Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 14

Chuyên đề 1

Dạy học tác phẩm văn học dân gian trong chương
trình ngữ văn lớp 6 theo hướng thi pháp thể loại.

I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra chuyên đề.


*Sự cần thiết tạo ra chuyên đề.
Thứ nhất: Đó chính là tầm quan trọng của văn học dân gian đối với
giáo dục con người. Văn học là suối nguồn của tri thức, là kinh nghiệm sống
mà con người cần tiếp thu và phát triển. Văn học có vị trí quan trọng trong sự
nghiệp giáo dục, nó là phương tiện để giáo dục con người. Văn học dân gian là
lời ăn tiếng nói, điệu hồn của dân tộc, là cội nguồn văn hóa vì thế nó giữ một vị
thế quan trong trong chương trình văn học ở trường THCS. Văn học dân gian có
ưu thế và sức mạnh riêng trong việc bồi đắp tâm hồn, lời ăn tiếng nói cho thế hệ
trẻ của đất nước. Văn học dân gian là thành tố quan trọng cấu tạo nên văn hóa
dân tộc là cái nôi nuôi dưỡng văn học viết. Văn học dân gian là nơi lưu giữ vốn
cổ, những giá trị văn hóa phi vật thể của dân tộc. Tiếp cận với văn học dân gian
người học sẽ hiểu được ngọn nguồn và mọi giá trị bản sắc của văn hóa dân tộc.
Vì thế dạy văn học dân gian là dạy bản sắc của dân tộc. Văn học dân gian là
nguồn suối mát lành, là dòng sông mang nặng phù sa bồi đắp cho tâm hồn Việt,
tính cách Việt. Không chỉ có vai trò quan trọng trong văn hóa mà văn học dân
gian còn “ mảnh đất tốt tươi trên đó sản sinh và lớn lên nền văn học nghệ thuật
cổ điển và hiện đại Việt Nam” ( Hoài Thanh) Những nhà văn nhà thơ lớn của
dân tộc như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Nam Cao, Xuân
Diệu… đều hút nhụy ngọt của những bông hoa văn học dân gian để tạo nên
những bông hoa văn học viết dâng tặng cho đời. Âm vang hào hùng của Thánh
Gióng và truyền thuyết về Hồ Gươm như còn ngân mãi trong bài thơ thần của
Lý Thường Kiệt, trong Hịch Tướng sĩ văn của Trần Quốc Tuấn, trong Bình Ngô
đại cáo của Nguyễn Trãi, trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh. Cho đến
ngày nay âm vang ấy vẫn còn trầm hùng trong những sáng tác của dòng văn học
1
yêu nước “ Mỗi chú bé đều nằm mơ thấy ngựa sắt/ mỗi con sông đều muốn hóa
Bạch Đằng” (Chế Lan Viên). Vì thế nếu không nắm được VHDG thì sẽ không
thể thẩm thấu hết được những câu Kiều, câu thơ, câu văn hiện đại.Văn hoc dân
gian giống như kho trí thức tổng hợp. có nhìn nhận như vậy mới thấy được giá
trị của văn học dân gian.
Thứ hai: Đó là vai trò của văn học dân gian trong chương trình ngữ
văn lớp 6. Như chúng ta biết, môn ngữ văn ở trường T H C S là một môn học
bắt buộc đối với học sinh, bởi môn ngữ văn không chỉ cung cấp cho các em tri
thức mà còn dạy các em cách làm người. Nhưng hiện nay tâm lí hầu hết học
sinh không thích học môn văn vì cho là phải đọc nhiều ,viết nhiều . Cho nên cần
thay đổi suy nghĩ này của các em ngay từ khi vào đầu cấp. Chính vì vậy phần
văn học dân gian trong chương trình ngữ văn lớp 6 được giới thiệu đến các em
đầu tiên, gồm các thể loại gần gũi với các em từ tuổi mẫu giáo như cổ tích,
truyền thuyết, truyện cười…Qua những tác phẩm dân gian này, người dạy làm
sống dậy trong các em những hoài bão ,ước mơ,bồi dưỡng tư tưởng tinh cảm
biết yêu cuộc sống,yêu con người,biết phân biệt thiện ác từ đó cảm thấy yêu
thích, hứng thú với môn ngữ văn hơn.

*Căn cứ tạo ra chuyên đề.


