Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KỲ I - MÔN KHTN 7 ( SINH HỌC)

Phần 1: Trắc nghiệm:


1. Trình bày được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên
(3 Câu )
- Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là cách thức tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong tự
nhiên và đời sống, chứng minh được cácc vấn đề trong thực tiễn bằng các dẫn xuất khoa
học.
Phương pháp này gồm 5 bước.
 Bước 1: Đề xuất tìm hiểu vấn đề.
 Bước 2: Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề.
 Bước 3: Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán.
 Bước 4: Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự đoán.
 Bước 5: Viết báo cáo. Thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu.
- Kĩ năng:

 Kĩ năng quan sát, phân loại.


 Kĩ năng liên kết: xác định mối quan hệ của các sv, ht trong tự nhiên.
 Kĩ năng đo.
 Kĩ năng dự báo: đề xuất điều gì sẽ xảy ra dựa trên quan sát, kiến thức
2. Trao đổi chất là gì? Chuyển hóa năng lượng là gì? ( SGK) (3 câu)
3. Trao đổi chất là : quá trình sinh vật lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành
các chất cần thiết cho cơ thể và tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng
thời trả lại môi trường các chất thải.
- Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi của năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
=> Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng luôn gắn liền với nhau.
=> Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng đảm bảo cho sinh vật tồn tại, giúp cơ thể sinh
trưởng và phát triển, cảm ứng, vận động và sinh sản.
4. Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào. ( 1 câu )
 Hô hấp tế bào chịu ảnh hưởng của các yếu tố chủ yếu như: nước, nồng độ khí carbon
dioxide, nhiệt độ, nồng độ khí oxygen……
5. Nêu được khái niệm hô hấp tế bào ( 1 câu )
 Hô hấp tế bào là quá trình phân giải các chất hữu cơ tạo thành nước và carbon
dioxide, đồng thời giải phóng ra năng lượng.

 Xảy ra ở: Ti thể.( sinh vật nhân thực).
 Quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ có chiều trái ngược nhau nhưng phụ
thuộc lẫn nhau.
6. Nêu được vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật. ( Bài 30).
 Nêu được vai trò thoát hơi nước ở lá và hoạt động đóng, mở khí khổng trong quá trình
thoát hơi nước;( 2 câu )
 Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh
dưỡng ở thực vật; ( 2 câu )
 Quá trình trao đổi nước và muối khoáng ở thực vật chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố
môi trường:
 Ánh sáng và nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình đóng, mở khí khổng; ảnh hưởng đến
quá trình trao đổi nước và hấp thụ các chất dinh dưỡng của cây. Ngoài ra, nhiệt độ
cũng ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của rễ, qua đó làm tăng hoặc giảm quá trình
hấp thụ các chất dinh dưỡng ở rễ cây.
 Nước trong đất hoà tan muối khoáng, giúp rễ cây dễ dàng hấp thụ; độ ẩm không khí
ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước thông qua ảnh hưởng quá trình thoát hơi nước
ở lá.
 Độ pH của đất ảnh hưởng đến sự hoà tan của các muối khoáng trong đất, do đó ảnh
hưởng đến khả năng hấp thụ muối khoáng của rễ.
 Độ tơi xốp, thoáng khí của đất giúp tăng hàm lượng khí oxygen trong đất, nhờ đó, rễ
hô hấp mạnh, thúc đẩy quá trình hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ.
Thông hiểu: ( 4 câu )
1. Sử dụng được một số dụng cụ đo (trong nội dung môn Khoa học tự nhiên 7) (1
câu)

2. Mô tả được một cách tổng quát quá trình quang hợp ở tế bào lá cây ( 1 câu )
3. Tiến hành được thí nghiệm chứng minh quang hợp ở cây xanh. ( 1 câu)

