Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

ĐT SINH 10

CÂU HỎI THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO 2024


CÂU 1
a. Trình bày cấu trúc bậc 1 của phân tử protein. Tại sao cấu trúc bậc 1 lại quyết định các bậc cấu trúc khác?
b. Hoạt tính của protein do cấu trúc không gian của nó quyết định, trong khi cấu trúc không gian do trình tự
axit amin (cấu trúc bậc 1) quy định. Bằng kĩ thuật di truyền, người ta tạo được hai phân tử protein có trình tự
axit amin giống hệt nhau nhưng ngược chiều ( từ đầu N đến đầu C). Hai phân tử protein này có hoạt tính và
cấu trúc không gian giống nhau hay không? Tại sao?
CÂU 2.
1. Các hệ thống sống có những liên kết hóa học chủ yếu nào? Có ý kiến cho rằng liên kết yếu có vai trò quan
trọng đảm bảo tính bề vững của các hệ thống sống. Dựa vào cơ sở nào để nói như vậy?
2. Nêu những đặc tính lí hóa giúp ADN có ưu thế tiến hoá hơn ARN trong vai trò lưu giữ thông tin di truyền?
CÂU 3. Các lực liên kết khác nhau là rất cần thiết để duy trì cấu trúc bậc 3 của protein. Hình bên cho thấy
một số kiểu liên kết hóa học điển hình trong cấu trúc bậc 3 của phân tử protein.

a. Dựa vào sơ đồ hãy cho biết tên của các liên kết (1), (2), (3), (4), (5).
b. Hãy so sánh liên kết (2) và liên kết (3)?
CÂU 4 (2,0 điểm).
Hãy tưởng tượng rằng em đang nghiên cứu một protein màng được nêu trong sơ đồ dưới đây. Em
chuẩn bị các túi nhân tạo chỉ chứa protein này trên màng túi. Các túi sau đó đã được xử lý cắt bởi enzyme
protease nằm gần màng hoặc đã được thấm trước khi xử lý với protease. Các peptide thu được sau đó đã
được phân tách bằng SDS-PAGE.

1. Hãy xác định mặt ngoài, mặt trong của màng túi? Giải thích.

Biên soạn: Chu Văn Kiền - GV Trường THPT Chuyên Hưng Yên - ĐT (Zalo): 0888086988
ĐT SINH 10
2. Ở đường chạy số 3 trong bản gel điện di SDS-PAGE phân đoạn nào (lớn hay nhỏ) có tính ưa nước, phân
đoạn nào có tính kị nước? Giải thích?
Cho biết: Trong phương pháp điện di, mẫu nghiên cứu có thể gồm các phân tử có kích thước khác nhau. Tốc
độ di chuyển của các phân tử trong mẫu tỉ lệ nghịch với kích thước của nó. Do đó, khi quan sát bản điện di
ta sẽ thấy các vạch khác nhau. Tính theo chiều điện di, vạch nào chạy trước sẽ có kích thước nhỏ hơn vạch
chạy sau.
CÂU 5.
1. Hai hình a và b sau mô tả công thức cấu tạo của hai đại phân tử:

Hình a

Hình b
a. Hãy cho biết tên của hai đại phân tử đó là loại liên kết giữa hai đơn phân kế tiếp nhau của mỗi đại phân
tử. Biết rằng giữa các đơn phân của mỗi đại phân tử trên chỉ hình thành duy nhất một loại liên kết cộng
hoá trị như mô tả trên hình.
b. Khả năng hình thành liên kết hidro của mỗi đại phân tử ở trên khác nhau như thế nào? Điều đó dẫn tới
khác biệt như thế nào về cấu trúc không gian của mỗi phân tử?
2. Em hãy phân tích các diễn biến chính trong giảm phân góp phần tạo sự đa dạng phong phú của các loại
giao tử?
CÂU 6. Vi ống là những cấu trúc rỗng gồm một protein, tubulin, trong đó có hai hình thức: alpha-tubulin và
beta-tubulin. Một dimer tubulin được hình thành khi một phân tử alpha-tubulin và một phân tử beta-tubulin
tham gia. dimer tubulin polymerise thành chuỗi dài để hình thành protofilaments. Một microtubule có thể
được hình thành khi 13 protofilaments sắp xếp cạnh nhau, như thể hiện trong biểu đồ dưới đây.
a. Đối với cấu trúc của một protofilament với, giải thích những
gì là ý nghĩa của thuật ngữ 'polymerise'.
b. Hãy xem xét một phân tử alpha-tubulin.
Giải thích sự khác biệt giữa cấu trúc chính của nó và cấu trúc
thứ cấp.
c. Mô tả những gì là ý nghĩa của cấu trúc protein bậc ba và bậc
bốn.