Để tạo ra chuyên đề này trước hết tôi căn cứ vào khái niệm và đặc trưng
của bộ môn văn học dân gian. Khái niệm văn học dân gian được dùng để phân
biệt với khái niệm văn học bác học, văn học viết. Văn học dân gian chỉ là một
bộ phận văn học do nhân dân sáng tác và lưu truyền bằng phương thức truyền
miệng từ bao đời nay. Bộ phận văn học này có nhiều đặc trưng khu biệt mà văn
học viết không có như: tính sáng tạo tập thể, tính truyền miệng, tính dị bản, tính
diễn xướng, tính nguyên hợp,…Văn học dân gian phản ánh tinh tế mọi khía
cạnh của đời sống nhân dân lao động về phong tục tập quán, nỗi khổ, khát vọng,
tình yêu đôi lứa,… Ngoài chức năng thẩm mĩ, văn học dân gian còn có chức
năng thực hành sinh hoạt. Từ các hoạt động của đời sống nhân dân, văn học dân
gian nảy sinh và quay trở lại tác động đến đời sống nhân dân, ví dụ như hò giã
2
gạo, hò xay lúa, hò chèo thuyền,… nảy sinh, hình thành từ các công việc xay
lúa, giã gạo, chèo thuyền,… hằng ngày. Nhưng khi có các hoạt động ấy thì họ
lại đem ra để diễn xướng phục vụ. Như vậy tác phẩm văn học dân gian là một
chỉnh thể tồn tại trong đời sống văn nghệ của nhân dân bao gồm nhiều yếu tố có
quan hệ hữu cơ với nhau như: ngôn từ (lời kể, lời ca), âm nhạc (làn điệu), vũ
đạo (các động tác phụ họa), môi trường diễn xướng (lao động, vui chơi, nghi
lễ,...).
Từ đó có thể thấy dạy học văn học dân gian sao cho đúng, sao cho hay
không phải là vấn đề đơn giản. Ngoài kiến thức, người dạy còn cần có cả sự say
mê với văn học dân tộc và một tấm lòng tâm huyết với nghề.
Tiếp theo, để tạo ra sáng kiến tôi căn cứ vào đối tượng học sinh và đặc
trưng văn hóa địa phương. §èi tîng häc sinh ë bËc phæ th«ng trung häc c¬ së
nói chung và học sinh lớp 6 nói riêng rÊt hån nhiªn trong tr¾ng nh vïng ®Êt phï
sa mµu mì ph× nhiªu . Gi¸o viªn cïng toµn x· héi ph¶i cã tr¸ch nhiÖm gieo trång
nh÷ng h¹t gièng tèt ®Ó thu ho¹ch hoa th¬m tr¸i ngät vÒ c¶ tri thøc vµ ®¹o ®øc.
Chính vì vậy, ngay từ khi vào đầu cấp cần gieo vào tâm hồn trong sáng đó lòng
yêu văn học, yêu những giá trị truyền thống của dân tộc, của cha ông chúng ta.
Mặt khác, căn cứ vào tình hình địa phương vốn là một vùng nông thôn thuần
chủng, các sinh hoạt văn hóa dân gian còn in dấu đậm nét, những câu chuyện cổ
tích, truyền thuyết, ngụ ngôn, truyện cười…vẫn được lưu truyền từ đời này sang
đời khác, trong các cuộc sinh hoạt xóm, đội. từ đó, các em học sinh đã được tiếp
xúc với văn học dân gian không chỉ ở trường lớp mà còn trong cuộc sống hàng
ngày.
Từ sự cần thiết và dựa vào những căn cứ trên, qua quá trình trực tiếp
giảng dạy ,qua dự giờ đồng nghiệp,qua nghiên cứu cứu tài liệu,với đề tài này tôi
mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm dạy học tác phẩm dân gian lớp 6 theo
hướng thi pháp thể loại.

