Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 43

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: TỔNG QUANG VỀ CÔNG TY.................................................................3


I. Giới thiệu về công ty.......................................................................................3
II. Quy định của xưởng sản xuất..........................................................................3
III. Bộ máy tổ chức của công ty............................................................................4
1. Cơ cấu tổ chức.......................................................................................................4
2. Phương pháp quản lý nhân sự và cách điều hành công ty....................................5
IV. Tiêu chuẩn công việc và biện pháp an toàn lao động tại phân xưởng.............6
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CÁC MÁY GIA CÔNG TRONG PHÂN XƯỞNG.......7
I. Sơ đồ bố trí các thiết bị trong phân xưởng.................................................7
II. Các loại máy gia công trong phân xưởng và tính năng kỹ thuật................8
III. Phương thức tổ chức sản xuất tại phân xưởng...........................................23
Chương III: KẾ HOẠCH BẢO TRÌ MÁY VÀ THIẾT BỊ TRONG CƠ KHÍ....................24
I. Tổng quan cơ sở lý thuyết..........................................................................24
II. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy CNC.........................................24
III. Phân tích các dạng hỏng của máy..............................................................27
IV. Kế hoạch bảo trì máy.................................................................................28
Chương IV: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG ỐNG LÓT......................................29
I. Các bước chuẩn bị......................................................................................29
II. Tiến hành theo quy định………………………………………………….29
III. Quy trình tạo ra sản phẩm……………………………………………….. 36

1
LỜI NÓI ĐẦU

Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Ban lãnh đạo và các anh trong
công ty đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho em có một trải nghiệm công việc thực tế
vô cùng tuyệt vời khi được thực tập tại nhà máy – Công ty cổ phần VN-TECH
Báo cáo này là sự đúc kết dựa trên kinh nghiệm và kiến thức có được khi
em được đảm nhận công việc vận hành máy chạy sản phẩm bên Tổ Tiện thuộc
bộ phận sản xuất tại Nhà máy - Công ty cổ phần VN-TECH.

2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
I) Giới thiệu về công ty:
Công ty cổ phần VN-TECH là công ty chi nhánh trực thuộc công ty TINH cơ
khí chính xác Việt Nhật Tân, được thành lập vào tháng 9/2019, chuyên gia công cơ
khí với số lượng lớn
Quy mô: Diện tích 2000m2
+ với các loại máy gia công CNC, phần lớn là các loại máy mang nhãn hiệu OKUMA
Nhật Bản
+ Từng loại máy CNC được phân chia cho từng tổ trong bộ phận sản xuất
II) QUY ĐỊNH CỦA XƯỞNG SẢN XUẤT:
1. GIỜ LÀM VIỆC
- Đi làm đúng giờ quy định
 Hành chính: 8h00 -17h00 (nghỉ trưa: 12h00 – 13h00)
 Ca 1: 07h00 – 16h00 (nghỉ trưa: 11h00 – 12h00; Chiều 17h00 – 17h30)
 Ca 2: 11h00 – 20h30 (nghỉ trưa: 12h00 – 13h00)
 Thời gian nghỉ giữa giờ 10p (Sáng: 09h00 – 9h10; chiều: 15h – 15h10)
- Nếu công việc cấp bách cần hàng gấp: Công ty điều động tăng ca thì phải thực
hiện
- Nghỉ phép phải viết đơn xin phép trước 01 ngày và phải được BGĐ cho phép
2. TÁC PHONG
- Luôn mặc áo, mũ, thẻ nhân viên, giày bảo hộ theo đúng quy định
- Thái độ tuyệt đối lễ phép với cấp trên, Khách hàng
- Luôn nghiêm túc trong giờ làm việc: Không tụ tập, nói chuyện, đùa giỡn trong
xưởng. Không ăn vặt trong giờ làm việc. Không cải nhau gây ra xích mích, nói
xấu đồng nghiệp, không có hành vi gian lận, tham lam. Không sử dụng điện thoại,
máy tính cho việc riêng trong giờ làm việc. Không được hút thuốc trong xưởng.
Không được để người lạ vào trong xưởng.
3. VỆ SINH
- Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ làm việc, sản phẩm và vị trí làm việc
- Thực hiện nghiêm túc tổng vệ sinh vào cuối ngày thứ 7
4. BẢO QUẢN TÀI SẢN
- Thực hiện kiểm tra thiết bị đầu ngày và check vào bảng thống kê.
- Những dụng cụ hỗ trợ chung phải trả về đúng vị trí sau khi sử dụng.
- Luôn quản lý, bảo quản dụng cụ tốt nhất.
- Tránh gây mất tài sản của công ty.
- Không cố tình làm hư tài sản của công ty.
5. KẾ HOẠCH SẢN PHẨM
- Cập nhật số liệu dụng cụ, phôi liệu, sản phẩm lên hệ thống công ty.
- Kiểm tra tắt các thiết bị, máy móc và thiết bị điện trước khi trở về.
6. GIỮ BÍ MẬT CÔNG TY:
- Không được đem thông tin, tài liệu, sản phẩm của công ty ra khỏi Xưởng khi chưa
có sự đồng ý của Ban Giám Đốc.
7. KHIỂN TRÁCH VÀ KỶ LUẬT:
- Yêu cầu tất cả nhân viên thực hiện nghiêm túc theo Quy định, mọi vi phạm tùy
theo mức độ sẽ có các hình thức nhắc nhở công khai, lập bản kiểm điểm ghi nhớ,
buộc thôi việc chấm dứt hợp đồng lao động.