Biên soạn: Chu Văn Kiền - GV Trường THPT Chuyên Hưng Yên - ĐT (Zalo): 0888086988
ĐT SINH 10
CÂU 7. Một số màng tế bào vi khuẩn có chứa các protein gọi là porins. Một Porin là một cấu trúc ống giống
như làm bằng một chuỗi axit amin đơn nhúng chính nó vào trong màng.
Hình ảnh dưới đây cho thấy một phần của màng tế bào có chứa một Porin.

Trong sơ đồ trên, hai cấu trúc được dán nhãn.


a. Phác thảo một chức năng của mỗi cơ cấu. (mạng tb, porin)
b. Nó đã được gợi ý rằng năng lượng ít được giữ lại khi thức ăn cứng là một phần quan trọng của chế độ ăn
uống của động vật so với năng lượng được giữ lại khi thức ăn mềm được ăn. Sự khác biệt về năng lượng giữ
lại sẽ được chỉ ra bởi trọng lượng của một con vật.
Một công ty thức ăn vật nuôi đã thực hiện hai loại khác nhau của thức ăn viên, một trong những khó khăn và
sự mềm khác. Mỗi loại thức ăn viên có hàm lượng năng lượng tương tự. Công ty dự định kiểm tra viên vào
một nhóm chuột trưởng thành. Mỗi con chuột là gen giống hệt nhau và có cùng trọng lượng. Bạn được cung
cấp
• Nhiều chuột trưởng thành. Mỗi con chuột là gen giống hệt nhau và có cùng trọng lượng
• Hai loại bột viên, một trong những khó khăn và một mềm mại. Mỗi loại thức ăn viên có hàm lượng năng
lượng tương tự
Phác thảo một thử nghiệm mà sẽ cho phép bạn xác định độ cứng của thức ăn viên ảnh hưởng đến sự cân
bằng giữa năng lượng và chi phí năng lượng. Trong CÂU trả lời của bạn, bạn nên
- Nêu giả thuyết rằng bạn đang thử nghiệm?
- Phác thảo các quy trình thí nghiệm?
- Mô tả các kết quả đó sẽ ủng hộ hay phủ nhận giả thuyết của bạn?
CÂU 8.
a. Khi gặp điều kiện môi trường bất lợi, một số loài vi khuẩn có khả năng làm tăng tần số đột biến
gen. Hãy cho biết tế bào làm tăng tần số đột biến gen bằng cách nào và có ý nghĩa gì?
b. Trong tế bào trứng chưa được thụ tinh, chỉ có khoảng 1% ribôxôm hiện diện trong các pôlixôm.
Tuy nhiên, chỉ 2 giờ sau khi trứng được thụ tinh, tỉ lệ ribôxôm hiện diện trong các pôlixôm là khoảng 20%.
Có thể rút ra nhận xét gì từ hiện tượng trên? Giải thích.
CÂU 9.
1 Hình sau mô tả cấu trúc của một số phân tử lipit.

Biên soạn: Chu Văn Kiền - GV Trường THPT Chuyên Hưng Yên - ĐT (Zalo): 0888086988
ĐT SINH 10

- Hãy nêu tên của các loại lipit I, II, III, tên của các phần A, B của I và C, D của phân tử II.
- Nêu một chức năng quan trọng của kiểu lipit I và kiểu lipit II.
2. Giải thích ngắn gọn tại sao các phân tử nước lại liên kết hiđro với nhau? Nêu những tính chất độc đáo của
nước do cầu nối hiđro tạo nên.
CÂU 10.
1. Cho các thuật ngữ sau đây:
(1). Xenlulôzơ (2). ADN (3). Amilôpectin
(4). Oligopeptit (5). Triglixerit (6). Côlesterôn
(7). Amlôzơ (8). Kitin (9). photpholipit
Hãy sử dụng các thuật ngữ trên đây để gọi các đại phân tử có trong các hình dưới đây bằng cách điền chú
thích vào các chữ cái từ a đến m

(a) (b) (c)

(d) (e) (g)

(h) (k) (m)


2. Trong thí nghiệm nhận biết tinh bột, lấy 4ml dung dịch hồ tinh bột 1% cho vào ống nghiệm và cho vào đó
vài giọt thuốc thử lugol thì dung dịch chuyển màu xanh đen. Đun ống nghiệm trên ngọn lửa đàn cồn đến khi
dung dịch mất màu hoàn toàn khi để nguội về nhiệt độ phòng lại xuất hiện màu xang đen. Lặp lại thí nghiệm
4 đến 5 lần thì dung dịch mất màu hoàn toàn.
a. Hãy giải thích kết quả thí nghiệm.