I. Mô tả giải pháp:

3
1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra chuyên đề.
a) Qua quá trình giảng dạy cũng như dự giờ các đồng nghiệp, tôi nhận
thấy có những hiện tượng rất phổ biến trong các giờ học văn học dân gian nói
chung và văn học dân gian lớp 6 nói riêng đó là : Hiện tượng dạy học đọc chép.
Trong cách dạy này HS tiếp thu hoàn toàn thụ động, một chiều. Dạy nhồi nhét
cũng là hiện tượng phổ biến do thầy cô sợ dạy không kĩ, ảnh hưởng đến kết quả
làm bài thi của HS, cho nên dạy từ a đến z, không lựa chọn trọng tâm, không có
thì giờ nêu vấn đề cho HS trao đổi. Kết quả của lối dạy này cũng là làm cho HS
tiếp thu một cách thụ động, một chiều.Tương ứng với cách dạy học như trên HS
tất nhiên chỉ tiếp thu một cách thụ động mà thôi. Tính chất thụ động thể hiện ở
việc học thiếu hứng thú, học đối phó, và về nhà chỉ còn biết học thuộc để trả bài
và làm bài. Cách học đó tất nhiên cũng không có điều kiện tìm tòi, suy nghĩ,
sáng tạo, cũng không được khuyến khích sáng tạo. Cách học thụ động chứng tỏ
HS không biết tự học, không có nhu cầu tự tìm hiểu, nghiên cứu, không biết
cách chủ động tự đọc SGK để tìm hiểu kiến thức, không biết cách phân biệt cái
chính và cái phụ, không biết tìm kiến thức trọng tâm để học, không biết từ cái
đã biết mà suy ra cái chưa biết. Nói tóm lại là chưa biết cách tự học. Học tập
thiếu sự hợp tác giữa trò và thầy, giữa trò với trò. Mỗi cá nhân trong quá trình
học tập đều có hạn chế, bởi mỗi người thường chỉ chú ý vào một số điểm, bỏ
qua hoặc không đánh giá hết ý nghĩa của các kiến thức khác. Trong điều kiện
đó, nếu biết cách hợp tác trong học tập, giữa thầy giáo và HS, HS với HS có thể
nhắc nhở nhau, bổ sung cho nhau, làm cho kiến thức được toàn diện và sâu sắc.
Kết quả của việc học thụ động là học tập thiếu cảm hứng, thiếu lửa, thiếu niềm
ham mê, mà thiếu những động cơ nội tại ấy việc học tập thường là ít có kết
quả.Thực trạng trên đã được nhiều nhà nghiên cứu, nhà giáo tâm huyết chỉ ra
nhưng đến nay sau nhiều năm đổi mới phương pháp giảng dạy văn học nói
chung và văn học dân gian nói riêng nhưng tình hình vẫn không thay đổi .
b) Ngoài những tồn tại trên, riêng với môn văn học dân gian lớp 6 tôi còn
thấy, phương pháp dạy của giáo viên và việc học của học sinh còn nhiều bất
cập. Ở đây tôi xin bàn đến phương pháp dạy học tác phẩm văn học dân gian
4
trong các giờ học còn có những hạn chế nhất định (Hoặc là chưa đúng bản chất
của tác phẩm văn học dân gian, hoặc là quá sa đà với những yếu tố phi văn
chương). Biểu hiện cụ thể như sau :
Thứ nhất, cách tiếp cận tác phẩm văn học dân gian theo hướng hiện đại
hóa, coi văn học dân gian như văn học viết. Người dạy đã không còn gắn tác
phẩm văn học dân gian với các đặc trưng của nó, mà dạy văn học dân gian như
văn học viết, tước bỏ đi những sắc thái vẻ đẹp độc đáo, ý vị vốn có của nó, phân
tích văn học dân gian bằng thi pháp của văn học viết. không những thế chỉ phân
tích một cách cô lập trên văn bản ngôn từ mà không đặt tác phẩm văn học dân
gian vào trong môi trường dân gian, thời điểm phát sinh và sự lưu truyền trong
đời sống nhân gian để khai thác tức là chỉ chú ý đến yếu tố văn chương mà chưa
quan tâm đến những yếu tố phi văn chương của nó. Cách tiếp cận này làm cho
người dạy có cái nhìn không đúng về tác phẩm, từ đó kiến thức truyền đạt cho
học sinh không được chính xác hoặc sai lệch đi về giá trị của tác phẩm dân gian.
Hai là: Khai thác quá sâu vào những yếu tố ngoài văn bản. Khuynh
hướng xóa nhòa ranh giới giữa khoa nghiên cứu văn học dân gian với các khoa
học liên quan như dân tộc học, lịch sử, xã hội học, văn hóa học, phong tục
học… làm cho bài dạy mất đi những thông tin thẩm mĩ mà chỉ còn lại bức
tranh xã hội khô cứng. nhiều giáo viên đã coi tác phẩm văn học dân gian chỉ là
điểm xuất phát, cái cớ để giải thích các vấn đề xã hội, lịch sử, dân tộc, tục lệ…
Ví dụ : phân tích Thánh gióng để gải thích đền gióng, lễ hội làng gióng, phân
tích Sơn Tinh Thủy Tinh để giải thích hiện tượng lũ lụt…
Ba là: Cách dạy học đơn giản hóa tác phẩm văn học dân gian.
Biểu hiện thường thấy là diễn xuôi một các khô khan, nhạt nhẽo bài ca
dao; hoặc chia các nhân vật cổ tích thành hai tuyến chính nghĩa và gian tà rồi
phân tích một các sơ lược theo lối kể tóm lại sự việc.
Bốn là: Dạy theo lối tầm chương trích cú, nhấm nháp hình ảnh ngôn
ngữ ; hoặc viện dẫn quá xa, lam man ra ngoài tác phẩm .

