Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Hưng Yên là mảnh đất có truyền thống văn hiến, nơi sản sinh ra nhiều anh hùng hào

kiệt,
các nhà văn hóa lớn. Trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, vùng đất Hưng
Yên thời nào và lĩnh vực nào cũng có những nhân tài mà sử sách còn ghi .Đặc biệt, trong lịch
sử hiện đại, Hưng Yên có nhiều nhà chính trị nổi tiếng; các chiến sỹ anh hùng cách mạng. Đó
là những người con ưu tú của Hưng Yên đã góp phần làm rạng danh quê hương, đất nước.

Vậy những nhân vật đó là ai?

Những nhân tài mà sử sách còn ghi như: Triệu Quang Phục, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trung
Ngạn, Lê Hữu Trác, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Đoàn Thị Điểm, Vũ Trọng Phụng,
Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Đình Nghị, Tô Ngọc Vân, Dương Bích Liên, Phạm Huy Thông,
Nguyễn Công Tiễu, Nguyễn Bình,...

Đặc biệt, trong lịch sử hiện đại, Hưng Yên có nhiều nhà chính trị nổi tiếng như đồng chí
Nguyễn Văn Linh, đồng chí Lê Văn Lương...; các chiến sỹ anh hùng cách mạng như: Tô Hiệu,
Bùi Thị Cúc...

Qua những hình ảnh, ai có thể đoán được đây là di tích lịch sử nào của Ân Thi?

Vương triều Trần trong lịch sử Việt Nam, có nhiều đóng góp quan trọng cho tiến trình phát
triển đất nước, dân tộc. Triều Trần đã sản sinh ra nhiều vị tướng tài, văn võ song toàn. Một
tướng tài tiêu biểu của triều Trần là Phạm Ngũ Lão. Ông là vị tướng có công lớn trong 2 cuộc
chiến chống giặc Nguyên Mông vào các năm 1285 và 1288. Điều đặc biệt, ông xuất thân là
một nông dân. Vì để tìm hiểu kĩ hơn ông là người như thế nào chúng ta cùng vào bài thuyết
trình của mình.

Bài thuyết trình của mình được chia làm ... phần. Phần 1 là..................... Phần 2 là.............
Phần 3 là.............

Chúng ta cùng vào phần thứ nhất là .....................

Phạm Ngũ Lão sinh năm 1255 tại làng Phù Ủng (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên)
đúng vào lúc vương triều Trần đang động viên sức dân cả nước chuẩn bị cho cuộc chiến đấu
chống giặc Nguyên - Mông lần thứ 2. Ông vừa là môn khách, vừa là con rể của Trần Quốc
Tuấn. Ông cùng tuổi với Thượng tướng quân Trần Nhật Duật, hoàng tử thứ 6 của vua Trần
Thái Tông, chú ruột vua Trần Nhân Tông, cũng là một danh tướng kiệt xuất của vương triều.

Ông có nhiều công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên, làm đến
chức Điện súy, được phong tước Quan nội hầu. Cuộc đời và sự nghiệp của Phạm Ngũ Lão đã
trở thành huyền thoại lớn trong lịch sử dân tộc, minh chứng cho tư tưởng và nghệ thuật
quân sự nhân dân thời Trần. Tài năng xuất chúng đã khiến ông, dù không phải vương hầu,
nhưng đều được các triều vua Trần nể trọng.

Là võ tướng nhưng ông thích đọc sách, ngâm thơ và từng được ngợi ca là người văn
võ toàn tài.
Để hiểu thêm thong tin chúng ta cùng vào phần 2 là..........................

Phạm Ngũ Lão thoạt tiên là gia tướng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, một vị thánh
tướng của dân tộc Việt Nam và thế giới. Chính những ngày tháng được rèn cặp dưới trướng
Quốc công đã giúp ông trưởng thành toàn diện, phát huy sở trường văn võ của mình để sau
này trở thành vị tướng tài năng kiệt xuất.

Khi giáo xuyên vào đùi, Phạm Ngũ Lão vẫn nghĩ đến vận mệnh của đất nước trước
họa xâm lăng

Phạm Ngũ Lão là tướng toàn tài về võ nghệ. Ông là người bắn cung giỏi, đánh vật
giỏi,được ví như là múa giáo cả ngày không biết mệt.

Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, Phạm Ngũ Lão nổi lên là một mãnh
tướng trên chiến trận. Sánh đôi với ông về võ nghệ thời kỳ này, chỉ có tướng quân Nguyễn
Khoái. Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Khoái, là hai tướng duy nhất trong quân đội nhà Trần lúc
bấy giờ có thể đối chiến được với Toa Đô, viên hổ tướng sử dụng cây chùy sắt nhẹ nhàng
như gậy tre của quân Nguyên.

Phạm Ngũ Lão cũng là người đã bắn mũi tên suýt giết chết Thoát Hoan, khiến vị
vương tử Mông Cổ phải chui vào ống đồng chạy trốn về nước.