3
III) Bộ máy tổ chức của công ty:
1. Cơ cấu tổ chức:

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH BỘ PHẬN KINH DOANH BỘ PHẬN SẢN XUẤT BỘ PHẬN HỖ TRỢ

Kế toán Nhân sự Bán hàng Mua hàng KTXS IT

SẢN XUẤT GIAO HÀNG

QC
TẠP VỤ

THÀNH PHẨM

4
2. Phương pháp quản lý nhân sự và cách điều hành của công ty:
a) Quản lý nhân sự:
2.1 . Khả năng chuyên môn của nhân viên:
- Đòi khỏi nhân viên phải có tối thiểu 3 khả năng khi đảm nhận công việc
Vd: đọc hiểu bản vẽ, vận hành máy, biết khắc phục khi máy bị lỗi …
2.2 . Quản lý chi phí ngoài lương:
- Chi phí thiệt hại trong quá trình gia công, chi phí mua nguyên vật liệu, mua
sắm hàng hóa
2.3 . Chế độ phúc lợi:
- bảo hiểm (BHXH, BHYT, BHTN)
- Trợ cấp làm thêm giờ, Trợ cấp nghỉ lễ, Trợ cấp ăn trưa
- Kí túc xá cho nhân viên free điện nước, wifi
- Tặng thưởng cho nhân viên đạt doanh số cao nhất hàng tháng
- Các chuyến du lịch, nghỉ dưỡng, team building
- đào tạo kỹ năng chuyên môn
2.4 . Quản lý tuân thủ quy định - Đánh giá nhân viên:
- Xem xét đánh giá điểm mạnh điểm yếu, khả năng hoàn thành công việc
- Ý thức tác phong, nề nếp thái độ làm việc mỗi cá nhân trong công ty
- Luôn luôn tuân thủ quy định của công ty mỗi cá nhân trong tổ chức đều cùng
nhau thực hiện
2.5 . Chấm công:
- Kiểm tra thông tin chấm công trên nền tảng web quét dấu vân tay khi vào và ra
ca làm việc
- Giảm lương khi vi phạm nội quy hoặc gây ra hư hỏng máy móc thiết bị có giá
trị khi làm việc
b) Điều hành công ty:
- Bố trí bộ máy nhân sự, phân chia từng tổ từng bộ phận, nội bộ trong công ty
Các quy chế/ quy định/ quyền hạn/ trách nhiệm nội bộ – người đứng đầu là
trưởng bộ phận sẽ chịu trách nhiệm
- Luôn có chiến lược, phân loại công việc và sắp xếp phân chia nhiệm vụ cho
từng bộ phận
- Gia công phải đẹp, phải chính xác từng chi tiết luôn đặt tiêu chuẩn lên hàng
đầu,
- Chia sẻ kinh nghiệm, đào tạo chuyên môn, luôn tạo cảm hứng cho nhân viên
- Luôn sạch sẽ ngăn nắp đảm bảo vệ sinh trong công ty, tự giác trong công việc