 Tên thí nghiệm 1 : Phát hiện tinh bột trong lá cây


- Bước 1: Dùng băng giấy đen che phủ một phần lá cây ở cả hai mặt, đặt cây vào chỗ tối
ít nhất hai ngày.
- Bước 2: Đem chậu cây ra để chỗ có nắng trực tiếp (hoặc để dưới ánh sáng của bóng đèn
điện 500 W) từ 4 – 8 giờ.
- Bước 3: Sau 4 – 8 giờ, ngắt chiếc lá thí nghiệm, tháo băng giấy đen, cho lá vào cốc thủy
tinh đựng nước cất, sau đó đun lá trong nước sôi khoảng 60 giây.
- Bước 4: Tắt bếp, dùng panh gắp lá và cho vào ống nghiệm có chứa cồn 90o đun cách
thủy trong vài phút (hoặc cho đến khi thấy lá mất màu xanh lục).
- Bước 5: Rửa sạch lá cây trong cốc nước ấm.
- Bước 6: Bỏ lá cây vào cốc thủy tinh hoặc đĩa petri, nhỏ vào vài giọt dung dịch iodine
pha loãng. Nhận xét về màu sắc của lá cây.
 Tên thí nghiệm 2: Thí nghiệm chứng minh quang hợp thải ra khí oxygen .
- Bước 1: Đổ khoảng 400 mL nước vào hai cốc thủy tinh (đánh dấu A, B).
- Bước 2: Lấy vài cây rong đuôi chó cho vào phễu thủy tinh, sau đó nhẹ nhàng đặt vào
các cốc thủy tinh.
- Bước 3: Đổ đầy nước vào ống nghiệm, dùng tay bịt chặt miệng ống, sau đó cẩn thận úp
ống nghiệm vào phễu sao cho không có bọt khí lọt vào.
- Bước 4: Đặt cốc A ở chỗ tối, cốc B ở chỗ có ánh nắng trực tiếp hoặc để dưới ánh đèn 4
– 8 giờ.
- Bước 5: Quan sát hiện tượng xảy ra trong hai cốc thí nghiệm.
- Bước 6: Dùng tay bịt kín miệng ống nghiệm, lấy ra khỏi cốc. Sau đó, đưa nhanh que
diêm còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm. Quan sát và giải thích hiện tượng.
4 . Vẽ được sơ đồ diễn tả quang hợp diễn ra ở lá cây, qua đó nêu được quan hệ giữa
trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng. ( 1 câu )
 Phương trình quang hợp:

 Mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng:
- Trong quá trình quang hợp, lá trao đổi chất với môi trường
- Lấy CO2 và nước từ ngoài môi trường và trả lại Oxygen
- Năng lượng được chuyển hóa: Quang năng → Hóa năng (năng lượng liên kết hóa học)
=> 2 quá trình này có mối quan hệ rất chặt chẽ và đều diễn ra cùng thời điểm với nhau,
gắn liền với nhau.
Vận dụng: ( 1 điểm )
1. Nêu vai trò trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể? ( 1 câu)
- Duy trì sự sống cho sinh vật tồn tại
- Giúp cơ thể sinh trưởng, phát triển, cảm ứng, vận đọng và sinh sản.
2. Nêu được một số vận dụng hiểu biết về hô hấp tế bào trong thực tiễn (ví dụ: bảo quản
hạt cần phơi khô,...). ( 1 câu )
- Hô hấp tế bào là quá trình phân giải các chất hữu cơ nên khi hô hấp tế bào diễn ra mạnh
thì chất hữu cơ và dinh dưỡng tiêu hao nhiều, gây giảm sút chất lượng. Từ đó mà con
người nghĩ ra nhiều phương pháp bảo quản thực phẩm như:
- Bảo quản khô: Nhiệt đọ cao quá sẽ khiến hô hấp tế bào bị ức chế lại và tiêu hao ít chất
hu cơ và dinh dưỡng, tùy vào từng loại hạt.
- Bảo quản lạnh: Cũng giống như trên nhiệt đọ quá thấp cũng sẽ khiến hô hấp tế bào tiêu
hao ít chất dinh dưỡng hơn tùy vào thực phẩm.
- Bảo quản trong nồng độ CO2 cao: Biện pháp này hiệu quả hơn hai biện pháp trên
nhưng tốn nhiều chi phí. Biện pháp này là đặt thực phẩm trong các kho kín nơi có nồng
đọ CO2 cao.