5
Từ đó dẫn đến kết quả số học sinh khá ,giỏi có ti lệ thấp ,học sinh
yếu ,kém chiếm nhiều,điều đó được thể hiện qua bảng số liệu đầu năm học mà
tôi đã tổng kết:
Loại trung
Lọai giỏi Loại khá Loại yếu,kém
bình
Lớp Sĩ số
Số Số Số Số
% % % %
lượng lượng lượng lượng
6A
6B

2. Mô tả giải pháp sau khi có chuyên đề.


Đổi mới phương pháp giảng dạy văn học học dân gian nói chung và văn
học dân gian lớp 6 nói riêng theo hướng thi pháp thể loại đó là sự đổi mới có cơ
sở khoa học, dựa trên những thành tựu của sự đổi mới lý luận trong những năm
gần đây.Vấn đề cốt lõi ở đây là phải bám sát vào đặc trưng , nét khu biệt để có
cách thức tiếp cận, gợi hứng thú đối với người học.“Văn học là nhân học” dạy
văn là dạy người, giáo viên ngữ văn phải có có cách thức bồi dưỡng tâm hồn,
nhân cách cho học sinh. Đặc biệt là văn hóa và tâm hồn dân tộc. Điều này có lẽ
phải bắt nguồn từ dòng chảy văn học dân gian. Từ những vấn đề phân tích trên
tôi xin đưa ra phương pháp tiếp cận tác phẩm văn học dân gian lớp 6 như sau:
Thứ nhất, xác định đặc trưng thể loại
Thứ hai, đặt tác phẩm trong môi trường diễn xướng dân gian.
Thứ ba, tìm hiểu đối chiếu tác phẩm với các dị bản
Thứ tư, phân tích tác phẩm dưới góc độ thi pháp đặc trưng thể loại văn
học dân gian
Từ mô hình phương pháp đã nêu ở trên, tôi xin đi vào chi tiết. Vậy giảng
dạy văn học dân gian theo thi pháp thể loại bao gồm những vấn đề gì? Chúng ta
sẽ khai thác những vấn đề đó như thế nào? Người dạy cần phải làm gì và dạy
như thế nào cho phù hợp với đối tượng học sinh lớp 6. Theo tôi người dạy cần

6
bám sát văn bản ngôn từ với những đặc trưng của nó như tính lặp đi lặp lại trở
thành mô- típ, biểu tượng nghệ thuật, cách phô diễn dân gian, kết cấu, nhân vật ,
thời gian và không gian nghệ thuật, ngôn ngữ làm cơ sở chủ yếu để phân tích
tác phẩm văn học dân gian. Cụ thể, tôi xin đưa ra các biện pháp sau:
Biện pháp 1: Giáo viên cần giảng dạy dựa trên cơ sở: văn bản ngôn từ:
Tác phẩm văn học dân gian là một chỉnh thể tồn tại trong đời sống văn nghệ của
nhân dân bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ hữu cơ với nhau như: ngôn từ (lời
kể, lời ca), âm nhạc (làn điệu), vũ đạo (các động tác phụ họa), môi trường diễn
xướng (lao động, vui chơi, nghi lễ,...). Trong các yếu tố đó của văn học dân gian
thì yếu tố ngôn từ là yếu tố quan trọng có tính quyết định đến sự tồn tại của tác
phẩm văn học dân gian. Nghĩa là thiếu ngôn từ sẽ không có tác phẩm văn học
dân gian. Vì thế văn bản ngôn từ là yếu tố quan trọng nhất, là cơ sở chủ yếu để
chúng ta dựa vào đó mà phân tích tác phẩm văn học dân gian, tìm ra những
thông tin thẩm mĩ ẩn chứa trong đó. Tuy nhiên văn bản ngôn từ văn học dân
gian cũng có nét riêng đó là tính dị bản, là tư duy cộng đồng , là cảm hứng dân
gian. Điều đó giải thích vì sao truyện cổ tích thường có cốt truyện, kết cấu
giống nhau, với những kiểu nhân vật như người mồ côi, người con riêng, người
em út, người đi ở, người có hình dạng xấu xí- những con người này lúc đầu gặp
khó khăn nhưng được yếu tố thần kì giúp đỡ cuối cùng đã chiến thắng và được
hưởng hạnh phúc. Người dạy cần phải nắm được đặc trưng này thì mới có thể
khai thác được cái hay cái đẹp của văn học dân gian.
Văn học dân gian là sản phẩm của tư duy cộng đồng, nên trong tác phẩm
văn học dân gian thường có sự lặp lại, tạo nên những mô típ nghệ thuật dân
gian. Đó là những hình thức mang tính nội dung đã trở thành ký ức tư tưởng
thẩm mỹ của cả cộng đồng, trở thành kỉ niệm riêng của toàn dân tộc, mà mỗi
khi một thành viên của dân tộc gặp lại nó trong một lời ca, một truyện kể thì
như họ gặp lại chính mình. Những mô típ nhân vật như người con côi, người
con riêng, người em út, người đội lốt xấu xí, người đi ở đó chính là thân phân
bất hạnh của con người. Những mô típ như bụt chim thần, tiên, vật thần kỳ đó