5
IV) Tiêu chuẩn công việc và biện pháp an toàn lao động tại phân xưởng:
1) Tiêu chuẩn 5S:
5S – TIỂU CHUẨN CÔNG VIỆC – KIỂM SOÁT TRỰC QUAN
TẤT CẢ MỌI CÁ NHÂN TRONG TỔ CHỨC ĐỀU CÙNG NHAU THỰC HIỆN

S1 SÀNG LỌC: Phân loại vật cần thiết, loại bỏ vật không cần thiết, xác định đúng số
lượng cần
S2 SẮP XẾP: Mọi thứ đều có một chỗ quy định, thứ nào ở đúng chỗ thứ đó, cự ly
phụ thuộc vào tần suất sử dụng
S3 SẠCH SẼ: Vệ sinh nơi làm việc sạch sẽ, loại bỏ nguồn gây nhiễm bệnh, khắc
phục khuyết điểm nơi làm việc
S4 SĂN SÓC: Không có vật vô dụng, không bừa bãi, không bụi bẩn, mọi thứ đều
được tiêu chuẩn
S5 SẴN SÀNG: Tự giác - Sẵn sàng duy trì hoạt động 4s
2) Biện pháp an toàn lao động tại phân xưởng:
- Tuân thủ nội quy trong xưởng
- Bộ phận sản xuất phải Luôn mang giày bảo hộ khi làm việc
- Trang bị găng tay bảo hộ khi dọn dẹp các lượng dư gia công
- Hộp cứu thương, bình chữa cháy được bố trí tại phân xưởng tiện lợi khi sử
dụng khi bị thương hay xảy ra cháy nổ trong quá trình làm việc
- Trang thiết bị máy móc hiện đại, được trang bị cửa kính siêu bền tránh tình
trạng phôi văng ra ngoài va vào người
- Tiêu chí an toàn là trên hết

6
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CÁC MÁY GIA CÔNG TRONG
PHÂN XƯỞNG

I. Sơ đồ bố trí các thiết bị trong phân xưởng:


Máy mài Máy MI1 Máy MI1 ESK Máy STRONG LC2 OKUMA LC1 OKUMA
NICCO ESK 1976/2019 MILL 1H LCS250 – 2007 LCS250 –
1976/2019 1976/2019 2007/2019

Cửa
Máy MC7 Máy Máy sau
OKUMA MAKINO – LB15II – M LB15II – M
A55 – 1994

Máy MC6
OKUMA MILLAC – Máy OKUMA
45V – 1995 LCS 250
KHU ĐỂ PHÔI
Máy MC5
OKUMA MX – 45VAE LIỆU
Máy OKUMA
– 2000 LCS 250

Máy MC4
OKUMA MILLAC –
511V – 1995

Máy MC3
OKUMA MC –
60VAE – 2000
THÀNH PHẨM
Máy
Máy MC2 TAIKAN J –
OKUMA MX - 45VA – V856S
2001/2019

Máy MC1 Máy


OKUMA MB-56VA ACE CENTER
2014/2018 MF – 46 VA

Cửa
ra
vào
Sơ đồ bố trí các máy gia công trong nhà máy

7
II. Các loại máy gia công trong phân xưởng và các tính năng kỹ thuật:
Tổ Phay CNC gồm có 9 máy phay CNC
1. MC1 OKUMA MB-56VA 2014/2018

MC1 OKUMA MB-56VA 2014/2018

1.1 Tính năng kỹ thuật:

Model MB-56VA
Hệ điều hành OSP-U100M
Năm sản xuất 2014/2018
Hành trình trục X 1050 mm
Hành trình trục Y 560 mm
Hành trình trục Z 450 mm
Mô-men xoắn trục chính 199Nm
Động cơ AC
Tốc độ di chuyển nhanh X/Y/Z 40/40/32 m/phút
Động cơ trục chính 30HP
Công suất trục chính tối đa 22 mã lực
Tốc độ tối đa trục chính 15000 vòng/phút
Bàn lắp 1.300 x 560

