Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

ĐỀ 1

Câu 1: Bài định luật phân bố chuẩn độ 2mL dung dịch I2 trong CCl4 hết 9,1 ml Na2S2O3
0,01N; chuẩn độ 25ml dung dịch I2 trong nước hết 14,2 ml Na2S2O3 0,001N. Hệ số phân
bố của iot trong 2 dung môi CCl4 và nước là:
A. 87
B. 85
C. 80
D. 83
Câu 2: Cho một số tính chất của keo hydroxit sắt III được điều chế trong bài thí nghiệm
phương pháp điều chế keo và nghiên cứu sự theo tụ
(1) trong suốt
(2) kích thước hạt từ 1-100 nm
(3) nhân keo tạo thành từ các phân tử Fe(OH)3 (4) màu nâu đỏ năm mang điện tích dương
Số tính chất đúng là
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 3: Trong bài “áp suất hơi bão hòa” ta đo áp suất hơi bão hòa của:
A. một chất lỏng nguyên chất ở các thời điểm t khác nhau
B. một dung dịch ở các thành phần khác nhau
C. một chất lỏng nguyên chất ở các nhiệt độ T khác nhau
D. một dung dịch ở các nhiệt độ khác nhau
Câu 4:Trong bài áp suất hơi bão hòa ta phải đẩy không khí ra khỏi bình a đến khi:
A. chiều cao h trên áp kế sau hai lần đo không thay đổi
B. đóng khóa Jnối bình giảm áp C với bơm hút, thấy hai mức chất lỏng B1 và B2 tự cân
bằng trở lại
C. bọt khí vẫn thoát ra và chiều cao h trên áp kế không tăng lên nữa
D. bơm hút vẫn hoạt động mà không còn bọt khí thoát ra
Câu 5: Dung dịch CH3COOH N/18 có độ dẫn điện riêng X=480mS/cm; Lamda vô cùng=384
S.cm^2.ddlg^-1. Độ điện ly của axit axetic trong dung dịch là:
A. 2.25%
B. 1.5%
C. 1.8%
D. 2.0%
Câu 6: TRong bài “Áp suất hơi bão hòa”, tại sao tính nhiệt độ sôi của axeton ta thay giá trị
áp suất khí quyển và phương trình Clausius-Clapeyron?
A. Vì áp suất hơi bão hòa của chất lỏng là áp suất khí quyển
B. Vì áp suất khí quyển phụ thuộc vào nhiệt độ chất lỏng
C. Vì phương trình CLausius-Clapeyron mô tả mối quan hệ giữa áp suất khí quyển và
nhiệt độ
D. Vì chất lỏng sôi khi áp suất hơi bão hòa của nó bằng áp suất khí quyển.
Câu 7: Trong bài “hấp thụ” khí tăng nồng độ C4H9OH trong khoảng 0,1 M - 0,4M lực căng
bề mặt của dung dịch sẽ
A. Tăng
B. giảm
C. không thay đổi
D. lúc đầu thì tăng sau đó lại giảm
Câu 8: Trong bài hấp phụ phát biểu đúng là
A. hằng số hấp phụ K là hệ số góc (tan alpha) trên đồ thị thực nghiệm
B. chiều cao h trên manomet không tuyến tính với nồng độ của dung dịch C4H9OH
trong hệ thống đo sức căng bề mặt
C. Gamma(r) vô cùng là độ hấp phụ khi quá trình hấp phụ đạt cân bằng
D. việc lắp các bình gốc vụ nhằm tăng cường độ hấp thụ trong dung dịch
Câu 9: Áp suất hơi bão hòa của axeton ở 22,7°C và 39,5°C lần lượt là 200 mmHg và 400
mmHg. Nhiệt hóa hơi của axeton là
A. 7576 cal/mol.
B. 1811 cal/mol.
C. 735 cal/mol.
D. 31,7 kcal/mol.
Câu 10: Trong bài "Định luật phân bố” nếu ta lúc bình không đủ thời gian cần thiết thì hệ số
phân bố xác định được sẽ là
A. nhỏ hơn giá trị thực.
B. lớn hơn giá trị thực.
C. không đổi.
D. không xác định được
Câu 11: Chọn phát biểu đúng cho bài “khảo sát động học phản ứng bậc 1”:
A. Khi chuẩn độ hỗn hợp phản ứng, việc thêm 20mL nước lạnh nhằm giảm tốc độ phản
ứng dẫn tới giảm sai số khi chuẩn độ
B. trong giai đoạn đầu của phản ứng thủy phân este có thể coi phản ứng này xảy ra
một chiều bậc 0
C. Khi xử lý số liệu, hằng số tốc độ phản ứng k được tính toán theo nồng độ este.
D. Việc tính thời điểm để chuẩn độ các mẫu dung dịch phản ứng bắt buộc phải đúng
các mốc thời gian quy định là 0, 20, 40, 60 phút
Câu 12: Trong bài phương pháp điều chế keo và nghiên cứu sự keo tụ, khi điều chế hệ keo
hydroxit sắt III, ta quan sát được:
A. Một chất lỏng màu đỏ nâu có vẩn đục
B. một chất lỏng trong suốt màu đỏ nâu
C. một chất lỏng trong suốt màu vàng
D. 1 lớp kết tủa đỏ nâu và một lớp chất lỏng trong suốt không màu
Câu 13: cho 1g than hoạt tính hấp phụ 25mL dung dịch rượu butylic có nồng độ ban đầu là
0.4M. Sau khi hấp phụ cân bằng, nồng độ rượu butylic còn lại là 0.2M. Độ hấp phụ của than
hoạt tính đối với rượu butylic là:
A. 0.05 mol/g
B. 0.008 mol/g
C. 0.005 mol/g
D. 0.02 mol/g
Câu 14: Trong bài phương pháp điều chế keo và nghiên cứu sự keo tụ, để keo tụ 1 lít keo
hydroxit sắt III phải thêm 64mL dung dịch điện ly Na2SO4 nồng độ 0.01M. Ngưỡng keo tụ
có giá trị gần với:
A. 0,06 đlg/L
B. 6.10^-4 đlg/L
C. 1,2.10^-3 đlg/L
D. 1,2.10^-4 đlg/L
Câu 15: Trong bài thí nghiệm "Định luật phân bố, điều nào sau đây là không đúng khi cho I2
tan trong hệ "CCl4 - dung dịch KI"?
A. I2 tham gia hai cân bằng, cân bằng hoá học trong "lớp nước” và cân bằng phân bố
giữa hai lớp.
B. I2 tan trong H2O nhiều hơn trong CCl4, nên hệ số phân bố Kpb có giá trị lớn.
C. Trong lớp nước, một phần iot ở trạng thái tự do l2, còn một phần kết hợp với KI
thành KI3
D. Trong lớp CCl4, chỉ có I2 vì KI và KI3, không tan trong CC4
Câu 16:Trong bài “Độ dẫn điện, nếu ta tăng nồng độ chất điện lỵ thì độ dẫn điện riêng của
dung dịch sử
A. ban đầu giảm, sau đó tăng
B. luôn tăng
C. luôn giảm
D. ban đầu tăng, sau đó giảm