7
chính là ước mơ là khát vọng, là lực lượng siêu nhiên giúp cho người chính
nghĩa đấu tranh thắng lợi. Người dậy cần chỉ ra cho học sinh để nhận thấy.
Ví dụ: Hình ảnh niêu cơm hết lại đầy trong truyện Thạch Sanh là ước mơ
có được cuộc sống no đủ của người dân lao động. Cảnh biến hóa đầy chất thơ
của cô Tấm chứng minh cho sức sống bất diệt của cái thiện. sự ra đời kì lạ của
Thánh gióng là ước mơ về sự phi thường của người dân… Những mô típ đó là
những ẩn dụ trữ tình được tạo nên bởi tư duy trữ tình.
Người dạy cần nắm được đặc điểm này. Nghĩa là phải đối sánh văn bản
văn học dân gian được dạy với những dị bản khác để thấy được tính chất lặp lại
trở thành mô thức, biểu tượng cho tư duy của một cộng đồng. Trong tiết học,
giáo viên có thể cho học sinh sưu tầm các dị bản khác nhau của một tác phẩm,
có thể qua đọc sách hoặc nghe kể từ bố me, ông bà. Thông qua đó, học sinh học
được cách sưu tầm, nghiên cứu văn học và có tiếng nói của bản thân. Không
những thế tiết học sẽ trở nên bớt khô cứng, sẽ có sự giao tiếp giữa thầy và trò.
Ví dụ : khi dạy truyện Thạch Sanh, dựa vào ngôn từ giữa các dị bản, giáo
viên có thể đối chiếu giữa các dị bản, thông qua đó khắc sâu nội dung, ý nghĩa
cho học sinh:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
1/ Sự ra đời của Thạch Sanh .
?Em hãy kể sự ra đời và lớn lên của nhân
vật này ?
 HS kể lại bằng miệng. Ở trong văn bản thứ hai, Thạch Sanh
chỉ là con một con người bình thường, có
Giáo viên đọc cho các em nghe một dị xuất thân nghèo khó như bao người dân
bản của truyện cổ tích Thạch Sanh trong khác
“ Tuyện cổ tích Việt Nam” nhà xuất bản  sự ra đời của TS vừa có những nét
phụ nữ” : “ ngày xửa ngày xưa, có một bình thường vừa có những nét khác
chàng tiều phu nghèo khó. Chính chàng thường mang nhiều ý nghĩa: Bình
cũng không biết cha mẹ mình là ai. Ngày thường.
ngày chàng vào rừng kiếm củi về đổi lấy  Người dũng sĩ là người có tài năng phi
cơm ăn. Đêm về chàng đến một gốc đa thường từ khi mới sinh ra, có thể diệt
kia nằm ngủ trên một phiến đá.” Oử văn trừ được cái ác, lập được nhiều chiến
bản này em thấy có nét gì khác với văn công.
bản trong SGK?

8
? Theo em, em thích chi tiết “ sự ra đời
của Thạch Sanh” ở văn bản nào hơn? Tại
sao?

