TUẦN 8- TV 4

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Cao Thị Tuyết - Lớp 4C – Trường Tiểu học Sông Khoai 1

TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐIỂM: NIỀM VUI SÁNG TẠO
BÀI 16: TRƯỚC NGÀY XA QUÊ
TIẾT 1+ 2: ĐỌC + LUYỆN TẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học, HS có khả năng phát triển
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Trước ngày xa quê. Biết đọc
diễn cảm phù hợp với dòng cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện
- Biết đọc diễn cảm phù hợp với lời của mỗi nhân vật trong câu chuyện.
- Hiểu điểu tác giả muốn nói qua câu chuyện: Tình yêu, sự gắn bó với quê hương là
tình cảm tự nhiên của con người, hãy luôn nhớ, luôn yêu quê hương mình bằng
những tình cảm đẹp đẽ nhất.
2. Năng lực:
+ NL ngôn ngữ: Phát âm đúng các tiếng dễ đọc sai, dễ lẫn do ảnh hưởng của địa
phương (lên đường, nói chuyện, phẳng lì, nơi ấy thật xa lạ, lùm cây, nắm lấy, không
sao nói nổi …). Nghỉ hơi đúng theo dấu câu và theo nghĩa ở câu dài. Nêu được ý hiểu
về nghĩa của 1 số từ.
+ NL văn học: - Nhận biết được đặc điểm của nhân vật thể hiện qua hành động, tâm
trạng, cảm xúc,....; nhận biết được những chi tiết, sự việc chính trong diễn biến câu
chuyện,...
3. Phẩm chất :
- Bồi dưỡng tình yêu thương với bản thân và mọi người xung quanh.
III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. GV: Laptop; máy chiếu; slide tranh minh họa, ...
2. HS : SGK, VBT
III . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Khởi động (5’) :
- GV giao nhiệm vụ: trao đổi với bạn Em - HS lắng nghe.
thường nói gì khi gặp gỡ hoặc tạm biệt
một người mà em yêu quý?
- Gọi HS đọc to yêu cầu nhiệm vụ. - 1 HS đọc
- GV tổ chức cho HS làm việc nhòm bàn, - HS làm việc nhóm bàn, thực hiện trao
chia sẻ. đổi nhóm theo HD của GV.
+ GV nhấn mạnh: Điều em nói phải đúng - HS lắng nghe, thực hiện.
với cảm xúc của em (phải chân thật) và
phù hợp với hoàn cảnh, với quan hệ của
em với người đó.)
- GV mời đại diện nhóm trình bày trước - Đại diện nhóm trình bày trước lớp,
lớp. các bạn khác lắng nghe, chia sẻ ý kiến.
VD: Khi gặp gỡ em thường nói: Chào
cậu! Rất vui được làm quen với cậu.
Chúng ta hãy giúp đỡ và yêu thương

Năm học 2023 - 2024


Cao Thị Tuyết - Lớp 4C – Trường Tiểu học Sông Khoai 1
nhau nhau nhé!
Khi tạm biệt em thường nói: Tạm
biệt cậu. Cảm ơn cậu vì đã luôn ở bên
tớ trong khoảng thời gian vừa qua.
Đến hè, tớ lại về thăm cậu nhé!
- GV trình chiếu tranh minh họa bài đọc - HS quan sát, nêu nội dung theo ý
SGK tr.66 - 67. Gọi HS nêu nội dung hiểu.
tranh.
- GV dẫn dắt, giới thiệu khái quát bài đọc: - HS nhắc lại, mở vở ghi đề bài.
Nhìn vào tranh, các em thấy cảnh quê
hương của bạn nhỏ rất đẹp với con đường
làng uốn lượn, những cánh đồng lúa vàng
trĩu hạt, khung cảnh làng quê yên bình,...
tất cả đã in sâu trong tuổi thơ của bạn nhỏ.
Đó là nơi bạn ấy đã gắn bó như là máu thịt
và không bao giờ muốn rời xa. Các em
hãy nghe và đọc Trước ngày xa quê kĩ để
biết câu chuyện kể điều gì nhé!
2. Khám phá kiến thức
HĐ 1: Đọc văn bản ( 27’)
a. Đọc mẫu:
- GV đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những - HS lắng nghe
từ ngữ thể hiện những tình tiết, những sự
việc quan trọng, những từ ngữ, chi tiết
diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật,
hình ảnh quê hương trong tâm trí bạn
nhỏ.
- Theo em bài chia làm mấy đoạn? - Bài chia làm 3 đoạn
- GV thống nhất các đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến chuẩn bị lên
đường.
+ Đoạn 2: Tiếp đến với thầy và các bạn.
+ Đoạn 3: Còn lại
b. Đọc đoạn:
- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn . - 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
Lần 1 :
+ Luyện đọc từ khó:
“ nói chuyện, phẳng lì, xa lạ, nắm lấy” - HS đọc