Về mưu lược của ông, theo sử chép thì chủ yếu là trong các lần đánh dẹp Ai Lao và
Chiêm Thành. Nhưng thực ra, tài năng quân sự của ông đã được thể hiện và khẳng định nổi
trội ngay từ khi tham gia cuộc trường chinh đánh quân Nguyên – Mông lần thứ hai.

Vậy cuộc đời của danh tướng Phạm Ngũ Lão như thế nào? Và ông đã đạt được những
thành tựu nào? Thì ta cung vào phần 3 là...........

Phần 3 này được chia là 2 nội dung chính đó là .............. chúng ta cùng nhau vào * thứ nhất
là..................

*Cuộc đời:

Chàng trai làng Phù Ủng - Đường Hào thuở nhỏ đã có chí khí khác thường, tính tình
khẳng khái.

Bằng chứng là khi ở làng có người đỗ Tiến sĩ (Bùi Công Tiến) tổ chức ăn mừng, cả làng kéo
đến, riêng Ngũ Lão thì không. Người mẹ hỏi con tại sao không đến, Ngũ Lão thưa với mẹ: chí
làm trai phải lập công danh rạng rỡ non sông mà con chưa lập được bằng người, đi mừng
người ta nhục lắm.

Cũng thời gian ấy, Hưng Đạo Vương có việc quân qua vùng đất Phù Ủng. Phạm Ngũ Lão
đang ngồi đan sọt ngoài đường mải nghĩ về cuốn sách Binh thư nên không biết quan quân
trảy đến. Một người lính dẹp đường quát mãi, chàng trai đan sọt vẫn cứ ngồi yên. Người
lính bèn dùng giáo xuyên vào đùi kẻ cản đường, vậy mà người đan sọt cứ như không.

Qua đối đáp trôi chảy của chàng trai nông dân, Tướng công thầm hiểu đây sẽ là một
vị lương tướng của triều đình. Ông sai lính lấy thuốc dịt vết thương rồi cho mời về triều.

Sau khi về kinh đô, Hưng Đạo Vương tiến cử Phạm Ngũ Lão lên Triều đình với chức cai
quản quân Cấm vệ. Vệ sĩ biết ông là nông dân thì không phục bèn xin tâu được cùng ông thử
sức.

Phạm Ngũ Lão bằng lòng, nhưng trước khi vào đấu sức, ông xin về quê 3 tháng. Về quê,
ngày nào Phạm Ngũ Lão cũng ra cái gò lớn ngoài đồng, đứng cách một tầm mà nhảy lên,
nhảy mãi cho đến khi cái gò bị sạt mất một nửa. Hết hạn, ông trở về cấm thành, cùng các vệ
sĩ so tài. Thấy ông tiến thoái như bay, tay đấm, chân đá thoăn thoắt, xem ra sức có thể địch
nổi cả vài chục người. Từ đó, quân vệ sĩ bái phục ông.

H * thứ hai là .....................

*Chiến công, thành tựu (chức đã đạt được) :

Trong hai cuộc chiến chống quân xâm lược nhà Nguyên (1285-1288) Phạm Ngũ Lão lập được
nhiều chiến công:

Năm 1285, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai ông cùng với Trần
Quang Khải tiến đánh Chương Dương, Hàm Tử, đập tan đội binh thuyền khổng lồ của giặc và
diệt quân Nguyên chiếm đóng Thăng Long. Sau đó, Phạm Ngũ Lão được lệnh mang 3 vạn
quân phục kích đánh địch ở Vạn Kiếp, chặn đường địch rút chạy lên biên giới phía bắc và
diệt được hai phó tướng địch là Lý Quán và Lý Hằng.

Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba (12 - 1287), Phạm Ngũ Lão
cùng các tướng bày trận phục kích đường rút lui của giặc trên sông Bạch Đằng, trong trận
này quân nhà Trần bắt sống các tướng nhà Nguyên là Phàn Tiếp, Áo Lỗ Xích, Ô Mã Nhi.
Phạm Ngũ Lão tiếp tục truy kích cánh quân của Thoát Hoan trên đường bộ.

Năm 1290, vua Trần Nhân Tông giao cho ông cai quản quân Thánh Dực, phong chức
Hữu Kim ngô Đại tướng quân. Năm Giáp Ngọ (1294) nhờ lập công khi đi đánh ở Ai Lao, ông
được ban Kim Phù (tức binh phù làm bằng vàng).

Năm Đinh Dậu (1297) cũng nhờ lập công khi đi đánh trận ở Ai Lao, ông được ban Vân
Phù (tức binh phù có khắc chạm hình mây).

Năm Tân Sửu (1301), ông được phong làm Thân Vệ Đại tướng quân và được ban Quy
Phù (tức binh phù có chạm hình con rùa).
Đến đời vua Trần Anh Tông, ông được thăng tới chức Điện súy Thượng tướng quân,
tước Quan nội hầu. Một người con gái của Phạm Ngũ Lão hiệu là Tĩnh Huệ là thứ phi của vua
Anh Tông.