? KÓ vÒ sù ra ®êi võa kh¸c thường võa


b×nh thêng ®ã cña th¹ch Sanh ,nh©n
d©n ta muèn thÓ hiÖn quan niÖm g× vÒ
ngêi anh hïng dòng sÜ

Biện pháp 2: Giáo viên đưa tác phẩm về đúng cách phô diễn dân gian.
Nghĩa là tính diễn xướng, tính nguyên hợp, là cảm hứng cộng đồng trong văn
học dân gian . Những cảm hứng dân gian làm nên sắc thái riêng biệt của các tác
phẩm văn học dân gian. Đó là lối kể chuyện theo kiểu “ ngày xửa ngày xưa”, là
cái không khí dân gian mơ màng vừa thực vừa hư nên rất thơ, là những câu văn
vần xen kẽ trong những câu truyện cổ tích “ Bống bống bang bang lên ăn cơm
vàng, cơm bạc nhà ta; vảng ảnh vàng anh; kẽo cà kẽo kẹt… Chính cảm hứng
dân gian ấy đã tạo nên chất trữ tình, chất dân gian mà không thể có trong tác
phẩm văn học viết. Dạy văn học dân gian là phải đưa người học vào thế giới
đậm màu sắc dân gian đó. Ở đó người học mới thấy được cái diệu kỳ của văn
bản ngôn ngữ dân gian. Chính vì vậy, người dạy ngoài cách giảng khô cứng nên
cho các em diễn xướng các tác phẩm văn học dân gian ngay trên lớp. Với cách
dạy này không chỉ phù hợp với đặc trưng thể loại mà còn mang lại cho các em
hứng thú học hành, nội dung, ý nghĩa các câu truyện dễ đi vào trí nhớ các em.
Từ đây, người giáo viên sẽ khơi gợi được cho các em niềm say mê, hứng thú
học môn văn học dân gian nói riêng và môn ngữ văn nói chung, tạo tiền đề để
các em học tốt bộ môn văn học dân gian nói riêng và môn ngữ văn nói chung
khi lên lớp trên.