3. Vận dụng được những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở thực vật
vào thực tiễn (ví dụ giải thích việc tưới nước và bón phân hợp lí cho cây). ( 2 câu)
- DỄ NÊN TỰ MÀ NGHĨ (LƯỜI VIẾT)
PHẦN 2 : TỰ LUẬN
Nhận biết:
Câu 1: ( 1 điểm) Quang hợp ở thực vật và Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp ( 1
điểm )
- Ánh sáng: Tùy vào mỗi loài cây mà nhu cầu về cường đọ ánh sáng khác nhau, thông
thường có 2 loại cây là cây ưa sáng và cây ưa bóng.
- Nước: có mối quan hệ với quá trình quang hợp khi vừa là yếu tố tham gia vào việc
đóng mở khí khổng và là nguyên liệu của quang hợp, liên quan đến sự trao đổi khí.
- Khí CO2: Nhìn chung, ở tất cả các loài cây, hiệu quả quang hợp sẽ tăng khi nồng độ
khí CO2 ngoài môi trường tăng và ngược lại nhưng nếu nồng độ khí CO 2 tăng quá cao
(khoảng 0,2%) sẽ làm cây chết, quang hợp sẽ không xảy ra. Còn khi nồng độ quá thấp
thì quang hợp sẽ không diễn ra. Nồng đọ khí CO2 thấp nhất mà cây có thể quang hợp
là từ 0,008% đễn 0,01%.
- Nêu được vai trò lá cây với chức năng quang hợp:
- Lá thường có hình bản dẹt → giúp thu nhận được nhiều ánh sáng.
- Hệ thống gân lá dẫn tới từng mép lá → đóng nhiệm vụ dẫn nước tới từng tế bào để
thực hiện quang hợp và mang các sản phẩm của quang hợp đến các cơ quan.
- Thịt lá chứa nhiều lục lạp → hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng.
- Lớp biểu bì lá có các khí khổng → vận chuyển khí carbon dioxide và oxygen, hơi
nước vào và ra khỏi lá dễ dàng.
- Nêu được khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp:
- Quang hợp là quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật, thường
diễn ra ở trên lá, trong bào quan là lục lạp.
- Nguyên liệu của quá trình quang hợp: Nước và Carbon dioxide
- Sản phẩm của quá trình quang hợp: Glucose và Oxygen
Viết được phương trình quang hợp (dạng chữ):

Thông hiểu
Câu 2 : (2 điểm) Tiến hành được 1 thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự
nảy mầm của hạt ?(B27)
Bước 1: Chuẩn bị hạt nảy mầm.
 Chọn những hạt chắc, không bị vỡ, không bị mọt
 Ngâm hạt ngập trong cốc nước ấm khoảng 40 °C trong 2 giờ
 Chuẩn bị đĩa Petri có lót bông hoặc giấy thấm đã thấm nước. Lấy hạt vừa
ngâm rải đều trên lớp giấy thấm hoặc bông, đậy tờ giấy thấm hoặc bông đã
thấm nước lên phía trên
 Để đĩa hạt trong điều kiện nhiệt độ phòng hoặc trong tủ ấm nhiệt độ khoảng
30 °C đến 35 °C để hạt nảy mầm
Bước 2: Tiến hành thí nghiệm.
 Sử dụng 2 chuông thủy tinh (có dán nhãn chuông A và B).
 Đặt đĩa có hạt nảy mầm cùng cốc nước vôi trong vào trong chuông A (có dán
nhãn cốc A). Đặt cốc nước vôi trong (có dán nhãn cốc B) vào trong chuông B
và để trong điều kiện ánh sáng phòng thí nghiệm.
Bước 3: Quan sát hiện tượng, kết quả thí nghiệm.
 Sau 1 giờ, mở 2 chuông ra và quan sát hiện tượng trên bề mặt 2 cốc nước vôi
trong. Ghi lại kết quả thí nghiệm.

