Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

VIỆT BẮC

- Có lẽ lộng lẫy nhất trong bộ tranh tứ bình Việt Bắc là bức tranh mùa hạ:
“ve kêu… một mình”
+ Câu thơ 6 tiếng tràn ngập màu sắc, rộn rã âm thanh. Câu thơ miêu tả mùa hè
của TH khiến chúng ta nhớ tới bức tranh cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi ở thế kỉ
XV: “ Rắn rỏi cầm ve lầu tịch dương”. Nhạc ve cất lên khiến không gian trở nên
dao động dường như trong cùng khoảnh khắc kêu gọi hè về cả rừng phách đồng
loạt , đột ngột thay màu lá “đổ vàng”. Dưới ngòi bút thơ của TH, thiên nhiên 1
lần nữa không đứng yên mà đang chuyển động mạnh mẽ. Các động từ “kêu”,
“đổ” đã diễn tả thật đắt không khí rạo rực rất đặc trưng của mùa hè.
+ Nổi bật trên nền bức tranh mùa hạ là hình ảnh cô gái trong công việc lao động
quen thuộc “hái măng”. Ba tiếng “cô em gái” giúp người đọc cảm nhận được sự
thân thương trìu mến của hình ảnh người Việt Bắc trong lòng của người ra đi,
giữa không gian rộng lớn sự xuất hiện một mình của con người vừa gợi cảm giác
cô đơn lẻ loi vừa tô đậm thêm vẻ đẹp của sự cần mẫn, chịu thương chịu khó. Câu
thơ có khái niệm khơi dậy những rung động ngọt ngào, sâu lắng trong lòng người
bởi cảnh phảng phất nỗi buồn hiu hắt nhưng vẫn mang vẻ đẹp trong sáng làm níu
kéo bước chân người về xuôi.
- Nếu mùa hạ rực rỡ bao nhiêu thì mùa thu Việt Bắc lại thanh dịu bấy nhiêu. Cảnh
sắc không còn hiện lên trong thời gian ban ngày mà chìm vào thời khắc của buổi
đêm:
“Rừng thu trăng rọi… ân tình thủy chung”
+ Bao trùm khắp không gian là sắc vàng của ánh trăng rọi qua cây lá của khu
rừng tạo khung cảnh huyền ảo gợi nhớ tới vần thơ cảu Bác:
“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
Mùa thu khép lại bộ tranh tứ bình cũng là thời điểm kết thúc của cuộc kháng
chiến trường kì, gian nan. Thời điểm chuẩn bị diễn ra cuộc chia tay lịch sử giữa
đồng bào Việt Bắc mà những chiến sĩ cách mạng miền xuôi cũng như nhiều nhà
thơ khác khi nói về mùa thu TH ko quên nhắc tới ánh trăng gợi không khí thanh
bình, yên ả. Đó là cái nền phù hợp cho con người đắm chìm vào những suy tư,
thương nhớ.
+ Con người Việt Bắc đến đây không xuất hiện trực tiếp mà gián tiếp hiện lên
qua tiếng hát. Đại từ phiếm chỉ “ai” khiến câu thơ mềm mại, hơn hình ảnh con
người như nhòa đi làm nỗi nhớ càng trở nên da diết ám ảnh hơn. Tiếng hát của
người ở lại cũng chính là khúc hát trong lòng người ra đi tạo nên sự đồng điệu
giữa những tâm hồn đã từng cùng nhau chia ngọt sẻ bùi suốt 15 năm sâu đậm ân
tình.
E. Nỗi nhớ của người ra đi về không khí kháng chiến (22 câu)
“Nhớ khi giặc đến giặc lùng
……... đèo De, núi Hồng”
- Câu mở đầu gợi ra quá khứ gian khổ, đau thương của dân tộc khi thực dân Pháp
lùng sục muốn tiêu diệt lực lượng cách mạng còn non trẻ. Đó là những ngày đầu
gian nan, thử thách với cả dân tộc, cả đất nước. Trong những năm tháng ấy thiên
nhiên nơi đây đã trở thành người bạn kề vai sát cánh trong chiến đấu cùng con
người:
“ Rừng cây núi đá, ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành lũy sắt dày
Rừng che bồ đội rừng vây quân thù”
+ Bằng biện pháp nhân hóa, Tố Hữu đã tô đậm vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên
khiến núi non như cũng có linh hồn, có khí phách. Không chỉ che chở cho quân
dân ta mà còn ngang tàng trước kẻ thù.
+ Bên cạnh đó biện pháp liệt kê kết hợp các động từ mạnh khiến đoạn thơ trở nên
nhịp điệu du dương, ngọt ngào tha thiết sang nhịp điệu sôi nổi, dồn dập của khúc
hùng ca đậm chất sử thi. Có cảm giác như rừng, cây núi đá đã tạo thành “thiên la
địa võng” đầy hiểm trở của chiến trường Việt Bắc. Âm hưởng thơ này gợi nhắc
đến cho người đọc tới chiến dịch mùa Thu Đông năm 1947. Nhờ vào địa hình núi
non quân ta đã anh đã anh dũng chiến đấu và chiến thắng giặc Pháp.