Biên soạn: Chu Văn Kiền - GV Trường THPT Chuyên Hưng Yên - ĐT (Zalo): 0888086988
ĐT SINH 10
b. Làm thế nào để chứng minh gải thích trên là đúng?
CÂU 11. Để xác định mức độ phân nhánh (liên kết α-1,6-glycoside) trong amilopectin người ta tiến hành
như sau:
- Mẫu amilopectin được xử lí methyl hóa toàn bộ với một chất methyl hóa (methyl iodine) thế nhóm H trong
OH bằng gốc CH3, chuyển sang –OCH3. Sau đó, tất cả các liên kết glycoside trong mẫu được thủy phân
trong dung dịch acid.
- Dựa vào lượng 2,3-di-O-methylglucose người ta xác định được số điểm phân nhánh trong amilopectin.
Giải thích cơ sở của quy trình này?

CÂU 12. Ure và -mercaptoetanol là hai hợp chất gây biến tính protein. -mercaptoetanol oxi hóa liên kết
disunphit, trong khi ure phá vỡ tất cả các liên kết yếu (không phải liên kết cộng hóa trị) bên trong phân tử
protein. Để tìm hiểu cấu trúc bậc bốn của một phân tử protein, người ta tiến hành thí nghiệm xử lý phân tử
protein này bằng hai hợp chất trên rồi tiến hành phân tích sản phẩm thu được. Kết quả thí nghiệm thu được
như sau:
Thí nghiệm 1: Khi không xử lý hóa chất chỉ thu được một protein duy nhất có khối lượng 160 kilodanton
(kDa).
Thí nghiệm 2: Khi xử lý bằng dung dịch ure 6M thu được hai protein có khối lượng tương ứng là 100 kDa
và 60 kDa.
Thí nghiệm 3: Khi xử lý bằng dung dịch ure 6M bổ sung -mercaptoetanol thu được hai protein có khối
lượng tương ứng là 50 kDa và 15 kDa. Dựa vào kết quả thí nghiệm trên hãy cho biết:
a) Phân tử protein này có khối lượng bao nhiêu?
b) Phân tử protein này được cấu tạo từ bao nhiêu chuỗi polypeptit và bao nhiêu loại chuỗi polypeptit? Khối
lượng mỗi loại chuỗi polypeptit là bao nhiêu?
c) Các tiểu phần protein 100 kDa và 60 kDa có cấu tạo như thế nào?
2. Endorphin là một chất giảm đau tự nhiên do tuyến yên và các tế bào não khác tiết ra. Khi chất này liên kết
vào thụ thể của nó trên bề mặt các tế bào não, endorphin làm giảm đau và tạo ra cảm giác khoan khoái.
Morphin là thuốc có hiệu quả giảm đau tương tự và cũng liên kết vào thụ thể của endorphin. Tại sao cả hai
chất endorphin và morphin đều có thể liên kết vào thụ thể của endorphin?
CÂU 13.
a. Hãy so sánh vai trò của tubulin và actin trong phân bào nhân thực với vai trò của các protein giống
tubulin và giống actin trong phân đôi ở vi khuẩn.
b. Cho 4 ví dụ về khả năng kết hợp với các chất khác của cellulose tại các loại mô khác nhau trong cơ thể
thực vật.
CÂU 14. Khi nghiên cứu bệnh tiêu chảy, các nhà nghiên cứu phát hiện trongđường ruột người bệnh có 2
chủng phẩy khuẩn Vibrio 1 và Vibrio
họ đã thực hiện thí nghiệm xác định cơ chế gây bệnh của hai chủng vi khuẩn này. Tế bào biểu mô ruột của
người được nuôi cấy giống nhau và chia thành 3 lô: lô đối chứng (không bị lây nhiễm) và 2 lô lây nhiễm với
hai chủng vi khuẩn. Mỗi lô được chia thành 3 nhóm mà môi trường nuôi cấy không có hoặc có bổ sung một
trong hai chất: MDC (chất ức chế nhập bào phụ thuộc vào protein bao) hoặc filipin (chất ức chế nhập bào