Vận dụng :
Câu 3: ( 1 điểm): Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được ý nghĩa thực tiễn
của việc trồng và bảo vệ cây xanh.
* Ý nghĩa của việc trồng và bảo vệ cây xanh:
- Cung cấp oxygen cho sự sống của các sinh vật.
- Hấp thu khí carbon dioxide trong không khí giúp giảm bớt hiện tượng hiệu ứng nhà
kính làm nhiệt độ Trái Đất nóng lên.
- Tổng hợp chất hữu cơ, cung cấp thức ăn cho sinh vật khác.
- Cung cấp nơi ở cho nhiều loài sinh vật.
- Giúp bảo vệ đất, nước ngầm; hạn chế các thiên tai như lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán,…: Mất
rừng đầu nguồn gây ra ngập lụt, lũ quét,sạt lở đất,…
- Cung cấp đủ nguyên, nhiên liệu, thuốc chữa bệnh,… cho con người.
Vận dụng cao:
Câu 3: ( 1 điểm) Dựa vào sơ đồ khái quát mô tả được con đường đi của khí qua các cơ
quan của hệ hô hấp ở động vật (ví dụ ở người). ( Giải thích được một số cơ chế hoặc
hiện tượng thực tế).
* Mô tả con đường đi của khí qua các cơ quan của hệ hô hấp ở người:
- Khi hít vào, khí oxygen từ môi trường đi vào khoang mũi → hầu và họng → thanh quản
→ khí quản → phế quản → phế nang → máu → đi đến từng tế bào thông qua hoạt động
của hệ tuần hoàn.
- Khi thở ra, khí carbon dioxide được thải ra từ các hoạt động hô hấp của tế bào được
khuếch tán vào máu theo hệ tuần hoàn trở về phế nang → phế quản → khí quản → thanh
quản → hầu và họng → khoang mũi rồi được đẩy ra ngoài môi trường.
- Bảo vệ cây xanh ở trường của em:
+ Trồng cây ở nơi có ánh sáng phù hợp với nhu cầu ánh sáng của cây.
+ Trồng cây với khoảng cách phù hợp.
+ Chăm sóc cây (tưới nước, bón phân,…) giúp cây quang hợp tốt, sinh trưởng và phát
triển nhanh.
+ Không bẻ cành, bứt lá bừa bãi, gây tổn thương đến cây.
- Tại sao ở thành phố hoặc nơi đông dân cư sinh sống lại cần trồng nhiều cây xanh
+ Tán cây xanh rộng giúp cản bụi bẩn, một số cây xanh có khả năng hấp thụ khí độc
+ tạo ra bầu không khí trong sạch, an toàn cho sức khỏe của con người.
+ Cây xanh có quá trình thoát hơi nước giúp điều hòa nhiệt độ không khí, tạo sự
thoáng mát, dễ chịu.
- Vì sao nhiều loài hoa vẫn sống được trong nhà dù ko có ánh sang
+ Nhiều loại cây trồng trong nhà vẫn có thể sống bình thường dù không có ánh nắng
mặt trời vì chúng có cấu tạo thích nghi với khả năng quang hợp trong điều kiện ánh
sáng yếu trong nhà hoặc ánh sáng đèn điện và chúng được gọi là cây ưa bóng.
- Ý nghĩa của việc trồng cây xanh trong phòng khách:
+ Cây xanh quang hợp tạo ra oxygen giúp con người hô hấp tốt hơn.
+ Một số cây xanh có khả năng lọc sạch không khí bằng cách hấp thụ khí thải ở trong
nhà hoặc hấp thu các bức xạ phát ra từ những thiết bị điện tử.
+ Giúp làm đẹp không gian phòng khác, tạo ra không gian thoáng mát, sạch sẽ, an
toàn cho sức khỏe những người trong gia đình.

You might also like