8
2. MC2 OKUMA MX – 45VA – 2001/2019

MC2 OKUMA MX - 45VA – 2001/2019

2.1. Tính năng kỹ thuật:

Model MX-45VA
Hệ điều hành OSP-U100M
Năm sản xuất 2014/2018
Hành trình trục X 760 mm
Hành trình trục Y 460 mm
Hành trình trục Z 450 mm
Phạm vi tốc độ [rpm] 12000
Công suất truyền động [kW] 5.5
Tốc độ nạp 10.000 mm/phút
Di chuyển nhanh X / Y / Z 36/36/30 m/phút
Số chỗ dụng cụ trong ổ tích dao 20
Cung cấp chất làm mát bên trong 12 bar, 30l / phút

9
3. MC3 OKUMA MC – 60VAE – 2000

MC3 OKUMA MC – 60VAE – 2000

3.1. Tính năng kỹ thuật:

Model MC-60VAE
Hệ điều hành OSP-U100M
Năm sản xuất 2000
Hành trình trục X 660 mm
Hành trình trục Y 600 mm
Hành trình trục Z 260 mm
Phạm vi tốc độ [rpm] 30-5000 vòng/phút
Công suất truyền động [kW] 15,7
Số lượng dao 30
Tốc độ quay nhanh IPM 1181
Tốc độ tối đa trục chính Động cơ trục 25/30HP
chính

10
4. MC4 OKUMA MILLAC – 511V – 1995

MC4 OKUMA MILLAC – 511V – 1995

4.1. Tính năng kỹ thuật:

Model MILLAC-511V
Hệ điều hành OSP-U100M
Năm sản xuất 1995
Hành trình trục X 1000 mm
Hành trình trục Y 510 mm
Hành trình trục Z 520 mm
Phạm vi tốc độ [rpm] 16000 vòng/phút
Công suất truyền động [kW] 15,7
Số lượng dao 30
Tốc độ quay nhanh IPM 1260

11
5. MC5 OKUMA MX – 45VAE – 2000

MC5 OKUMA MX – 45VAE – 2000


5.1. Tính năng kỹ thuật:

Model MX-45VAE
Hệ điều hành OSP-U100M
Năm sản xuất 2000
Hành trình trục X 760 mm
Hành trình trục Y 460 mm
Hành trình trục Z 350 mm
Chiều dài bảng 900 mm
Chiều rộng bảng 460 mm
Số lượng dao 30
Trục chính côn BT 40
Tốc độ tối đa trục chính 7000 vòng/phút

12
6. MC6 OKUMA MILLAC – 45V – 1995

MC6 OKUMA MILLAC – 45V – 1995

6.1. Tính năng kỹ thuật:

Model MILLA-45VAE
Hệ điều hành OSP-U100M
Năm sản xuất 1995
Hành trình trục X 760 mm
Hành trình trục Y 460 mm
Hành trình trục Z 350 mm
Tốc độ trục chính 12000 RPM
Động cơ trục chính 15 HP
Số lượng dao 24
Tốc độ di chuyển nhanh 787 IPM

13
7. MC7 OKUMA MAKINO – A55 – 1994

MC7 OKUMA MAKINO – A55 – 1994

7.1 . Tính năng kỹ thuật:

Model MAKINO-A55
Hệ điều hành FANUC OM
Năm sản xuất 1994
Hành trình trục X 560 mm
Hành trình trục Y 560 mm
Hành trình trục Z 560 mm
Tốc độ trục chính 10.000 RPM
Trục chính côn BT-40

14
8. TAIKAN J – V856S

TAIKAN J – V856S

8.1. Tính năng kỹ thuật:

Model TAIKAN J – V856S


Công suất dộng cơ 7.5/11
Năm sản xuất 2021
Hành trình trục X 800 mm
Hành trình trục Y 550 mm
Hành trình trục Z 600 mm
Tốc độ trục chính 12.000 RPM
Trục chính côn BT-40
Tốc độ di chuyển nhanh trục X/Y/Z 48/48/48 m/min
Công suất động cơ X/Y/Z 2.0/2.0/3.0 KW
Tổng công suất nguồn 25 KVA
Khối lượng hộp làm mát 400 L
Định vị chính xác X/Y/Z 0.008 mm
Độ chính xác định vị lặp lại X/Y/Z 0.005 mm

