu cặn.
- Các chất rắn và tạp chất vô cơ có sẵn trong nguồn nước.
Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân khác như độ bão hoà của nước, độ dẫn
điện của nước, bụi bẩn từ không khí,…

You might also like