+ HD đọc câu dài. + Nêu cách ngắt nghỉ - HS Luyện đọc câu dài.
câu trên? Quê tôi ở đây, / con đường làng gồ
ghề, / vàng ông rơm mùa gặt, / những
lùm cây / giấu đầy quả ổi, / quả mâm
xôi chín mọng.//
+ GV HD đọc: đọc diễn cảm, nhấn giọng
Năm học 2023 - 2024
Cao Thị Tuyết - Lớp 4C – Trường Tiểu học Sông Khoai 1
ở các từ ngữ thể hiện những tình tiết, sự
việc quan trọng, những từ ngữ, chi tiết
diễn tả tâm trạng, cảm xúc cuẩ nhân vật,
hình ảnh quê hương trong tâm trí bạn
nhỏ. +nhấn giọng vào những từ ngữ thể
hiện gợi tả ,gợi cảm như: con đường làng
gồ ghề, vàng óng rơm mùa gặt, những
lùm cây dấu đầy quả ổi, quả mâm xôi
chín mọng,…
+Những động từ thể hiện cảm xúc của các
bạn nhỏ là: òa khóc như bị đòn aan, ngẩn
ngơ, (không) thích, muốn.

Lần 2 :
+ Em hiểu ngẩn ngơ nghĩa là gì? - Ngẩn ngơ: Ở trạng thái như không
còn chú ý gì đến xung quanh, vì tâm trí
đang để ở đâu đâu.
- Luyện đọc theo nhóm đôi.
- GV yêu cầu đọc nối tiếp đoạn trong - HS đọc nối tiếp đoạn cho nhau nghe.
nhóm.
- GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó - Từng nhóm 3 HS đọc nối tiếp đoạn
khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc trong bài.
tiến bộ. - HS góp ý cho nhau.
- GV yêu cầu HS đọc thầm cá nhân. - HS lắng nghe
- Gọi HS đọc nối tiếp toàn bài. - 3 HS đọc toàn bài.
- GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi phát âm - HS nhận xét và đánh giá.
(nếu có).
TIẾT 2
HĐ 2. Đọc hiểu (15’)
- GV yêu cầu HS sử dụng từ điển để giải - HS tự giải nghĩa từ:
nghĩa từ. + Nghịch ngợm: hay nghịch, thích
nghịch.
+ Gồ ghề: có nhiều chỗ nhô cao lên
một cách không đều trên bề mặt.
1. Tìm chi tiết thể hiện cảm xúc của bạn - HS đọc câu hỏi.
nhỏ khi biết tin sẽ chuyển lên thành phố
học.
- GV yêu cầu HS đọc lại đoạn 1 của bài - HS đọc kĩ lại đoạn 1của bài đọc để
đọc để tìm câu trả lời. tìm câu trả lời.