15
9. ACE CENTER MF – 46 VA

ACE CENTER MF – 46 VA
9.1. Tính năng kỹ thuật:

Model ACE CENTER MF – 46 VA


Hành trình trục X 762 mm
Hành trình trục Y 560 mm
Hành trình trục Z 460 mm
Tốc độ trục chính 35.000 RPM
Trục chính côn BT-40
Tốc độ di chuyển nhanh trục X/Y/Z 48/48/48 m/min
Công suất động cơ X/Y/Z 2.0/2.0/3.0 KW
Động cơ (VAC) 30/22

16
- Tổ Tiện gồm có 6 máy CNC:
1. 2 máy OKUMA LCS 250

OKUMA LCS250

1.1 . Tính năng kỹ thuật:

Model LCS250
Hệ điều hành OSP-P20L
Năm sản xuất 2006
Hành trình trục X 250 mm
Hành trình trục Z 270 mm
Tốc độ trục chính 2500 RPM
Số dao 8
Sử dụng biến áp 20 kva
Chống tâm có

Ưu điểm:
- Vận hành êm
- Chống rung tốt
- Gia công có độ chính xác cao
- Tiết kiệm thời gian khi gia công
- Chịu lực tốt
- Tiêu thụ điện ít

17
2. LC1 OKUMA LCS250 – 2007/2019

LC1 OKUMA LCS250 – 2007/2019

3. LC2 OKUMA LCS250 – 2007

LC2 OKUMA LCS250 – 2007

18
4. 2 Máy LB15II – M

LB15II – M

IV.1. Tính năng kỹ thuật:

Model OKUMA LB15II – M


Hệ điều hành OSP-U100L
Năm sản xuất 1997
Hành trình trục X 150 mm
Hành trình trục Z 1000 mm
Tốc độ trục chính 3800 RPM
Số dao 12
Động cơ chính 15/30 HP

IV.2. Ưu điểm:
- Khả năng gia công chi tiết có hình dáng phức tạp
- Năng suất tốt, gia công nhanh chống, tạo sản lượng lớn trong thời gian ngắn
- Vận hành ổn định, linh hoạt
- Độ chính xác cao, đường cắt đẹp, đảm bảo tính thẩm mỹ

19
Tổ Phay cơ: Gồm 4 máy gia công
1. Máy mài NICCO

Máy mài NICCO


I.1 Tính năng kỹ thuật

Model NICCO
Kích thước bàn 110x315mm
Hành trình trục X 315 mm
Hành trình trục Y 110 mm
Hành trình trục Z 300 mm
Đường kính đá mài 205 mm
Tốc độ đá mài (max) 3600 vòng/phút
Công suất động cơ trục chính 2.2 kw

20
2. Máy phay đứng MI1 ESK 1976/2019

Máy MI1 ESK 1976/2019

3. Máy phay đứng SEIKI HITACHI M1088

SEIKI HITACHI M1088

21
4. Máy phay đứng STRONG MILL 1H

STRONG MILL 1H

I.2 Tính năng kỹ thuật:

Model STRONG MILL 1H


Kích thước bàn 1350x305 mm
Hành trình trục X 700 mm
Hành trình trục Y 350 mm
Hành trình trục Z 400 mm
Tốc độ trục chính 100 - 3650 RPM
Số cấp tốc độ 20
Loại đầu dao NT40
Công suất động cơ trục chính 2.2 kW

22
III. Phương thức tổ chức sản xuất của phân xưởng:
1. Tổ chức sản xuất đơn lẻ:
Công ty sẽ phân chia cho một tổ sản xuất nếu khách đặt hàng với những chi tiết đơn
giản, hoặc các chi tiết nhỏ đơn giản và có số lượng ít, Tổ trưởng sẽ phân công cho
cá nhân nhân viên chạy KPI sản phẩm đó.