Câu 17: Keo hydroxit sắt (III) được điều chế trong bài Phương pháp điều chế keo và nghiên
cứu sự keo tụ có chất bảo vệ là
A. ion OH-
B. Na₂SO4
C. ion Fe3+
D. KCI
Câu 18: Trong bài “Độ dẫn điện", nhận xét nào sau đây là sai?
A. Do hằng số bình B bằng cách đo dung dịch KCl nồng độ N và đã biết độ dẫn điện
riêng
B. Dòng điện trong dung dịch điện ly là dòng electron.
C. Mạch điện để đo độ dẫn điện là mạch cầu Wheatstone
D. Độ dẫn điện của các dung dịch CH3COOH từ N/26 đến N/14 có giá trị tăng dần.
Câu 19: Trong bài "Hấp phụ, có bao nhiêu phát biểu sau là đúng

(1) Nồng độ C4H9OH trên bề mặt phân chia pha lớn hơn trong dung dịch.

(2) Các phân tử C4H9OH hấp phụ lên bề mặt than hoạt tính, hướng nhóm OH về phía bề
mặt than hoạt tính

(3) Than hoạt tính ưu tiên hấp phụ C4H9OH

(4) Để xác định Cs, ta xây dựng đồ thị h–C.


A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
Câu 20: Trong bài “Khảo sát động học phản ứng bậc 1”, nếu ở nhiệt độ 28 độ C hằng số tốc
độ phản ứng kT1=7,81.10^-4( phút^-1), ở nhiệt độ 38 độ C hằng số tốc độ phản ứng
kT2=17,42.10^-4( phút^-1) thì năng lượng hoạt hóa E của phản ứng có giá trị là:
A. 14,9(kJ/mol)
B. 27,1(kJ/mol)
C. 70,96(kJ/mol)
D. 62,4(kJ/mol)
ĐỀ 2
Câu 2: khái niệm áp suất hơi .. hóa của một chất lỏng
A. áp suất hơi của chất lỏng đó khi tốc độ bay hơi bằng tốc độ ngưng tụ
B. áp suất hơi khi chất lỏng để sôi
C. áp suất hơi của chất lỏng khi tốc độ bay hơi đạt cực đại
D. áp suất hơi của chất lỏng khi tốc độ bay hơi bằng 0
Câu 4: trong bài thí nghiệm ”áp suất hơi bão hòa” sau khi không khí bị đuổi ra khỏi bình A,
áp suất hơi bão hòa (P) đo được ở mỗi nhiệt độ được tính bằng
(h-đọc trên áp kế thủy ngân, H - áp suất khí quyển)
A. P=h-H
B. P=h
C. P=H-h
D. P=H
Câu 3(7): Trong bài “hấp thụ” khí tăng nồng độ C4H9OH trong khoảng 0,1 M - 0,4M lực
căng bề mặt của dung dịch sẽ
A. Tăng
B. giảm
C. không thay đổi
D. lúc đầu thì tăng sau đó lại giảm
Câu 4 (20): Trong bài “Khảo sát động học phản ứng bậc 1”, nếu ở nhiệt độ 28 độ C hằng số
tốc độ phản ứng kT1=7,81.10^-4( phút^-1), ở nhiệt độ 38 độ C hằng số tốc độ phản ứng
kT2=17,42.10^-4( phút^-1) thì năng lượng hoạt hóa E của phản ứng có giá trị là:
A. 14,9(kJ/mol)
B. 27,1(kJ/mol)
C. 70,96(kJ/mol)
D. 62,4(kJ/mol)
Câu 5 (19): Trong bài "Hấp phụ, có bao nhiêu phát biểu sau là đúng