Biên soạn: Chu Văn Kiền - GV Trường THPT Chuyên Hưng Yên - ĐT (Zalo): 0888086988
ĐT SINH 10
không phụ thuộc vào protein bao). Nồng độ E nội bào được xác định sau 60 phút thí nghiệm (tính bằng
picomole/mg protein tổng số). Kết quả thu được như ở bảng dưới đây.
Lô thí nghiệm Môi trường bổ sung chất ức chế nhập
bào
Không có MDC Filipin
Tế bào lây nhiễm với Vibrio 1 17 12 14
Tế bào lây nhiễm với Vibrio 2 400 390 15
Tế bào đối chứng 14 13 15
Mỗi nhận định dưới đây là ĐÚNG hay SAI?
A. Vibrio 2 là chủng gây bệnh.
B. Độc tố của Vibrio gây bệnh xâm nhập vào tế bào theo cơ chế phụ thuộc protein bao.
C. Độc tố của Vibrio gây bệnh có hoạt tính adenylyl cyclase.
D. Vibrio 1 có tác dụng hoạt hóa thụ thể kết cặp G protein.
CÂU 16. Phân tử Ribonucleaza gồm 1 chuỗi polipeptit với 124 axit amin, có 4 cầu đisulfua.
Ở pH = 7, t 0 =37°C, dùng β-mecaptoetanol dư để khử 4 cầu đisulfua và ure để phá vỡ các liên kết khác. Kết
quả làm phân tử enzim mất hoạt tính xúc tác. Nếu thẩm tích dung dịch này để loại β-mecaptoetanol và ure,
hoạt độ enzim tăng dần đến phục hồi hoàn toàn. Nếu oxi hóa enzim đã mất cầu –S-S- trong môi trường có
ure rồi mới thẩm tích loại ure, hoạt độ enzim chỉ phục hồi 1%. Hãy giải thích?
CÂU 17.
Hai prôtêin màng, bao gồm một prôtêin bám Prôtêin
màng ngoại bào và một prôtêin xuyên màng Kết quả I Kết quả II Kết quả III
được đánh dấu
có vùng liên kết với actin nội bào, được đánh
dấu bằng huỳnh quang (màu xám) ở mỗi thí X
nghiệm:
Thí nghiệm 1: Thực hiện trong môi Y
trường nuôi cấy tế bào chuẩn ở nhiệt độ 37 C.
o

Thí nghiệm 2: Thực hiện trong môi trường nuôi cấy tế bào có bổ sung cytochalasin, một chất phá
hủy actin, ở nhiệt độ 37oC.
Thí nghiệm 3: Thực hiện trong môi trường nuôi cấy tế bào chuẩn ở nhiệt độ 2oC.
Ở các thí nghiệm trên, một vùng nhỏ trên màng tế bào (hình vuông) được tẩy huỳnh quang trong một
thời gian ngắn (xuất hiện màu trắng), sau đó theo dõi sự phục hồi huỳnh quang (xuất hiện màu xám trở lại).
Kết quả được thể hiện ở bảng bên. Xác định prôtêin X, Y và kết quả tương ứng với các thí nghiệm. Giải
thích.
CÂU 18.

Hình vẽ trên mô tả cấu trúc một vùng màng sinh chất của tế bào nghiên cứu. Trong đó, Protein Y có miền
cấu trúc gắn với các sợi actin bất động trên bề mặt bên trong của màng tế bào. Không có miền tương tự
trong protein X. Một thí nghiệm được tiến hành để cho thấy tính di động của Protein X và Y trong màng tế