Năm học 2023 - 2024


Cao Thị Tuyết - Lớp 4C – Trường Tiểu học Sông Khoai 1
- GV gọi HS trình bày. - HS trình bày.
+ Chi tiết thể hiện cảm xúc của bạn
nhỏ khi biết tin sẽ chuyển lên thành
phố học là:
- Tôi òa khóc như bị đòn oan.
- Tôi không muốn đi nhưng vẫn phải
chuẩn bị lên đường.
- GV nhận xét và chốt ý đúng. - HS khác nhận xét, chia sẻ.
2. Buổi chia tay của bạn nhỏ với thầy - HS đọc câu hỏi.
giáo và các bạn có gì đặc biệt?
- GV yêu cầu HS trao đổi theo nhóm bàn - HS trao đổi theo nhóm bàn (2’) đọc
(2’) đọc kĩ đoạn 2 trong bài đọc để tìm kĩ đoạn 2 trong bài đọc để tìm câu trả
câu trả lời. lời.
- GV mời đại diện nhóm chia sẻ trước - Đại diện nhóm chia sẻ; nhóm khác
lớp. nhận xét, chia sẻ, lắng nghe.
+ Buổi chia tay của bạn nhỏ với thầy
giáo và các bạn có điểm đặc biệt là:
Khác hẳn mọi khi, chúng tôi chẳng
mấy đứa cười đùa, kẹo cũng chẳng ăn.
Trong khi thầy giáo ngồi nói chuyện
với bố mẹ tôi, chúng tôi thầm nhắc lại
những trò nghịch ngợm vừa qua và
ngẩn ngơ hỏi nhau thành phố nơi tôi
sắp đến như thế nào, có giống quê
mình không...
- GV nhận xét, khen ngợi, chốt: Trước - HS lắng nghe
ngày xa quê, bạn nhỏ rất buồn vì phải rời
xa quê hương. Dù không muốn nhưng
bạn vẫn phải chuẩn bị lên đường. Trong
buổi chia tay, bạn không thể che giấu
cảm xúc, nước mắt ứa ra. Trong trái tim
bạn, quê hương vẫn là nơi đẹp nhất. Bạn
rất yêu quê hương của mình.
3. Hình ảnh quê hương hiện lên trong - HS đọc câu hỏi.
tâm trí của bạn nhỏ như thế nào trước
ngày xa quê?
- GV yêu cầu HS trao đổi theo nhóm 2 - HS trao đổi theo nhóm 2, chia sẻ ý
(2’), đọc kĩ đoạn 2 trong bài đọc để tìm kiến với bạn.
câu trả lời.
- GV mời đại diện nhóm chia sẻ trước - Đại diện nhóm chia sẻ:
lớp. + Hình ảnh quê hương hiện lên trong
tâm trí của bạn nhỏ trước ngày xa quê
là: Con đường làng gồ ghề, vàng óng
rơm mùa gặt, những lùm cây giấu đầy
Năm học 2023 - 2024
Cao Thị Tuyết - Lớp 4C – Trường Tiểu học Sông Khoai 1
quả ổi, quả mâm xôi chín mọng.
- GV nhận xét, khen ngợi. - HS nhận xét, lắng nghe.
4. Nếu được dự buổi chia tay, em sẽ nói - HS đọc câu hỏi.
gì với bạn nhỏ?
- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi, suy - HS trao đổi theo nhóm 2, chia sẻ ý
nghĩ và trả lời câu hỏi. kiến với bạn.
- Gọi HS chia sẻ trước lớp. - Đại diện nhóm chia sẻ:
+ Nếu được dự buổi chia tay, em
sẽ nói với bạn nhỏ rằng: "Bạn ơi đừng
buồn nhé! Lên thành phố phải sống và
học tập thật tốt. Đừng quên chúng
mình. Chúng mình vẫn luôn ở đây nhớ
bạn. Hè này về quê chơi lại kể cho
chúng mình nghe về cuộc sống thành
phố nhé!"
- GV nhận xét, tuyên dương HS, giảng: - HS lắng nghe.
Thông thường, khi chia tay thì người ta
sẽ nói với nhau những gì, VD: chúc bạn
(mạnh khoẻ, học giỏi, chăm ngoan, ...);
mong muốn ở bạn (đừng buồn, đừng
quên mình, hãy viết thư, hãy cố gắng,... );
nói về cảm xúc của mình (sẽ nhớ bạn
nhiều, sẽ không quên bạn, ... ).
5. Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua - HS đọc câu hỏi.
câu chuyện trên?
- GV yêu cầu HS trao đổi theo nhóm 4 - HS trao đổi theo nhóm 2, chia sẻ ý
(2’), chia sẻ ý kiến với bạn. kiến với bạn.
- Gọi HS chia sẻ trước lớp. - Đại diện nhóm chia sẻ:
+ Theo em, điều tác giả muốn nói qua
câu chuyện trên là quê hương là nơi
gắn bó, gần gũi với mỗi người đến kỳ
lạ. Dù có đi đâu xa, quê hương vẫn bên
ta, để ta luôn có một góc nhỏ bình yên
với tâm hồn. Quê hương vẫn luôn chờ
đợi chúng ta trở về. Nơi đây có gia
đình, có bạn bè, có kỷ niệm, có những
người chúng ta yêu thương. Vì thế, mỗi
người cần nuôi dưỡng tình yêu quê
hương, yêu nơi chôn rau cắt rốn của
mình.
- GV nhận xét, tuyên dương HS. Câu - HS lắng nghe.
chuyện muốn nói quê hương là nơi mỗi
người sinh ra và lớn lên, là nơi mà người
ta gắn bó máu thịt. Kỉ niệm, kí ức về quê
hương thường rất sâu đậm và đẹp để. Vì
Năm học 2023 - 2024
Cao Thị Tuyết - Lớp 4C – Trường Tiểu học Sông Khoai 1
vậy, nếu phải xa quê, ai cũng thấy nhớ và
có thể buồn nữa.
- GV chốt: Tình yêu, sự gắn bó với quê - HS lắng nghe, ghi nhớ.
hương là tình cảm tự nhiên của con
người, hãy luôn nhớ, luôn yêu quê
hương mình bằng những tình cảm đẹp
đẽ nhất.
4. Vận dụng : (3’)
+ Qua câu chuyện em có cảm nhận gì? - HS chia sẻ.
+ Tìm trong bài đọc những động từ thể - HS nêu.
hiện cảm xúc của các bạn nhỏ?
- GV khuyến khích HS kể lại cho bạn và - HS lắng nghe, thực hiện.
người thân của mình nghe, trao đổi với
người thân về câu chuyện.
- Nhận xét tiết học. - HS lắng nghe, thực hiện.
- Nhắc HS về nhà học bài, chuẩn bị bài
sau.

