Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

ĐỀ ÔN TẬP THI OLIMPIC CHUYÊN KHTN-2

THANG ĐIỂM
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6
1,5 1,5 2,0 1,5 1,5 2,0

Câu 1
Chiếu một chùm tia sáng có công suất là 15 W vào một tấm đồng (công thoát electron của đồng là 4,64 eV).
Electron thoát ra từ tấm đồng có bước sóng ban đầu cực tiểu là 0,375 nm.
1. Tính tần số của tia sáng chiếu đến tấm đồng.
2. Tính số electron cực đại có thể thoát ra khỏi tấm đồng khi ta chiếu liên tục tia sáng nói trên trong vòng 3s.
3. Nếu một nguồn sáng mới (có năng lượng là 4,49 eV) với công suất là 35 W được chiếu liên tục đến tấm đồng
trong vòng 6s thì số electron cực đại có thể thoát ra là bao nhiêu?
Câu 2
Một nhà hoá học trẻ quyết định đo thể tích của một giọt nước. Anh ta thấy rằng, cứ 110 giọt nước chảy ra từ một
buret thì có 3,00 cm3 nước được hình thành. Từ một cuốn sổ tay hoá học, cho biết rằng độ dài của một phân tử
nước là 1,50 Å (angstrom) và 1 Å = 10-10 m. Tỉ trọng của nước là 1,00 g/cm3, hằng số Avogadro là 6,022.1023
mol-1.
1. Đối với mỗi giọt nước hãy tính: i) thể tích; ii) khối lượng; iii) số mol; iv) số phân tử nước chứa trong đó.
2. Sử dụng các số liệu thu được từ câu a hãy tính nồng độ mol của nước.
3. Hãy tính độ dài thu được khi nối các phân tử nước trong một giọt nước thành một chuỗi dây, so sánh với độ
dài từ Trái Đất đến Mặt Trời (xấp xỉ bằng 150 triệu km).
Câu 3
Bước đầu tiên của phản ứng nhiệt phân toluen (metylbenzen) là sự bẻ gãy liên kết C6H5CH2–H. Năng lượng hoạt
hóa của quá trình này chính là entanpy phân ly của liên kết và được xác định là 378,4 kJ mol–1.
1. Viết và cân bằng phản ứng cháy của toluen.
Giá trị entanpy chuẩn của một số chất được cho dưới đây, sử dụng các ký hiệu chuẩn hóa của IUPAC (Nghĩa là:
f = sinh ra, c = cháy, vap = hóa hơi, at = nguyên tử hóa)
∆fH(CO2, k, 298K) = –393,5 kJ mol–1
∆fH(H2O, l, 298K) = –285,8 kJ mol–1
∆cH(C7H8, l, 298K) = –3910,2 kJ mol–1
∆vapH(C7H8, l, 298K) = +38,0 kJ mol–1
∆atH(H2, k, 298K) = +436,0 kJ mol–1.
2. Tính ∆fH(C7H8, l, 298K).
3. Xác định ∆fH đối với gốc benzyl C6H5CH2·(k) ở 298 K.
Entropy hóa hơi chuẩn của toluen được xác định là 99,0 J K–1 mol–1.
4. Tính ∆vapG của toluen ở 298 K.Trạng thái tồn tại cơ bản của toluen ở 298 K là gì?
Tính nhiệt độ sôi của toluen.
5. Entanpy tạo thành chuẩn của dibenzyl (1,2–diphenyletan) là 143.9 kJ mol–1. Tính năng lượng phân ly của liên
kết C–C trung tâm trong dibenzyl, C6H5CH2–CH2C6H5.
Câu 4
Ở 690K, etylen oxit bị nhiệt phân theo phản ứng:

Trong đó chất đầu và sản phẩm đều nằm ở pha khí.
Để khảo sát động học của phản ứng này, người ta đo áp suất tổng cộng của hệ phản ứng trong bình kín theo thời
gian, dữ liệu thu được như sau:
t (phút) 10 20 40 60 100 200 ∞
Ptổng 139,14 151,67 172,65 189,15 212,34 238,66 249,88
(mmHg)
1. Xác định bậc và hằng số tốc độ của phản ứng trên.
2. Tính thời gian bán phản ứng, áp suất ban đầu của etylen oxit trong phản ứng (giả sử ban đầu chỉ có 1 chất trong
bình phản ứng).
3. Khi tiến hành phản ứng trên ở nhiệt độ khác, sau 20 phút, áp suất tổng cộng trong bình tăng 30% so với lúc bắt
đầu. Giả sử bậc phản ứng không đổi, tính hằng số tốc độ của phản ứng khi này.
Câu 5
Trước đây khi công nghệ chưa phát triển, người ta vẫn có thể xác định nồng độ của một dung dịch có màu bằng
phương pháp so màu bằng mắt thường với độ chính xác 5%. Trong phương pháp này, người ta sẽ sử dụng hai
ống nghiệm Nessler (ống nghiệm có đáy phẳng, trên thành ống nghiệm có kẻ vạch đo độ cao); một ống chứa dung
dịch chuẩn, còn một ống chứa dung dịch của cùng một chất với dung dịch chuẩn cần xác định nồng độ. Hai ống
nghiệm được treo trên một cái giá; ở dưới đáy của cả hai ống nghiệm có đặt một đèn LED.
1. Nếu thay đổi lượng dung dịch trong cùng một ống nghiệm thì độ đậm-nhạt của dung dịch khi nhìn từ trên
miệng ống nghiệm xuống sẽ khác nhau. Giải thích.
Người ta thực hiện các thí nghiệm sau đây để xác định hàm lượng sắt (II) và sắt (III) trong một dung dịch mẫu
dựa vào sự so màu với dung dịch phức Fe(bpy)32+ có màu hồng: cho 5 mL dung dịch đệm axetat, 5 mL dung dịch
Na2HPO4, 5 mL dung dịch 2,2’-bipyridin (bpy) và 10,00 mL dung dịch mẫu vào bình định mức 50 mL rồi định
mức tới vạch. Khuấy đều và để yên trong vòng 20’. Dung dịch này gọi là mẫu 1. Cho dung dịch Fe(bpy)32+
0,00151 M vào một ống nghiệm đến độ cao 70 mm, ống nghiệm còn lại chứa dung dịch mẫu 1. Điều chỉnh sao
cho độ đậm của hai dung dịch khi nhìn từ miệng ống xuống là giống nhau thì độ cao của chất lỏng trong ống
nghiệm chứa mẫu 1 là 85 mm.
Cũng cho 5 mL dung dịch đệm axetat, 5 mL dung dịch 2,2’-bipyridin và 5 mL dung dịch mẫu vào bình định mức
50 mL. Sau đó cho lượng dư bột natri thioglycolat vào để khử toàn bộ Fe(III) về Fe(II). Định mức đến vạch,
khuấy đều và để yên 20’. Dung dịch này gọi là mẫu 2. Tiếp tục cho dung dịch Fe(bpy)32+ 0,00151 M vào một ống
nghiệm đến độ cao 80 mm, ống nghiệm còn lại chứa dung dịch mẫu 2. Điều chỉnh sao cho độ đậm của hai dung
dịch khi nhìn từ miệng ống xuống là giống nhau thì độ cao của chất lỏng trong ống nghiệm chứa mẫu 1 là 129
mm.
2. Biểu diễn nồng độ của dung dịch mẫu c dựa vào nồng độ của dung dịch chuẩn c’, và độ cao của mỗi dung dịch
h, h’.
3. Xác định nồng độ của Fe(II) và Fe(III) trong dung dịch mẫu ban đầu.
Cấu trúc một số hợp chất phức tạp trong bài như sau:

Câu 6
Khí B thu được khi cho hợp chất A tác dụng với MnO2 trong môi trường axit. Khi oxy hoá chất B bởi chất C thì
thu được hai hợp chất là D và E. Đem thuỷ phân chất D thì hợp chất bậc hai F và chất G được hình thành. G kém
bền, dễ phân huỷ nổ dưới tác dụng của ánh sáng hình thành nên các chất H, I và J. J cũng có thể được hình thành
từ phản ứng của I với SO2.
Gợi ý: Các chất A, B, D, E, G – J đều chứa nguyên tố X. Hợp chất A từ lâu đã được sử dụng làm gia vị cũng như
là một chất bảo quản. Nguyên tố hình thành nên đơn chất C nằm trong cùng một nhóm với nguyên tố X. D và E
là hợp chất bậc hai, chứa cùng một nguyên tố, trong đó số oxy hoá của một nguyên tố trong D gấp ba lần số oxy
hoá của nguyên tố đó trong E. Phân tử khối của J bằng 95% phân tử khối của B.
1. Xác định các chất từ A đến J.
2. Hoàn tất các phương trình phản ứng sau:
A + MnO2 + H2SO4 → B + …
B+C→D+E
D + H2O → …
I + SO2 → …
3. Cân bằng phương trình phản ứng phân huỷ hợp chất G bằng phương pháp thăng bằng electron.
4. Sắp xếp tính axit từ thấp đến cao của các chất G, H, I.

You might also like