Biên soạn: Chu Văn Kiền - GV Trường THPT Chuyên Hưng Yên - ĐT (Zalo): 0888086988
ĐT SINH 10
bào. Các protein này được dán nhãn bằng các chất huỳnh quang khác nhau (màu đỏ cho protein X và xanh
cho protein Y chỉ với một phân tử huỳnh quang cho mỗi protein. Sau đó, một vùng nhỏ của bề mặt tế bào
được chiếu xạ liên tục để tẩy các phân tử thuốc nhuộm, và cường độ huỳnh quang của tế bào được theo dõi
theo thời gian.
a. Hãy dự đoán kếtt quả của thí nghiệm sau một thời gian dài chiếu xạ.
b. Nếu chiếu xạ một thời gian ngắn thì vùng chiếu xạ có được phục hồi màu sắc ban đầu hay không?
Giải thích.
c. Kết quả thí nghiệm thay đổi như thế nào khi thay đổi nhiệt độ môi trường? Giải thích.
CÂU 19. Bảng sau đây cho biết vị trí cắt đặc hiệu các liên kết peptit bởi các tác nhân xúc tác:Tác nhân xúc
tác
Tác nhân xúc tác Chất vô cơ CNBr Enzim tripxin Enzim chimotripxin
Vị trí phân cắt Cắt liên kết peptit ở đầu C Cắt liên kết peptit ở đầu C Cắt liên kết peptit ở đầu C
của metionin của lizin, acginin của các axit amin có vòng
thơm
Có một chuỗi pôlipeptit mang 8 axit amin, trong đó đầu N và đầu C của chuỗi pôlipeptit này đều
là Ala (axit amin alanin). Người ta tiến hành thủy phân chuỗi pôlipeptit này bằng các tác nhân nói
trên rồi phân tích thành phần axit amin trong các đoạn peptit thu được. Kết quả như sau:
Tác nhân xúc tác Thành phần axit amin trong hai đoạn peptit được tạo ra
Chất vô cơ CNBr Đoạn 1: Val, Ala, Lys, Thr. Đoạn 2: Ala, Met, Leu, Tyr.
Enzim tripxin Đoạn 1: Val, Ala. Đoạn 2: Ala, Lys, Met, Leu, Thr, Tyr.
Enzim chimôtripxin Đoạn 1: Ala, Tyr. Đoạn 2: Val, Ala, Lys, Met, Leu, Thr.
Hãy xác định trình tự sắp xếp axit amin của chuỗi pôlipeptit có 8 axit amin nói trên.
CÂU 20. Một nhà khoa học đang nghiên cứu sự sản xuất của một loại prôtêin được giải phóng bởi một loại
tế bào động vật vào trong môi trường nuôi cấy. Cô ấy thấy rằng loại prôtêin đó chỉ xuất hiện trong môi
trường nuôi cấy sau khi cho một vài giọt hoocmôn vào tế bào. Trước khi cho hoocmôn vào, cô ấy đánh dấu
prôtêin trong tế bào bởi một loại thuốc nhuộm huỳnh quang và quan sát tế bào dưới kính hiển vi quang học.
Nhờ đó, cô ấy quan sát thấy thuốc nhuộm trong các phiến dẹt phẳng và cấu trúc hình ống ở khắp nơi trong tế
bào và trong những cụm cấu trúc hình túi dẹt phẳng. Sau khi thêm hoocmôn, thuốc nhuộm cũng được quan
sát như là những chấm nhỏ tụm lại dọc theo màng sinh chất. Bằng kiến thức đã học, em hãy giải thích kết
quả thí nghiệm trên và mô tả cơ chế?
CÂU 21.
Bạn đang nghiên cứu một loại protein X trong tế bào của người. Để có thể xác định được tính chất của
protein này, bạn cần phải tách chiết được protein đó ra khỏi dịch tế bào. Tuy nhiên, protein của bạn lại tồn
tại ở một nồng độ quá nhỏ trong tế bào để có thể bị tách chiết trực tiếp. Tất cả những gì bạn biết về protein
này là trình tự của gene mã hóa protein đó và cơ chất của protein này.
a. Trình bày 1 phương pháp cho phép bạn có thể tách chiết được vừa đủ protein này cho nghiên cứu của bạn.
b. Sau khi tách chiết được một lượng vừa đủ protein X, bạn tiến hành thí nghiệm xác định đặc tính của nó.
Thông qua so sánh trình tự amino acid của protein X với các protein khác, bạn dự đoán rằng protein X là
một kinase - tức là enzyme có chức năng chuyển nhóm phosphate của ATP sang cơ chất của nó.
Khi trộn protein này với cơ chất cùng ATP, bạn nhận thấy protein X lại không hoạt động.
Tuy nhiên, khi trộn protein X này cùng với dịch chiết tế bào, bạn nhận thấy protein X hoạt động. Khi sử
dụng antibody đặc hiệu cho nhóm phosphate, bạn thấy antibody này liên kết với protein X tách chiết từ phản
ứng này.
Từ dữ kiện trên, hãy cho biết cơ chế hoạt hóa protein X là gì?
CÂU 22

Biên soạn: Chu Văn Kiền - GV Trường THPT Chuyên Hưng Yên - ĐT (Zalo): 0888086988
ĐT SINH 10
Các phân tử protein kháng thể, có vai trò quan trọng trong hệ
miễn dịch. Chúng được tạo thành bởi hai chuỗi nặng và hai
chuỗi nhẹ. Một phần của phân tử kháng thể ở chuột liên kết với
kháng nguyên được thể hiện trong sơ đồ bên. Hai mũi tên trỏ đến
hai loại cấu trúc thứ cấp khác nhau của phân tử kháng thể.
a) Hãy xác định tên 02 miền cấu trúc A và B. Phân biệt cách
thức hình thành liên kết hydro bên trong 02 miền cấu trúc vừa
xác định.
b) Phân tử protein kháng thể bên có cấu trúc bậc mấy? Giải
thích,
c) Vì sao cấu trúc A thường bền vững hơn cấu trúc B trong
cấu trúc của protein?
CÂU 24. Hình 10 mô tả một số axit amin điển hình có trong
cấu trúc của 1 chuỗi phân tử prôtêin.