Chi tiết được sản xuất đơn lẻ

2. Tổ chức sản xuất theo dây chuyền:


Nếu sản phẩm gia công Phức tạp, cần nhiều lệnh chạy dao để tạo hình sản phẩm, thì
dây chuyền sản xuất sẽ áp dụng cho từng tổ, mỗi tổ sẽ đảm nhiệm một vai trò

Sản phẩm được sản xuất theo dây chuyền

Sản phẩm này cần 2 tổ Phay đảm nhận công việc:


Tổ Phay Cơ: Đảm nhận công việc mài bóng, và cắt phôi theo đúng kích thước.
Phay CNC: Đảm nhận công việc tạo hình
Tổ phay CNC được phân chia từng nhiệm vụ, kết hợp nhiều máy theo phân bố dây
chuyền để tạo hình sản phẩm, công đoạn để gia công sản phẩm này mất rất nhiều
thời gian, người đảm nhiệm cần có khả năng chuyên môn cao.

23
CHƯƠNG III: KẾ HOẠCH BẢO TRÌ MÁY VÀ THIẾT BỊ CƠ KHÍ
I) Tổng quan về cơ sở lý thuyết:
TPM: Bảo trì năng suất tổng thể
Không sai lỗi – Không sự cố - Không tai nạn – Không lãng phí
- Bảo trì tự quản (AM)
- Bảo trì có kế hoạch (PM)
- Cải tiến có trọng tâm (FI)
- Bảo Trì chất lượng (QM)
- Quản lý thiết bị sớm từ đầu (EEM)
- Đào tạo và huấn luyện ((E ꝸ T)
- Sức khỏe, an toàn và môi trường
II) Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy CNC:
Phần chấp hành: đế máy, thân máy, bàn máy, bàn xoay, trục vít, ổ tích dụng cụ,
cụm trục chính và băng dẫn hướng.
Phần điều khiển: các động cơ, các hệ thống, máy tính trung tâm.

Phần chấp hành gồm 7 bộ phận chính:


1. Thân, đế máy: là bộ phận quan trọng, bảo vệ cho các động cơ trong máy

24
2. Bàn máy: nơi gá đặt các chi tiết gia công

Bàn máy khi đang gia công chi tiết

3. Trục vít me, đai ốc: có dạng tiếp xúc lăn, sử dụng để di chuyển bàn máy

25
4. Trục chính: là nơi lắp các dụng cụ, dao cắt, dao phay, tiện…và thực hiện các
thao tác gia công

5. Ổ Gá dao: bộ phận dùng để gá dao phục vụ cho việc gia công, nhờ bộ phận
này máy có thể tự động cắt gọt liên tục bằng các loại dao khác nhau sau khi gá

26
6. Phần điều khiển máy: là bộ phận điều khiểu và vận hành máy, có bàn phím và
số để nhập dữ liệu trực tiếp cho máy chạy theo yêu cầu

III) Phân tích các dạng hỏng của máy:


1) Mòn dụng cụ cắt gây ra sai số chi tiết khi gia công:
- Nguyên nhân: khi gia công chi tiết với số lượng lớn, thường xảy ra hiện tượng
mòn dao từ đó thường xảy ra sai số kích thước.
- Khắc phục: Thường xuyên kiểm tra dụng cụ cắt khi gia công đến số lượng nhất
định để kịp thời khắc phục
2) Gãy dao:
- Nguyên nhân: Gá phôi không đúng kích thước, quá nhỏ hoặc gá với kích thước
lớn ko đúng với kích thước cho phép thường xảy ra tình trạng gãy dao do dao chịu
áp lực cắt lớn thường gãy ra tình trạng gãy dao
- Khắc phục: tập trung và kiểm tra xuyên suốt mỗi lần gá, nếu có sự cố báo vơi
người có chuyên môn
- Nguyên nhân: Nước làm mát khi gia công không đủ xảy ra tình trạng hỏng dao
- Khắc phục: kiểm tra nước làm mát trước khi gia công và đổ đầy nước vào máy
khi phát hiện máy thiếu nước.
3) Máy không hoạt động
- Nguyên nhân: có rất nhiều nguyên nhân khiến máy không hoạt động
vd: máy hết dầu nhiên liệu, rò rỉ điện, lỗi chương trình

27
IV) Kế hoạch Bảo trì máy CNC:
- Định kỳ 6 tháng: làm sạch thay thế dầu, làm sạch thùng dầu.
- Kiểm tra và khắc phục bất kỳ dấu hiệu nào khi máy xảy ra tình trạng bất
thường
- Kiểm tra định kì các mạch điện, phần điều khiển, CPU, các thiết bị ngoại vi
- Kiểm tra áp suất thủy lực (hàng tháng)
- Định kỳ hàng năm: thay dầu ở hộp số, kiểm tra dầu, kiểm ta trục chính, thêm
dầu khi dầu bắt đầu nhỏ giọt