- Niềm tự hào và lòng biết ơn thiên thời địa lợi khiến tâm hồn người ra đi như
muốn ôm trọn cả không gian của núi rừng Việt Bắc:
“Mênh mông núi mênh mông bốn mặt sương mù”
Vẫn là hình ảnh quen thuộc khi nhắc đến không gian vùng Tây Bắc, với sương
khói mù mịt, giá lạnh. Câu thơ này đã phản ánh hiện thực gian khổ của một thời
kháng chiến, để vượt lên hiện thực đó, quân dân ta đã tạo sự mạnh bởi tinh thần
đoàn kết. Đại từ “ta” đến đây mang nghĩa chỉ “chúng ta” bao gồm người dân Việt
Bắc lẫn người kháng chiến miền xuôi, cả thiên nhiên lẫn con người. Nét nghĩa
này vừa thể hiện sự gắn bó, vừa làm tăng thêm tầm vóc sử thi cho hình tượng
nghệ thuật trong đoạn thơ. Mỗi vần thơ đều vang lên với niềm tự hào, kiêu hãnh
của Tố Hữu về nhân dân, về đất nước mình, tất cả đều chung “một lòng” vì cuộc
kháng chiến trường kỳ. Đây chính là cội nguồn làm nên chiến thắng cuối cùng.
- Nỗi nhớ của người của người ra đi không chỉ trải dài theo thời gian khi giặc đến
giặc lùng mà còn trải rộng khắp không gian:
“Ai về ai có nhớ không
…. Nhớ từ Cao Lạng, nhớ sông Nhị Hà…”

+ Đại từ phiếm chỉ “ai” được điệp lại hai lần trong câu hỏi tu từ khiến nhịp điệu
thơ trở nên mềm mại hơn, đánh thức khơi gợi nỗi nhớ nhung trong tâm hồn
những con người kháng chiến. Đây là cái cớ để nhà thơ thắp lên trong trái tim
những người ra đi ngọn lửa ân tình cháy bỏng đồng thời trực tiếp thổ lộ, bày tỏ
tiếng lòng người.
+ Chuỗi địa danh được liệt kê “Phủ Thông, đèo Giàng, sông Lô, phố Ràng, Cao
Lạng, Nhị Hà” không chỉ tái hiện bức tranh toàn cảnh của chiến khu cách mạng
mà còn làm sống dậy cả 1 quá khứ hào hùng bởi mỗi địa danh ấy đều gắn liền với
các trận đánh và cả những chiến công oanh liệt của quân dân ta. Đặc biệt hệ
thống danh từ đó được gắn liền với điệp từ “nhớ” cho thấy cảm xúc nhớ nhung
như đang hòa quyện với niềm phấn khích ào ạt trào dâng trong dòng hoài niệm.
Có cảm giác như cảm xúc thơ đã bao trùm cả một không gian rộng lớn từ bản
làng đèo dốc đến những phố phường, từ dòng sông cánh rừng đến những con
suối. Quả đúng là nhà thơ Chế Lan Viên từng viết:
“ Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thường”
- Đọng lại sâu đậm nhất trong nỗi nhớ của người ra đi là không khí hào hùng, sâu
đậm nơi chiến khu Việt Bắc:
“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung”
+ Bản tình ca cách mạng đến đây đã thực sự là bản hùng ca với giọng điệu văn
rắn rỏi, gân guốc đầy hưng phấn.
+ Hai câu thơ này giống như nét vẽ khái quát về không khí kháng chiến. Địa danh
Việt Bắc vốn xa xôi lạ lẫm với người ra đi như sau khoảng thời gian 15 năm gắn
bó, giờ đây đã trở thành thân thuộc qua cách nói mang tính sở hữu của “ta”. Nó
chứa đựng niềm tự hào kiêu hãnh của những con người được làm chủ non sông,
đất nước của mình. Được nhắc đến với niềm tự hào, Việt Bắc không còn là địa
danh địa lý vô hồn mà đã trở thành nơi ghi dấu âm hưởng hào hùng của cuộc
kháng chiến, là trái tim, khối óc. Cơ quan đầu não cả nước trong những năm đánh
Pháp. Niềm tự hào ấy từng xuất hiện nhiều lần trong thơ ca cách mạng như:
“Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta”
(Nguyễn Đình Thi)
Hay chính TH cũng từng viết:
“Mây của ta trời thắng của ta”
(Ta đi tới – Tố Hữu)
+ Đêm đêm vốn là khoảng thời gian khép lại 1 ngày, vạn vật và con người
thường đi vào trạng thái nghỉ ngơi nhưng đây lại là khoảng thời gian sôi động
nhất trên khắp con đường Việt Bắc trong thời gian đánh pháp bộ đội ta đã lấy
đêm làm ngày với sức mạnh và khí thế chiến đấu vô cùng sục sôi. Từ láy rầm rập
kết hợp các phụ âm đầu "r" làm những phụ âm rồi gợi cảm giác âm vang của
những bước chân đều nhịp, chắc khỏe đặc biệt với hình ảnh so sánh “như là đất
rung” câu thơ có khái niệm gợi ra những bước chân huyền thoại của đội ngũ đông
đảo các chiến sĩ trong cuộc hành quân vĩ đại khiến rung chuyển cả núi rừng Việt
Bắc. Cảm hứng hào hùng của sức mạnh to lớn của dân tộc trong những ngày
kháng chiến được cụ thể hóa qua 2 câu thơ khắc họa hình ảnh đoàn quân ra trận:
“Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu trúng bạn cùng mũ nan”
+ Nhịp thơ 2/2/2 mạnh mẽ dồn dập kết hợp các từ láy trùng điệp làm hiện lên
hình ảnh đoàn quân kháng chiến đông đáo hùng hậu rất gần với câu thơ của Phạm
Tiến Duật:
“Những đoàn binh trùng trùng ra trận.”