9
Ví dụ 1: Khi giảng dạy tác phẩm Sơn Tinh, Thủy Tinh: giáo viên cho các em
đọc và chuẩn bị trước một vở kịch nhỏ, diễn lại câu chuyện trong vòng 15 phút.
Đây là tác phẩm ngắn và rất dễ kịch hóa, với cách diễn xướng ngay trên lớp
này, học sinh tự tìm hiểu, tự diễn vừa giúp cho các em có tính sáng tạo, vừa
giúp cho nội dung, ý nghĩa câu chuyện dễ dáng đi vào tâm trí các em.
Ví dụ 2: Hoặc giáo viên hướng dẫn sao cho các em đọc diễn cảm, phù hợp
với hông khí dân gian, như : khi dạy truyện “Em bé thông minh” cần đọc với
giọng vui,cụ thể giọng em bé rõ ràng dứt khoát; giọng vua ôn tồn. Dạy truyện
ông lão đánh cá và con cá vàng cần thay đổi giọng khi đọc của các nhân
vật:Giọng ông lão nhu nhược ,sợ sệt,van nài,giọng mụ vợ quát tháo, hách
dịch,giọng cá vàng điềm tĩnh,ôn tồn.
Việc đọc truyện giáo viên yêu cầu học sinh đọc kĩ truyện ở nhà .Khi đến
lớp giáo viên có thể nói yêu cầu của văn bản này cần đọc như thế nào rồi đọc
mẫu một đoạn,sau đó gọi 2,3 học sinh đọc ; giáo viên uốn nắn Đọc không chỉ
có ở đầu giờ học mà trong suốt quá trình đọc,tìm hiểu văn bản vừa đọc vừa tìm
hiểu . Sau khi đọc truyện, giáo viên hướng dẫn học kể chuyện .Kể chuyện có thể
bằng nhiều hình thức khác nhau như kể nguyên bản lời tác giả , kể tóm tắt,kể
dùng ngôn ngữ của người kể để kể.Dù ở hình thức nào đi chăng nữa khi kể
chuyện vẫn phải giữ được cốt truyện ,nhân vật trong truyện
Biện pháp 3: Người dạy chú ý đến những yếu tố đặc thù của một tác
phẩm văn học dân gian như kết cấu, nhân vật, thời gian, không gian. Những
yếu tố này cũng có những nét khác biệt với văn học viết. Về kết cấu trong những
tác phẩm văn học dân gian là kết cấu đường thẳng, theo sự việc hành động, theo
thứ tự thời gian, cái gì xảy ra trước kể trước, cái gì xảy ra sau kể sau. Kết cấu
này mang đậm màu sắc dân gian, làm cho tác phẩm mang vẻ đẹp mộc mạc,
trong sáng lại dễ hiểu, dễ kể dễ nhớ. Về nhân vật: tư duy cộng đồng của văn học
dân gian biểu hiện trong việc xây dựng nhân vật chính. Nhân vật được phân
tuyến rạch ròi nhân vật thiện thì không có ác, tốt thì không có xấu, và ngược lại.
Từ tư duy phân lọai này mà nhân vật trong truyện cổ dân gian chỉ là những điển
hình tính cách chứ chưa phải là điển hiền nhân vật, chỉ là những biểu trưng cho
10
thiện- ác, chính và tà, khôn và dại với tính chất tượng trưng phiếm chỉ của nó
chứ chưa có đời sống tâm lý phức tạp như các nhân vật trong văn học cổ điển và
hiện đại sau này. Chính vì vậy không thể hiện đại hóa các tác phẩm văn học dân
gian, không thể đem suy nghĩ, tâm lý của chúng ta ngày nay để gán ghép cho
các nhân vật ngày xưa trong truyện cổ.
Về thời gian và không gian trong văn học dân gian chỉ mang tính phiếm chỉ
và ý nghĩa biểu trưng, nhiều trường hợp mang tính công thức, ước lệ, biểu
trưng. Trong truyện cổ, đó là ngày xửa ngày xưa, một hôm, hôm sau, đến
ngày… là cảnh hội làng, là nơi đồng ruộng, là gốc đa... Giảng dạy văn học dân
gian không thể không đem đến cho người học những hiểu biết này. Ngôn ngữ
văn học dân gian in đậm dấu ấn cộng dồng dân tộc. Đặc điểm của nó là trong
sáng, giản dị và chuẩn mực vì đã trải qua sự sàng lọc gọt giũa của tập thể dân
gian.. Trong ngôn ngữ truyện kể thì mang không khí cổ xưa, đậm đà phong vị
dân tộc. Vì vậy, không thể khai thác ngôn từ trong truyện cổ như trong truyện
hiện đại. Có giáo viên đã khai thác rất sâu, tỉ mỉ trên từng đơn vị từ ngữ trong
văn bản mà không chú ý tới tính dị bản của văn học dân gian.
Ví dụ : Khi dạy bài Thánh Gióng, không thể nói Thánh Gióng là kẻ bất
hiếu không ở lại báo đáp ơn sinh thành, dưỡng dục của mẹ cha mà vội bay về
trời, mà ở đây giáo viên cần làm cho học sinh hiểu trong quan niệm của nhân
dân lúc bấy giờ, Thánh gióng chình là biểu tượng của lòng yêu nước, là hình
mẫu lí tưởng của người anh hùng.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
3. Th¸nh Giãng bay vÒ trêi:
- C©u chuyÖn kÕt thóc b»ng sù viÖc
g×? - §©y lµ sù ra ®i thËt k× l¹ mµ cïng
- V× sao tan giÆc Giãng kh«ng vÒ thËt cao quÝ , chøng tá Giãng kh«ng
triÒu ®Ó nhËn tước léc mµ l¹i vÒ mµng danh lîi, ®ång thêi cho chóng ta
trêi? thÊy th¸i ®é cña nh©n d©n ta ®èi víi
ngêi anh hïng ®¸nh giÆc cøu níc. ND
yªu mÕn, tr©n träng muèn gi÷ m·i
h×nh ¶nh cña ngêi anh hïng nªn ®· ®Ó
giãng vÒ víi câi v« biªn, bÊt tö. Bay
lªn trêi Giãng lµ non níc, lµ ®Êt trêi,

11
lµ biÓu tîng cña ngêi d©n V¨n Lang.
* ý nghÜa cña h×nh tîng Th¸nh
Giãng:
- Lµ h×nh tîng tiªu biÓu, rùc rì cña ng-
- H×nh tîng TG trong truyÖn cã ý êi anh hïng diÖt giÆc cøu níc.
nghÜa g×? - Lµ ngêi anh hïng mang trong m×nh
søc m¹nh céng ®ång buæi ®Çu dùng
níc.
* C¬ së lÞch sö cña truyÖn:
Cuéc chiÕn tranh tù vÖ ngµy cµng ¸c
liÖt ®ßi hái ph¶i huy ®éng søc m¹nh
- Theo em, truyÖn TG liªn quan ®Õn cña c¶ céng ®ång.
sù thËt LS nµo? - Sè lîng vµ kiÓu lo¹i vò khÝ cña ngêi
ViÖt cæ t¨ng lªn tõ giai ®o¹n Phïng
Nguyªn ®Õn §«ng S¬n.