Nhân viên đang thực hiện công tác bảo trì sữa chữa tại phân xưởng

28
CHƯƠNG IV: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG ỐNG LÓT
I. Các bước để lập quy trình:
Bước 1: Chuẩn bị bản vẽ
Bước 2: Lựa chọn phôi liệu
Bước 3: Chọn máy CNC gia công
Bước 4: Chương trình code
Bước 5: Lựa chọn vật cắt
Bước 6: Con người
II. Tiến hành theo quy trình:
Bước 1: Bản vẽ

Bản vẽ ống lót

29
- Bản vẽ gồm có: hình biểu diễn, khung bản vẽ, độ nhám, các kích thước cơ bản,
các yêu cầu kỹ thuật trong bản vẽ, khung tên bản vẽ, khung tên chú thích
thêm…

Bước 2: chọn phôi liệu


- Chọn phôi có vật liệu S45C-TW là loại thép tròn thường được dùng để
tiện các chi tiết tương đối nhỏ
- Theo như yêu cầu của bản vẽ ta chọn phôi liệu có độ dày dung sai
khoảng 30 đến 30.5mm

Thép tròn S45C-TW

30
Bước 3: Chọn máy CNC gia công:
- Chọn máy CNC phù hợp với bản vẽ để tiện chi tiết sản phẩm: Máy Tiện
LB15II-M OKUMA

Máy tiện LB15II-M OKUMA

- Thông số kỹ thuật:

Model OKUMA LB15II – M


Xuất xứ Nhật Bản
Hệ điều hành OSP-U100L
Năm sản xuất 1997
Hành trình trục X 150 mm
Hành trình trục Z 1000 mm
Tốc độ trục chính 3800 RPM
Số dao 12
Động cơ chính 15/30 HP

- Ưu điểm:
+ Khả năng gia công chi tiết hình dáng phức tạp
+ Năng suất tốt, gia công nhanh chống, tạo sản lượng lớn trong thời gian ngắn
+ Vận hành ổn định, độ linh hoạt cao

31
+ Độ chính xác cao, đường cắt đẹp, đảm bảo tính thẩm mỹ.

Bước 4: Chương trình code:

Chương trình code của sản phẩm

- Là loại chương trình dùng để cài vào máy CNC thông qua USB chương trình
này tập hợp các lệnh code yêu cầu máy chạy đúng theo quy trình mà nhân viên
lập trình đã tạo ra

Bước 5: Lựa chọn dụng cụ cắt:


1. Dao tiện mặt ngoài:

Cán Dao Chíp phá mặt ngoài

32
Chíp phá sẽ lắp vào cán dao tiện, lúc này sẽ có tên là dao tiện mặt ngoài hoặc có tên
gọi khác là dao phá mặt ngoài, dao này nhiệm vụ dùng để tiện mặt ngoài chi tiết

2. Khoan:

Mũi khoan tâm và Mũi khoan lỗ

a. Khoan tâm:

33
Mũi khoan Tâm

Khoan tâm có nhiệm vụ khoan tạo bề mặt lỗ có chiều dài 1- 2mm giúp cho mũi
khoan dễ dàng khoan sâu bên trong tránh tình trạng bị mòn mũi khoan.

b. Khoan lỗ: Nhiệm vụ khoan tạo lỗ bên trong chi tiết

Mũi Khoan lỗ 11.4 HSS. NACHI

3. Dao xi lỗ: Nhiệm vụ xi bề mặt lỗ giống với yêu cầu của bản vẽ

34
Dao xi lỗ

4. Dao tiện tinh:

Cán dao chíp tinh

Chíp tinh sẽ được lắp vào cán dao lúc này sẽ có tên là Dao tiện tinh, nhiệm vụ dùng
để tiện tinh bề mặt tạo ra độ nhám theo yêu cầu.
5. Dao cắt đứt:

35
Dao cắt đứt

- Có nhiệm vụ cắt đứt sản phẩm ra khỏi phôi khi chi tiết đã hoàn thành xong.