TIẾN TRÌNH
1. MỞ ĐẦU:
-GV giới thiệu …..
TRÒ CHƠI : HỘP QUÀ MAY MẮN
Sau đây tớ sẽ cho các bạn chơi 1 trò chơi có tên là: Hộp quà may mắn nhé!
Luật chơi và cách chơi như sau: Tớ có 3 hộp quà may mắn, trong mỗi hộp quà sẽ có
những phần thưởng bất ngờ. Để nhận được những phần thưởng này các bạn phải trả
lời được câu hỏi trong mỗi hộp quà đó. Các bạn đã sẵn sàng chơi chưa?

- Tớ xin mời những cánh tay muốn được bóc hộp quà đầu tiên, tớ mời bạn Ngọc Lam,
câu hỏi dành cho bạn là: NÊU QUY TẮC VIẾT TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC ?
Năm học 2023 - 2024
Cao Thị Tuyết - Lớp 4C – Trường Tiểu học Sông Khoai 1
5 giây suy nghĩ dành cho bạn bắt đầu. ( Ngọc Lam trả lời) , tớ mời các bạn nhận xét.
Chúng mình cùng kiểm tra đáp án nhé. Câu trả lời của bạn hoàn toàn chính xác. Xin
chúc mừng bạn đã nhận được phần qua đầu tiên đó là một quyển vở.
- Tớ mời bạn tiếp theo, tớ mời bạn ………………., Sau đây là câu hỏi dành cho bạn:
ĐÂU LÀ TÊN CƠ QUAN TỔ CHỨC.. ..5 giây suy nghĩ dành cho bạn bắt đầu. ( hs
trả lời) chúng mình cùng đi kiểm tra đáp án nhé, xin chúc mừng bạn đã có câu trả lời
chính xác, phần quà dành cho bạn là “ một tràng vỗ tay”.
- Hộp quà cuối cùng tớ mời bạn………………………... câu hỏi dành cho bạn là :
ĐÂU LÀ TÊN NGƯỜI.... 5 giây suy nghĩ dành cho bạn bắt đầu, (Bạn trả lời), chúng
mình cùng kiểm tra đáp án nào. Xin chúc mừng bạn đã nhận được món quà cuối cùng
là 1 chiếc bút.
- Như vậy các bạn đã nhận được những món quà may mắn của ngày hôm nay ,Tớ
thấy các bạn đã hoàn thành nhiệm vụ rất tốt.Trò chơi của chúng em đã kết thúc, em
xin mời cô nhận xét ạ.
- GV nhận xét…………….. cô mời bạn Diệp Anh tiếp tục cho các bạn khởi động.
- Bây giờ tớ xin mời các bạn đứng lên cùng hát và vận động theo bài hát: Thể dục
buối sáng nhé để chúng mình có thêm năng lượng cho tiết học mới. ( cả lớp đứng
lên) GV bật nhạc. HS vận động.