Biện pháp 4 : Giáo viên tạo tâm thế cho học sinh vào giờ học văn học
dân gian. Khi giảng dạy văn học dân gian chúng ta cũng phải chú ý đến tâm
thức của học sinh và những khoảng cách về nhiều mặt của các em đối với văn
học dân gian cổ xưa ở làng quê. Giáo viên phải khỏa lấp những khoảng cách ấy
bằng cách tái tạo lại cái môi trường dân gian nên thơ và cái không khí cổ xưa ở
làng quê Việt đậm đà băn sắc dân tộc, cung cấp thêm cho các em vốn kiến thức
về văn hóa, về cách cảm cách nghĩ của những người bình dân. Phải làm sao cho
các em yêu thích, quý trọng vốn cổ của cha ông. Trong thời đại công nghệ
thông tin, việc giảng dạy trên giáo án điện tử giúp giáo viên thuận lợi hơn trong
việc giảng dạy văn học dân gian. Giáo viên có thể đưa các em lạc vào những
khu vườn cổ tích bằng những hình ảnh sống động. Tuy nhiên chúng ta cũng
không nên lạm dụng quá, đưa học sinh lan man ra ngoài văn bản, dẫn đến sai
lệch đi ý nghĩa của một giờ giảng dạy ngữ văn.
Ví dụ : Khi bắt đầu vào một giờ học, gióa viên có thể dẫn dắt học sinh vào
tác phẩm với những cách giới thiệu khác nhau, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp .Ví
dụ dạy truyện Thạch Sanh có thể vào bài:
- “Trong kho tàng truyên cổ tích Việt Nam,Thạch Sanh là truyện được
nhân dân ta yêu thích bởi vì truyện thể hiện được ước mơ và niềm tin của nhân

12
dân ta vào đạo đức công lí xã hội.Truyện đã xây dựng được nhân vật Thạch
Sanh-một nhân vật với nhiều chiến công.Vậy để hiểu rõ hơn về truyện và nhân
vật Thạch Sanh chúng ta cùng nhau đi vào bài học”
- Cũng có thể vào bài bằng cách so sánh : “Nếu như truyện truyền thuyết là
loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời
quá khứ thì truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu
nhân vật.Truyện Thạch Sanh được nhân dân ta yêu mến bởi đã xây dựng nhân
vật Thạch Sanh bằng trí tưởng tượng phong phú. Vậy để hiểu về truyện rõ hơn
chúng ta cùng nhau đi nghiên cứu bài học ”
Bằng sự quan tâm sát sao của ban giám hiệu,của tập thể sư phạm nhà
trường,của tổ chuyên môn và sự cố gắng của bản thân,kết quả môn văn phần
văn học dân gian lớp 6 đựơc nâng lên rõ rệt. cụ thể:
- Nhiều em có giọng đọc diễn cảm.
- Khả năng diễn đạt, trình bày trên lớp đã có tiến bộ rõ rệt, các em tự tin
hơn, mạnh dạn hơn.
- Cách sử dụng tư ngữ khi nói ,viết chính xác hơn
- Các em học với tâm thế hào hứng, sôi nổi.
- Học sinh đã biết cảm thụ cái hay cái đẹp của ngôn ngữ, hình tượng trong
tác phẩm văn học dân gian.
- Đặc biệt là các em đã yêu môn văn nói chung và môn văn học dân gian
nói riêng, xoá đi mặc cảm môn văn phải đọc nhiều ,viết nhiều
Có thể tổng hợp đánh giá bằng bảng sau đây:

Lớp Sĩ số Loại giỏi Loại khá Loại trung Loại yếu ,kém
bình
Số % Số % Số % Số %
lượng lượng lượng lượng
6A
6B

13
II.Kết quả.
Văn học dân gian là một bộ phận quan trọng của văn học Việt Nam, để cho
các em yêu thích môn văn học dân gian nói riêng và môn ngữ văn nói chung đòi
hỏi sự cố gắng rất lớn của người giáo viên cũng như sự nỗ lực của bản thân học
sinh. Chính vì vậy người giáo viên không những cần sự nhiệt huyết, có chuyên
môn chắc chắn mà còn cần có phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc trưng bộ
môn, với đối tượng học sinh. Dạy học tác phẩm dân gian lớp 6 theo hướng thi
pháp thể loại sẽ giúp cho các em thêm yêu thích môn văn, có hứng thú và say
mê học tập, đống thời cũng tạo cho các em một tình yêu với truyền thống văn
hóa dân tộc, văn hóa của cha ông ta xưa. Đây là một số kinh nghiệm dạy học mà
tôi và các đồng nghiệp trường THCS B Hải Đường đã áp dụng và thu được
những kết quả đáng khích lệ, góp phần vào việc giữ gìn nền văn học dân tộc.

Hải Đường, ngày tháng năm 2016


Người viết chuyên đề

Nguyễn Thị Huệ

14

You might also like