Ngoài ra,Phạm Ngũ Lão đã được Hưng Đạo Đại Vương ưu ái gả con gái cho. (Điều này
rất hiếm xảy ra trong vương triều Trần. Để làm được điều đó một cách thuận tình đạt lý,
Trần Quốc Tuấn đã phải giáng con gái Anh Nguyên xuống làm con nuôi).

Không chỉ nổi tiếng là một vị tướng giỏi, Phạm Ngũ Lão còn có sở thích đọc sách và
ngâm thơ. Tác phẩm của ông hiện chỉ còn có hai bài thơ chữ Hán là "Thuật hoài" được viết
theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, và "Vãn Hưng Đạo Vương" được viết theo thể thơ thất
ngôn bát cú.

Vậy ông đã gần như đã cống hiến hết sức mình cho Tổ Quốc vậy khi ông không còn nữa
nhân dân ta đã làm gì cho ông. Thì ta cùng nhau vào phần 4 là ..................

Ngày 1 tháng 11 năm 1320, Phạm Ngũ Lão mất, hưởng thọ 66 tuổi. Vua Trần Minh
Tông nghỉ chầu 5 ngày và phong ông là Thượng Đẳng Phúc Thần, đây là một đặc ân của nhà
vua đối với ông.

Khi ông mất, nhân dân xã Phù Ủng dựng đền thờ ngay trên nền nhà cũ của ông. Ông
cũng được phối thờ tại đền Kiếp Bạc, Chí Linh, Hải Dương tại đền thờ Trần Hưng Đạo thuộc
dòng tôn thất.

Hàng năm, từ 11 - 15 tháng Giêng âm lịch, dân làng thường mở hội, để tưởng nhớ
công lao của vị danh tướng yêu nước. Đây cũng là lễ kỉ niệm ngày ra quân của tướng quân
Phạm Ngũ Lão năm xưa.

Ngày 11 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm, là ngày tướng quân Phạm Ngũ Lão ra quân
đánh giặc, là ngày khai hội, dân làng tổ chức lễ tế Phạm Tiên Công - thân sinh tướng quân
Phạm Ngũ Lão rồi mới tế tướng quân Phạm Ngũ Lão. Đến tối mọi người tập trung tại đền
thờ công chúa Thủy Tiên (con gái tướng quân Phạm Ngũ Lão và là cung phi của vua Trần Anh
Tông) để làm lễ Mộc Dục.

Còn bàn về ông, Lê Quý Đôn từng nói: "Phạm Ngũ Lão là người trong trẻo, cứng rắn,
cao thượng, thanh liêm, có phong độ như kẻ sĩ quân tử đời Tây Hán, thật không phải người
tầm thường có thể theo kịp được. Bởi vì nhà Trần đãi ngộ sĩ phu rộng rãi mà không bó buộc,
hòa nhã mà có lễ độ, cho nên nhân vật trong một thời có khí tự lập, hào hiệp cao siêu, vững
vàng vượt ra ngoài thói thường, làm rạng rỡ trong sử sách, trên không hổ với trời, dưới
không thẹn dưới đất".

Sử gia Ngô Sĩ Liên viết trong Đại Việt sử ký toàn thư rằng: “Tôi từng thấy các danh
tướng nhà Trần như Hưng Đạo Vương thì học vấn tỏ ra ở bài hịch, Phạm Điện súy(tức Phạm
Ngũ Lão) thì học vấn biểu hiện ở câu thơ, nào phải riêng nghề võ. Thế mà dùng binh tinh
diệu, hế đánh là thắng, hễ tấn công là chiếm được, người xưa cũng không ai có thể qua nổi
các ông” .

Sử gia Phan Huy Chú trong Lịch triều Hiến chương loại chí, phần ghi chép và bàn về
các vị tướng tài giỏi đã tôn vinh 16 vị tướng từ thời Lý đến thời Lê sơ, riêng triều Trần có 4
người là Trần Quốc Tuấn, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư và Phạm Ngũ Lão.

=> Từ những mục trên,ta thấy điều đó cho thấy ngay cả sử quan thời phong kiến
luôn bảo vệ tôn thất nhiều khi thiên lệch nhưng cũng phải khách quan nhìn nhận tài năng
quân sự của ông, xếp ông vào hàng danh tướng bậc nhất lúc bấy giờ. Điều này đã khẳng
định vai trò, vị trí của Phạm Ngũ Lão trong các võ công hiển hách của vương triều Trần. Tài
năng, đức độ, công lao và uy tín của Thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão, một vị tướng xuất
thân nông dân đã đi vào lịch sử và được nhân dân các thế hệ, nhất là quê hương ông tôn
thờ mà đỉnh cao là lễ hội đền Phù Ủng hằng năm tưởng nhớ công đức của ông. Cũng nhiều
nơi có thờ ông, đặc biệt trong các đền thờ Hưng Đạo Đại Vương thường có cả tượng thờ
ông. Tên của ông còn được đặt cho một số trường học và tên phố tại nhiều địa phương
trong cả nước. Bảo tàng Lịch sử quốc gia hiện nay đang tọa lạc tại số 1 phố Phạm Ngũ Lão-
Hà Nội.

You might also like