Hình 10

a) Các axit amin nào có thể hình thành liên kết hiđrô với axit amin khác trong chuỗi để ổn định cấu trúc bậc
hai nếp gấp ? Giải thích.
b) Các axit amin nào có thể hình thành liên kết đisulfide với axit amin khác trong chuỗi để ổn định cấu trúc
bậc ba của prôtêin? Giải thích.
c) Các axit amin nào có thể tham gia tương tác kị nước với axit amin khác trong chuỗi để ổn định cấu trúc
bậc ba của prôtêin? Giải thích.
CÂU 25.
1. Prôtêin có thể bị phân hủy trong tế bào bởi Ubiquitin. Ubiquitin là gì ? Chúng có vai trò như thế nào trong
đánh dấu prôtêin.
2. Chất kìm hãm proteasome đóng vai trò như thế nào trong điều trị ung thư ?
CÂU 26.
a) Nêu vai trò của các loại prôtêin trên màng tế bào.
b) Người ta tiến hành thí nghiệm
đánh dấu prôtêin bề mặt màng tế bào bằng
thuốc nhuộm huỳnh quang, sau đó dùng tia laze
tẩy màu ở một vùng nhỏ trên màng (đã được
đánh dấu) rồi quan sát sự phục hồi màu
huỳnh quang trên vùng bị tẩy theo thời gian. Kết
quả thu được như Hình 1.
b1) Nêu nhận xét và giải thích kết quả thí
nghiệm.
b2) Trong một thí nghiệm khác, thay vì
đánh dấu tất cả các prôtêin trên màng, người ta
chỉ đánh dấu một loại prôtêin duy nhất và tiến
hành thí nghiệm như trên, kết quả nhận thấy vùng bị tẩy màu không có hiện tượng phục hồi huỳnh quang.

Biên soạn: Chu Văn Kiền - GV Trường THPT Chuyên Hưng Yên - ĐT (Zalo): 0888086988
ĐT SINH 10
Hãy nêu giả thuyết giải thích các hiện tượng trên. Biết rằng tế bào được đánh dấu không liên kết với các tế
bào khác.
CÂU 27. Người ta cho rằng bệnh Alzheimer biểu hiện rõ ràng hơn do sự tăng tích lũy các đoạn peptit nhỏ như
β- amyloid (A-β, gồm 40-42 axit amin). Sự hình thành các đoạn peptit A-β là do sự phân cắt protein từ một
protein APP tiền thân dài hơn nhiều (đây là một protein bám màng) do hoạt động của hai enzyme proteaza.
Hình dưới đây minh họa giả thuyết về sự hình thành phân từ A-β (hộp bôi đen trên hình), biểu diễn hoạt
động theo trình tự của enzyme β -secretaza để tạo ra đầu N của A-β và của enzyme γ-secretaza để cắt phân
tử tiền thân bên trong màng phospholipit để tạo ra đầu cacbon (C) của phân tử A-β. Các đơn phân A-β sau
đó kết hợp với nhau tạo thành các đoạn peptit ngắn (oligo) không tan và các sợi có tính độc.

Hãy đề xuất phương án trị bệnh Alzheimer hiệu quả dựa trên cơ chế phát sinh bệnh nêu trên?
CÂU 28.
Một nhà khoa học xử lí tế bào hồng cầu nguyên vẹn và tế bào hồng cầu giả (mất tế bào chất)
bằng các chất sau đây: sphingomyelinase, nọc độc rắn biển. Các chất này đều không có khả năng
xâm nhập vào tế bào sống. Sau khi xử lí, nhà khoa học tiến hành kiểm tra thành phần phospholipid
của màng tế bào để kiểm tra tác động của các chất trên đối với mỗi loại phospholipid thu được
bảng dưới đây:
Sphingomyelinase Nọc độc rắn biển
Phospholipid
Hồng cầu Hồng cầu giả Hồng cầu Hồng cầu giả
Phosphatidylcholine - - + +
Phosphatidylserine - - - +
Sphingomyelin + + - -
+ : Chịu tác động của enzyme
- : Không chịu tác động của enzyme
Biết rằng sphingomyelinase và nọc độc rắn biển là 2 loại phospholipase.
a) Nhận xét về sự phân bố của các loại phospholipid trên ở màng tế bào.
b) Vì sao lại chọn tế bào hồng cầu để thí nghiệm mà không phải là các tế bào khác ở động vật?
CÂU 29.
a) Nuôi cấy tế bào động vật trong môi trường chứa timin
được đánh dấu phóng xạ trong 30 phút. Sau đó, tế bào được
chuyển sang môi trường chứa timin không đánh dấu phóng xạ để
các tế bào tiếp tục phát triển. Tỉ lệ các tế bào có mang ADN
đánh dấu phóng xạ bước vào giai đoạn phân chia được xác định
liên tục theo thời gian nuôi Hình 1. Thời điểm 0 giờ là khi tế bào
bắt đầu được chuyển sang môi trường không đánh dấu phóng xạ.