Bước 6: Con người

36
Đảm nhận nhiệm vụ đứng máy chạy sản phẩm, vận hành hành máy và khắc phúc
các sự cố khi máy gặp phải trong quá trình gia công…
III. Quy trình gia công tạo ra sản phẩm:
Bước 1: Kiểm tra và lắp chương trình code vào máy thông qua USB.
Bước 2: Gá Dao ( Bộ phận kỹ thuật sẽ phối hợp với nhân viên lập trình gá dao.
vào máy đúng vs yêu cầu của chương trình)
Bước 3: Gá phôi.

Gá phôi Đo kích thước cần gá


Gá phôi đến chiều dài kích thước khoảng 55:56 mm
.
Bước 4: Khởi động chương trình chạy sản phẩm ( đóng cửa máy sau khi gá phôi
trước khi khởi động chương trình).
Sau khi nhấn nút khởi động, chương trình chạy dao bên trong máy sẽ hoạt động.
Bước 5: Tiện mặt ngoài.
- Tiện mặt 1: Dao tiện mặt ngoài sẽ tiếp cận và phá mặt ngoài của Phôi liệu theo
phương Z đúng với chiều dài 55mm

Tiện mặt 1

37
- Tiện mặt 2: Sau đó tiếp cận bề mặt phôi và tiện mặt ngoài theo phương X (từ
phải sang trái) đến 45mm, chiều sâu cắt là 2:3mm

Tiện mặt 2

- Tiện mặt 3: Tiếp tục phá mặt ngoài theo phương X lần lượt 5 lần, chiều dài
mỗi lần phá là 40mm, với chiều sâu cắt lần lượt là 2:3mm

38
Tiện mặt 3
Sau khi kết thúc, bề mặt chi tiết sẽ có kích thước tiêu chuẩn Ø17.5 tùy vào số
lượng và số lần gia công sản phẩm dao có thể bị xê dịch nhẹ lúc này nhiều chi
tiết sẽ xảy ra sai số nên ta có khoảng sai số cho phép từ 17.3mm đến 17.7mm
Bước 6: Khoan tạo lỗ Ø12
- Sau khi hoàn thành bước tiện mặt ngoài, công đoạn khoan sẽ bắt đầu làm việc,
lần lượt 2 mũi khoan ( Khoan tâm và Khoan lỗ) sẽ khoan bề mặt tâm của chi
tiết theo phương X
+ Mũi khoan tâm: nhiệm vụ khoan tâm bề mặt để mũi khoan lỗ dễ khoan vào
bên trong tránh tình trạng bị mòn mũi khoan

Khoan tâm bề mặt

+ Mũi khoan Lỗ: khoan tạo lỗ Ø12 ở tâm bề mặt, chiều sâu là 45mm

Khoan Lỗ
39
- Tiêu chuẩn của lỗ là Ø12, khoảng sai số cho phép là 11.8 mm - 12.2 mm

Bước 7: tạo rãnh trên bề mặt lỗ


- Dao xi lỗ có nhiệm vụ xi bề mặt tạo rãnh nhỏ ở bề mặt tâm chi tiết sau khi
khoan

Tạo rãnh ở bề mặt bằng dao xi lỗ

Bước 8: Tiện tinh bề mặt


- Đây là bước gia công lần cuối, công đoạn này giúp tiện tinh bề mặt sản phẩm
đảm bảo độ nhám theo yêu cầu

40
Tiện tinh bề mặt

Bước 9: cắt chi tiết ra khỏi phôi


- Sau khi gia công tạo hình cho chi tiết xong, Dao cắt sẽ có nhiệm vụ cắt chi tiết
này ra khỏi phôi, bước này là bước cuối cùng của công đoạn chạy dao

Cắt chi tiết ra khỏi phôi

Chi tiết sau khi cắt xong

Bước 10: kiểm tra kích thước


41
- ở bước nay ta kiểm tra các kích thước cơ bản của chi tiết bằng thước kẹp có
đúng với yêu cầu hay không, sau đó chuyển số chi tiết này sang bộ phận QC
kiểm tra lại lần cuối và cho ra thành phẩm

Dụng cụ đo kích thước

Chi tiết sau khi gia công

42
Thành phẩm

43

You might also like