- GV nhận xét và hỏi: Chúng mình đã vừa được vận động theo lời bài hát rất vui
nhộn. Vậy các em có em có biết chúng mình đã vừa làm những hoạt động nào không?
Các em hãy tìm cho cô những từ ngữ chỉ sự vận động của mình trong lời bài hát vừa
rồi?
- HS trả lời: Các từ chỉ sự vận động là từ: nâng, bước, với, lấy, cười….
-GV: Vậy để biết những từ trên được gọi là gì trong Tiếng việt cô và lớp mình cùng
tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay: Bài 9: Bầu trời trong quả trứng – LTVC: Động
từ. Cô mời lớp mình mở sách HS trang 41 đọc tên bài giúp cô.
2. LUYỆN TẬP.
*BT3:
Đã hết thời gian thảo luận. Sau đây các em sẽ báo cáo kết quả thảo luận của nhóm
mình dưới dạng trò chơi học tập. Chúng mình có muốn chơi trò chơi nữa không? Cô
mời bạn Diệp Anh lên cho các bạn chơi trò chơi: Sưu tầm vỏ sò nhé.

TRÒ CHƠI: SƯU TẦM VỎ SÒ.


Sau đây chúng mình cùng chơi trò chơi “ Sưu tầm vỏ sò nhé:…..
1. Vỏ sò đầu tiên …

? Hãy tìm động từ có trong câu tục ngữ sau:


Yêu trẻ, trẻ đến nhà

Năm học 2023 - 2024


Cao Thị Tuyết - Lớp 4C – Trường Tiểu học Sông Khoai 1
- Tớ mời bạn………………………..

? Bạn hiểu câu tục ngữ trên như thế nào?


Trả lời: Biết yêu quý con trẻ thì con trẻ sẽ quý mến mình.

2. Vỏ sò thứ 2.
? Hãy tìm động từ có trong câu tục ngữ:
Thương người như thể thương thân:
- Tớ mời bạn………………………..

? Bạn hiểu câu tục ngữ trên như thế nào?


Trả lời: Yêu thương những người xung quanh như thương chính bản thân mình.
3. Vỏ sò thứ 3.
? Hãy tìm động từ có trong câu tục ngữ sau:
c. Uống nước nhớ nguồn:
- Tớ mời bạn………………………..

? Câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta điều gì?


Trả lời: Con người cần biết ơn, ghi nhớ những người đã giúp đỡ hoặc tạo ra
thành quả để mình được hưởng.
4. Vỏ sò thứ 4.
? Hãy tìm động từ có trong câu tục ngữ sau:
d. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
- Tớ mời bạn………………………..

? Câu tục ngữ trên khuyên bạn điều gì?


Trả lời: Chúng ta càng đi nhiều nơi sẽ càng học hỏi được nhiều kiếm thức hay.

Em có nhận xét gì về cách dùng từ (diễn đạt nội dung,…) ?


- Câu văn (đoạn văn) của em (của bạn) đã được chưa ? Sai ở đâu ?
- Em có thể sửa như thế nào ?
- Em hãy nhận xét câu đã được sửa và câu chưa sửa ?

Năm học 2023 - 2024

You might also like