Biên soạn: Chu Văn Kiền - GV Trường THPT Chuyên Hưng Yên - ĐT (Zalo): 0888086988
ĐT SINH 10
a1) Sau khi nuôi trong môi trường đánh dấu phóng xạ, có phải tất cả các tế bào sẽ mang ADN có đánh
dấu phóng xạ không? Giải thích.
a2) Tại sao ở thời gian từ 0 đến 2 giờ không có tế bào nào chứa ADN đánh dấu phóng xạ được quan sát
thấy?
a3) Giải thích sự biến thiên của đường cong Hình 1.
(Hình 1)
b) David Frye và Michael Edidin tại Trường Đại học Tổng hợp Johns Hopkins đã đánh dấu protein
màng tế bào của người và của chuột bằng 2 loại dấu khác nhau và dung hợp các tế bào lại. Họ dùng kính
hiển vi quan sát các dấu protein ở tế bào lai. Kết quả được minh hoạ như Hình 2.

(Hình 2)
b1) Thí nghiệm chứng minh điều gì?
b2) Nếu sau nhiều giờ, sự phân bố protein trông vẫn còn giống như hình tế bào lai thì có thể giải thích
như thế nào?
CÂU 30. Trong tự nhiên, một số protein có thể phát ra ánh sáng. Ví dụ như protein huỳnh quang được tìm
thấy ở loài sứa Aequorea victoria, làm dù của chúng phát sáng màu xanh lục. Trong nghiên cứu, các nhà
khoa học có thể phân lập gen mã hoá protein này và ghép chúng với gen mã hóa protein từ sinh vật khác. Sự
biểu hiện của gen ghép tạo ra “protein dung hợp” và vẫn giữ được chức năng sinh học bình thường của
chúng, nhưng có thêm phần huỳnh quang cho phép các protein dễ dàng được theo dõi.
Trong một thí nghiệm, các nhà nghiên cứu sử dụng kính hiển vi để theo dõi đường đi của protein dung hợp
thông qua một tế bào động vật có vú. Gen mã hoá protein huỳnh quang được ghép với gen mã hóa protein X
của virut. Bảng dưới đây tóm tắt những thay đổi quan sát được tại 3 vị trí trong tế bào sau khi cho lây nhiễm
với virut.
Vị Cường độ huỳnh quang tương đối theo thời gian (phút)
trí 0 20 40 60 80 100 150 200
đo
A 0.95 0.64 0.38 0.17 0.05 0.00 0.00 0.00
B 0.05 0.29 0.39 0.38 0.28 0.25 0.05 0.00
C 0.00 0.08 0.23 0.44 0.65 0.70 0.77 0.75
a. Xác định tên của mỗi cấu trúc A, B, C? Giải thích?
b. Nếu các tế bào được bổ sung một phân tử ức chế tổng hợp
protein đặc hiệu vào lúc virut bắt đầu xâm nhiễm, kết quả thí
nghiệm trên sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích.
CÂU 32.
Cholesterol tự do có thể khuếch tán dễ dàng qua lớp kép
photpholipit của màng tế bào. Tuy nhiên, cholesterol trong máu
không ở dạng tự do mà được vận chuyển dưới dạng este trong các
hạt lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL). LDL đi vào tế bào thông qua