(1) Nồng độ C4H9OH trên bề mặt phân chia pha lớn hơn trong dung dịch.

(2) Các phân tử C4H9OH hấp phụ lên bề mặt than hoạt tính, hướng nhóm OH về phía bề
mặt than hoạt tính

(3) Than hoạt tính ưu tiên hấp phụ C4H9OH

(4) Để xác định Cs, ta xây dựng đồ thị h–C.


A. 3
B. 4
C. 1
D. 2

Câu 5(18): Trong bài “Độ dẫn điện", nhận xét nào sau đây là sai?
A. Do hằng số bình B bằng cách đo dung dịch KCl nồng độ N và đã biết độ dẫn điện
riêng
B. Dòng điện trong dung dịch điện ly là dòng electron.
C. Mạch điện để đo độ dẫn điện là mạch cầu Wheatstone
D. Độ dẫn điện của các dung dịch CH3COOH từ N/26 đến N/14 có giá trị tăng dần.
Câu 6(14): Trong bài thí nghiệm “phương pháp điều chế và nghiên cứu sự keo tụ”, những
phát biểu nào sau đây là đúng
(1) hạt keo có thể nhìn thấy được bằng mắt thường
(2) hạt keo không thể đi qua giấy lọc
(3) có thể bị keo tụ bằng dung dịch chất điện li
(4) có thể được điều chế bằng phương pháp ngưng tụ
(5) ngưỡng keo tụ của Na2SO4 nhỏ hơn KCl
A. 2,3,4
B. 3,4,5
C. 1,2,3
D. 2,3,5
Câu 7: Trong bài “định luật phân bố” hằng số Kpb xác định ở Bình 1 được dùng để xác định
hằng số cân bằng KC của phản ứng KI ở Bình 2là vì
A. chỉ số nồng độ của I2 trong ccl4 và trong nước là không đổi
B. nồng độ của các chất trong các bình phản ứng là như nhau
C. thể tích dung dịch trong hai bình phản ứng là như nhau
D. Tích số nồng độ I2 trong ccl4 và trong nước là không đổi
Câu 8: Trong bài phương pháp điều chế keo và nghiên cứu sự keo tụ, để keo tụ 1 lít keo
hydroxit sắt III phải thêm 64mL dung dịch điện ly Na2SO4 nồng độ 0.01M. Ngưỡng keo tụ
có giá trị gần với:
A. 0,06 đlg/L
B. 6.10^-4 đlg/L
C. 1,2.10^-3 đlg/L
D. 1,2.10^-4 đlg/L
Câu 10 (1): Bài định luật phân bố chuẩn độ 2mL dung dịch I2 trong CCl4 hết 9,1 ml
Na2S2O3 0,01N; chuẩn độ 25ml dung dịch I2 trong nước hết 14,2 ml Na2S2O3 0,001N. Hệ
số phân bố của iot trong 2 dung môi CCl4 và nước là:
A. 87
B. 85
C. 80
D. 83
Câu ?: Trong bài “định luật phân bố” khi tăng gấp đôi lượng dung dịch KI ở Bình 2 mà vẫn
giữ nguyên lượng dung dịch I2/CCl4 cho… thì hằng số cân bằng sẽ
A. giảm căn 2 lần
B. tăng 2 lần
C. giảm 2 lần
D. không đổi
Câu 13 (5): Dung dịch CH3COOH N/18 có độ dẫn điện riêng X=480mS/cm; Lamda vô
cùng=384 S.cm^2.ddlg^-1. Độ điện ly của axit axetic trong dung dịch là:
A. 2.25%
B. 1.5%
C. 1.8%
D. 2.0%
Câu ?(10): Trong bài "Định luật phân bố” nếu ta lúc bình không đủ thời gian cần thiết thì hệ
số phân bố xác định được sẽ là
A. nhỏ hơn giá trị thực.
B. lớn hơn giá trị thực.
C. không đổi.
D. không xác định được

You might also like