+ Cũng như hình ảnh đầu súng trăng treo của Chính Hữu, ánh sao đầu súng trong
câu thơ này là hình ảnh thực mang vẻ đẹp lãng mạn khi người lính hành quân
trong đêm những ngôi sao lấp lánh như treo trên đầu mũi súng tầm vóc của con
người trở nên sánh ngang cùng với trời đất nếu đầu súng gợi không khí của chiến
tranh thì trăng lại gợi biểu tượng của hòa bình của lý tưởng chiến đấu. Như vậy
ánh sáng của lý tưởng luân soi sáng cho các chiến sĩ. Đường hành quân tuy gian
nan vất vả, trang bị tuy còn thô sơ thiếu thốn- “mũ nan” nhưng những chiến sĩ ấy
luôn yêu đời và lạc quan cách mạng. Vẻ đẹp này tuy bình dị mà vĩ đại, đời
thường mà rất vẫn rất cao cả.
- Hòa chung với khí thế của đoàn quân anh hùng là sức mạnh của đoàn dân công
phá đá mở đường:
“Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.”
+ Phép đảo ngữ và 2 thanh trắc liên tiếp trong cụm từ “đỏ đuốc” “nát đá” đã đem
đến những ấn tượng diệu kỳ về sự đông đảo, về sức mạnh và ánh sáng, họ đi vào
chiến dịch mà như đi trong đêm hội với ánh sáng đỏ rực của những ngọn đuốc
nối đuôi nhau. “Bước chân nát đá” là hình ảnh biểu tượng cho sức mạnh tiến
công như muốn nghiền nát mọi chông gai, thử thách để tiến đến thắng lợi. Nếu
sao trên trời trong cặp câu lục bát trước đó là biểu tượng cho ánh sáng của lý
tưởng thì lửa bay trong câu thơ này thể hiện sức mạnh phi thường của những
đoàn dân công. Có thể nói lửa dưới đất và sao trên trời như đang hòa cùng giọng
ca trong 1 dàn hợp xướng hoành tráng.
- Góp phần làm nên không khí chiến đấu nơi chiến khu Việt Bắc còn có hình ảnh
những đoàn xe cơ giới:
“Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”
“Nghìn đêm” có nghĩa chỉ khoảng thời gian dài kết hợp với cụm từ “thăm thẳm
sương dày” có khái niệm gợi ra những khó khăn chồng chất, những tăm tối tủi
nhục của dân tộc dưới gót chân xâm lược của bọn thực dân. Đối lập với hình ảnh
đó là ánh đèn pha sáng như ban ngày tượng trưng cho ánh sáng của niềm tin, hy
vọng và tương lai phía trước. Một lần nữa chúng ta lại cảm nhận được khuynh
hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đậm nét trong thơ Tố Hữu qua từng câu chữ.
Tác giả thật tài tình khi sử dụng động từ bật để diễn tả sức mạnh tích tụ bỗng phát
ra nguồn sáng chói lóa xua tan bóng đêm thăm thẳm. Phép so sánh giúp người
đọc cảm nhận được ta sự phấn chấn tràn ngập trong lòng người ra đi trước sự lớn
mạnh vượt bậc của quân ta khi cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn cuối cùng.
- Âm hưởng của những câu thơ dồn dập hào hùng càng khiến cho niềm vui chiến
thắng thêm giòn giã hơn:
“Tin vui chiến thắng trăm miền
… Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”
Đoạn thơ liên tiếp xuất hiện các địa danh gắn liền với chiến thắng vẻ vang của đất
nước. Ở đây nghệ thuật liệt kê 1 lần nữa được kết hợp với phép điệp “Vui về…
Vui từ… Vui lên…” khiến từng câu thơ đều được bao trùm bởi bầu không khí
đầy tự hào. Việt Bắc là cơ quan đầu não của cả nước trong cuộc kháng chiến
niềm vui khắp nơi dồn tụ về đây rồi lại tỏa đi khắp trăm ngả có thể nói ít khi
những danh từ chỉ địa danh đầy tình cảm hành chính lại chan chứa chất thơ và
vang vọng như thế.

You might also like