Biên soạn: Chu Văn Kiền - GV Trường THPT Chuyên Hưng Yên - ĐT (Zalo): 0888086988
ĐT SINH 10
hình thành hố bao sau khi gắn kết với thụ thể đặc hiệu trên màng và kết thúc trong lyzôxôm. Tại đây, este
cholesterol được thuỷ phân thành cholesterol tự do và giải phóng vào tế bào chất. Sự có mặt của cholesterol tự
do lúc này gây ức chế enzim X - enzim xúc tác phản ứng đầu tiên trong con đường tổng hợp chsolesterol.
Phân lập tế bào da từ người bình thường (BT) và hai bệnh nhân khác nhau đều bị tăng cholesterol máu (FH,
JD), người ta tiến hành nuôi cấy và kiểm tra khả năng hấp thu cholesterol ở các dòng tế bào này thông qua ba
bước chính: gắn kết (hình 2,1), nội bào hoá (hình 2.2) và điều hoà tổng hợp (hình 2.3).
a) Hãy phân tích và giải thích đường cong thể hiện khả năng gắn kết với LDL của ba dòng tế bào BT, FH và
JD ở hình 2.1.
b) Hãy phân tích và giải thích đường cong thể hiện khả năng nội bào hoá LDL của hai dòng tế bào FH và JD
ở hình 2.2
c) Hãy phân tích và giải thích nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tăng cholesterol máu ở bệnh nhân FH, JD.
d) Tốc độ tổng hợp cholesterol ở hai dòng tế bào FH, JD có thay đổi hay không nếu chúng được ủ với
cholesterol tự do? Giải thích.
CÂU 33.
a. Trong tổng hợp protein, Aminoacyl-tRNA liên kết với
amino acids tại vùng đặc biệt. Sự tổng hợp tạo phức hệ
valine-tRNA phải phân biệt valine với threonine vì hai amino
acid này khác biệt rất ít trong cấu trúc, trong khi valine có
một nhóm metyl còn threonine có nhóm hydroxyl như hình
bên. Sự tổng hợp valine-tRNA phải trãi qua hai bước. Đầu
tiên, nó sử dụng một túi liên kết có vùng bên cho phép valine
hoặc threonine chứ không phải là amino acids khác liên kết
vào, tuy nhiên liên kết với valine được ưu tiên hơn. Vị trí này cho phép ghép nối amino acid với tRNA.
Trong bước thứ hai, enzyme kiểm tra aminoacyl – tRNA bằng cách sử dụng vị trí gắn kết thứ hai rất đặc
hiệu cho threonine và thủy phân nó khỏi tRNA. Hãy giải thích tại sao, vị trí liên kết thứ hai rất đặc hiệu cho
threonine, trong khi vị trí liên kết thứ nhất ít đặc hiệu hơn với valine?
b. Biến tính của protein là gì ? Biến tính có vai trò gì đối với hoạt động sống của tế bào ?
CÂU 34.
Biểu đồ ở hình 1 thể hiện nồng độ của một số acid amin tự do ở thực vật thích nghi với ánh sáng và thích
nghi với bóng tối.
a) Trong số các acid amin đã trình bày, acid amin
nào chi phối nhiều nhất tới sự thích nghi sáng-tối?
b) Đề xuất một lời giải thích sinh hóa cho sự khác
biệt nhận thấy được.
c) Măng tây trắng, một món ăn ngon, là kết quả của
việc trồng cây măng tây trong bóng tối. Theo bạn,
hóa chất nào có thể làm tăng hương vị của măng tây
trắng?

Hình 1
CÂU 35.
a) Hình 1 dưới đây thể hiện lớp phôtpholipit kép của 3 loại màng tế bào khác nhau (cấu trúc màng theo
mô hình khảm lỏng của S.J.Singer, G.Nicolson - 1972). Ở cùng điều kiện nhiệt độ, hãy sắp xếp độ lỏng của các
màng A, B và C theo thứ tự tăng dần. Giải thích

Biên soạn: Chu Văn Kiền - GV Trường THPT Chuyên Hưng Yên - ĐT (Zalo): 0888086988
ĐT SINH 10

Hình 1

CÂU 36.
Sự phân bố bất đối xứng của các loại phospholipid màng (PC –
phosphatidylcholine, PE – phosphatidylethanolamine, PI – phosphatidylinositol, PS –
phosphatidylserine, PA – phosphatidic acid, SM – sphingomyelin) là chủ đề được nhiều
nhà khoa học nghiên cứu. Một số loại phospholipid (ví dụ, phosphatidylserine) có vai
trò tham gia vào dòng thác đông máu. Một nhà khoa học phát hiện ra một loại thuốc
(thuốc A) mà người này cho là có tiềm năng trong điều trị các tình trạng rối loạn đông
cầm máu. Để kiểm tra giả thuyết, nhà khoa học này tiến hành định lượng hàm lượng
phospholipid phân bố trên các cấu trúc màng bào quan khác nhau trong tế bào nhân
thực (cột trắng; phần trăm loại phospholipid so với tổng số), bao gồm màng lưới nội
chất (A), màng bộ máy Golgi (B), màng sinh chất (C). Sau đó, thuốc A được xử lý và
một sự thay đổi đáng kể hàm lượng các loại phopsholipid khác nhau trong thành phần
màng tế bào (cột xám).
a) Phosphoglyceride và sphingolipid trên màng tế bào được tổng hợp ở bào quan
nào bên trong tế bào? Giải thích.
b) Hãy đưa ra 01 giả thuyết về cơ chế tác động của thuốc A lên sự sinh tổng hợp
phospholipid màng.
c) Thuốc A có thể được sử dụng để điều trị các rối loạn đông máu không? Giải thích.

Biên soạn: Chu Văn Kiền - GV Trường THPT Chuyên Hưng Yên - ĐT (Zalo): 0888086988

You might also like